MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 8
1.1.1. Khái niệm NHTM 8
1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 8
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 15
1.2.1. Khái niệm, mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay 15
1.2.2. Phương pháp phân tích tài doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 16
1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 19
1.2.4. Chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của NHTM 28
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 34
2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - CN Thăng Long 34
2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh NHNT Thăng Long 34
2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả Chi nhánh Thăng Long 35
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long 5 năm sau khi thành lập 36
2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long 39
2.2.1. Qui trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại NHNT- chi nhánh Thăng Long 39
2.2.2. Minh họa về phân tích tài chính một doanh nghiệp cụ thể 44
2.3. Đánh giá chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long 51
2.3.1. Những kết quả đã đạt được 51
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH THĂNG LONG 58
3.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động của NHNT- chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 58
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay của chi nhánh NHNT Thăng Long 59
3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 59
3.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 60
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 61
3.2.4. Thực hiện chuyên môn hóa phân tích và quản lý khách hàng 62
3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp 63
3.2.6. Một số giải pháp khác 65
3.3. Kiến nghị 66
3.3.1. Với Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan 66
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược vốn, vừa gây ảnh hưởng đến ngân hàng. Những quyết định cho vay như vậy đã phản ánh chất lượng phân tích tài chính còn chưa tốt.
Ngoài nguồn thông tin ban đầu do doanh nghiệp cung cấp, ngân hàng còn sử dụng thêm nhiều nguồn thông tin nữa như thông tin từ các đối tác, các ngân hàng cùng hệ thống hay nguồn thông tin do chính ngân hàng nắm giữ, lưu trữ. Các thông tin mà ngân hàng có được có thể là từ quá trình tiếp xúc với khách hàng trong các lần giao dịch trước hay các thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà ngân hàng đã nghiên cứu, tổng hợp lại. Đây là nguồn thông tin được sử dụng làm cơ sở cho ngân hàng đối chiếu lại khi có các kết quả phân tích từ nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu của việc khai thác nguồn thông tin lưu trữ và mua lại nay là làm cho kết quả phân tích được chính xác và chắc chắn hơn, phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc lưu trữ các thông tin cũng cần phải được làm một cách cẩn thận vì nếu thông tin do ngân hàng cất giữ là thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến quyết định tín dụng và uy tín của ngân hàng.
Có thể nói chất lượng nguồn thông tin mà ngân hàng sử dụng phân tích đóng vai trò tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng phân tích.
1.2.5.2. Phương pháp phân tích
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp đang được các ngân hàng áp dụng như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp tỷ trọng…. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các ngân hàng có các phương pháp phân tích khác nhau để làm nổi bật được tình hình tài chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Khi quyết định sử dụng phương pháp nào ngân hàng căn cứ vào giá trị khoản vay, qui mô của doanh nghiệp và thời gian vay. Nếu doanh nghiệp có qui mô lớn, giá trị khoản vay lớn và thời gian vay dài thì số lượng các phương pháp áp dụng phân tích tài chính doanh nghiệp phải nhiều và được kết hợp với nhau để có thể đưa ra được quyết định tín dụng chính xác. Ngược lại các phương pháp phân tích được áp dụng sẽ đơn giản hơn. Các phương pháp khi được sử dụng chính xác sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt, hạn chế được nhiều quyết định cho vay không hiệu quả.
1.2.5.3. Đội ngũ cán bộ tín dụng
Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trước hết, họ là người trực tiếp thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp, tiếp xúc với người đại diện của doanh nghiệp và cũng là người trực tiếp tham gia vào quá trình phân tích. Do đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng là yếu tố quyết định đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung. Chất lượng đội ngũ CBTD được đánh giá trên ba phương diện là số lượng, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Số lượng CBTD là một yếu tố rất cơ bản. Khi số lượng cán bộ tín dụng quá ít so với khối lượng công việc, một cán bộ tín dụng phải kiêm nhiệm nhiều doanh nghiệp, nhất là khi các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề khác nhau thì CBTD rất khó để có thể có được kiến thức chuyên sâu về khách hàng để tiến hành phân tích. Yếu tố thứ hai là yếu tố về nghiệp vụ, nếu CBTD có trình độ chuyên môn cao, họ dễ dàng nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp, các nhân tố tác động và ảnh hưởng của các nhân tố đó tới tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ có được các quyết định đúng đắn. Ngược lại, vừa làm chậm trễ quá trình phân tích, vừa không đưa ra được kết luận chính xác. Cuối cùng, yếu tố tư chất đạo đức nghề nghiệp của người CBTD là rất quan trọng. Nếu CBTD không chuyên tâm, cấu kết với khách hàng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngân hàng.
