Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tam Trinh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1. LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HANG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Thẩm định dự án đầu tư 3

1.1.1. Dự án đầu tư: 3

1.1.2. Thẩm định dự án đầu tư 4

1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 6

1.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án 6

1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng thương mại. 7

1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng thương mại 10

1.2.4. Phương pháp thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại 22

1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án 27

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

TAM TRINH 27

2.1. Khái quát về chi nhánh NHN0&PTNT Tam Trinh 27

2.1.1. Sự ra đời, nhiệm vụ chức năng và bộ máy tổ chức 27

2.1.2. Khái quát những hoạt động của NH NN&PTNT chi nhánh tam trinh năm 2007 27

2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án cho vay tại chi nhánh 27

2.2.1. Tình trạng cho vay theo dự án của chi nhánh 27

2.2.2. Quy trình và việc tổ chức hoạt động thẩm định dự án cho vay tại Chi nhánh NHNN&PTNT Tam Trinh 27

2.2.3. Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án cho vay tại NHNo&PTNT chi nhánh Tam Trinh 27

Chương 3. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TAM TRINH 27

3.1. Khai thác sử dụng thông tin trong quá trình thẩm định tránh tình trạng thông tin một chiều. 27

3.1.1. Điều tra trực tiếp doanh nghiệp vay vốn 27

3.1.2. Thu thập thông tin từ bên ngoài 27

3.2. Thẩm định quyền sở hữu của những tài sản thế chấp 27

3.3. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tài chính dự án. 27

3.4. Giải pháp về những nội dung thẩm định cần hoàn thiện 27

3.5. Thiết lập hệ thống thu thập thông tin cần thiết liên quan đến thẩm định dự án đầu tư 27

3.6. Giải pháp về công tác tổ chức điều hành 27

KẾT LUẬN 27

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tam Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng cũng phải phản ánh hoạt đoongj sản xuất tiêu thụ sản phẩm dự tính về số lượng, chủng loại giá bán, địa điểm tiêu thụ, mức tồn kho...Kế hoạch đầu tư vì vậy mà có liên quan trực tiếp tới việc xác định vốn lưu động cho sản xuất, kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu đầu vào... d/ Việc khấu hao và xử lý các khoản thu hồi Khấu hao là một khoản chi phí cho các tài sản đã tạo ra trước đây. Nói cách khác khấu hao là một khoản thu trong nội bộ dự án để bù đắp những chi phí đã bỏ ra trước kia. Vì vậy khâu hao là chi phí khi xác định thu nhập nhưng lại không phải là một dòng tiền ra (Không phải là một khoản chi phí). Kế hoạch khâu hao được các chủ đầu tư xác định nhưng không trái quy định của nhà nước (QĐ 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/96 Bộ tìa chính). Khấu hao là một tác nghiệp tài chính rất nhạy cảm, có ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của dự án. Nếu dự án được tài trợ bởi vốn vay thì khấu hao hợp lý (nhanh hay chậm, tăng dần hay giảm dần) đảm bảo sự hoạt động bình thường và khả năng trả nợ của dự án. Ngoài ra chúng ta còn phải xem xét các chi phí giá trị còn lại khi kết thúc dự án. Các dự án phát triển trên cơ sở dự án hiện có thì chi phí và lợi ích được tính chính là phần tăng thêm. Nhưng những tài sản đảm được tạo ra từ trước nay sử dụng cho dự án mới mà lẽ ra nó có thể được tính như là một chi phí của dự án mới. Khi kết thúc dự án, các tài sản của dự án thường vẫn còn giá trị. Vì vậy dự án có một dòng tiền vào có thể bằng giá trị thanh lý hay giá trị sử dụng mới của các tài sản đó. e/ Kế hoạch vốn lưu động Là việc xác định khoản tiền cần thiết hàng năm để chi phí thường xuyên đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được