MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng trung và dài hạn 3
1.1.1.Khái niệm tín dụng trung và dài hạn 3
1.1.2.Hình thức tín dụng trung dài hạn 3
1.2.Hoạt động thẩm định dự án đầu tư 4
1.2.1.Dự án đầu tư 4
1.2.1.1.Khái niệm 4
1.2.1.2. Phân loại dự án đầu tư 5
1.2.1.3. Chu trình một dự án đầu tư 6
1.2.2. Thẩm định dự án đầu tư 6
1.2.2.1. Khái niệm 6
1.2.2.2. Qui trình , nội dung thẩm định dự án đầu tư 7
1.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư 15
1.3.1. Khái niệm 15
1.3.2. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư 16
1.3.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án 17
1.3.3.1.Thẩm định tổng vốn đầu tư,cơ cấu sử dụng vốn, tiến độ bỏ vốn 17
1.3.3.2.Thẩm định các phương án tài trợ 20
1.3.3.3.Phân tích doanh thu và chi phí 21
1.3.3.5.Thẩm định dòng tiền của dự án 22
1.3.3.6.Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án: 25
1.3.3.7.Thẩm định dự án trong điều kiện rủi ro: 28
1.3.4. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư 31
1.3.4.1. Quan niệm 31
1.3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án 32
1.3.4.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án đầu tư 33
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA 40
2.1.Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa 40
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển 40
2.1.2.Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa giai đoạn 2006 - 2008 42
2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn 42
2.1.2.2. Hoạt động đầu tư vốn tín dụng 43
2.1.2.3.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại 46
2.1.2.4.Công tác tiền tệ - kho quỹ 46
2.1.2.5.Công tác kế toán – tài chính 47
2.1.2.6.Công tác thông tin điện toán 47
2.1.2.7. Công tác tổng hợp – tiếp thị 48
2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa 48
2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT tại chi nhánh NHCT Đống Đa 48
2.2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư 49
2.2.2.1. Giới thiệu về khách hàng 49
2.2.2.2.Thẩm định dự án xin vay vốn 54
2.2.2.3. Tình hình trả nợ của dự án cho tới nay 62
2.2.3. Đánh giá tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa 63
2.2.3.1. Thành tựu đạt được trong công tác thẩm định dự án tài chính 63
2.2.3.2.Những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư. 64
2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 65
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH 68
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 68
3.1. Định hướng phát triển tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Công Thương Đống Đa 68
3.2. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư 69
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định tài chính dự án đầu tư 71
3.3.1. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định tài chính dự án, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. 71
3.3.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thẩm định 74
3.3.3.Đẩy mạnh công tác chuyên môn hoá trong công việc và phân công tổ chức hợp lý. 76
3.3.4.Đối với nội dung thẩm định phương diện tài chính 77
3.3.5. Nâng cao hệ thống trang thiết bị kỹ thuật 80
3.3. Một số kiến nghị 81
3.3.1.Với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan 81
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 82
3.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng 83
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án của Ngân hàng
Với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay, các Ngân hàng càng có nhiều điều kiện để hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm phục vụ cho các công tác chuyên môn. Bằng hệ thống máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng đã giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn, với việc tính toán các chỉ tiêu được nhanh chóng, chính xác rút ngắn bớt thời gian thẩm định dự án. Máy tính có thể xử lý được một khối lượng thông tin lớn, và với công nghệ mạng phát triển như hiện nay thì việc truy cập để tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho thẩm định dự án là rất đơn giản và nhanh chóng giúp cho Ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Với việc sử dụng các phầm mềm tài chính vào qua trình phân tích đã giúp cho cán bộ thẩm định giải quyết được những vấn đề phức tạp, khó khăn. Từ đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án ngày càng được nâng cao.
Một Ngân hàng nếu không nâng cấp hệ thống công nghệ của mình thì sẽ dễ dàng trở nên lạc hậu và khả năng cạnh tranh sẽ kém đi.
