Chuyên đề Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam

Hoạt động phân tích tài chính tại công ty tài chính dầu khí diễn ra thường xuyên và liên tục, theo một quy trình chung thống nhất, phù hợp với công ty. Đây là một chuẩn mực cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó cũng là công cụ giúp các nhà lãnh đạo quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng hơn.

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty tài chính dầu khí 2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển Trong những năm đầu thế kỷ XX, Công ty Tài chính được hình thành trên cơ sở chuyên môn hóa một số hoạt động của Ngân hàng nhằm khắc phục và hạn chế những khiếm khuyết của các NHTM, đa dạng hóa các định chế tài chính trong nền kinh tế thị trường. Trong quá trình đổi mới tài chính đã làm cho các Tổ chức tài chính phi ngân hàng trở nên quan trọng hơn nhiều, cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng trong các lĩnh vực dịch vụ tương tự như hoạt động của ngân hàng. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc xây dựng các tổng công ty thành các tập đoàn kinh tế của Việt Nam, trong mô hình tổ chức hoạt động của nó có: "công ty tài chính" để đảm đương chức năng tạo lập và phát triển vốn cho Tổng công ty. Các tổng công ty dệt may, cao su, công nghiệp tầu thủy, bưu điện và dầu khí lần lượt ra đời và đi vào hoạt động công ty tài chính của mình, là một loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức và hoạt động của các công ty này tuân theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty (công ty mẹ) và quyết định số 104/QĐ-NHNN ngày 21/05/1996 về việc ban hành điều lệ mẫu công ty tài chính trong Tổng công ty. Công ty Tài chính trong Tập đoàn kinh doanh là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường và là bước phát triển cao hơn của Tập đoàn kinh doanh, làm tăng hiệu quả huy động vốn cho Tập đoàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Tập đoàn và phát huy triệt để sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường tài chính. Xuất phát từ ý tưởng đó, mô hình Công ty tài chính trong Tổng công ty được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX và của Công ty tài chính trong Tổng công ty Nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào năm 1998, đến năm 2000 - Công ty tài chính Nhà nước cuối cùng được thành lập là PVFC - hình thành nhóm các công ty tài chính thuộc Tổng công ty Nhà nước gồm 5 Công ty có vốn điều lệ 305 tỷ VNĐ là: Công ty tài chính Dệt may, Công ty tài chính Cao su thuộc Tổng công ty Cao su, Công ty Bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Công ty Tài chính Tàu thủy thuộc Tổng công ty Tàu thủy. Các Công ty Tài Chính được Tổng Công ty cấp vốn ban đầu, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Công ty Tài Chính chịu sự quản lý về hành chính của Tổng Công ty và sự quản lý về nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Sự hình thành của PVFC Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) được thành lập theo chủ trương của Chính phủ với mục đích xây dựng các Tổng công ty mạnh trở thành các Tập đoàn kinh tế của Việt Nam, với chức năng chính là thu xếp và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn cho Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam). PVFC ra đời là tất yếu trong quá trình xây dựng Petro Việt Nam trở thành Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí với nền tài chính vững bền. Các dấu mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của PVFC: Ngày 16/6/2000: Hội Đồng Quản Trị Petro VietNam ký quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập PVFC. Ngày 30/9/2000: PVFC chính thức đặt trụ sở đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội. Ngày 12/10/2000: HĐQT Petro Việt Nam ký quyết định số 4098/QĐ-HĐQT phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của PVFC. Ngày 25/10/2000: Thống đốc NHNN Việt Nam ký quyết định số 12/GP-NHNN cho phép PVFC hoạt động và phê chuẩn điều lệ hoạt động của PVFC. Ngày 5/2/2001: Lễ khai trương hoạt động của PVFC. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (Phụ lục 1) Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị: theo mô hình tổ chức của công ty, hội đồng quản trị của công ty tài chính dầu khí do hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí Việt Nam bổ nhiệm và được Thống đốc ngân hàng nhà nước chuẩn y. Hội đồng quản trị có 5 thành viên, quản lý hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty. Ban giám đốc: Giám đốc do hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm và phải được thống đốc NHNN chuẩn y, là người điều hành hoạt động của công ty. Ban kiểm soát: Bộ máy kiểm soát nội bộ kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty và các chi nhánh. Công ty có 8 phòng ban thuộc khối quản lý và 7 phòng ban thuộc khối kinh doanh: Với chức năng tham mưu, giúp hội đồng quản trị và ban giám đốc trong quản lý và điều hành công ty. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ của các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ do hội đồng quản trị công ty quyết định theo đề nghị của giám đốc. 2.1.3. Kết quả hoạt động chủ yếu. 2.1.3.1. Giai đoạn 2003 - 2005. Công ty tài chính dầu khí từ ngày đi vào hoạt động đến nay đã không ngừng phát triển, trong giai đoạn 2003 - 2005, đã đạt được những thành tích nhất định. Không chỉ mở rộng quy mô hoạt động của công ty mà còn gia tăng cả chất lượng dịch vụ và gia tăng về khối lượng doanh thu, xứng đáng là một công ty mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VP.CÔNG TY P.TỔ CHỨC NS&TIỀN LƯƠNG P. KẾ HOẠCH & THỊ TRƯỜNG P. KẾ TOÁN P. KIỂM TRA, KS NỘI BỘ P. THÔNG TIN & CN TIN HỌC P. THU XẾP VỐN & TDDN P. QUẢN LÝ DÒNG TIỀN P. DỊCH VỤ TÀI CHÍNH P. ĐẦU TƯ P. QUảN LÝ VUTĐT P. DỊCH VỤ & TD CÁ NHÂN P. GIAO DỊCH SỐ 20 P. GIAO DỊCH SỐ 21 P. GIAO DỊCH SỐ 30 P. GIAO DỊCH SỐ 10 P. GIAO DỊCH SỐ 11 P. GIAO DỊCH SỐ 12 CN TP.HCM CN VŨ TÀU Bảng 2: Tổng hợp các chỉ tiêu kinh doanh Giai đoạn 2003 - 2005 (ĐV: Tỷ đồng) TT Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 1 Tổng tài sản, tỷ VNĐ 2,900 4,291 6,877 2 Số dư huy động cuối kỳ, tỷ VNĐ 2,388 3,900 6,506 3 Số dư cho vay cuối kỳ, tỷ VNĐ 1,173 2,307 2,728 4 Doanh thu, tỷ VNĐ 105 214 421 5 Lợi nhuận trước thuế, tỷ VNĐ 6 8.3 29,4 6 Nộp ngân sách, tỷ VNĐ 2.91 2.3 8,7 7 Nộp Tổng công ty, triệu VNĐ 501 755 2,300 (Nguồn Báo cáo Tài chính PVFC giai đoạn 2001 - 2005) Với bảng số liệu trên ta thấy, Doanh thu và lợi nhuận sau thuế luôn tăng với mức cao (doanh thu đạt 421 tỷ VNĐ trong năm 2005 gấp 4 lần so với năm 2003). Song song với việc tăng doanh thu là việc giảm bớt được chi phí đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên liên tục. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng nhanh, tăng gấp 3 lần chỉ trong một năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 25%, điều đó chứng tỏ sự phát triển không ngừng của PVFC nhằm khẳng định vị thế của công ty. Ngoài ra công ty hàng năm nộp cho Tổng công ty với số lượng tiền tăng lên rõ rệt từ 0.501 tỷ VNĐ năm 2003 đến năm 2005 là 2.3 tỷ VNĐ. 2.1.3.2. Năm 2006 Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 (Đơn vị: 1000 đồng) Các chỉ tiêu Kỳ này Kỳ trước Lũy kế năm 1. Thu nhập từ lãi 81.571.649 64.200.054 230.907.736 2. Thu nhập ngoài lãi -39.284.866 -29.278.698 -103.200.755 3. Thu nhập trước thuế 42.286.782 34.921.355 127.706.980 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 5. Thu nhập sau thuế 42.286.782 34.921.355 127.706.980 6. Tổng