MỤC LỤC:
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT: 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU: 2
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG I: 4
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 5
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 5
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 5
1.1.2. Cơ cấu tổ chức 7
1.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư&phát triển Thăng Long 9
1.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 20
1.2.1. Vai trò thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tài trợ dự án của Ngân hàng Đầu tư& phát triển Thăng Long 20
1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 22
1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án 26
1.2.4. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 29
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 32
1.2.6. Kết quả công tác thẩm định và thẩm định tài chính dự án đầu tư 34
1.3. VD MINH HỌA: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN “ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÍT TẤT XUẤT KHẨU” – CÔNG TY DỆT VĨNH PHÚC 39
1.3.1. Giới thiệu đánh giá về doanh nghiệp 39
1.3.2. Giới thiệu dự án “ Đầu tư dây chuyền sản xuất bít tất xuất khẩu” 41
1.3.3. Thẩm định tài chính dự án 41
1.3.4.Một số nhận xét về công tác thẩm định tài chính dự án “Đầu tư dây chuyền sản xuất bít tất xuất khẩu” – Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc: 53
1.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 55
1.4.1. Những thành tựu đạt được: 55
1.4.2. Những hạn chế trong công tác Thẩm định tài chính dự án đầu tư : 57
CHƯƠNG II: 62
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 62
2.1. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG THỜI GIAN TỚI 62
2.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong đến năm 2015: 62
2.1.2. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án của Chi nhánh trong thời gian tới 65
2.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ&PHÁT TRIỂN THĂNG LONG 67
2.2.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định 67
2.2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định 67
2.2.3. Hoàn thiện phương pháp thẩm định 72
2.2.4. Nâng cao trình độ và phẩm chất cán bộ thẩm định về thẩm định tài chính dự án 73
2.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức điều hành 74
2.2.6. Tăng cường đầu tư trang thiết bị cần thiết, ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng hiệu quả 74
2.2.7. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin thị trường 74
2.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 74
2.3.1. Chính phủ, các bộ ngành 74
2.3.2. Ngân hàng Nhà nước 75
2.3.3. Ngân hàng đầu tư&phát triển Việt Nam 76
2.3.4. Khách hàng- Chủ đầu tư: 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 79
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏng mọi việc, không đánh giá đúng được tính khả thi của dự án.
Như vậy cán bộ thẩm định là một trong những nhân tố quyết định chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Lấy thông tin gì? Ở đâu? Áp dụng chỉ tiêu nào để đánh giá đều được tiến hành bởi cán bộ thẩm định. Do vậy muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trước hết bản thân trình độ kiến thức, năng lực đạo đức của cán bộ thẩm định phải cao.
- Phương pháp thẩm định và các tiêu chuẩn đánh giá
Phương pháp thẩm định là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Với nguồn thông tin đã có được, vấn đề đặt ra với ngân hàng là làm thế nào? Lựa chọn phương pháp nào, chỉ tiêu nào để thẩm định dự án có hiệu quả tốt nhất. Mỗi dự án có một đặc trưng nhất định, do đó phương pháp thẩm định cũng không giống nhau, chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc vào phương pháp thẩm định, do đó sử dụng đồng bộ phương pháp phân tích đánh giá làm cho hiệu quả thẩm định cao hơn.
1.2.5.2. Về phía khách hàng
Các dự án của khách hàng nếu các khoản chi phí, doanh thu được tính tương đối chính xác, có căn cứ hợp lý thì khi thẩm định, cán bộ thẩm định sẽ bớt một khoản thời gian và chi phí để kiểm tra lại tính chính xác của thông tin. Do đó thông tin mà khách hàng đưa ra rất quan trọng.
1.2.5.3. Về phía cơ quan chức năng
Các văn bản quản lý hoặc các hoạt động của các cơ quan hữu quan tác động trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng BIDV Thăng Long nói riêng. Các văn bản này có thể kể tới các văn bản hướng dẫn tính khấu hao, tính tiền thuế đất đai của nhà nước, tính giá trị của tài sản, hay những hướng dẫn về thuế là những văn bản có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thẩm định của ngân hàng.