Công tác tổ chức thẩm định
Công tác thẩm định là nghiệp vụ đòi hòi tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau. Đây là việc bố trí sắp xếp quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện. Việc tổ chức điều hành công tác thẩm định tài chính dự án nếu được xây dựng khoa học, chặt chẽ, phát huy được năng lực, sức sáng tạo của từng cá nhân và sức mạnh tập thể tạo thành một hệ thống đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án. Đồng thời, Ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định. Tuy nhiên, các cơ chế trên không được nên quá cứng nhắc vì sẽ làm mất đi tính chủ động, sáng tạo của từng cá nhân, cán bộ thẩm định, sẽ làm giảm chất lượng thẩm định. Như vậy nếu xây dựng được một hệ thống tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động mạnh, phát huy tận dụng được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Nhân tố khách quan từ bên ngoài
Thẩm định dự án tài chính dự án không chỉ bị ảnh hưởng bởi những nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng mà còn bị chi phối bởi nhiều nhân tố khách quan, đó là những nhân tố từ bên ngoài tác động vào dự án làm cho chất lượng thẩm định tài chính dự án bị giảm sút. Đối với những dự án lâu năm, rủi ro mà các nhân tố khách quan mang lại là rất khó đoán trước như: tình hình kinh tế - chính trị, cơ chế chính sách - pháp luật của nhà nước... .Các nhân tố này luôn thay đổi và nằm bên ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng và chủ đầu tư.
Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế - xã hội là nhân tố gây ảnh hưởng khá lớn đến quá trình thẩm định tài chính dự án. Nếu nền kinh tế của một quốc gia phát triển thiếu đồng bộ, không ổn định sẽ gây ra những khó khăn, hạn chế trong việc cung cấp thông tin chính xác phục vụ cho việc thẩm định tài chính.
Khi tiến hành thẩm định , cán bộ cần lưu tâm đến các yếu tố như: lãi suất, lạm phát, tỷ giá, sự phát triển của nền kinh tê…Nếu môi trường kinh tế tốt, nền kinh tế phát triền ổn định thì thông tin và việc thu thập thông tin sẽ nhanh và có độ chính xác cao, tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định hoàn thành tốt công việc của mình. Ngược lại, nếu nền kinh tế của một quốc gia phát triển thiếu đồng bộ, thiếu ổn định sẽ hạn chế, gây khó khăn trong việc cung cấp những thông tin chính xác phục vụ cho việc thẩm định. Đồng thời những định hướng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội theo vùng, ngành, lãnh thổ.. xây dựng thiếu đồng bộ và không ổn định chính là một yếu tố gây rủi ro trong phân tích, đánh giá. Có những yếu tố nằm ngoài tầm dự báo của Ngân hàng như: thiên tai, chiến tranh ..làm cho Ngân hàng không thể thu hồi được vốn bởi vì rủi ro này ảnh hưởng nghiêm trọng đến dự án và doanh nghiệp khó có thể chống đỡ được.
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến qúa trình thẩm định dự án. Những khiếm khuyết trong tính hợp lí đồng bộ và hiệu lực của các văn bản pháp lí, quản lý của Nhà nước đều tạo ra những tác động xấu đến chất lượng thẩm định cũng như kết quả hoạt động của dự án. Nếu các chính sách này được ban hành đầy đủ rõ ràng, nhất quán sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định làm tốt công việc của mình. Ngược lại, với sự mâu thuẫn chồng chéo của các văn bản, sự thay đổi liên tục những văn bản quản lý tài chính…sẽ làm thay đổi tính khả thi của dự án theo thời gian cũng như khó khăn, hạn chế cho Ngân hàng trong việc đánh giá, dự báo rủi ro, hạn chế trong thu thập những thông tin chính xác.