thu nhập 412.210.591 260.732.592 1.016.348 7.Tổng chi phí 369.823.808 225.821.237 888.641 Nguồn báo cáo tài chính PVFC năm 2006 Tổng doanh thu năm 2006 đạt 1.016 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ alĩ là 957 tỷ đồng, doanh thu từ tiền gửi và cho vay đạt 885 tỷ đồng chiếm 87% tổng doanh thu, doanh thu từ cổ tức chứng khoán và kinh doanh các chứng từ có giá chiếm 7% doanh thu. Doanh thu ngoài lãi là 59 tỷ đồng tăng gấp 5.3 lần so với năm 2005, trong đó tăng mạnh nhất từ doanh thu tham gia thị trường tiền tệ (mua bán chứng khoán) đạt 41.9 tỷ đồng tăng so với năm trước 40 tỷ chiếm 70% tổng doanh thu ngoài lãi, tiếp đến là doanh thu từ nghiệp vụ thu phí ủy thác và đại lý đạt 12 tỷ đồng tăng 10.4 tỷ đồng so với năm trước và doanh thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 2.76 tỷ đồng. Quy mô và tài sản năm 2006 Quy mô tài sản: Quy mô hoạt động của công ty tính đến cuối năm có sự gia tăng đáng kể, tổng giá trị tài sản của công ty tính đến thời điểm 26/12/2006 đạt 17.730 tỷ đồng tăng 10.837 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2006, trong đó quy mô hoạt động của công ty gia tăng mạnh nhất ở các hoạt động liên ngân hàng, tiếp đến là hoạt động đầu tư và cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân. Sự gia tăng này do trong quý II quy mô vốn điều lệ của công ty được tăng từ 300 tỷ lên 1000 tỷ. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để đẩy mạnh và phát triển tất cả các mảng hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 4: Quy mô tài sản có năm 2006 ĐVT: Tỷ đồng Tài sản có Ngày 01/01/2006 Ngày 26/12/2006 Tăng giảm so với 01/01/2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi 2.910 42.2 8.838 49.8 5.928 2. Cho vay 2.405 34.9 4.316 24.3 1.911 3. Cho vay ủy thác 328 4.8 256 1.4 (72) 4. Đầu tư 849 12.3 3.279 18.5 2.430 5. Tài sản có khác 401 5.8 207 1.2 (195) Tổng cộng 6.893 100 17.730 100 10.837 (Nguồn báo cáo tài chính PVFC năm 2006) Sự phát triển các mạng hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra sôi động từ quý I trở đi, làm quy mô tài sản tăng gấp 2.4 lần so với đầu năm 2006, trong năm quy mô hoạt động của công ty đạt cao nhất thời điểm 30/11/2006 với tổng tài sản lên đến 21.669 tỷ đồng. Tổng dư nợ từ tiền gửi và cho vay các TCTD chiếm gần 60% quy mô tài sản có tăng 6.178 tỷ đồng chủ yếu được tài trợ từ 700 tỷ vốn điều lệ tăng thêm và vốn nhận ủy thác từ các tổ chức kinh tế kết hợp với hoạt động hoán đổi tiền tệ với các ngân hàng nước ngoài. Quy mô nguồn vốn Bảng 5: Quy mô nguồn vốn năm 2006 (Đơn vị: Tỷ đồng) Nguồn vốn Ngày 01/01/2006 Ngày 26/12/2006 Tăng giảm so với 01/01/2006 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi, vay của TCTD 2.631 38.2 4.302 24.3 1.671 2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế, CN 110 1.6 447 2.5 337 3. Vốn ủy thác 3.623 52.6 7.825 44.1 4.023 UT cho vay 328 4.8 256 1.4 (72) UT quản lý vốn 3.295 47.8 7.569 42.7 4.274 5. Phát hành trái phiếu dầu khí - 0.0 665 3.8 665 6. Vốn quỹ của công ty 371 5.4 1.174 6.6 803 7. Tài sản nợ khác 159 2.3 3.318 18.7 3.159 Tổng cộng 6.893 100.0 17.730 100 10.837 (Nguồn: Báo cáo tài chính PVFC năm 2006) Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn chiếm tỷ trọng chính của công ty từ hoạt động nhận ủy thác quản lý vốn từ các TCKT, tiếp đến là tiền gửi tiền vay từ các tổ chức tín dụng (trong đó hoạt động nhân ủy thác tăng 4.274 tỷ đồng và tiền vay tổ chức tín dụng tăng 1.671 tỷ) chiếm 68.4% tổng nguồn huy động của công ty, dư nợ nhận tiền gửi TCKT và cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ với tổng nguồn vốn là 2.5%. Trong năm công ty đã phát hành thành công trái phiếu dầu khí với số dư huy động đạt 665 tỷ đồng. Tuy nhiên số dư huy động vốn PVFC chủ yếu vẫn