1.2.6. Kết quả công tác thẩm định và thẩm định tài chính dự án đầu tư
Nhận định được tầm quan trọng của Thẩm định trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh ngày càng quan tâm, chú trọng đến chất lượng thẩm định các dự án.
Trong những năm qua, Ngân hàng đã cho vay đối với nhiều dự án phát triển mà hiện nay những dự án này đang phát huy hiệu quả như:
-Dự án đầu tư dây chuyền II của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Với vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển dây chuyền đang đi vào hoạt động có hiệu quả.
-Dự án phát triển trồng rừng khai thác cao su ở Tây Ninh...
Mỗi năm BIDV Thăng Long thẩm định 40-50 dự án đầu tư mà phần lớn là cho vay trung hạn. Trong 5 năm từ 2003 -2008, Chi nhánh đã thẩm định và giải ngân trên 200 dự án lớn nhỏ trên nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, các hình thức đầu tư khác nhau tập trung chủ yếu vào các doanh nghệp Nhà nước, điển hình như sau:
- Công ty thực phẩm miền Bắc: Vay 1.599.823 DM lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh kẹo chất lượng cao.
- Công ty Xây dựng 319 vay theo chỉ định của Chính phủ mua thiết bị thi công, trị giá 3 tỷ đồng.
- Công ty nhựa Hà Nội: Vay 35.000 USD để lắp đặt thiết bị nâng cao năng suất sản xuất đồ nhựa.
Bảng 1.5: Số lượng và quy mô dự án được thẩm định giai đoạn 2006 -6T 2009
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số dự án xin vay vốn
Tổng số dự án
60
65
73
Tổng số tiền(tỷ)
167
174
189
Số dự án được thẩm định
Tổng số dự án
52
59
65
Tổng số tiền
151
163
175
Tỷ lệ được thẩm định (%)
Số dự án
87
91
89
Tổng số tiền (tỷ đồng)
90
94
93
Biểu đồ 1.5: Số lượng dự án được thẩm định giai đoạn 2006-2008
Tỷ lệ số dự án được thẩm định tăng theo thời gian, đây là nhờ sự hỗ trợ của cán bộ tín dụng trong khi lập hồ sơ khách hàng đã giúp đỡ khách hang hoàn thiện hồ sơ, là cơ sở ban đầu cho việc xét duyệt điều kiện cho vay. Số lượng dự án xin tài trợ tăng cả về số lượng và quy mô vốn. Năm 2006 có 60 dự án xin vay vốn với quy mô là 167 tỷ thì đến năm 2008, số dự án xin vay đã là 73 dự án với quy mô là 189 tỷ. Trung bình mỗi dự án xin vay hơn 2 tỷ, bao gồm cả vay nội tệ và ngoại tệ. Số dự án được thẩm định cũng tăng lên, cả về số lượng và quy mô, tỷ lệ dự án được thẩm định luôn trên mức 85%, đây là một tỷ lệ cao mà không phải Ngân hàng nào cũng làm được điều đó. Năm 2006, số dự án được thẩm định là 52, chiếm 87% số dự án xin vay, năm 2007, số dự án được thẩm định là 59 dự án, chiếm 91% số dự án xin vay. Đến năm 2008, số dự án được thẩm định đã tăng lên là 65 dự án so với số dự án xin vay là 73 dự án, chiếm 89%. Về quy mô vốn bình quân các dự án được thẩm định là 2,7 tỷ mỗi dự án, quy mô vốn bình quân không có sự chênh lệch nhiều giữa các năm: năm 2006 là 2,9 năm 2007 là 2.8 năm 2008 là 2.7
Bảng 1.6: Số lượng và quy mô dự án được cho vay giai đoạn 2005-6T 2009
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Số dự án được thẩm định
Tổng số dự án
52
59
65
Tổng số tiền(tỷ đồng)
151
163
175
Số dự án được tài trợ vốn
Tổng số dự án
45
49
52
Tổng số tiền (tỷ đồng)
99.5
138.6
143.7
Tỷ lệ được tài trợ vốn (%)
Tổng số dự án
87
83
80
Tổng số tiền
66
85
82
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2006-2008 của BIDV Thăng Long)
Biểu đồ 1.6: Số dự án thẩm định được tài trợ vốn giai đoạn 2006-2008
Qua kết quả thẩm định dự án của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong các năm 2006,2007,2008 cho thấy số dự án được vay vốn trong năm 2008 tăng hơn nhiều so với năm 2006 và 2007. Số lượng dự án xin cấp vốn đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long thẩm định trong năm 2008 là 65 dự án tăng hơn năm 2007 là 6 dự án, trong đó có 13 dự án bị từ chối không được xét duyệt vay vốn chủ yếu vì: Dự án không có tính khả thi, dự án chi phí quá lớn lợi nhuận thu được lại không cao, không đủ khả năng chi trả cho ngân hàng. . .