thuận lợi theo kế hoạch. Vốn lưu động bao gồm tiền mặt, hàng lưu kho, chênh lệch giữa các khoản phải thu và phải trả. - Tiền mặt: nhu cầu tiền mặt phụ thuộc vào chi phí thường xuyên, có thể tăng lên hay giảm xuống (tùy vào tình hình phát sinh thực tế trong quá trình hoạt động) ngay cả khi các khoản mua, doanh thu...không thay đổi. - Hàng tồn kho: bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong kho tại một thời điểm. Sự thay đổi của vốn lưu động (có liên quan tới hoạt động của dự án) thường ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền vào, ra của dự án. f/ Kế hoạch trả nợ Kế hoạch trả nợ được xây dựng trên cơ sở kế hoạch vay nợ và điều kiện tài trợ của từng nguồn vay. Tuy nhiên, trong giai đoạnh lập dự án nhiều điều kiện vay trả cụ thể chưa được khẳng định mà chủ yếu dựa vào các điều kiện thông lệ của những nguồn dự định vay. Vì vậy kế hoạch trả nợ thường mang tính chủ quan. Kế hoạch trả nợ cũng cho thấy điều kiện tài chính cần phải đảm bảo để dự án khả thi. Những dự tính trong kế hoạch trả nợ cho phép chủ đầu tư xem xét các nguồn tài trợ thích hợp hoặc điều kiện cần phải đạt được khi đàm phán hợp đồng vay cụ thể. Kế hoạch trả nợ dựa trên các phương thức thanh toán của các nhà tài trợ áp dụng đối với khoản vay, trong đó hai yếu tố cơ bản là: Định kỳ thanh toán (thời gian một kỳ thanh toán, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ) Cách thức trả nợ gốc (đều hay không đêu) Thông thường thời gian trả nợ càng dài thì càng có lợi cho người vay, số kỳ trả nợ càng nhiều thì tổng số tiền lãi trả càng ít và phương án trả nợ phù hợp với khả năng nguồn trả nợ thì càng tốt. Tất cả các cơ sở cho đánh giá tài chính Dự án đầu từ trên đây đều được chủ dự án trònh bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi (luận chứng kinh tế kỹ thuật), một bộ phận quan trọng nhất trong hồ sơ dự án. Báo cáo nghiên cứu khả thi chính là đối tượng làm việc trực tiếp của công tác thẩm định tài chính Dự án đầu tư. Trên thực tế nhiệm vụ của cán bộ thẩm định khi thẩm định mặt tài chính là xem xét, đánh giá, thậm chi tính toán lại các thông số, chỉ tiêu, các nhận định liên quan tới khía cạnh tài chính được trình bày trong báo cáo nghiên cứu khả thi. Vì vậy, báo cáo nghiên cứu khả thi phải đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết một cách đầy đủ, nếu thiếu hoặc không rõ ràng người thẩm định sẽ yêu cầu chủ dự án cung cấp thêm thông tin hay giải trình rõ ràng về vấn đề đó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. (Nội dung cụ thể của báo cáo nghiên cứu khả thi được trình bày khá đầy đủ trong phần phụ lục kèm theo Thông tư số 09/BKH/VPTĐ ngày 21/9/1996 của bộ kế hoạch đầu tư) Nhằm phục vụ cho việc thẩm định DAĐT (Dự án đầu tư) nói chung và việc phân tích đánh giá tài chính DAĐT nói riêng, cán bộ thẩm định cũng cần phải có được một thông tin bên ngoài (ngoài hồ sơ dự án) rất lớn từ các nguồn sau: Các văn bản pháp luật: Luật DNNN, luật công ty, luật thuế, luật đất đai,... Các văn bản dưới luật: văn bản hướng dẫn thực hiện của các nghành, quy chế quản lý tài chính, tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, số liệu thống kê về GDP, giá trị sản lượng và sự phát triển của từng nghành Các tài liệu thông tin và phân tích thị trường trong và ngoài nước từ các trung tâm nghiên cứu về thị trường trong nước, những thông tin trên các sách báo, quảng cáo, thương mại. Các ý kiến tham gia của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia. Tài liệu ghi chép qua các đợt tiếp xúc, phỏng vấn chủ đầu tư, khách hàng và các đối tác của chủ đầu tư. 1.2.4.2. Đánh giá Việc thẩm định tính khả thi của dự án về nội dung tài chính là một quá quá trình bắt đầu từ việc xem xét lại kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phân tích thị