là nhận ủy thác từ các TCKT phụ thuộc quá lớn vào một khách hàng truyền thống như VSP, PTSC, bộ tài chính. Do vậy trong những năm tới hoạt động huy động vốn của công ty cần được mở rộng nhiều hơn nữa đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài ngành, phát triển kênh huy động vốn từ phát hành trái phiếu. Năm 2006, công ty mở thêm chi nhánh Đà Nẵng, 2 văn phòng giao dịch, chi nhánh Hồ Chí Minh và chí nhánh Vũng Tàu chuyển sang trụ sở làm việc mới đồng thời cùng với quy mô điều lệ tăng làm tiền đề cơ bản cho hoạt động công ty phát triển ở tất cả các mạng nghiệp vụ dẫn đến chi phí hoạt động Tổng công ty Năm 2006 là 177 tỷ đồng. Trong đó chi phí từ lương và các khoản phải trả CBCNV là 48 tỷ đồng tăng so với năm trước 21 tỷ đồng, :Chi hoạt động quản lý và công cụ là 18 tỷ đồng, chi khác về tài sản 14 tỷ đồng và chi dự phòng rủi ro tín dụng, bảo lãnh và các cam kết chưa giải ngân là 69 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 127.7 tỷ đồng tăng gấp 4 lần so với năm 2005 và vượt kế hoạch của Tổng công ty giao là 31%. Kết quả đạt được của năm 2006 tạo đà thuận lợi cho công ty để bước vào giai đoạn tăng trưởng mới 2007 - 2010, khẳng định thương hiệu PVFC trên thị trường tài chính Việt Nam và Quốc tế. Năm 2007 sẽ hứa hẹn một kết quả kinh doanh tốt đẹp khi quy mô vốn điều lệ tăng lên 3000 tỷ đồng. Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khó khăn xong với mục tiêu, chiến lược và sự đồng lòng của cán bộ công ty, sự ủng hộ từ phía Tập đoàn Dầu khí công ty sẽ đạt được kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai. Một số chỉ tiêu đạt được trong hoạt động kinh doanh Hoạt động thu xếp vốn Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị thu xếp vốn đến năm 2006 (Đơn vị: Tỷ đồng) Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo tài chính PVFC Với phương châm đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho tất cả các dự án đầu tư của ngành dầu khí và các đơn vị cùng ngành kinh tế với các điều kiện tối ưu nhất, PVFC đã đạt được một số thành quả trong hoạt động này. Công ty đã tạo được uy tín nhất định với Tập đoàn bằng việc được Tập đoàn dầu khí tin tưởng giao cho thu xếp vốn một số dự án quan trọng của ngành như: Rạng Đông - Bạch Hổ, Cảng đạm Phú Mỹ, Đường ống Phú Mỹ - Tp.HCM, Rạng Đông - Bạch Hổ… Kết quả đã đạt trong 5 năm qua là thu xếp thành công cho hơn 30 dự án với tổng số vốn thu xếp đạt 5.800 tỷ VNĐ. Đến nay, hơn 2.000 tỷ VNĐ được giải ngân sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả thực sự của đồng vốn đầu tư cho các dự án của ngành Dầu khí. PVFC nhận ủy thác quản lý vốn và dịch vụ tài chính khác cho PetroVietNam, các đơn vị và CBCNV ngành Dầu khí. Ký kết các hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước cho các chủ đầu tư dự án. Gồm các dịch vụ ủy thác quản lý vốn, uỷ thác đầu tư, thu xếp chuyển đổi ngoại tệ, tư vấn quản lý vốn, tư vấn lập phương án tài chính dự án, hoán đổi ngoại tệ… Năm 2001 doanh thu từ hoạt động tư vấn quản lý tiền nhàn rỗi là 5,4 tỷ đồng. Năm 2002 PVFC đã thực hiện giao dịch bán 30,5 tỷ đồng mệnh giá công trái mua của các đơn vị thành viên và CBCNV ngành Dầu khí, kinh doanh 46,4 tỷ đồng công trái do Petro VietNam ủy thác, kinh doanh hiệu quả 25,2 tỷ đồng công trái của PVFC. Năm 2003, số dư ủy thác quản lý vốn bằng USD đạt từ 20-30 triệu USD, thực hiện uỷ thác đầu tư với dự án tàu EPSO Ruby Prince, Nhà máy sản xuất bình gas. PVFC đã tạo lập được mối quan hệ gắn bó mật thiết trên tinh thần hiểu biết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, với mục tiêu "đáp ứng mọi nhu cầu về tài chính của CBCNV trong ngành Dầu khí". Hoạt động tín dụng Là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty trong các năm qua, đối tượng khách hàng mở rộng