Chi nhánh đã thẩm định và cho vay được nhiều dự án, dư nợ trung và dài hạn tăng nhanh qua các năm từ 2003-2008 nhưng nợ quá hạn cũng có chiều hướng gia tăng ở mức tương đối cao. Bên cạnh những dự án đã đi vào hoạt động và đem lại hiệu quả kinh tế cao như những dự án của Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Công ty nhựa Hà Nội... thì có rất nhiều những dự án đầu tư kém hiệu quả, không thu được nợ, liên tục phải chuyển nợ quá hạn. Các dự án này chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiêu biểu là những dự án vay vốn Đài Loan. Trong số 23 dự án vay vốn Đài Loan đã thực hiện tại Chi nhánh có tới quá nửa số dự án phải gia nợ ít nhất một lần nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn và phải điều chỉnh thời hạn nợ. Cụ thể một số dự án như sau:
- Công ty TNHH Thái Dương nhập một dây chuyền may với tổng dự toán 794.000 USD. Chi nhánhđã cho vay 241.154 USD từ năm 2004, hiện tại đã hết thời hạn dư nợ theo khế ước nhưng đơn vị mới trả được 166.154 USD, số còn lại là 75.000 USD phải chuyển thành nợ quá hạn.
- Công ty TNHH Minh Châu nhập một dây chuyền sản xuất gỗ với tổng dự toán là 130.000 USD, đã được Sở cho vay 78.000 USD để nhập thiết bị từ tháng 6/2005với thời hạn 31 tháng. Đến nay đơn vị mới trả được 60.000 USD, còn lại phải chuyển 18.000 USD thành nợ quá hạn
- Công ty TNHH Ngọc Thịnh xin vay 200.000 USD từ tháng 12/2003 với thời gian là 45 tháng. Đến nay mới thu được 150.000 USD, còn lại 50.000 USD phải chuyển thành nợ quá hạn.
- Công ty TNHH Tiến Lợi vay 200.000 USD từ cuối năm 2002 nhưng đến nay mới trả được 152.000 USD, còn lại là nợ quá hạn 48.000 USD.
Trên đây là một số doanh nghiệp có dự án đầu tư kém hiệu quả và có tỷ lệ quá hạn cao, dẫn đến tỷ lệ quá hạn trung và dài hạn của Sở giao dịch I tăng cao qua các năm.
Sau đây là bảng tình hình nợ quá hạn trung dài hạn các dự án được thẩm định tại BIDV Thăng Long:
Bảng 1.7: Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại BIDV Thăng long giai đoạn 2005-6T 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
6T/ 2009
Tổng dư nợ tín dụng
tỷ đồng
1.590
1.639
1.763
2.260
2.288
Dư nợ trung, dài hạn
tỷ đồng
366
344
414
538
403
Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn/ tổng dư nợ
%
23.02
20.99
23.48
23.81
17.61
( Báo cáo kinh doanh 2005-2008 và 6T đầu năm 2009 BIDV Thăng Long)
Biểu đồ 1.7: Tỷ lệ dự nợ trung dài hạn/tổng dư nợ giai đoạn 2006-2008
Như vậy tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn (tài trợ dự án) so với tổng dư nợ tín dụng năm 2008 xấp xỉ năm 2007, có xu hướng giảm vào 6 tháng dầu năm 2009. Sau 2 năm hoạt động, nhờ làm tốt thẩm định tài chính mà dư nợ trung dài hạn (chủ yếu là tài trợ dự án) tăng nhẹ (172 tỷ đồng, tương đương 10% so với cuối năm 2005). Về cơ bản thực trạng này tuân thủ theo định hướng hoạt động tín dụng cảu BIDV giai đoạn 2005-2008 là giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn.