Nhân tố khách quan từ phía doanh nghiệp
Chủ đầu tư là người trực tiếp cung cấp thông tin cho Ngân hàng. Hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình lên là cơ sở quan trọng để Ngân hàng thẩm định, và quyết định xem có cho vay đối với dự án hay không. Do đó năng lực lập, thẩm định và thực hiện dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định của Ngân hàng như phải kéo dài thời gian phân tích, đánh giá, thu thập thông tin, tính toán. Đối với một hồ sơ thiếu thông tin, trình bày sơ sài, thiếu thuyết phục phục do năng lực quá yếu kém của doanh nghiệp đã khiến Ngân hàng không thể chấp nhận để quyết đinh cho vay đối với dự án. Khi mà khả năng quản lý tài chính và tiềm lực tài chính rất hạn chế, rủi ro khi dự án đi vào hoạt động không hiệu quả là rất lớn.
Bên cạnh đó, tính trung thực của nguồn thông tin do doanh nghiệp cấp cho Ngân hàng trong các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng trong việc quyết định tài trợ cho dự án. Do vậy, sự trung thực của chủ đầu tư sẽ là sự hợp tác đối vơi cán bộ thẩm định để thực hiện tốt công việc của mình và đưa ra nhận định chính xác.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
2.1.Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (CN NHCT Đống Đa) hiện nay là Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở chính tại 187 phố Tây Sơn – phường Quang Trung – Quận Đống Đa – Hà Nội và 2 phòng giao dịch tại 2 phường Kim Liên và Cát Linh, với mạng lưới huy động vốn rộng khắp gồm 15 quỹ tiết kiệm tại 15 phường. Kể từ khi thành lập và đổi mới, Chi nhánh phải đương đầu với nền kinh tế thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh với hàng trăm Ngân hàng Thương mại, Tổ chức tín dụng trong nước và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hoạt động trên cùng địa bàn Hà Nội. Thoát ra từ cơ chế cũ, bước đầu không tránh khỏi những khó khăn trở ngại trong lĩnh vực kinh doanh – dịch vụ tiền tệ, nhưng bằng ý chí vươn lên từ nội lực của tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV, có sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hà Nội, của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, từng bước Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã hòa nhập với cơ chế thị trường mở cửa, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát triển. Nhìn lại chặng đường 20 năm thành lập và đổi mới cũng đủ để khẳng định Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, không ngừng phát huy và tăng trưởng, thu được những kết quả đáng khích lệ trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng
Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ kinh doanh tiền tệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, áp dụng các công nghệ tiên tiến, đổi mới phong cách giao dịch có uy tín với khách hàng được thể hiện qua một số kết quả sau đây:
Về huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động năm 1988 là 21 tỷ 904 triệu đồng thì đến nay tổng nguồn huy động vốn hàng năm đã gấp hàng trăm lần.Với 15 Quỹ tiết kiệm trên 15 phường, Chi nhánh có mạng lưới huy động tiền gửi dân cư thật vững chắc, góp phần cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh có nguồn vốn hoạt động ổn định và hiệu quả.
Chi nhánh đã mạnh dạn dám chịu trách nhiệm, dám đầu tư cho vay các đơn vị yếu kém, công nghệ thiết bị lạc hậu, là những đơn vị đã đứng bên bờ vực, công nhân phải nghỉ việc do không có việc làm… Nay đã trở thành những đơn vị vững mạnh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng.Hoạt động kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh cũng ngày càng phát triển, thông qua các nghiệp vụ như: Chi trả kiều hối, bảo lãnh, thanh toán Séc du lịch-ViSa Card, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, được khách hàng tín nhiệm và tìm đến mở tài khoản, giao dịch ngày một tăng.
Chi nhánh luôn quan tâm đến việc không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức chính trị, năng lực trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật… Hàng năm đã cử cán bộ đi học các lớp đào tạo ngắn ngày về chuyên môn, nghiệp vụ tại Trường đào tạo NHCT Việt Nam, Trung tâm đào tạo của trường Đại học Ngoại thương, cử cán bộ đi học Cao học tại các trường Đại học kinh tế Quốc dân, Đại học Tài chính Kế toán, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh… Ngoài ra, Chi nhánh đã thường xuyên mời báo cáo viên về truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nói chuyện về tình hình thời sự trong nước, quốc tế nhằm nâng cao trình độ cho CBCNV. Hiện tại cán bộ toàn Chi nhánh phần lớn có trình độ Đại học, một số cán bộ trình độ trên Đại học và trình độ Cao cấp Lý luận Chính trị.
