Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TÍN DỤNG TRUNG - DÀI HẠN VÀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Tổng quan về tín dụng trung dài hạn. 2

1.1.1. Khái niệm 2

1.1.2. Đặc trưng 2

1.1.3. Các hình thức tín dụng trung dài hạn 3

1.1.3.1. Cho vay theo dự án đầu tư 3

1.1.3.2 Cho thuê tài chính 3

1.1.3.3. Cho vay hợp vốn 4

1.1.4.Vai trò của tín dụng trung dài hạn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 4

1.2. Thẩm định dự án đầu tư trung dài hạn tại Ngân hàng thương mại 5

1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 5

1.2.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư 6

1.2.3. Phương pháp thẩm định 6

1.2.4. Nội dung của thẩm định dự án đầu tư 7

1.2.4.1. Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án. 7

1.2.4.2 Thẩm định dự án trên phương diện thị trường. 8

1.2.4.3.Thẩm định phương diện kỹ thuật. 9

1.2.4.4. Thẩm định phương diện tài chính của dự án. 10

1.2.4.5. Thẩm định môi trường xã hội 11

1.2.4.6. Thẩm định Phương diện quản lý 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI SGD NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM. 13

I. Khái quát về SGD NHNo & PTNT Việt Nam 13

1.1. Cơ cấu tổ chức của SGD NHNo & PTNT Việt Nam. 14

1.2. Nội dung hoạt động của SGD. 17

1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 18

II.Thực trạng tình hình thẩm định dự án đầu tư tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam. 24

2.1. Tình hình chung 24

2.2. Kết quả thẩm định dự án “ Đầu tư xây dựng nhà máy gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung ” 27

2.3. Đánh giá về thực trạng thẩm định dự án tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam 40

2.3.1. Kết quả đạt được 40

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 41

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn 42

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI SGD NHNo & PTNT VIỆT NAM. 44