trường...cho đến lúc tính toán các chỉ tiêu tài chính và ra quyết định. Trong đó, các chỉ tiêu tài chính sẽ thể hiện trực tiếp tính khả thi của dự án một cách thích hợp và đầy đủ nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, những công việc xem xét trước đó để đem lại những con số chính xác trong các báo cáo tài chính lại tỏ ra nặng nhọc hơn và nếu như những con số đó không đáng tin cậy thì các chỉ tiêu tài chính cũng trở lên vô nghĩa. Để phân tích một cách toàn diện hiệu quả tài chính của dự án, chúng ta có một loạt các chỉ tiêu khác nhau nhưng tựu chung lại thì có hai nhóm lớn: a/ Các chỉ tiêu tài chính đơn giản. - Lợi nhuận ròng: Là tổng lợi nhuận thu được trong hoạt động (cộng dồn qua các năm) LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí – Thuế các loại Chỉ tiêu này chỉ có giá trị đối với các DAĐT ngắn hạn, mà ít có giá trị đối với dự án trung dài hạn do tác động yếu tố giá trị thời gian của tiền. - Tỷ suất lợi nhuận giản đơn: là tỷ số giữa lợi nhuận của một năm hoạt động điển hình trên tổng chi phí đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt và nếu lớn hơn lãi suất phổ biến trên thị trường thì dự án là khả thi. Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhiều hạn chế vì khó xác định năm lợi nhuận điển hình, chưa tính tới tuổi thọ dự án và các dòng tiền thực tế. - Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T): T = Tổng vốn vay/ Lợi nhuận + Khấu hao - Thời gian thu hồi vốn vay (TV) Tổng vốn vay TV = KHTSCĐ LN dự án Nguồn khác được h.thành + được dùng + (nếu có) bằng vốn vay trả nợ - Điểm hòa vốn: là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa bằng với tổng chỉ phí sản xuất. Người ta có thể tính sản lượng hòa vốn cho cả đời dự án hoặc cho từng năm như sau: - F Qhv = P - V Qhv: sản lượng hòa vốn cả đời dự án (hoặc một năm) F: định phí cả đời dự án (hoạc một năm) P: giá bán sản phẩm V: biến phí cho một đơn vị sản phẩm - Điểm hòa vốn lý thuyết: phần trăm công suất được huy động tại điểm hòa vốn. Qhv F Đlt = = Qo D - B - Điều hòa vốn tiền tệ: % công suất được huy động tại đó dự án cân đối được các dòng tiền ra vào (không xét tới các khoản phải thu phải trả hoặc giả sử chúng bằng nhau) Đ - KH Đtt = D – B - Điểm hòa vốn trả nợ : là điểm mà từ đó trở đi dự án có đủ tiền trả nợ vay và nộp thuế. Đ - KH - nợ gốc phải trả + Tlt Đtn = D - B Tlt : Thuế lợi tức Trong thực tiễn lập và thẩm định dự án, người ta có thể có nhiều phương pháp xác định giá bán sản phẩm khác nhau theo đó các chỉ tiêu (trong đó có điểm hòa vốn) sẽ có các giá trị khác nhau tương ứng. Một rủi ro lớn khi dự án đi vào hoạt động là không huy động đủ 100% công suất thiết kế do nhiều lý do khác nhau. Một dự án có điểm hòa vốn càng thấp thì càng hạn chế được tác động của rủi ro, vì vậy càng có tính khả thi. Các nguồn trả nợ trong năm Tỉ lệ đảm bảo trả nợ = Số nợ phải trả trong năm (gốc + lãi) Tỷ lệ này càng cao càng tốt. Xác định tỷ lệ đảm bảo trả nợ hàng năm để thấy được độ tin cậy của dự án và từ đó xác định mức thu nợ và biệ pháp hỗ trợ (nếu cần) hợp lý. b/ Các chỉ tiêu tài chính theo giá trị hiện tại. Ngày nay việc phân tích tính toán các chỉ tiêu tài chính DAĐT dựa trên việc hiện tại hóa các dòng tiền đã trở nên phổ biến và ngày càng chiếm vai trò quan trọng. Các chỉ tiêu gồm : Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net present value) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Inter rate of return) Tỷ số lợi ích chi phí (BCR – Benefit cost ratio) + Giá trị hiện tại ròng (NPV): Giá trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Do vậy chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm (khi NPV dương) hoặc giảm đi (khi NPV âm) nếu dự án được chấp nhận. Công thức tính toán giá trị hiện tại ròng như sau NPV =C0 + PV Trong đó : NPV là giá trị hiện