1.3. VD MINH HỌA: THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN “ĐẦU TƯ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT BÍT TẤT XUẤT KHẨU” – CÔNG TY DỆT VĨNH PHÚC
1.3.1. Giới thiệu đánh giá về doanh nghiệp
Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc là một trong những khách hàng lớn của Chi nhánh, có quan hệ tín dụng với Chi nhánh từ những ngày đầu thành lập.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1902000180 ngày 05/04/2002 đo sở Kế hoạch đầu tư Vĩnh Phúc cấp và sau 2 lần thay đổi(lần gần nhất ngày 08/09/2008) và điều lệ công ty ban hành ngày 17/1/2002:
- Tên công ty: công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc ( Vinh Phuc Textile Co., Lmt)
- Hình thức: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Địa chỉ: Thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc ( nay là thôn Do Hạ, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội)
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dung
+ Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế
+ Sản xuất, gia công sản phẩm sợi và dệt kim
+ Buôn bán các vật tư, thiết bị, sản phẩm thuộc ngành in
+ Sản xuất, gia công sản phẩm may mặc, thủ công mỹ nghệ
+ Buôn bán phụ tùng vận tải cà phụ tùng ô tô
+ Mua bán ô tô
+ Kinh doanh, cho thuê vận tải
- Vốn điều lệ: (sau lần sửa đổi gần nhất): 20 tỷ
Năng lực tài chính của công ty cũng được đánh giá khá cao. Doanh thu hàng năm luôn vượt kế hoạch, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng (năm 2007 đạt 452,3% so với năm 2006, năm 2008 đạt 228% so với năm 2007. Qua thống kê và điều tra từ các đối tác khách hàng, cán bộ thẩm định nhận thấy công ty được đánh giá rất cao, rất có uy tín, chất lượng, tiến độ sản xuất luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng.
Sau đây là bảng tóm tắt tình hình tài chính của Công ty:
Bảng 1.8: tình hình sản xuất kinh doanh Công ty
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
08/07(%)
09/08(%)
Doanh thu (tỷ)
5356
24210
55199
452
228
-DT XK (tỷ)
5356
24210
35024
452
145
LN TT (tỷ)
71
231
477
325
206
Bảng 1.9: Một số chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
I, Cơ cấu vốn
1.Khả năng tự chủ về tài chính(VCSH/TNV)
10.07%
7%
2. Hệ số nợ (tổng nợ phải trả/ TNV)
89.93%
93.15%
II, Khả năng thanh toán
1.Khả năng TT ngắn hạn (TSLĐ/nợ ngắn hạn)
0.89
0.76
2. Khả năng TT chung (tổng TS/ nợ phải trả)
1.11
1.07
III. Khả năng sinh lời
1.ROA (LNTT/ TTS)
0.69%
0.99%
2. ROE (LNST/TTS)
6.88%
12.42%
3. Tỷ suất LN/DT (LNST/DT)
0.95%
0.86%
IV. Khả năng hoạt động
1.Vòng quay VLĐ
2.49
3.32
2. Vòng quay khoản phải thu
11.62
15.45
3. Vòng quay hàng tồn kho
3.21
3.84
1.3.2. Giới thiệu dự án “ Đầu tư dây chuyền sản xuất bít tất xuất khẩu”
Trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu bít tất ở Việt Nam, chỉ có công ty dệt kim Hà Nội sản xuất và xuất khẩu bít tất, còn các cơ sở sản xuất bít tất khác chủ yếu dừng lại ở sản xuất và tiêu thụ nội địa, hoặc sản xuất thí điểm nhằm thăm dò thị trường. Do đó đầu tư vào dây chuyền sản xuất bít tất của Công ty dệt Vĩnh Phúc được đánh giá là quan trọng và có tính khả thi cao.