không chỉ trong mà ra cả doanh nghiệp ngoài ngành. Tín dụng đối với các dự án lớn của ngành dầu khí như: dự án Rạng Đông Bạch Hổ, dự án Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ, CDC,… thu xếp vốn cho các dự án như: Đường ống Phú Mỹ - Thủ Đức, mở rộng cảng căn cứ dịch vụ dầu khí Hạ Lu Vũng Tàu, Dịch vụ vận chuyển Condensate… Biểu đồ 2.2: Tín dụng với các đơn vị trong ngành Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo tài chính PVFC Biểu đồ 2.3: Cho vay đối với các TCTD Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo tài chính PVFC Biểu đồ 2.4: Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân Năm Tỷ đồng Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo tài chính PVFC Hoạt động bảo lãnh Tính đến 30/12/2005 số dư bảo lãnh của công ty đạt hơn 118 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao qua mỗi năm với một số khách hàng lớn như PTSC, PV Drilling, Petechim… Cuối năm 2001 tổng giá trị bảo lãnh và thu xếp bảo lãnh đạt 30,8 tỷ VNĐ, số dư bảo lãnh đến 30/9/2003 đạt 64,3 tỷ VNĐ, năm 2004 là 130 tỷ VNĐ. Hoạt động bảo lãnh của công ty cho thấy đối tượng được bảo lãnh không nhiều mà chủ yếu tập trung vào một số khách hàng trong ngành có quan hệ tín dụng với PVFC. Hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư được thực hiện với mục đích đa dạng hóa danh mục đầu tư và đảm bảo vốn đầu tư tham gia có hiệu quả vào một số dự án vừa và nhỏ của các đơn vị trong và ngoài ngành kinh doanh. Các sản phẩm đang cung cấp: - Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty xây dựng và đầu tư Việt Nam Các sản phẩm đã cung cấp - Nhận Uỷ thác đầu tư dự án Tàu nổi, khai thác, xử lý và tàng trữ dầu thô (FPSO Ruby Princess) - Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu của Công ty xây dựng và đầu tư Việt Nam (CAVICO. VN) - Nhận Uỷ thác đầu tư cổ phiếu Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh… Trong hoạt động đầu tư và kinh doanh trên thị trường tài chính tiền tệ: Công ty đã cung cấp cho khách hàng các sản phẩm của thị trường chứng khoán bao gồm môi giới, hỗ trợ khách hàng trong kinh doanh chứng khoán, công ty trực tiếp đầu tư kinh doanh chứng khoán, mua bán có kỳ hạn, uỷ thác đầu tư chứng khoán…Giá trị giao dịch chứng từ có giá trong năm 2002 là 36,6 tỷ VNĐ, năm 2003 là 151 tỷ VNĐ, năm 2004 là 239 tỷ VNĐ. Hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ Đây là hoạt động được xác định là thế mạnh trong tương lai của PVFC, trong giai đoạn vừa qua công ty đã thực hiện hợp đồng tư vấn lập phương án tài chính cho các dự án trong và ngoài ngành như: dự án giàn khoan tự nâng 90m, cáp treo Vũng Tàu, cảng đạm, Trung tâm thương mại 519 Kim Mã - Hà Nội, Nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn - Thanh Hóa, Dự án nước ngầm, nước khoáng Dung Quất, Dự án trung tâm thương mại Ngọc Khánh… 2.2. Thực trạng phân tích tài chính khách hàng của công ty Tài chính Dầu khí. 2.2.1. Quy trình thẩm định tình hình tài chính khách hàng Hoạt động phân tích tài chính tại công ty tài chính dầu khí diễn ra thường xuyên và liên tục, theo một quy trình chung thống nhất, phù hợp với công ty. Đây là một chuẩn mực cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó cũng là công cụ giúp các nhà lãnh đạo quản lý, nâng cao chất lượng tín dụng hơn. 2.2.1.1. Tài liệu sử dụng để phân tích, đánh giá Các tài liệu chính PVFC sử dụng trong phân tíhc đánh giá: + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo triển khai dự án (PS) + Thuyết minh báo cáo tài chính. + Các tài liệu tham khảo khác. 2.2.1.