1.2.5.4. Các nhân tố khác
Trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật trong phân tích tài chính
Việc khai thác thông tin từ những nguồn sẵn có, việc thu thập và xử lý
thông tin đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác, tăng độ tin cậy của nguồn thông tin. Một cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác phân tích nghèo nàn, các tính toán chỉ tiêu chủ yếu dựa vào tính toán thông thường trên máy tính, chưa có những mô hình, hàm chạy đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố tác động lớn đến chất lượng của kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp tại Chi nhánh.
Chi phí cho quá trình phân tích
Các khoản chi được tính là chi phí hợp lí cho các hoạt động phân tích tài chính hiện nay đang còn rất eo hẹp, hạn chế CBTD tiếp xúc với doanh nghiệp cũng như tìm kiếm các thông tin ngoài liên quan đến ngành, ngề lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đang đề nghị vay vốn. Việc hỗ trợ kinh phí cho CBTD trong công tác tìm kiếm, thu thập nguồn thông tin hiệu quả và có phương pháp phân tích tốt nhất là rất cần thiết, bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp của Ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - CN Thăng Long
2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh NHNT Thăng Long
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm 2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế.
Năm 2002, qua phân tích thị trường trên địa bàn Hà Nội, NHNT Hà Nội đã chọn quận Cầu Giấy làm nơi đặt chi nhánh cấp hai. Theo phân tích, Cầu Giấy được coi là thị trường có nhiều tiềm năng vì ở đây hiện có nhiều khu chung cư cao tầng và nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh đó dân cư tập trung trên địa bàn này ngay càng đông với trình độ dân trí cao, mức thu nhập binh quân cao. Dự kiến trong tương lai tốc độ tăng trưởng kinh tế và mật độ dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy sẽ tăng mạnh hơn nữa. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Cầu Giấy đã được thành lập theo quyết định 532/QĐ.NHNT-TCC-ĐT ngày 19/11/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương. Theo quyết định này, chi nhánh Cầu Giấy là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNT Hà Nội và chính thức hoạt động từ ngày 03/03/2003. Chi nhánh đặt tại số 98 đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày 11 tháng 7 năm 2007, theo Quyết định Số 567 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương, thay đổi tên giao dịch của Ngân hàng ngoại thương Cầu Giấy thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Thăng Long. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2007. Trụ sở của Chi nhánh vẫn đặt tại số 98 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Đến nay Chi nhánh đã đi vào hoạt động theo mô hình Chi nhánh cấp I được gần 1 năm.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức cuả Chi nhánh Thăng Long
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thăng Long
KHỐI FRONTED
Ngân quỹ
Kinh doanh dịch vụ NH
Quan hệ khách hàng
Thanh toán
XNK
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KHỐI BACKED
Quản lí
rủi ro
Kế toán nội bộ
Hành chính nhân sự
Tổng hợp
Kế toán thanh toán
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH
Kim Liên- Ô chợ Dừa
Lê Văn Lương
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Thăng Long)
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long 5 năm sau khi thành lập
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Tính đến ngày 31/5/2003, tức là chỉ sau khoản ba tháng chính thức đi vào hoạt động, chi nhánh Thăng Long đã đạt được tổng doanh số huy động vốn là 72 tỷ đồng, trong đó doanh số huy động bằng VNĐ là 45 tỷ còn doanh số huy động bằng ngoại tệ qui USD là 1.764.000 USD. Đến cuối năm 2003, chỉ tính riêng doanh số huy động bằng VNĐ là 100 tỷ đã vượt hẳn tổng doanh số huy động của ba tháng đầu hoạt động, ngoài ra doanh số huy động băng ngoại tệ đạt 6 triệu USD(qui đổi) tăng 240% so với ba tháng đầu. Các năm tiếp theo 2004, 2005 và 2006 doanh số huy động vốn tiếp tục tăng trưởng.