- Tên dự án: Đầu tư dây chuyền sản xuất bít tất xuất khẩu
- Chủ đầu tư: Công ty Dệt Vĩnh Phúc
- Loại hình dự án: Đầu tư mở rộng
- Địa điểm đầu tư: Phân xưởng dệt- Công ty Dệt Vĩnh Phúc- xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội.
- Hình thức đầu tư: đầu tư mới
Dự kiến sản phẩm dự án xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Mỹ. Theo khảo sát, nhu cầu bít tất bền đẹp, hợp vệ sinh đang rất lớn, cụ thể: Nhật bản: 10 triệu đôi/năm, Mỹ: 30 triệu đôi/năm. Thị trường mục tiêu của dự án là Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường lớn nhưng yêu cầu cao, do đó dự án phải đạt được những yêu cầu nhất định về chất lượng
1.3.3. Thẩm định tài chính dự án
Bảng 1: Tổng mức đầu tư
ĐV: $
Danh mục
Đơn vị
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
A.Vốn mua sắm máy móc thiết bị
1.Máy dệt bít tất sử dụng Computer cùng toàn bộ mode SS-604 U,132 kim
Cái
30
15000
450000
2.Máy khíu tay
Cái
37
500
18500
3.Máy dệt bít tất điện tử Model 2001,144 kim
Cái
30
800
240000
4.Xy lanh 3.75”
Cái
30
700
21000
5.Quạt gió 0.75 KW
Cái
34
150
5100
B.Chi phí khác
20000
1.Chi phí lắp đặt,vận chuyển,hiệu chỉnh
10000
2.Chi phí chạy thử
10000
3.Thiết bị phụ trợ(tận dụng thiết bị có sẵn của Công ty)
0
C. Tổng VĐT(C=A+B)
100%
754600
1.Vốn tự có và vốn góp
30%
226380
2.Vốn vay ngân hàng
70%
528220
Bảng 2: Doanh thu:
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
2013
2014
1.Công suất(%)
100
100
95
95
90
90
85
2.Sản lượng
-Tổng số
2808000
2808000
2667600
2667600
2527200
2527200
2386800
-SP đủ đk XK
2779920
2779920
2640924
260924
2501928
2501928
2362932
-SP lỗi
28080
28080
26676
26676
25272
25272
23868
3.Giá bán
-SP XK
0.58
0.61
0.64
0.67
0.70
0.74
0.78
-SP lỗi
0.29
0.30
0.32
0.34
0.35
0.37
0.39
4.Thành tiền
-Tổng
1620497
1701522
1697268
1782132
1772752
1763843
1845878
-SP XK
1612354
1692971
1688739
1773176
1763843
1852035
1836602
-SP lỗi
8143
8550
8529
8955
8908
9354
9276
Với các giả thiết:
- Công suất máy: 60 đôi/ca
- Số máy dệt hoạt động: 60 cái
- Trung bình số ca máy trong ngày: 2.5 ca/ ngày
- Số ngày sản xuất trong năm (26 ngày*12 tháng): 312 ngày
- Sản phẩm lỗi không đủ điều kiện xuất khẩu: 1%sản phẩm sản xuất
- Giá bán sản phẩm cao hơn năm trước 5%
Năm đầu tiên:0.58 $/đôi
- Giá bán sản phẩm lỗi=1/2 giá bán sản phẩm xuất khẩu
Bảng 3: Chi phí hoạt động
Giả thiết:
- Định mức chi phí nguyên vật liệu/sản phẩm năm sau cao hơn năm trước 5%
- Định mức chi phí nhân công/sản phẩm năm sau cao hơn năm trước 10%
Bảng 3.1: Tính chi phí nguyên, nhiên vật liệu sản xuất cho 1 sản phẩm năm đầu
TT
Khoản mục
Đơn giá
CP cho 1 đôi
Định mức tiêu hao
Thành tiền VND
Quy đổi $
I
CP NVL chính
5244
0.324
1.
NVL chính
4744
0.293
1.1
Sợi AC
90000
0.044
3960
0.244
1.2
Sợi Spandex
80000
0.0055
440
0.027
1.3
Sợi chun
65000
0.00275
179
0.011
1.4
Sợi nylon+polyester
60000
0.00275
165
0.010
2
NVL phụ
500
0.031
2.1
Kim, móc,platin
(=3.81%VLC)
200
0.012
2.2
Bao bì đóng gói
(=3.32%VLC)
300
0.019
II.