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính khách hàng tại PVFC Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp dựa trên hồ sơ kinh tế mà khách hàng gửi tới. Các cán bộ thẩm định sẽ cụ thể hóa công việc phải thực hiện trong các bước tương ứng tại quy trình thẩm định độc lập số QU¸ TR×NH - 07 - 10 ban hành theo quyết định số 170/2005/QĐ-PVFC - 07. Để phục vụ công tác phân tích tài chính khách hàng PVFC yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất. Nội dung đánh giá năng lực tài chính của khách hàng tại PVFC: a. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng công ty sử dụng các chỉ tiêu sau: + Tỷ suất lợi nhuận doanh thu + Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn CSH: + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định + Đánh giá tốc độ, cơ cấu tăng trưởng lợi nhuận doanh thu, năm sau so với năm trước. b. Đánh giá tình hình công nợ của khách hàng Các chỉ tiêu PVFC sử dụng để đánh giá gồm: + Hệ số nợ + Các chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp + Cơ cấu tài sản + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Theo PVFC hệ số này > 1 là tốt. + Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Theo PVFC hệ số này > 0,5 là tốt. + Hệ số khả năng thanh toán + Vốn lưu động thường xuyên + Vòng quay hàng tồn kho + Vòng quay các khoản phải thu Mối quan tâm lớn nhất của PVFC là khả năng trả nợ của doanh nghiệp do vậy đặc biệt chú ý đến lượng tiền và các khoản tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, qua đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp, họ cũng quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu về số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp rủi ro. Họ không thể sẵn sàng cho vay nếu như các chỉ tiêu cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó có thể thanh toán khi đáo hạn. c. Phân tích các khoản công nợ Khi phân tích các khoản công nợ, quy trình phân tích nêu ra lưu ý giúp cán bộ thẩm định có hướng xem xét tính chính xác của các khoản công nợ này - Các khoản phải thu: cần xem kỹ bảng kê chi tiết, các khoản phải thu qua các năm xem có khoản nào thuộc dạng nợ khó đòi, cần làm rõ đối với từng khoản phải thu có giá trị lớn. Đối với những khoản phải thu không có khả năng thu hồi cần loại trừ và xem các khoản này như khoản dự phòng để đưa vào chi phí và xem xét lại kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. - Các khoản phải trả: xem xét các khoản phải trả là do chưa đến hạn hay chưa có nguồn trả? Bản chất của từng khoản phải trả… 2.2.2. Thực trnạg phân tích tài hcính khách hàng tại PVFC Ví dụ: Tên khách hàng: Công ty xây lắp 386 - Tổng công ty Thành An - Binh đoàn 114. Mục đích của khách hàng: Mời PVFC cùng tham gia tài trợ vốn cho công ty xây lắp 386 - BQP để thực hiện thi công nhà chung cư cao tầng C6, khu đô thị mới Mỹ Đình. Quan hệ với PVFC Đây là lần đầu tiên Công ty xây lắp 386 đặt quan hệ tín dụng với PVFC. Quan hệ với các Tổ chức Tín dụng khác Theo báo cáo của khách hàng, hiện nay Công ty đang có dư nợ tại các Tổ chức tín dụng sau: Đơn vị: Triệu đồng STT Tên tổ chức tín dụng Dư nợ Ngắn hạn Trung, dài hạn 1 Ngân hàng Đầu tư Đông Anh 25.218 0 2 Ngân hàng Công thương Yên Viên 37.176 0 3 Ngân hàng TMCP Quân đội - CN ĐBP 39.405 10.412 Tổng 101.799 10.412 Nguồn: Hồ sơ do phòng TXV và Tín dụng DN cung cấp Các khoản nợ trên đều trong hạn. Công ty không có nợ quá hạn tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào. Theo ngân hàng TMCP Quân đội - CNĐBP, trong quá trình phát sinh dư nợ tại ngân hàng, công ty luôn trả gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn. Theo thông tin CIC, hiện nay Công ty xây lắp 386 đang có quan hệ tín dụng tại 03 ngân hàng là: Chi nhánh ngân hàng Công thương Yên viên, Chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển Đông Anh, Ngân hàng TMCP Quân đội - CNĐBP với tổng dư nợ là 116.579 triệu đồng. Trong đó Dư nợ ngắn hạn: 103.535 triệu đồng. Tất cả các khoản nợ này đều