Trong hơn 20 năm liên tục, kể từ ngày thành lập hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (năm 1988 đến nay), Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn giữ vững là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam, toàn thể CBCNV Chi nhánh quyết tâm phấn đấu, xứng đáng với danh hiệu: “Đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới”.
2.1.2.Tình hình hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa giai đoạn 2006 - 2008
2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng của các NHTM. Các NHTM luôn cố gắng huy động nhiều vốn bởi vì vốn là vấn đề sống còn trong kinh doanh của các tổ chức tài chính. Với lợi thế là một chi nhánh cấp I của một Ngân hàng được thành lập lâu năm có nhiều uy tín, CN NHCT Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này được minh chứng qua lượng vốn huy động của CN trong các năm khá lớn so với các CN NHTM khác.
Kết quả huy động vốn của CN NHCT Đống Đa được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh năm 2006-2008
Năm2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
1.Tiền gửi tiết kiệm
1650
50,77
1800
41,86
1850
44
2.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
1340
41,23
2320
53,95
2305
54,82
3.Kỳ phiếu
260
8
180
4,19
50
1,18
Tổng
3250
100
4300
100
4205
100
Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa( 2006-2008)
Trong giai đoạn 2006 – 2008 , thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát , cạnh tranh về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và Ngân hàng công thương chi nhánh Đống Đa nói riêng
Từ bảng 2.1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động đều tăng từ năm 2006 – 2007 ,nhưng đến năm 2008 thì số vốn huy động được lại giảm đi, nguyên nhân là tỉnh hình khung hoảng tài chính thế giới nói chung, và tác động không nhỏ tới Việt Nam.Trong năm 2008 , các Ngân hàng đã phải gồng mình lên chống đỡ với các đợt bão tài chính. Cụ thể trong năm 2008, tổng số vốn huy động được là 4205 tỷ , giảm đi 95 tỷ so với năm 2007, và chỉ bằng 97,8% so năm 2007.
Tính đến cuối năm 2008, lượng vốn VND huy động được là 2305 tỷ, giảm gần 1% so với cùng kì năm trước. Huy động từ khu vực dân cư và tổ chức kinh tế chiếm 98,8% tổng số vốn huy động được.
Ngân hàng Công Thương với những chính sách linh hoạt , phù hợp với thị trường đã góp phần làm giảm thiểu tác động xấu của thị trường tới tình hình huy động vốn. Và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ phía các Ngân hàng thương mại cổ phẩn với mức lãi suất được đẩy lên rất cao đi kèm các chương trình khuyến mãi rầm rộ, hoạt đông của chi nhánh vẫn duy trì ổn định. Đó thực sự là một nỗ lực rất lớn và đáng khích lệ của các cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh.
2.1.2.2. Hoạt động đầu tư vốn tín dụng
Bảng 2.2: Giá trị và tỷ trọng nợ vay của Chi nhánh (2006 – 2008)
Năm2006
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%
1.Cho vay ngắn hạn
1420
67,62
1100
68,75
930
74,4
2.Cho vay trung và dài hạn
680
32,38
500
31,25
320
25,6
Tổng
2100
100
1600
100
1250
100
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006– 2008)
Trong những năm qua, Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ vốn nhập nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả. Do vậy, tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong tổng dư nợ thường rất lớn trên 65% tổng dư nợ của chi nhánh.
Về hoạt động cho vay trung và dài hạn:
Hoạt động cho vay dự án là lĩnh vực thế mạnh của các NHTM Nhà nước từ trước tới nay. Với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và trình độ, CN NHCT Đống Đa đã thực sự trở thành một địa chỉ cấp vốn tin cậy cho các dự án. Trong suốt những năm qua, nhiều dự án đã được giải Ngân ở CN NHCT Đống Đa, góp phần tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
Ban lãnh đạo Chi nhánh đã chỉ đạo phòng nghiệp vụ tập trung rà soát, xếp loại DN, thông qua phân tích tình hình tài chính, tiềm năng của từng DN để qua đó có kế hoạch xác định hạn mức tín dụng cho từng DN, giảm dần dư nợ đối với những DN có tình hình tài chính yếu, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời tích cực bám sát thị trường, mở rộng quan hệ đối với những khách hàng có tiềm năng, tình hình tài chính ổn định có chiến lược kinh doanh tốt. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã chú trọng quan tâm đến các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ nhằm đa dạng hoá các đối tượng khách hàng.