CP nguyên,nhiên vật liệu khác
842
0.052
1
Thuốc nhuộm
400
0.025
2
Điện, dầu, nước…
300
0.019
3
CP khác do thất thoát(0.03%NVLC)
142
0.009
III
Tổng
6086
0.076
Bảng 3.2: Chi phí nhân công trong 1 năm
TT
Khoản mục
Số LĐ
Lương tháng
Kết quả(VND)
Kết quả($)
I
CP nhân công sản xuất trong 1 tháng
1
Tiền lương 1 tháng
100
1,500,000
150000000
9259.259
2
BHXH, BHYT
=17%lương
VND
25500000
1574.074
II
CP nhân công sản xuất trong 1 năm
VND
2106000000
130000
Bảng 3.3. CP quản lý, bán hàng trong 1 năm
TT
Khoản mục
Cách tính
ĐV
Kết quả
1
CP quản lý sản xuất trong 1 năm
=5% doanh thu
VND
2
CP bán hang, vận chuyển trong 1 năm
=7% doanh thu
VND
3
CP thuê nhà xường( sử dụng nhà xưởng có sẵn)
0
Bảng 3.4: Tính tổng CP cho từng năm
Khoản mục
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
1.CP NVLC
1054918
1107663
1104894
1160139
1154033
1211735
1201637
2.CP nhân công
130000
143000
157300
173030
190333
209366
230303
3.CP bảo hiểm
113435
119107
118809
124749
124093
130297
129211
4. CP quản lý DN
81025
85076
84863
89107
88638
93069
92294
5.CP khấu hao
157067
157067
157067
141700
141700
-
-
6.CP lãi vay
36013.73
34181.16
27356.16
1897.16
8200.73
-
-
7. Tổng CP
1572457
1646094
1650289
1707696
1706997
1644468
1653445
Năm 2008 sẽ tính gộp vào chi phí lãi vay năm 2009.
Bảng 4: Khấu hao tài sản cố định
Khoản mục
Nguyên giá TSCD
Tỷlệ tính khấu hao(%)
2009
2010
2011
2012
2013
1.Máy dệt bít tất sử dụng Comuter cùng toàn bộ mode SS-604 U,132 kim
450000
20
90000
90000
90000
90000
90000
2.Máy khíu tay
18500
20
3700
3700
3700
3700
3700
3.Máy dệt bít tất điện tử Model 2001,144 kim
240000
20
48000
48000
48000
48000
48000
4.Xy lanh 3.75”
21000
33.33
7000
7000
7000
7000
7000
5.Quạt gió 0.75 KW
5100
33.33
1700
1700
1700
1700
1700
6.Chi phí khác
20000
33.33
6667
6667
6667
6667
6667
7. Tổng
157067
157067
157067
157067
157067
8. Khấu hao lũy kế
157067
314133
471200
612900
754600
Bảng 5: Kế hoạch vay và trả nợ
Năm
Quý
Nợ gốc vay đầu kỳ
Trả lãi vay
Trả gốc trong kỳ
Trả nợ gốc và lãi trong kỳ
Trả lãi trong năm
Trả gốc trong năm
2008
(T11+12)
6866.86
0
2009
1
528220
10300.29
15000
25300.29
39446.16
60000
2
513220
10007.79
15000
25007.79
3
498220
9715.29
15000
24715.29
4
483220
9422.79
15000
24422.79
2010
1
468220
9130.29
20000
29130.29
34181.16
80000
2
448220
8740.29
20000
28740.29
3
428220
8350.29
20000
28350.29
4
408220
7960.29
20000
27960.29
2011
1
388220
7570.29
25000
32570.29
27356.16
100000
2
363220
7082.79
25000
32082.79
3
338220
6595.29
25000
31595.29
4
313220
6107.79
25000
31107.79
2012
1
288220
5620.29
30000
35620.29
18971.16
120000
2
258220
5035.29
30000
35035.29
3
228220
4450.29
30000
34450.29
4
198220
3865.29
30000
33865.29
2013
1
168220
3280.29
42055
45335.29
8200.725
168220
2
126165
2460.218
42055
44515.22
3
84110
1640.145
42055
43695.15
4
42055
820.0725
42055
42875.07
Tổng
135022.2
528220
656375.4
135022.2
528220
→ Kết luận sau thẩm định: Dự án đạt hiệu quả tài chính, có khả năng thu lợi nhuận cao, có khả năng trả gốc và lãi, đủ điều kiện cho vay.