tại ròng C0 là vốn đầu tư ban đầu vào dự án, do là khoản đầu tư luồng tiền ra nên C0 mang dấu âm PV là giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính mà dự án mang lại trong thời gian hữu ích của nó. PV được tính : Trong đó : C1, C2, C3, C4, C5..., t ; r là tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án. hoặc cụ thể hơn ta có thể áp dụng công thức Trong đó: CF0: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần, vào đầu năm thứ nhất của dự án. CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1 đến n n: là số năm thức hiện dự án k: là lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi trong các năm NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. NPV mang giá trị dương nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền. Ngược lại, nếu NPV âm có nghĩa là dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Việc tính toán NPV cho các dự án xã hội, môi trường phức tạp hơn rất nhiều, phải lượng hóa được các tác động xã hội hay môi trường lên dòng tiền của dự án. Khi đó, NPV mới phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện dự án xã hội đó. + Tỷ suất hoàn vốn nội bộ: Là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0 Đối với khoản đầu tư một kỳ (năm), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ được tính bằng việc giải phương trình sau : Đối với dự án đầu tư có thời gian là T năm. công thức trên trở thành: hoặc với điều kiện k2>k1 và k2-k1<5% k2,k1 là lãi suất lựa chọn sao cho NPV1 ứng với k1 là dương và gần 0, NPV2 ứng với k2 là âm và gần 0 IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư. Tức là nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư ban đầu C0. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo thêm được giá trị hay không có lãi. Sử dụng: chọn dự án có IRR>=IRR’ và IRR’ là chi phí cơ hội của chủ đầu tư. Cần chú ý sự chính xác của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự chính xác của các dự tính về luồng tiền. IRR là một chỉ tiêu mang tính tương đối, tức là nó chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi (hay lỗ) của dự án tính bằng tiền. Có thể gây ra sai lầm khi dùng IRR để lựa chọn dựa án có quy mô, thời gian khác nhau, có luồng tiền ròng vào ra xen kẽ năm này qua năm khác. + Chỉ số doanh lợi (PI) : (profit index) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu. PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra Cách tính + Thời gian hoàn vốn (PP) : Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi đựoc số vốn đã đầu tư vào dự án Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn PP = n + trong đó, n : năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư + Lợi nhuận kế toán bình quân(AAP) : (Doanh thu – Chi phí – Thuế thu nhập doanh nghiệp)/n trong đó, n là số năm thực hiện dự án + Điểm hòa vốn (BP) : Điểm hòa vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi đủ vốn đầu tư trong đó Qhv là sản lượng hòa vốn FC : Tổng chi phí cố định – là chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. AVC : Chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm, AVC thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi. 1.2.4.3 Phân tích rủi ro Rủi ro của dự án được hiểu một cách chung nhất là khả năng một sự kiện không có lợi nào đó xuất hiện. Các chủ đầu tư quan niệm rằng rủi ro của một khoản đầu tư xảy ra khi lợi tức thực tế thấp so với lợi tức dự kiến. Hoạt động thẩm định không chỉ quan tâm đến lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn của chủ đầu tư một cách độc lập mà phải xem xét chúng trong mối liên hệ với rủi ro. Tiến hành phân tích rủi ro sẽ giúp cán bộ thẩm định ước lượng được các rủi ro của dự án và quyết định xem liệu mức rủi ro (gắn với mức lợi nhuận tương ứng) là có thể chấp nhận được thì phải có các biện pháp quản