I. Định hướng công tác thẩm định trung và dài hạn trong năm 2008. 44

II. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam. 45

2.1. Giải pháp về công tác thẩm định tài chính. 45

2.2. Phân tích tài chính của dự án vay vốn 45

2.3. Giải pháp về thu thập , đánh giá chất lượng và xử lý thông tin 45

2.4. Thông tin từ doanh nghiệp vay vốn. 46

2.5. Thông tin thu thập từ các nguồn khác 46

2.6. Ứng dụng tin học trong phân tích thẩm định dự án 47

2.7. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định 47

III. Kiến nghị 48

3.1. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

Việt Nam. 48

3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 49

3.3. Kiến nghị với Nhà nước. 49

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007) Trong năm 2005 SGD đã huy động được 3.446 tỷ VND, tăng 354 tỷ VND so với năm 2004 tương đương với tốc độ tăng trưởng 11%. Theo báo cáo trên thì lượng vốn huy động qua các năm đều tăng lên. Nếu xét trên khía cạnh tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động, có thể thấy tình hình huy động vốn tương đối lạc quan. Năm 2006 tăng 12% so với năm 2005 thì đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng đã lên 17%. • Xét theo thời hạn: Cả hai nguồn không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng theo các năm. Năm 2006 nguồn vốn không kỳ hạn tăng 19% so với năm 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn này là 1.800 tỷ VND tăng 344 tỷ VND so với năm 2006 bằng 124%. Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn cũng theo xu hướng trên. Nếu năm 2006 nguồn vốn có kỳ hạn tăng 168 tỷ VND so với 2005 thì đến năm 2007 con số này đã là 308 tỷ VND so với năm 2006. Về cơ cấu, nguồn vốn không kỳ hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 lượng vốn này chiếm 35,4% thì đến năm 2006, 2007 đã chiếm 37,82%; 39,98%. Tương ứng với việc nguồn vốn không kỳ hạn tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn có xu hướng giảm. • Xét theo loại tiền tệ: Nguồn vốn bằng VND tăng nhanh qua các năm. Năm 2006 tăng 405 tỷ VND so với năm 2005. Đến năm 2007 nguồn vốn này đã là 4.051 tỷ VND tăng lên 626 tỷ VND so với năm trước đó. Đồng thời với việc nguồn vốn bằng ngoài tệ đã quy đổi tăng chậm và thậm chí còn giảm đã làm cho tỷ trọng của nguồn vốn bằng VND đã lớn nay càng lớn hơn. Nếu năm 2005 và 2006 nguồn vốn bằng VND chiếm 87,64% và 88,96% thì đến năm 2007 nó đã chiếm 89,98% trong tổng nguồn vốn huy động. • Xét theo đối tượng: Theo như báo cáo thì cả hai nguồn tiền từ dân cư và doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm. Nhưng tốc độ tăng trưởng của hai nguồn này thì chênh lệch khá lớn. Đối với nguồn vốn từ dân cư, tốc độ này của năm 2006 và 2007 lần lượt là 3% và 10% so với năm trước đó. Còn nguồn vốn từ doanh nghiệp, con số này đã là 19% và 22%. Chính vì vậy mà tỷ trọng của nguồn vốn từ doanh nghiệp năm 2005 là 55,17% đã tăng lên 58,62% vào năm 2006 và 61,02% vào năm 2007. Đến lúc này nguồn vốn từ dân cư chỉ còn chiếm 38,98%. Nhìn chung nguồn vốn huy động tại SGD có tăng lên qua các năm. Việc nguồn vốn không kỳ hạn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp giảm chi phí cho Ngân hàng. Tuy vậy nó lại không đảm bảo cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định. b) Công tác cho vay và đầu tư vốn: Trong những năm qua SGD NHNo&PTNT VN đã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến dây chuyền công nghệ, tăng chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm cho người lao động. Bảng 2.2: Dư nợ cho vay và đầu tư Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ và đầu tư 2.041 100,00 1.577 100,00 1.198 100,00 1.Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 1.391 650 68,15 31,85 1.083 494 68,67 31,33 886 312 73,96 26,04 2.Phân theo tiền tệ - VND - Ngoại tệ đã quy đổi 1.643 398 80,50 19,50 1.220 357 77,36 22,64 894 304 74,62 25,38 3.Phân theo đối tượng - Doanh nghiệp quốc doanh - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.219 822 59,73 40,27 825 752 52,31 47,69 539 659 44,99 55,01 4.Phân theo Đảm bảo tiền vay - Có tài sản bảo đảm - Không có tài sản bảo đảm 1.061 980 51,98 48,02 948 629 60,11 39,89 371 827 30,97 69,03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007) Qua báo cáo trên có thể thấy rằng dư nợ của Ngân hàng đang có xu hướng giảm mạnh. Năm 2005 con số này đang ở mức 2.041 tỷ VND thì sang đến năm 2006 và 2007 giảm xuống còn 1.577 tỷ VND và 1.198 tỷ VND. Có thể giải thích nguyên nhân của việc dư nợ năm 2007 giảm xuống còn bằng 76% so với năm 2006 một phần là vì SGD chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư cho vay đối với khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng. Những đơn vị có nợ quá hạn lớn, kinh doanh thua lỗ SGD không thể đầu tư vốn tín dụng tiếp mà chỉ thu nợ. Mặt khác, những ngày cuối tháng 12/2007 theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam , SGD đã động viên những khách hàng có điều kiện trả nợ trước hạn gần 100 tỷ đồng. • Xét theo kỳ hạn: Qua các năm qua, cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn và TDH vẫn không có thay đổi đáng kể. Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên dưới 70%) trong tổng dư nợ. Trong khi đó thì dư nợ TDH lại có xu hướng giảm. Chính điều này làm cho tỷ trọng dư nợ ngắn hạn càng cao trong tổng dư nợ. Năm 2007 Ngân hàng có một số khoản tín dụng sau: Tín dụng ngắn hạn: Trong năm 2007, SGD tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn. Qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh như: Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ điện Trần Phú, Công ty Cổ phần Dược Trung ương. Tín dụng TDH: SGD tích cực chủ động thẩm định những dự án đầu tư TDH khả thi của các đơn vị để đầu tư như: Dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất bê tông lạnh của Viện máy và Dụng cụ Công nghiệp 16 tỷ VND; Dự án của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, đầu tư dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang với tổng số tiền đầu tư 17 tỷ VND; Dây chuyền kéo cáp đồng của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ điện Trần Phú 21 tỷ VND. • Xét theo đối tượng: Đã có sự chuyển dịch đáng kể về cơ cấu, dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) năm 2005 chỉ chiếm có 40,27% thì đến năm 2007 đã chiếm đến 55,01% tổng dư nợ tương đương với 659 tỷ VND. Đồng thời thì tỷ trọng dư nợ ở các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) giảm từ 59,73% năm 2005 xuống còn 44,99% năm 2007. Tuy nhiên cùng với xu hướng giảm xuống của tổng dư nợ thì dư nợ của từng đối tượng cũng giảm nhanh qua các năm. Đến năm 2007 dư nợ ở các DNQD chỉ còn bằng 44% so với năm 2005. Dư nợ ở DNNQD năm 2007 giảm nhẹ hơn khi chỉ bằng 80% so với năm 2005. • Xét theo đảm bảo tiền vay: Trong hai năm 2005 và 2006 tình hình dư nợ có khả quan khi mà dư nợ có tài sản đảm bảo luôn nằm trên con số 50% tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2007 con số này đã giảm xuống nghiêm trọng chỉ còn chiếm 31% tổng dư nợ. Tuy rằng trong những năm gần đây, Ngân hàng đã có những thay đổi quan trọng về nhận thức đối với đảm bảo tiền vay và an toàn tín dụng (theo kế hoạch thì dư nợ có tài sản đảm bảo năm 2007 chiếm 62% tổng dư nợ). c) Công tác bảo lãnh: Trong năm qua, SGD NHNo&PTNT VN tiếp tục phát triển và đa dạng hóa các nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp như: Bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh mở L/C; bảo lãnh bảo hành… Các nhu cầu bảo lãnh của các doanh nghiệp, Ngân hàng đều giải quyết