trong hạn. Tình hình sản xuất kinh doanh Công ty xây lắp 386 là một doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành xây lắp trực thuộc Tổng công ty Thành An - Binh Đoàn 11 - BQP. Công ty được thành lập vào năm 1969 sau đó được thành lập lại vào năm 1993, là một tổ chức kinh tế nhà nước hạch toán độc lập có chức năng sản xuất kinh doanh tổng hợp, có năng lực cao về khảo sát, thiết kế thi công nền móng, thi công xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, đường dây và trạm biến áp đến 35KV…, lắp đặt thiết bị nhiều công trình với các loại cấp và quy mô khác nhau, sản xuất vật liệu xây dựng. Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, công ty có một hệ thống gồm 06 chi nhánh, xí nghiệp, 03 đội trực thuộc. Hiện nay Công ty có trên 1400 lao động, với hơn 200 cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên và nhiều thợ lành nghề các loại. Công ty cũng thường xuyên liên kết với các học viện, nhà trường để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động từ hệ sơ cấp (công nhân kỹ thuật) đến trung cấp, kỹ sư chuyên ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi… Công ty xây lắp 386 có đầy đủ các loại thiết bị hiện đại và đồng bộ phục vụ thi công xây dựng các loại công trình khác nhau. Bên cạnh việc khai thác một cách có hiệu quả những thiết bị xe máy thi công đã đầu tư, đơn vị tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất như: Trạm trộn bê tông, thiết bị khoan cọc nhồi, giàn giáo, cốp pha. Hiện nay công ty đã có một giàn xe máy thiết bị thi công hoàn chỉnh, đủ điều kiện thi công một cách chủ động mọi loại hình công trình theo chức năng hoạt động, như thiết bị khoan nhồi, cẩu tháp, búa đóng cọc thuỷ lực, máy lu, ủi, xúc, máy rải atphan, trạm trộn bê tông, đội xe vận tải, hơn 23.000 khung giáo, hơn 10.000m2 cốp pha các loại… Với năng lực hiện có, bề dày kinh nghiệm của mình công ty đã trúng thầu xây dựng nhiều công trình với quy mô lớn như Viện quân y 110, Viện quân y 108, Viện quân y 103, Hệ thống cấp nước thị xã Hồng Lĩnh - Hà Tĩnh, Sân vận động Đông Kinh - Lạng Sơn, Cầu vượt ga đường sắt Đồng Đăng… Kết quả kinh doanh không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua đã chứng minh uy tín, năng lực, sự tăng trưởng và phát triển của công ty sau hơn 10 năm hoạt động. Một số chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Dự kiến năm 2005 Tăng trưởng BQ 2001 - 2005 Dự kiến 2006 1 Giá trị sản xuất 4. 862 103.008 28.623 156.787 232.000 38 250.000 2 Doanh thu 61.167 105.781 31.542 149.687 202.945 37 223.240 3 Lợi nhuận 898 1.321 2.631 2.423 4.059 51 4.911 4. Nguyên giá TSCĐ 25.691 28.879 31.951 40.738 48.207 17 52.064 5. Nguồn vốn CSH 12.122 16.026 11.413 12.451 13.951 6 15.451 (Hồ sơ do phòng TXV và tín dụng doanh nghiệp cung cấp) Bảng trên cho thấy công ty luôn kinh doanh có lãi. Tổng doanh thu năm 2001 đạt 61 tỷ, năm 2002 đạt 105,78 tỷ năm 2003 tăng lên 131 tỷ và năm 2004 đạt 149,5 tỷ tăng 18 tỷ so với năm 2003. Tương ứng với sự tăng trưởng của doanh thu lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng lên: năm 2001 đạt 673 triệu, năm 2002 đạt 844 triệu, năm 2003 tăng vọt lên 1,788 tỷ đồng và năm 2004 đạt 1,744 tỷ đồng chỉ giảm nhẹ năm 2003. Trong năm 2004 mặc dù có một sự biến động lớn như: giá vật tư xây dựng tăng cao, chuyển Xí nghiệp 36 (đơn vị mạnh nhất của 386 về Tổng công ty Thành An), tiếp nhận Xí nghiệp 64 từ Công ty xây lắp 665… nhưng Công ty vẫn hoàn thành suất sắc kế hoạch đề ra đầu năm. Cụ thể như sau: Những kết quả đạt được năm 2004 STT Chỉ tiêu Kế hoạch 04 Thực hiện 04 ± (%) I Giá trị sản xuất 150.000.000.000 156.787.110.000 104,5% 1 Theo ngành a Xây lắp 149.000.000.000 155.7

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1460.doc
Tài liệu liên quan