lý rủi ro như thế nào Để đánh giá rủi ro người ta sử dụng các phương pháp sau đây a/ Phân tích độ nhạy Phân tích về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến dòng tiền của dự án. Các yếu tố tác động đến dòng tiền được thiết lập trên cơ sở của sự phân bố xác suất và tính kỳ vọng tián chứ không phải biết chúng một cách chắc chắn. Và như vậy khi một biến quan trọng như số lượng hàng bán thay đổi sẽ dẫn đến dòng tiền thay đổi rất lớn và khí đó giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) sẽ thay đổi. Thực hiện phương pháp phân tích độ nhạy là chỉ ra chính xác các chỉ tiêu tài chính thay đổi như thế nào khi các biến đầu vào thay đổi. b/ Phân tích trường hợp Là đánh giá kết quả của dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tốt xác định dự án. Thường người ta phân tích hai trường hợp có tính cực đoan : bất lợi nhất (ví dụ như hai trường hợp : giá bán sản phẩm cao nhất và thấp nhất có thể) Phân tích hợp xuất phát từ những quan điểm cho rằng các biến số có thể tác động qua lại lẫn nhau và có sự kết hợp với nhau. Một số yếu tố có thể đồng thời biến động theo một hướng bất lợi hoặc có lợi cho dự án, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là : - Không thể xác định được tất cả các trường hợp kết hợp lẫn nhau của các yếu tố - Không xác định được các trường hợp tính toán bất lợi nhất và có lợi nhất 1.2.4.4. Xem xét ảnh hưởng của Lạm phát tới công tác thẩm định dự án Đối với chi phí đầu tư : Các dự án được thực hiện đầu tư trong thời gian dài phải xác định nhu cầu tiền tệ trong tương lai cần thiết cho việc thực hiện dự án. Lượng tiền này phụ thuộc vào lạm phát, lạm phát càng cao nhu cầu tiền trong tương lai càng cao. Đối với cân đối tiền mặt : Lạm phát làm cho lượng tiền sử dụng tăng lên, phải tính tới lượng tiền mặt bổ sung để đủ cân đối về tài chính. Hơn nữa thông qua ảnh hưởng đến lượng tiền mặt lạm phát đã ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án bởi dự án luôn phải giữ một lượng tiền mặt (bất lợi trong điều kiện lạm phát) để đáp ứng nhu cầu của dự trữ. Tác động tới khoản phải thu, phải trả. Đây là các khoản có ảnh hưởng lớn đến cân đối tài chính ngay cả trong trường hợp không có lạm phát. Nếu khoản phải thu bằng khoản phải trả thì lạm phát không gây ảnh hưởng. Nếu khoản phải thu > Khoản phải trả thì dự án bị tác động xấu. Trong trường hợp ngược lại dự án cũng bị ảnh hưởng. a/ Tác động của lạm phát tới dự án + Tác động trực tiếp Tác động tới tiền lãi : Nếu lãi suất danh nghĩa được ấn định trước thì tiền lãi phải trả thực tế đã giảm xuống trong điều kiện lạm phát, nhưng lạm phát tăng cũng thường làm cho mức lãi suất danh nghĩa tăng lên cao. Tác động đến thuế : Việc trả lãi vay thường không tính theo mức lạm phát, khấu hao được hạch toán trên cơ sở các chi phí lịch sử. Vì vậy khi lạm phát tăng, hai chi phí trên giữ nguyên sẽ làm cho thu nhập chịu thuế tăng. Thuế theo thu nhập tăng lên và ảnh hưởng tới dự án. Ảnh hưởng tồn kho và chi phí sản xuất : Trong điều kiện có lạm phát, cùng một lượng hàng hóa nhưng thời điểm nhập và xuất khác nhau thì được hạch toán với giá trị khác nhau. Điều đó làm thay đổi thu nhập, thuế và các chỉ tiêu tài chính khác. b/ Xử lý lạm phát trong phân tích tài chính dự án Lạm phát tác động tới tình hình tài chính của dự án theo nhiều mối quan hệ và theo những hướng khác nhau. Để xây dựng bản báo cáo tài chính của dự án phản ánh tác động của lạm phát đến giá trị của dự án cần thực hiện : Ươc tính các yếu tố tài chính : thuế, nhu cầu tiền mặt, lãi vay, trả gốc...theo thời ain khi phát sinh tác nghiệp tài chính đó. Điều chỉnh loại trừ lạm phát để dựa vào giá trị thực của các yếu tố này vào báo cáo tài chính. Việc điều chỉnh này thực hiện theo chỉ số giá năm t so với năm gốc. 