Mặt khác, Chi nhánh luôn bám sát tình hình lãi suất huy động vốn trên thị trường đặc biệt là trong thời gian qua đã có quá nhiều biến động để có biện pháp điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cũng có thể khẳng định hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có quy mô và chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình. Đối với Chi nhánh, hoạt động tín dụng cũng thực sự tạo ra nguồn thu chủ yếu, có thể thấy thông qua bảng sau:
Bảng 2.3:Số liệu
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng thu nhập(tỷ)
295
350
380
Lãi tiền gửi
85
169
190
Lãi tiền vay
195
170
182
Lãi khác
ChØ tiªu
2003
2004
2005
Tæng thu nhËp
180
225
270
L·i tiÒn göi
40
55
60
L·i tiÒn vay
137
165
200
L·i kh¸c
3
5
10
Tæng chi phÝ
142
165
200
L·i tiÒn göi
35
45
50
L·i tiÒn göi tiÕt kiÖm
77
82
100
Chi kh¸c
30
38
50
L·i
38
60
70
15
11
8
Tổng chi phí
259
298
340
Lãi tiền gửi
189
221
260
Chi khác
70
77
80
Lợi nhuận
36
52
40
Tình hình nợ xấu và công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng:
Với công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng, CN đã áp dụng rất nhiều biện pháp như giao chỉ tiêu cho các phòng, phối hợp với các cơ quan chức năng để thu hồi nợ, hàng tháng tổ chức họp giao ban tín dụng yêu cầu các phòng khách hàng phải đưa ra tình hình, biện pháp và giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể với từng khách hàng có nợ xấu, nợ tồn đọng.
Bảng 2.4: Số liệu
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Phân loại nợ
Nhóm 1
2077,5
1532
1195,5
Nhóm 2
12
5
15
Nhóm 3
5
10
20
Nhóm 4
3
50
4
Nhóm 5
2,5
3
15
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa (2006 – 2008)
2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại
Bảng 2.5: Số liệu hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN năm 2006-2008
Đơn vị : tỷ
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Thanh toán quốc tế:
Thanh toán L/C nhập khẩu
42,258
43,19
45,2
Thanh toán L/C xuất khẩu
1,42
1,5
1,8
Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua
44,933
45,3
46,2
Doanh số bán
45,641
46,1
45,85
Chi trả kiều hối
1,745
1,81
1,95
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Đống Đa ( 2006-2008)
Từ bảng số liệu 2.5 ta thấy tổng thu phí và doanh số từ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ luôn tăng lên trong suốt 3 năm qua điều này chứng tỏ hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của CN NHCT Đống Đa ngày càng phát triển.
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Do đó, nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Chi nhánh phần lớn là phục vụ cho mở và thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu.
Kiều hối là nguồn ngoại tệ quan trọng cho phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời nó cũng là cơ sở tăng nguồn ngoại tệ nhờ mua lại và tăng thu dịch vụ nhờ thu phí cho chi nhánh.Do thấy được tầm quan trọng đó nên chi nhánh không ngừng nâng cấp, hoàn thiện hệ thống chi trả để thu hút nguồn kiều hối về phía mình. Hàng năm, chi nhánh đều tổ chức đào tạo, bố trí cán bộ và bộ phận chi trả hợp lý, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Đặc biệt, từ năm 2005, chi nhánh đã phát triển các dịch vụ chi trả kiều hối Western Union và qua mạng Swift, đây là một tiến bộ công nghệ mới sẽ giúp khách hàng thuận tiện hơn trong chuyển tiền.