Hình 1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Đơn vị: triệu USD, tỷ VNĐ
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long năm 2003-2007)
Qua gần một năm hoạt động độc lập số lượng tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại Chi nhánh đã tăng lên 14.460 tài khoản (trong đó có 460 khách hàng doanh nghiệp và 14000 khách hàng cá nhân). Lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi tăng thể hiện địa bàn hoạt động của Chi nhánh ngày càng mở rộng, và đã thu hút được một lượng vốn không nhỏ, tạo ra nguồn vốn với lãi suất thấp cho Chi nhánh.
Đạt được sự tăng trưởng trên là do Chi nhánh thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tác phong giao dịch trong toàn thể cán bộ công nhân viên, nên đã tạo được niềm tin đối với khách hàng khi đến với Ngân hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm (mặc dù lãi suất của Ngân hàng Ngoại thương hiện tại đang thấp các Ngân hàng Thương mại Cổ phần), đây là nguồn huy động vốn dồi dào và tương đối bền vững, một mặt trong năm 2007 Chi nhánh đã mở được 02 phòng giao dịch ở 2 địa điểm có lợi thế huy động vốn tốt nên đã góp phần vào kết quả huy động vốn chung của Chi nhánh.
Kết quả cụ thể của công tác huy động vốn:
Huy động vốn bằng ngoại tệ: 35 triệu USD tăng 12% so với cùng kỳ 2006
Trong đó, huy động từ dân cư: 32.5 triệu USD
Huy động vốn bằng VNĐ: 587 tỷ tăng 43% so với cùng kỳ 2006
Trong đó huy động từ dân cư: 407 tỷ
Tổng quy ra VNĐ đạt: 1.150 tỷ tăng 26% so với 31/12/2006 và đạt 102% kế hoạch TW giao.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Cũng như nhiều ngân hàng khác, tín dụng là nguồn thu chủ yếu và rất quan trọng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long. Vì vậy, chi nhánh luôn cố gắng tăng dư nợ tín dụng hàng năm trên cơ sở đảm bảo an toàn cho các khoản cho vay. Cụ thể số dư nợ tín dụng qua các năm là:
Bảng 2: Bảng tổng kết dư nợ tín dụng theo thời gian từ năm 2003-2007 của NHNT Việt Nam- chi nhánh Thăng Long
Đơn vị: tỷ VNĐ, nghìn USD
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
VNĐ
USD
VNĐ
USD
VNĐ
USD
VNĐ
USD
VNĐ
USD
Dư nợ ngắn hạn
143
4500
209
8700
228
8800
273
92
350
15200
Dư nợ trung, dài hạn
37
500
37
900
36,4
900
41
0,9
120
20600
Số dư bảo lãnh
10
500
27
168
19
399
23
570
107
2600
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long năm 2003-2007)
Bảng 3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng( qui VNĐ)
Đơn vị: tỷ VNĐ
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng dư nợ
260
399,6
419,6
477
1044
Nợ xẫu/ Tổng dư nợ
12,3%
13%
11%
16%
10,6%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long năm 2003-2007)
Đến 31/12/2006 Chi nhánh có quan hệ tín dụng với 31 đơn vị, với tổng dư nợ là 477 tỷ đồng (trong đó dư nợ VNĐ là 314 tỷ và dư nợ ngoại tệ là 10,17 triệu USD), dư nợ quá hạn là 76 tỷ đồng, chiếm 16% tổng dư nợ, đây là một tỷ lệ dư nợ quá hạn thuộc loại cao nhất hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Dư nợ quá hạn cao và đều ở tình trạng khó đòi, các khoản nợ có giá trị tài sản đảm bảo thấp và tỷ lệ các khoản vay có tài sản đảm bảo thấp dẫ đến các khản vay tiểm ẩn rủi ro cao. Đây chính là khó khăn lớn nhất đối với Chi nhánh trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động độc lập.