1.3.4.Một số nhận xét về công tác thẩm định tài chính dự án “Đầu tư dây chuyền sản xuất bít tất xuất khẩu” – Công ty TNHH Dệt Vĩnh Phúc:
Dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi của Công ty khi vay vốn và sự kiểm tra sự tin cậy các nguồn tin Doanh nghiệp cung cấp cùng những kinh nghiệm, kiến thức có được về thẩm định, cán bộ Thẩm định đã tiến hành thẩm định và đưa ra những nhận xét riêng của mình về dự án, trong đó có những sự khác biệt so với báo cáo nghiên cứu khả thi của Doanh nghiệp.
-Các thông số về doanh thu:
Doanh thu Ngân hàng tính cho dự án thấp hơn doanh thu mà Doanh nghiệp tính trong báo cáo nghiên cứu khả thi của mình. Nguyên nhân của sự khác biệt này là:
+ Sau khi tính toán, xem xét nhu cầu thị trường, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, Ngân hàng đã hạ giá thành sản phẩm bít tất. Doanh nghiệp đã tính đơn giá cho mỗi sản phẩm xuất khẩu cao hơn thực tế và Ngân hàng đã tính toán lại doanh thu của Doanh nghiệp.
+ Trong khi xem xét công suất máy móc thực hiện dự án, Doanh nghiệp đã cho rằng công suất máy móc thiết bị hàng năm là 100%, điều này không phù hợp với thực tế vì máy móc thiết bị có sự hao mòn, giảm sút về công suất, do đó Ngân hàng đã tính toán lại Công suất máy móc thiết bị theo từng năm, trong đó 2 năm đầu công suất đạt 100%, 2 năm sau là 95%, 2 năm tiếp là 90%, năm tiếp là 85%.
+ Trong khi tính toán sản phẩm sản xuất và xuất khẩu, Doanh nghiệp không tính đến các sản phẩm lỗi, không đủ điều kiện xuất khẩu, tất cả các sản phẩm Doanh nghiệp đều cho rằng đủ điều kiện xuất khẩu. Tuy nhiên dựa vào tình hình thực tế sản xuất của Doanh nghiệp và tính chất sản phẩm dự án, Ngân hàng đã tính đến tình huống sản phẩm lỗi, không xuất khẩu được, số sản phẩm này Ngân hàng tính là 5% tổng số sản phẩm sản xuất và có giá thành bằng 50% giá sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu.
-Các thông số về chi phí
Trong khi Chi phí của Doanh nghiệp tính toán trong báo cáo nghiên cứu khả thi còn sơ sài, không tính một số khoản mục thì Cán bộ thẩm định đã điều tra thị trường đầu vào cho dự án và tính toán lại các khoản Chi phí cần thiết, trong đó bổ sung một số khoản chi mà Doanh nghiệp đã không tính đến trong quá trình lập báo cáo khả thi. Cụ thể như sau:
+ Doanh nghiệp đã không tính đến khoản Chi phí do thất thoát trong quá trình sản xuất của mình. Khoản chi phí này Doanh nghiệp rất khó để triệt tiêu hoàn toàn, chỉ có thể giảm đến mức tối đa, Ngân hàng đã tính khoản chi phí này cho dự án là 5% chi phí nguyên vật liệu chính.
+ Trong khi tính toán chi phí nhân công, Doanh nghiệp không tính đến lương nhân công có thể tăng trong quá trình thực hiện dự án. Trên thực tế thì lương công nhân trong những năm gần đây thường có sự thay đổi theo hướng tăng lương cơ bản. Do đó phải dự tính các khoản lương công nhân tăng trong quá trình sản xuất. Ngân hàng đã dự tính và cho rằng lương công nhân năm sau cao hơn năm trước 10%, mức tăng này được coi là hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện tại.