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án Thẩm định tài chính dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án – cơ sở tin cậy để ra quyết định đầu tư đúng đắn, tài trợ hay không tài trợ dự án cần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng. - Đội ngũ cán bộ: kể cả người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức được mức quan trọng và ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực, chuyên môn tốt và được sự hộ trợ tạo điều kiện từ nhà quản lý và các bộ phận chức năng trong ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế...thì kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng được tín cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tài chính nói riêng không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải có hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt. - Trang thiết bị, công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới việc thu thập và xử lý thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. Thông tin: Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến dự án. Đó là các thông tin về thị trường trong nước, quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển của nhà nước, các báo cáo tài chính...Nếu các thông tin này này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ bị hạn chế, dẫn đến quyết định đầu tư sai, tài trợ, cho vay dự án không chính xác. - Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án: Do thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu công tác này tổ chức tốt, khoa học có giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TAM TRINH 2.1. Khái quát về chi nhánh NHN0&PTNT Tam Trinh 2.1.1. Sự ra đời, nhiệm vụ chức năng và bộ máy tổ chức a. Sự ra đời Theo nghị định số 53QĐNN ngày 26/3/1985 hệ thống NH được phân thành 2 cấp, NH Nhà nước và NH chuyên doanh. Ngân hàng NN&PTNT Hà Nội ra đời từ đây và được phép thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Chi nhánh NHNN&PTNT Tam Trinh được ra đời từ 1/12/2000 là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNN&PTNN Hà Nội. Ngày 1/4/2008 được sự chỉ đạo của NHNN&PTNT Việt Nam có phương án sắp xếp tổng thế chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNN&PTNT Tam Trinh là một trong 12 được điều chỉnh lên trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam theo quyết định số 142/QĐ/HĐQT - TCCB. Được tổ chức và hoạt động theo quy chế của tổ chức theo QĐ 1377/HĐQT- TCCB ngày 24/12/2007 của hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam b. Chi nhánh có các chức năng sau + Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của NH NN&PTNT Việt Nam trên địa bàn theo địa giới hành chính. + Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam. + Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam. c. Tổ chức bộ máy và điều hành Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của chi nhánh Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc KD Đối ngoại Dịch vụ và Mar PGD KT&NQ KT,KSnNội bộ KHKD HCNS Phã gi¸m ®èc 2.1.2. Khái quát những hoạt động của NH NN&PTNT chi nhánh tam trinh năm 2007 2.1.2.1 Công tác huy động vốn Năm 2007 tổng nguồn vốn đạt 460 tỷ, giảm 188 tỷ so với năm 2006 đạt 77% kế hoạch giao, trong đó: 1. Tiền gửi nội tệ đạt 430 tỷ giảm 191 tỷ đồng so với năm 2006 2. Tiền gửi ngoại tệ (quy đổi USD) đạt 30 tỷ tăng 3 tỷ đồng sơ với năm 2006 Kết cấu nguồn vốn: tiền gửi dân cư đạt 119 tỷ đồng chiếm 26%, chứng chỉ tiền gửi đạt 90 tỷ đồng chiếm 20%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 252 tỷ đồng chiếm 54% Kết cấu nguồn vốn theo kỳ hạn chi tiết: tiền gửi không kỳ hạn đạt 140 tỷ đồng chiếm 30,5%, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 21 tỷ đồng chiếm 4,5%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và nhỏ hơn24 tháng đạt 10 tỷ đồng chiếm 