Với phương châm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã có các biện pháp cụ thể chỉ đạo các phòng nghiệp vụ có liên quan tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu khách hàng qua các kênh thông tin và phân tích thông tin của khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng, lựa chọn những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, cũng như những dự án khả thi để đầu tư. Vì vậy qua gần một năm Chi nhánh đã tiếp cận và cho vay thêm 35 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả với tổng dư nợ đạt 180 tỷ VNĐ, và tính đến thời điểm này số lượng đơn vị có quan hệ tín dụng với Chi nhánh lên tới 70 đơn vị tăng 125% so với năm 2006, góp phần tăng doanh số cho vay và dư nợ, cụ thể:
Doanh số cho vay:
- VNĐ: 692 tỷ tăng 193% so với cùng kỳ 2006
- USD: 64 triệu tăng 128% so với cùng kỳ 2006
Doanh số thu nợ:
VNĐ: 539 tỷ tăng 89% so với cùng kỳ 2006
USD: 38 triệu tăng 34% so với cùng kỳ 2006
Dư nợ:
Dư nợ cho vay VNĐ: 470 tỷ
Trong đó: + Ngắn hạn: 350 tỷ tăng 28% so với cùng kỳ 2006
+ Trung dài hạn: 120 tỷ tăng 192% so với cùng kỳ 2006
Dư nợ cho vay ngoại tệ: 35.8 triệu USD
Trong đó: + Ngắn hạn: 15.2 triệu USD tăng 65% so với cùng kỳ 2006
+ Trung dài hạn: 20.6 triệu USD tăng 2.189% so với 2006
Tổng dư nợ quy ra VNĐ: 1044 tỷ tăng 119% so với 2006
Trong năm 2007, Ban lãnh đạo đã chỉ đạo cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng có những biện pháp hữu hiệu kết hợp cùng đơn vị tìm mọi biện pháp tạo nguồn vốn trả nợ Ngân hàng, kết quả đã thu được 16,5 tỷ VNĐ nợ qúa hạn.
2.2. Thực trạng chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Thăng Long
2.2.1. Qui trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại NHNT- chi nhánh Thăng Long
2.2.1.1. Phân tích tài chính doanh nghiệp trong qui trình cho vay
Theo Tài liệu tập huấn qui trình tín dụng mới của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, qui trình cho vay bao gồm 10 bước cơ bản:
Phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất tín dụng
Căn cứ vào các thông tin trên báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin thu thập được từ các nguồn kênh khác, Phòng quản lí rủi ro chịu tách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro, nêu rõ ý kiến về việc đồng ý hay không đồng ý cho vay và các điều kiện co vay được áp dụng.
Phê duyệt khoản vay: Tùy theo trị giá và căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kì, Tổng giám đốc có qui định bằng văn bản về việc cấp, phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
Soạn thảo và kí kết hợp đồng: Sau khi hoàn tất việc kí kết hợp đồng cán bộ khách hàng chịu trách nhiệm lập thông báo tác nghiệp chuyển cán bộ rủi ro rà soát và chuyển phòng quản lí nợ để thực hiện nhập dữ liệu.
Nhập dữ liệu vào hệ thống: phong quản lí nợ có trách nhiệm nhập hồ sơ của khoản vay vào hệ thống và lưu trữ hồ sơ an toàn.
Rút vốn vay: Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, cán bộ khách hàng chuyển tiếp toàn bộ rút vốn vay sang phòng quản lí nợ để thực hiện kiểm tra hồ sơ rút vốn vay. Sau đó, nếu các điều kiện kiểm tra hợp lệ thì thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Quản lí, giám sát khoản vay/khách hàng vay: Phòng quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kì/ đột xuất. Mọi bất thương trng quá trình theo dõi và kiểm soát khách hàng, phòng quan hệ khách hàng phải phản ánh với phòng quản lí rủi ro để cung tìm biện pháp xử lí thcihs hợp.
Điều chỉnh tín dụng: Việc điều chỉnh tín dụng được thực hiện tương tự như các bước 1; 2; 3; 4 ở trên.
Thu hồi nợ vay: Khi đến kì hạn trả nợ do phòng quản lí nợ lập, phòng quan hệ khách hàng tiến hành việc đôn đốc khách hàng trả nợ. Phòng quản lí nợ chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ phía khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.
Xử lí các khoản nợ quá hạn: Tùy tính chất của từng khoản vay bị quá hạn phòng quan hệ khách hàng và phòng quản lí rủi ro phải cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lí thích hợp.
Nhìn vào qui trình cho vay thể hiện ở trên có thể thấy rõ việc phân tích tài chính doanh nghiệp được tiến hàng xuyên suốt trong toàn bộ thời gian tín dụng, từ khi lập hồ sơ cấp tín dụng tới khi tất toán khoản tín dụng. Tuy nhiên, việc tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp được tập trung chủ yếu vào bước 1; 2 và 7, tức là trong bước: Đề xuất cho vay, thẩm định rủi ro khoản vay và quản lí, giám sát khoản vay/khách hàng vay. Bằng việc thu thập thông tin ban đầu về doanh nghiệp và dự án cán bộ phòng quan hệ khách hàng có được đánh giá sơ bộ và quyết định có hợp pháp và hợp lệ để cấp hồ sơ vay vốn hay không. Ở bước thứ hai, thẩm định rủi ro khoản vay thì phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc ra quyết định có cấp tín dụng hay không? Toàn bộ quá trình phân tích, đánh giá doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở phần hành thẩm định rủi ro khoản vay. Cuối cùng, trong quá trình theo dõi khoản vay đã được giải ngân, cán bộ phòng quan hệ khách hàng và quản lí nợ tiếp tục có thể tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp định kì hoặc đột xuất nếu thấy cần thiết.