2.1.2.4.Công tác tiền tệ - kho quỹ
Chi nhánh đã phục vụ tốt việc thu – chi tiền mặt. đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác không để tiền đọng, không để khách hàng phải chờ đợi, thường xuyên đảm bảo việc kiểm Ngân, vận chuyển, bảo quản tiền và các chứng từ có giá, không để xảy ra mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn kho quỹ. Ngoài việc thu tiền tại trụ sở chính, Chi nhánh thường xuyên có 7 tổ thu tiền mặt lưu động tại 43 cửa hàng, 13 đại lý của Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và của Chi nhánh Điện lực Đống Đa. Chi nhánh tổ chức thu tiền mặt vào các ngày nghỉ cho các đơn vị có nguồn tiền mặt lớn. Các cán bộ làm công tác kiểm Ngân của Chi nhánh luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính liêm khiết, đã nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách hàng.
Ngoài việc thu chi tiền mặt, Chi nhánh còn thực hiện tốt việc chọn lọc tiền rách nát, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và thực hiện thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông với khối lượng lớn. Cán bộ thủ quỹ kiểm Ngân thường xuyên nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính cảnh giác đã phát hiện và thu giữ nhiều bạc giả.
2.1.2.5.Công tác kế toán – tài chính
Công tác kế toán tài chính đảm bảo việc thanh toán diễn ra kịp thời, chính xác, không gây phiền hà cho khách hàng trong giao dịch. Bên cạnh đó công tác thanh toán điện tử liên Ngân hàng, thanh toán bù trừ luôn đảm bảo nhanh gọn, chính xác. Chương trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng được hoàn thành, đã phát huy nhiều thế mạnh và tiện ích cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Nhờ các nỗ lực đó mà doanh số thanh toán qua Ngân hàng không ngừng tăng lên theo các năm
2.1.2.6.Công tác thông tin điện toán
Trong năm 2008 công tác thông tin điện toán luôn được đảm bảo nhanh chóng kịp thời và đã có một số kết quả đạt được:
- Hệ thống máy và mạng được đảm bảo thông suốt tại trụ sở chính, 2 phòng giao dịch, 15 quỹ tiết kiệm, hệ thống máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ tăng lên nhanh chóng
- Chứng từ được cập nhật, cân đối hàng ngày, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành của Ban lãnh đạo Chi nhánh và các phòng ban của cơ quan.
- Hệ thống mạng được triển khai tại 2 điểm giao dịch là điểm giao dịch số 1 và số 2 theo đúng thiết kế của Trung ương.
2.1.2.7. Công tác tổng hợp – tiếp thị
Chi nhánh không ngừng đẩy mạnh công tác marketing, tiếp thị sản phẩm thẻ và dịch vụ trả lương qua thẻ tới các khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, áp dụng các hình thức khuyến mại với các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, đặc biệt là việc áp dụng tin học vào giao dịch để có thể đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất nhu cầu của khách hàng, và được nhiều khách hàng tín nhiệm, tin tưởng. Đối với các DN lớn, chi nhánh chủ động đặt quan hệ, thu hút thêm nhiều khách hàng.
2.2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa
2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT tại chi nhánh NHCT Đống Đa
Khi có một dự án xin vay vốn Ngân hàng các cán bộ NHCT thực hiện theo quy trinh tác nghiệm về tín dụng gồm 3 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.
Hồ sơ kinh tế.
Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ đảm bảo tiền vay
Bước 2: Thẩm định khách hàng
Thẩm định yếu tố phi tài chính : Khả năng quản lý , kinh doanh theo ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh , vị thế của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có ổn định và hiệu quả không , có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của NHCT hay không, tài sản có tính thanh khoản ra sao, hàng hoà vật tư tồn kho , tình hình luân chuyển công nợ , có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
Bước 3: Thẩm định DAĐT
Cơ sở pháp lý của dự án
Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp đầu vào, khả năng tiêu thụ sản phẩm…
Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng
Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý
Thẩm định phương diện tài chính dự án đầu tư:thời hạn thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của dự án
Thẩm định về tổng mức vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ dự án.