2%, tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng đạt 289 tỷ đồng chiếm 63% Đến năm 2007 đã có 3420 khách hàng đến giao dịch mở tài khoản cá nhan, 216 tài khoản công ty và TCKT, 1792 khách hàng đến giao dịch tiết kiệm, kết quả đạt được là do tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn về địa bàn kinh doanh, thực hiện tốt công tác tiếp thị, phục vụ, chăm sóc khách hàng đạt mục tiêu duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững không những đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn để đầu tư tín dụng và đáp ứng nhu cầu thanh toán khác mà còn dư thừa nguồn vốn góp phần nhỏ điều hòa chung cho toàn hệ thống. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2003 – 2005 đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Nguồn VHĐ 130,842 132,236 445 648 Theo loại tiền 1.Nội tệ 124,817 125,536 433 622 2.Ngoại tệ 5,665 6,7 12 16 Phân theo NV 1.TG-Dân cư 25,842 22,236 78 186 2.TG-TCKT,TCTD 105 110 367 462 Qua bảng ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng liên tục tăng trưởng qua các năm đặc biệt vào năm 2004. Do xác định công tác tăng trưởng nguồn vốn luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong năm 2005, tổng nguồn vốn đạt tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2003, 2004. Nguồn vốn nội ngoại tệ năm 2005 đạt 445 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 84,4% trên tổng nguồn nội tệ. Riêng nguồn tiền gửi từ dân cư có tăng nhưng tốc độ tăng chưa cao, tiền gửi ngoại tệ hầu như tăng chậm, không cao giữa các năm. 2.1.2.2. Hoạt động cho vay Tổng dư nợ năm 2007 đạt 256 tỷ đồng tăng 524% so với năm 2006 vượt mức kế hoạch được giao (102% kế hoạch), trong đó: dự nợ nội tệ đạt 239 tỷ đồng chiếm 93,4%, dư nợ ngoại tệ đạt 17 tỷ đồng (quy đổi) chiếm 6,6% tổng dư nợ, dư nợ bảo lãnh đạt 21 tỷ đồng. Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay: cho vay ngắn hạn đạt 227,2 tỷ đồng chiếm 88,7%, cho vay trung dài hạn đạt 28,2 tỷ đồng chiếm 11,3% tổng dư nợ Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế: cho vay doanh nghiệp nhà nước đạt 8,5 tỷ đồng, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 222,5 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất đạt 2,4 tỷ đồng, cho vay cá nhân, tiêu dùng đạt 22,6 tỷ đồng Số lượng khách hàng vay vốn: Pháp nhân: 40 đơn vị Hộ sản xuất, tiêu dùng, cầm cố: 120 khách hàng Trong năm qua chi nhánh đã lựa chọn khách hàng, đầu tư cho các phương án, dự án có hiệu quả, đa dạng các loại hình cho vay đặc biệt tập trung ưu tiên phát triển các khách hàng vay vốn sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng. Với số lượng cán bộ làm công tác tín dụng mỏng (03 cán bộ) chi nhánh đã quản lý nhu cầu vốn vay cho 40 khách hàng là doanh nghiệp và TCKT, 120 khách hàng là hộ sản xuất là cá nhân, bên cạnh đó chi nhánh đã chấp hành các quy định của nhà nước, của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam về đầu tư tín dụng, kết quả trong năm 2007, tỷ lệ nợ xấu (nợ phân loại từ nhóm 3-5) là 0%. Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2003-2005 Đơn vị tinh : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 1.Doanh số cho vay 13,034 32,330 80 120 Cho vay ngắn hạn 9,686 15,542 45 84 Cho vay trung hạn 3,348 16,588 35 36 2.Doanh số thu nợ 11,659 24,095 61 85 Thu nợ ngắn hạn 9,054 11,513 35 57 Thu nợ trung hạn 2,605 12,582 26 28 Thu nợ dài hạn 3.Tổng dư nợ 2,8 11,017 30 67 3.1Theo thời gian Dư nợ ngắn hạn 1,31 5,5540 17,53 46 Dư nợ trung hạn 1,5 5,477 12,47 11 Dư nợ dài hạn 0 3.2.Theo tiền tệ Nội tệ 2,8 11,017 18,523 51 Ngoại tệ 16,000$ 350000$ 3.3.Theo TPKT Kinh tế QD 0 0 0 5,2 Kinh tế NQD 0,850 7,006 10,107 0,0377 Nguồn : Phòng kế toán – Chi nhánh NHN0&PTNT Tam Trinh Doanh số cho vay của Ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25044.doc
Tài liệu liên quan