kịp thời nhanh chóng. Nhiều dự án được Ngân hàng bảo lãnh đã trúng thầu. Tiếp đó Ngân hàng cung cấp vốn kịp thời để thực hiện các dự án đã trúng thầu. Tổng dư bảo lãnh đến 31/12/2007 là 279 tỷ VND. d) Hoạt động thanh toán quôc tế và kinh doanh ngoại hối Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại SGD ngày càng được mở rộng và phát triển, nâng cao năng lực phục vụ khách hàng. SGD đã làm tốt công tác dịch vụ về thanh toán quốc tế như: Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền kiều hối gồm chuyển tiền qua mạng Swift và chuyển tiền Western Union; Dịch vụ phát hành và thanh toán L/C, nhờ thu nhập khẩu… ; Các dịch vụ mua bán ngoại tệ. Nhờ vậy mà trong năm 2007, thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế và bảo lãnh đạt 4,4 tỷ VND (chiếm 41% trong tổng thu phí) và lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 482 triệu VND. e) Công tác tiền tệ – kho quỹ. Công tác bảo đảm an toàn kho quỹ và giấy tờ có giá luôn được đặt lên hàng đầu. Phối hợp giữa lực lượng bảo vệ và công an để vận chuyển tiền an toàn. Trong năm qua hoạt động kho quỹ được đảm bảo an toàn, không để xảy ra mất mát, sai sót. Thu chi tiền mặt đảm bảo kịp thời, chính xác. Tài sản thế chấp được đảm bảo an toàn, khớp đúng. Năm 2007, tổng thu tiền mặt đạt: 7.645 tỷ VND và tổng chi tiền mặt đạt: 7.358 tỷ VND. Ngoài ra thu chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn. Tổng thu chi tiền mặt ngoại tệ đạt: 68.299.795 USD và 11.017.857 EUR. Cán bộ SGD đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính liêm khiết nhiều lần trả tiền thừa cho khách hàng. Trong năm đã trả tiền thừa 229 món với tổng số tiền 517 triệu VND. f) Công tác kế toán – tài chính. Do áp dụng chương trình hiện đại hóa Ngân hàng nên các kênh thanh toán qua Ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Mặc dù lượng chứng từ thanh toán lớn và đường truyền liên tục bị lỗi nhưng SGD đã bố trí cán bộ hợp lý, cộng với sự cố gắng, nhiệt tình của cán bộ giao dịch nên việc thanh toán vẫn kịp thời, chính xác, không gây ách tắc cho khách hàng trong giao dịch. Trong năm 2007 doanh số thanh toán đạt 90.390 tỷ VND, trong đó doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 80.975 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 90%. Thu dịch vụ đạt 10.749 triệu VND, đạt 90% kế hoạch và bằng 131% so với năm 2006. g) Kết quả thu chi tài chính Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 270 280 468 Tổng chi phí 200 299 348 Lợi nhuận 70 -19 120 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm: 2005, 2006, 2007) Như vậy sau một năm thua lỗ (năm 2006) thì đến năm 2007 SGD bắt đầu lãi trở lại. Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập năm 2007 là 67% cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng chi phí năm 2007 là 16%. II.Thực trạng tình hình thẩm định dự án đầu tư tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam. 2.1. Tình hình chung Các dự án đầu tư thuộc diện quản lý và xem xét của SGD chủ yếu là trang bị lại kỹ thuật, mở rộng và cải tạo nên thời hạn đầu tư ngắn thường từ 3 năm trở đến năm 5, hình thức này giúp cho Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính chính xác của dự án đầu tư cao hơn và khả năng có thể xẩy ra rủi ro thấp. Theo cách này tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn tăng khá nhanh trong các năm qua. Hiện nay, việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của từng năm, dựa trên các báo cáo quyết toán năm do doanh nghiệp lập và gửi Ngân hàng. Phân tích tính khả thi của dự án đầu tư chủ yếu dựa trên các số liệu tính toán của luận chứng kinh tế kĩ thuật, kết hợp với việc thu thập đánh giá chính xác các thông tin đó của cán bộ thẩm định. Giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay cũng được thực hiện chặt chẽ với những lần trực tiếp xuống cơ sở của cán bộ thẩm định. Trách nhiệm của khoản vay gắn liền với trách nhiệm của các cán bộ thẩm định nên việc kiểm tra, kiểm soát các món vay được các cán bộ thẩm định thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Khi phát hiện được doanh nghiệp nào sử dụng vốn vay sai mục đích. Ngân hàng đã kiên quyết xử lý dưới các hình thức sau: Trưng thu ngay số vốn đã phát ra, bắt hoàn trả bằng tiền từ những khoản thu khác, thanh lý tài sản, đồ dùng có giá trị hoặc thanh lý tài sản thế chấp, phạt không quan hệ tín dụng. SGD NHNo & PTNT Việt Nam có quan hệ giao dịch rộng rãi với nhiều doanh nghiệp và các cơ quan trong và ngoài ngành Ngân hàng nên nguồn thông tin tín dụng của Ngân hàng tương đối dồi dào. Với các nguồn thông tin này chất lượng công tác thẩm định tín dụng sẽ được nâng lên rất nhiều. Ngoài ra, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng như : Phỏng vấn người xin vay, điều tra trực tiếp tại cơ sở … nên chất lượng của thẩm định được nâng lên rõ rệt. Với thời gian hoạt động tuy ngắn nhưng Ngân hàng đã tạo được uy tín tốt đối với khách hàng và các Ngân hàng bạn, các tổ chức tín dụng. Các tổ chức này đã mạnh dạn rót vốn cho các dự án thông qua việc thẩm định và dải ngân của Ngân hàng. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định luôn chú trọng đến việc phân tích đánh giá mức độ tổng hợp vốn đầu tư, thời điểm rót vốn, tiến độ rót vốn của dự án để nguồn đầu tư được sử dụng có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo định kì đã giúp cho Ngân hàng nắm được những thông tin mang tính cập nhật về kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Về khả năng quản lý và khả năng sản xuất kinh doanh cũng đã được Ngân hàng chú ý tới, các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt đối với khách hàng có đủ năng lực và uy tín. Để hạn chế rủi ro Ngân hàng luôn luôn chú trọng đến nguyên tắc vốn vay phải có vật tư hàng hoá tương đương đảm bảo theo nghị định 178/199/NĐ - CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ. Những trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản cố định và giấy tờ có giá trị đều được xem xét một cách chặt chẽ và chỉ khi chứng minh được tính hợp pháp và đúng đắn của nó thì Ngân hàng mới chấp nhận. Việc định kì hạn nợ Ngân hàng rất coi trọng, nó liên quan đến việc Ngân hàng quyết định lượng vay vốn. Vì nếu kì hạn nợ không đúng với chu kì sản xuất, thời điểm tiêu thụ sản phẩm thì sẽ dễ dẫn đến vốn vay sử dụng sai mục đích hoặc chưa trả được nợ đã phải ra hạn nợ. Còn nếu lượng vốn vay quá nhiều sẽ gây tình trạng thừa vốn còn vay ít quá thì không đủ điều kiện tiến hành sản xuất. Khi vốn vay rơi vào một số trường hợp nêu trên thì rất có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng trong việc thu nợ. Nhờ nhận thức như vậy mà trong nhiều năm qua Ngân hàng đều đảm bảo đủ vốn cho các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh, chỉ có một số ít kì hạn nợ không đúng phải ra hạn nợ. Thực trạng trên đây của SGD NHNo & PTNT Việt Nam trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư đã nêu bật những mặt mạnh mà Ngân hàng đã làm được trong những năm qua. Tuy nhiên trong công tác thẩm định này còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới công nghệ để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới. Để có những nhận xét cụ thể trong công tác thẩm định tại SGD NHNo & PTNT Việt Nam tôi xin trình bày kết qủa thẩm định một dự án cụ thể của SGD và qua đó sẽ đánh giá chất lượng thẩm định của công tác này. 2.2. Kết quả thẩm định dự án “ Đầu tư xây dựng nhà máy gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung ” A/ THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN: I/ Năng lực pháp lý: - Tư cách pháp nhân: Công ty Gốm xây dựng Hạ long là doanh nghiệp nhà nước- đơn vị thành của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng thuộc Tổng công ty 90. + QĐ thành lập số 081A ngày 24/3/1994 của Bộ xây dựng v/v thành lập doanh nghiệp nhà nước: Nhà máy gạch Hạ long trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Thuỷ tinh và Gốm xây dựng- Bộ xây dựng. + QĐ số 482/BXD-TCLĐ ngày 30/7/1995 của Bộ trưởng Bộ xây dựng v/v đổi tên doanh nghiệp nhà nước (Đổi tên nhà máy gạch Hạ long thành công ty Gốm xây dựng Hạ long thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng). - Giấy phép kinh doanh số 104973 do Uỷ ban kế hoạch Tỉnh Quảng ninh cấp ngày 07/12/1997. Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp sản xuất gạch ngói. II/ Lịch sử phát triển, khả năng tài chính, khả năng quản lý của khách hàng: 1/ Lịch sử phát triển và tình hình hoạt động SXKD: - Ngày thành lập, quy mô vốn, tài sản: Công ty Gốm xây dựng Hạ long được thành lập ngày 24/3/1994 hiện đang quản lý 3 cơ sở sản xuất là Nhà máy gạch Tiêu Giao, Nhà máy gạch Giếng đáy và Xí nghiệp gạch Yên Hưng. Trong đó: + Nhà máy gạch Tiêu Giao được đầu tư đồng bộ dây chuyền thiết bị của Bungari, qua các giai đoạn đầu tư bổ sung, cải tạo hiện tại nhà máy đạt công suất 60 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn (QTC)/năm với các sản phẩm gạch xây, gạch chống nóng, gạch trang trí và ngói lợp thông thường. + Xí nghiệp gạch Yên Hưng: Sản phẩm chủ yếu là gạch xây các loại, nung bằng lò đứng. + Nhà máy gạch Giếng Đáy do Ba Lan trang bị đồng bộ từ năm 1978 với dây chuyền chế biến tạo hình, lò sấy phòng và lò nung Hopman. Đến năm 1996 do máy móc thiết bị lạc hậu nên Nhà máy tạm ngừng sản xuất, các thiết bị còn lại như nhà xưởng, lò nung, hầm sấy cần được sửa chữa để đưa vào phục vụ dây chuyền sản xuất gạch ốp lát cao cấp bằng đất sét nung. Đến 30/9/2001 nguồn vốn kinh doanh của công ty là 9.881 triệu đồng. Trong đó: -> Vốn cố định: 8.066 triệu đồng Ngân sách cấp: 6.144 triệu đồng Vốn tự bổ sung: 1.922 triệu đồng -> Vốn lưu động: 1.815 triệu đồng (ngân sách cấp). - Số lượng lao động: Đến 30/9/2001 tổng số lao động của Công ty là 905 người. Trong đó lao động gián tiếp là 77, lao động trực tiếp là 828. - Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu, quy mô, số lượng, chất lượng: + Mặt hàng kinh doanh: Sản xuất gạch ngói các loại phục vụ xây dựng các công trìng công nghiệp và dân dụng. + Quy mô: Đvị: 1.000 viên Nội dung Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng + ; - % so năm trước Số lượng + ;- % so năm trước Số lượng + ; - % so năm trước 1. Gạch R60 - 2 45.662 185% 35.522 78 % 36.491 103 % 2. Gạch R150 6V 4.693 99% 3.992 85 % 2.737 69 % 3. Gạch nem tách 395 23% 2.409 610 % 3.493 145 % 4. Gạch nát nền 813 100% 1.555 191 % 2.805 180 % 5. Ngói lợp 22V/m2 3.407 100% 4.846 142 % 6.907 143 % + Chất lượng: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng của ngành, đảm bảo tiêu thụ trên thị trường trong nước và đã xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Năm 2005 sản phẩm của công ty được bình chọn là 1 trong 10 mặt hàng đạt chất lượng cao. 2/ Số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính: Đơnvị: Triệu đồng Các chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả qua các năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I/ Tình hình SXKD - Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 20.175 23.318 18.642 - Doanh thu bán hàng nt 21.806 22.903 22.179 - Lợi nhuận ròng nt 6 6 501 II/ Tình hình tài chính 1/ Tài sản có: Triệu đồng 34.368 36.375 32.877 a. TSLĐ và ĐT ngắn hạn nt 12.137 14.203 11.866 + Tiền nt 21 5 137 + Nợ phải thu nt 4.050 4.188 4.438 Trong đó: nợ khó đòi nt 0 28 0 + Hàng tồn kho nt 5.503 8.458 5.570 + TSLĐ khác