2.2.1.2. Qui trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Thu thập số liệu
Nguồn số liệu mà ngân hàng có được trong quá trình phân tích tài chính khách hàng, về cơ bản có ba nguồn sau:
Thứ nhất, nguồn do khách hàng cung cấp: Khách hàng khi nộp bất cứ một hồ sơ xin vay vốn nào vào ngân hàng cũng cần phải có các thông tin cân thiết cho ngân hàng, ví dụ như ngành nghề kinh doanh, loại hình công ty, các báo cáo tài chính và các thông tin hợp pháp khác mà ngân hàng yêu cầu. Ngoài những thông tin trên giấy tờ, cán bộ tín dụng có thể trực tiếp gặp người đại diện công ty, doanh nghiệp hay xuông trực tiếp doanh nghiệp để gặp gỡ, tiếp xúc với nhân viên, kế toán trưởng, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh thực tế cuả doanh nghiệp, sau đó sử dụng những thông tin có được trong quá trình phân tích.
Thứ hai, nguồn thông tin tư chính ngân hàng: Với những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng thì khách hàng đã lưu trữ hồ sơ, dữ liệu của khách hàng đó cho nên có thể sử dụng như là một nguồn thông tin có sẵn về doanh nghiệp
Thứ ba, nguồn thông tin khác: Ngân hàng có thể tìm hiểu nguồn thông tin khác về khách hàng thông qua rất nhiều kênh khác nhau như: từ (CIC), từ các ngân hàng cùng hệ thống hay từ đối tác của doanh nghiệp. Việc nhận thông tin từ các nguồn khác nhau giúp ngân hàng có được cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp và dễ dàng ra quyết định tín dụng chính xác hơn.
Tiến hành phân tích
Như chúng ta đã biết, việc phân tích tài chính khách hàng phải được tiến hành ở cả ba giai đoạn là trước, trong và sau và sau khi cho vay nhằm mục đích luôn theo dõi được chính xác tình hình tài chính của khách hàng để có các quyết định tín dụng chính xác. Phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng ngoại thương Thăng Long được thực hiện ở ba bước trong qui trình phân tích tín dụng là:
Thẩm định rủi ro- Xác định giới hạn tín dụng: Đây là một bước trong qui trình xác định giới hạn tín dụng của ngân hàng. Tại bước này, việc phân tích tài chính khách hàng được tiến hành căn cứ vào các thông tin nêu tại báo cáo đề xuất giới hạn tín dụng và các thông tin tự thu thập được, bộ phận quản lí rủi ro chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro và xác định giới hạn tín dụng đối với các doanh nghiệp theo qui định hiện hành của NHNT.
Thẩm định rủi ro khoản vay: Là công việc rất quan trọng trong qui trình cho vay vốn của ngân hàng. Căn cứ vào các thông tin nêu trên báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin thu thập được từ các nguồn kênh khác, bộ phận quản lí rủi ro chịu trách nhiệm tiến hành các phần hành như: Đánh giá khách hàng/ lĩnh vực kinh doanh chính của khách hàng; Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Phân tích tài chính; Tình hình nợ vay tại các tổ chức tín dụng và ngân hàng ngoại thương; Các biện pháp bảo đảm tiền vay và các ý kiến khác. Trong đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là phần hành rất quan trọng, có ý nghĩ quyết định của báo cáo thẩm định rủi ro, làm rõ ý kiến về việc đồng ý/ không đồng ý cho vay và các điều kiện cho vay được áp dụng.
Quản lí, giám sát khoản vay/ khách hàng vay: Sau khi tiến hành giải ngân khoản vay cho khách hàng, ngân hàng vẫn thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng. Việc phân tích tài chính khách hàng tiếp tục được thực hiện nhằm phát hiện các rủi ro mới, nhằm quản lí tốt khoản tín dụng của ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có thể ra quyết định ngưng cấp tín dụng, thu hồi khoản tín dụng hay các quyết định tín dụng khác khi thấy cần thiết.