Thẩm định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xác định dòng tiền của dự án.
Thẩm định về hiệu quả tài chính : điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy của dự án…
Thẩm định phương án cho vay – thu nợ
Thẩm định khả năng rủi ro của dự án.
Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay của dự án
2.2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư
2.2.2.1. Giới thiệu về khách hàng
Tên DN : Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng phát triển công nghiệp Bắc Kạn
Đại diện doanh nghiệp : Ông Nguyễn Quang Đạo
Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 4 nhà điều hành Điện lực Bắc Kạn, đường Trường Chinh, Phường Đức Xuân, Thị xã Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn
Địa chỉ văn phòng đại diện: Số 1 ngõ 294/2 tập thể ủy ban khoa học Nhà nước, Phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 04.7260096 Fax: 04.7260096
Vốn điều lệ: 150 tỷ đồng
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 1303000001 ngày 28/03/2002 do Sở KH&ĐT tỉnh Bắc Kạn cấp.
Điều lệ Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng phát triển công nghiệp Bắc Kạn được toàn thể Cổ đông sáng lập thông qua ngày 25/02/2002.
Quy chế tài chính của công ty được ban hành theo QĐ 30/2003/QĐ ngày 26/4/2003.
Biên bản họp của các sáng lập viên bầu Chủ tịch HĐQT số 02/BB ngày 28/02/2002.
Biên bản họp của các sáng lập viên bầu Tổng Giám đốc số 02/BB ngày 28/02/2002.
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng số 64/QĐ-2004/BK/TC-HC ngày 06/9/2004 của Chủ tịch hội đồng quản trị.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Sản xuất kinh doanh điện năng;
Sản xuất vật liệu xây dựng ;
Xây dựng các công trình đường điện trung, hạ áp và trạm biến áp đến 35KV ;
Khai thác khoáng sản, kim loại màu;
Xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. thủy điện;
Dịch vụ thương mại./.
Tài khoản giao dịch số: 102010000058537 Tại Chi nhánh NHCT Công Thương
Lịch sử phát triển và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty được hình thành từ các Cổ đông có năng lực về vốn, quản lý kinh doanh gồm:
Công ty Cổ phần ĐTXDCN Việt nam: Là đơn vị chuyên thi công xây lắp các công trình Công nghiệp , dân dụng ở Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước, điển hình là các công trình sau đây:
+ Hệ thống truyền tải điện Cao bằng – Trà Lĩnh
+ Trụ sở làm việc của Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Nội
+ Nhà điều hành Tư lệnh Quân khu 2
+ Nhà văn hoá tỉnh Vĩnh phúc
+ Nhà thi đấu tỉnh Bắc Kạn
Điện lực Bắc Kạn thuộc Công ty điện lực I: Là Đơn vị Điện lực chuyên nghiệp, Có bề dày về năng lực Quản lý và phát triển lưới điện , Tổ chức kinh doanh điện năng trong toàn tỉnh Bắc Kạn. Đặc biệt có điều kiện am hiểu, nắm vững các thông tin về tiềm năng phát triển Thuỷ điện ở các tỉnh Biên giới phía bắc như Bắc Kạn, cao bằng, Hà giang, Tuyên Quang, Yên Bái...Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng hình thành định hướng đầu tư Thuỷ điện của Công ty CPĐTXDPTCN Bắc Kạn.
Công ty Hà Đông: Là Doanh nghiệp do Tỉnh Hà giang giới thiệu, có kinh nghiệm giám sát và quản lý các công trình thi công trong điều kiện miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Tư cách năng lực của khách hàng: Công ty Cổ phần ĐTXDPTCN Bắc Kạn
Ngày thành lập : Ngày 28/01/2002
Vốn điều lệ : 150 tỷ đồng
Số lượng cán bộ công nhân viên: 220 người
Tình hình hoạt động SXKD và tài chính của khách hàng đến ngày xin vay vốn(bảng số liệu2002-2003-2004 ở phần phụ lục)bảng 1
Từ khi được thành lập, Công ty tập trung vào vi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3223.doc.doc