nt 2.563 1.552 1.721 b. TSCĐ và ĐT dài hạn nt 22.231 22.172 21.011 + Tài sản cố định nt 22.029 22.096 20.608 Trong đó: Nguyên giá nt 40.838 42.193 42.467 Khấu hao nt ( 18.809 ) ( 20.097 ) ( 21.859 ) + Chi phí XDCB d/dang nt 202 76 403 2/ TS nợ và nguồn nt 34.368 36.375 32.877 vốn chủ sở hữu a. Nợ phải trả nt 22.762 24.763 22.389 + Nợ ngắn hạn nt 11.329 14.258 12.486 + Nợ dài hạn nt 11.210 10.357 9.376 + Nợ khác nt 223 148 527 b. N/vốn chủ sở hữu nt 11.606 11.612 10.488 III/ Các chỉ tiêu K/tế + Tỷ suất lợi nhuận % 0,05 0,05 4,78 + Tỷ lệ T. toán nhanh % 36 29 37 + Hệ số tài trợ % 34 32 32 Nhận xét: - Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 2 năm 2005,2006 đạt thấp (0,05 %) mới chỉ ở mức duy trì và bảo toàn được vốn. 9 tháng năm 2001 doanh nghiệp kinh doanh đã có lãi ( 4,78 % ), như vậy trong sản xuất kinh doanh đơn vị đã có xu hướng phát triển khả quan. - Tỷ lệ thanh toán nhanh của đơn vị đạt ở mức < 0,5 % điều đó sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong thanh toán nhanh 1 số khoản nợ đến hạn . - Hệ số tài trợ của đơn vị đạt theo tỷ lệ cho phép, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chiếm trên 30 % trên tổng tài sản nợ. Điều đó giúp cho đơn vị tự chủ về tài chính trong kinh doanh. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm ( 2005, 2006, 2007) đều có lãi. - Tình hình tài chính của đơn vị ổn định, quan hệ tín dụng với ngân hàng lành mạnh, không có nợ quá hạn, không có lãi treo. B/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I- Cơ sở pháp lý của dự án: - Luận chứng kinh tế kỹ thuật: Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung do Công ty Tư vấn xây dựng và phát triển vật liệu xây dựng thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng lập. II- Sự cần thiết của dự án: Trong những năm gần đây hoà vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Thị trường các sản phẩm vật liệu xây dựng đã hình thành và phát triển nhanh chóng trên địa bàn cả nước. Nằm trong sự phát triển chung đó các sản phẩm trang trí hoàn thiện công trình xây dựng cơ bản cũng có những chuyển biến lớn về số lượng, chất lượng và phong phú về mẫu mã, chủng loại trên thị trường. Các đơn vị sản xuất gạch từ đất sét nung trước đây chỉ sản xuất các sản phẩm gạch xây, gạch chống nóng thông thường và ngói các loại nay đã bắt đầu tập trung nghiên cứu đưa vào sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát từ đất sét nung (gạch chẻ hay gạch nem tách). Các sản phẩm này hiện đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Ước tính sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm khoảng trên 20 triệu m2 ( giá bán trong nước loại sản phẩm này từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/m2) , riêng Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 2000 đạt 10,8 triệu m2, năm 2006 dự kiến từ 15->16 triệu m2 và bước đầu xuất khẩu sang Australia. Hiện nay Công ty Gốm xây dựng Hạ Long đã và đang sản xuất loại sản phẩm trên bằng dây truyền sản suất lò nung Tuynel, chất lượng của sản phẩm chưa cao, để xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài, ngoài việc lựa chọn kỹ sản phẩm sau khi nung, công ty còn phải thực hiện việc cắt gọt thủ công bán thành phẩm sau khi tạo hình, do chất lượng khâu gia công nguyên liệu và tạo hình chưa đạt yêu cầu mong muốn. Mặc dù hao phí nhân công lớn, nhưng tỷ lệ sản phẩm đạt để xuất khẩu còn thấp, thông thường khoảng 100 m2 mới chọn được 1 m2 cho xuất khẩu. Xuất phát từ yêu cầu trên, Công ty Gốm xây dựng Hạ Long thấy cần thiết phải mở rộng sản xuất, đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất gạch ốp lát từ đất sét nung với chất lượng cao ( Split Tile) vì nó có một tiềm năng rất lớn, ngoài việc tiêu thụ trong nước còn là mặt hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Do đó, việc đầu tư một dây chuyền sản xuất sản phẩm gạch ốp lát từ đất sét nung với công nghệ và thiết bị tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt chất lượng châu Âu ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc là rất cần thiết. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần làm phong phú thêm về chủng loại sản phẩm gạch ốp lát trang trí cao cấp. III- Thẩm định phương diện thị trường: 1/ Tổng quan về quan hệ cung - cầu của sản phẩm: Hiện nay, ở nước ta duy nhất mới có 1 nhà máy đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị châu Âu để sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát từ đất sét nung (Split Tile) đạt được yêu cầu kỹ thuật cao là công ty TNHH Norco tại tỉnh Bình dương. Công ty TNHH Norco đi vào hoạt động từ tháng 10/2000, với công suất thiết kế 500.000 m2 sản phẩm/năm, hiện nay đang phát huy ở giai đoạn I là 300.000 m2 SP/năm. Do công suất nhỏ và sản phẩm sản xuất ra xuất khẩu tới 40% sang thị trường Australia nên việc mở rộng cung cấp cho thị trường trong nước còn hạn chế. Giá bán của công ty Norco hiện nay từ 85.000 đồng đến 110.000 đồng/1 m2 sản phẩm. Như vậy có thể thấy rằng gạch ốp lát từ đất sét nung với chất lượng cao (Split Tile) có một tiềm năng rất lớn, ngoài việc tiêu thụ trong nước còn là mặt hàng xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường, góp phần làm phong phú thêm về chủng loại sản phẩm gạch ốp lát trang trí cao cấp. 2/ Đối tượng, phương thức tiêu thụ sản phẩm: - Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: chủ yếu là khách hàng trong nước và xuất khẩu 1 phần ra thị trường nước ngoài đã có của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng như thị trường Nga, Nhật, Australia, Malaysia. - Phương thức tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm gạch ốp lát cao cấp là sản phẩm được sản xuất trên dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Do đó công tác tiêu thụ sản phẩm được coi là khâu quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công ty Gốm xây dựng Hạ Long áp dụng nhiều phương thức tiêu thụ. 3/ Tình hình cạnh tranh trên thị trường: - Thế mạnh của sản phẩm sản xuất nêu trong dự án so với sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường: Với ưu thế về nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng tốt, sản phẩm gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung được sản suất trên dây trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, có cấu trúc bền với thời tiết, chịu mài mòn, đặc biệt có màu sắc tự nhiên và độ bền cơ học cao, tại thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có duy nhất 1 nhà máy tại tỉnh Bình Dương là sản xuất loại sản phẩm trên do công ty TNHH Norco nắm giữ, chủ yếu là tiêu thụ tại thị trường Miền nam và xuất khẩu, công suất tối đa chỉ đạt 500.000 m2 sản phẩm năm, giá bán sản phẩm lại từ 85.000 - 110.000 đồng / m2 , Trong khi đó công suất thiết kế của nhà máy gạch ốp lát cao cấp từ đất sét nung sẽ đầu tư đạt 1.000.000 m2 / năm, giá bán lại chỉ có 55.000 m2 sản phẩm, chất lượng sản phẩm như nhau. Mặt khác nếu phân tích kỹ hơn về mối quan hệ của thị trường vật liệu xây dựng giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới trong giai đoạn tới cùng với việc cắt giảm, tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và ra nhập vào khu vực tự do mậu dịch với các nước ASEAN và tổ chức mậu dịch thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trên . IV- Phương diện kỹ thuật: 1/ Quy mô dự án: - Sản phẩm sản xuất tại nhà máy là các sản phẩm gạch ốp lát với các kích thước cơ bản sau: kích thước gạch chưa tách ( mm ) Kích thước gạch đã tách ( m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24969.doc
Tài liệu liên quan