Tuy phân tích tín dụng được thực hiện tại nhiều bước trong qui trình tín dụng nhưng nhìn chung tại các báo cáo thẩm định rủi ro của ngân hàng, đều bao gồm các tính toán, đưa ra các chỉ tiêu, kết luận như sau:
Chỉ tiêu
Thời điểm
Điểm theo hệ
thống xếp hạng của NHTN
200…
…
Năng lực tài chính
Tổng nợ/ Vốn CSH (lần)
……/100
Thanh khoản
Thanh toán hiện hành(lần)
Thanh toán nhanh(lần)
……/100
……/100
Hiệu quả kinh doanh
LN trước thuế/ DT thuần(%)
LN trước thuế/ VCSH(%)
LN trước thuế/ Tài sản(%)
……/100
……/100
……/100
Đánh giá tốc độ tăng trưởng/ qui mô tăng trưởng
Đánh giá tính lành mạnh của cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Đánh giá sự hợp lí của các chỉ số tài chính( khả năng sinh lời, thanh khoản, hệ số đòn bẩy, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí chờ phân bổ…)
Các kế hoạch/dự toán tài chính trong thời gian tới.
Tổng hợp kết quả chấm điểm tín dụng chi tiết và Số liệu báo cáo tài chính qua các năm
Do đã có kết quả chấm điểm tín dụng chi tiết và Số liệu báo cáo tài chính qua các năm của doanh nghiệp vì vậy tại phần phân tích tài chính , cán bộ tập trung làm rõ những thay đổi lớn trong tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các kì trước; Đánh giá chất lượng tài chính thật sự của doanh nghiệp; Đánh giá những tồn đọng làm ảnh hưởng tới chất lượng tài chính của doanh nghiệp và khả năng khắc phục; Đánh giá so với doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.
2.2.2. Minh họa về phân tích tài chính một doanh nghiệp cụ thể
Doanh nghiệp đề nghị được vay vốn CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 909
Một số thông tin về công ty như sau:
Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà 7 tầng, km 10 Nguyễn Trãi, Văn Mỗ. TP Hà Đông. Hà Tây.
Người đại diện: Ông Phan Văn Hùng- giám đốc
Chức năng kinh doanh chính của công ty bao gồm các lĩnh vực:
Nhận thầu thi công các công trình đường dân dụng, công nghiệp, xây dựng thủy điện, bưu điện, các công trình thuỷ lợi, giao thông đường bộ các cấp….
Nhận thầu thi công bằng phương pháp khan nổ mìn
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng: gạch ngói, cát, đá, sỏi, xi măng, tấm lợp, gỗ dùng trong xây dựng và tiêu dùng khác
Kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư, thiết bị, công nghệ xây dựng
Kinh doanh xuất nhập khẩu, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
Kinh doanh vận tải hàng hóa
Đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê
Kinh doanh bất động sản
Đàu tư xây dựng các nhà máy thủy điện, quản lí vận hành nhà máy thủy điện, bán điện
Sửa chữa ô tô, các loại máy xây dựng, gia công cơ khí, sản xuất kinh doanh phụ tùng ô tô, máy xây dựng
Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy hải sản, thực phẩm
Chuyển giao công nghệ, đầu tư, vận hành kinh doanh, khai thác các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ngày 20/07/2007, công ty nộp giấy đề nghị vay vốn tới NHNT- chi nhánh Thăng Long. Mục đích của việc vay vốn là để đầu tư mua 5 xe tải Ben tự dổ hạng nặng, phục vụ thi công cơ giới cho xí nghiệp I. Ông Phan Văn Hùng- giám đốc công ty đã cung cấp cho cán bộ tín dụng ngân hàng các BCTC và các báo cáo khác cần thiết cho quá trình phân tích tài chính khách hàng.
TÓM TẮT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG VAY
Tình hình tài chính đến 30/06/07
Vốn chủ sở hữu: 22.237.162.628 VNĐ
Nợ phải thu: 27.699.814.545 VNĐ
Trong đó phải thu của khách hàng: 25.869.112.284 VNĐ
Giá trị hàng tồn kho: 12.316.189.545 VNĐ
Nợ phải trả: 44.026.794.917 VNĐ
Trong đó, Nợ vay tại các TCTD (ghi cụ thể từng TCTD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28573.doc