+ Sự thay đỏi Chi phí nguyên vật liệu qua các năm không được doanh nghiệp tính đến trong quá trình lập Chi phí sản xuất kinh doanh, trên thực tế với mức độ lạm phát như hiện nay, định mức chi phí nguyên vật liệu/ sản phẩm sẽ tăng. Ngân hàng đã bổ sung khoản chi phí chênh lệch này và tính toán lại chi phí nguyên vật liệu chính, trong đó mức tăng định mức chi phí nguyên vật liệu/ sản phẩm được tính là năm sau cao hơn năm trước 5%.
+ Doanh nghiệp dự tính các khoản lãi vay được thực hiện từ T1/2010 trong khi vốn giải ngân dự tính vào tháng 11/2009, do đó khoản chi phí lãi vay của dự án đã giảm trừ 2 tháng, điều này gây ra sự chênh lệch khi tính chi phí cho dự án. Mặt khác Doanh nghiệp đã không dự tính chính xác khoản mục Chi phí lãi vay hàng năm của mình, Ngân hàng đã căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp để tính toán khoản Chi phí này.
-Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
Sau khi bổ sung các khoản mục còn thiếu, Cán bộ thẩm định đã tiến hành tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư theo đúng quy trình tính toán được quy định của Ngân hàng.
Cán bộ thẩm định đã tiến hành đánh giá rủi ro của dự án qua việc phân tích độ nhạy của dự án bằng cách tăng chi phí 2%hoặc giảm doanh thu 2%, tính toán lại các chỉ tiêu tài chính và đứng trên góc độ tài chính thì dự án vẫn đạt hiệu quả cao khi các rủi ro đó xảy ra.
1.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN THĂNG LONG
1.4.1. Những thành tựu đạt được:
Sau gần 20 năm hoạt đông, Ngân hàng BIDV Thăng Long đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh qua các hoạt động của mình đồng thời dần khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và Ngân hàng. Cùng với các hoạt động khác của Ngân hàng, công tác thẩm định dự án cũng được chú trọng, quan tâm và không ngừng được hoàn thiện, với mục đích cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và hoạt động tài trợ dự án của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. BIDV Thăng Long, với mong muốn tăng trưởng tín dụng an toàn và đảm bảo tín dụng với sự ra đời của phòng Thẩm định đã tiến hành thẩm định và nghiên cứu các dự án của khách hàng, góp phần tăng trưởng chất lượng tín dụng và mang lại hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng, Kết quả thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng trong năm 2008 đạt kết quả như sau:
-Tổng số dự án thẩm định là hơn 50 dự án, tăng hơn 25% so với năm 2007.
- Tổng số dư nợ cho vay theo dự án: 498,500 triệu đồng, tăng 33.23% so với năm 2007 đạt 374,170 triệu đồng.
Sau đây là một số thành tựu BIDV Thăng Long đạt được trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư :
1.4.1.1. Về quy trình thẩm định tài chính dự án:
Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng trong thời gian qua có những tiến bộ vượt bậc, không ngừng đổi mới và nâng cao tính rõ ràng các chức năng nhiệm vụ nhưng đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Quy trình thẩm định rõ ràng là cơ sở cho công tác thẩm định được diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Quy trình này còn được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống và nhìn chung trong thời gian qua đã được cán bộ thẩm định tuân thủ nghiêm túc. Mặt khác quy trình thẩm định tài chính dự án được xây dựng dựa trên cơ sở sự phối hợp thống nhất để đưa ra quyết định. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng trong quá trình thẩm định, sự phối hợp này diễn ra khá hiệu quả, đã phát huy được tính độc lập của mỗi bộ phận đồng thời tạo ra mối quan hệ thống nhất, không chồng chéo lẫn nhau.
1.4.1.2. Về nội dung thẩm định:
Các nội dung thẩm định tài chính dự án khá đầy đủ và khoa học, phản ánh đúng thực trạng tài chính dự án đầu tư giúp Ngân hàng có cơ sở để quyết định tài trợ hay không dự án mà chủ đầu tư xin vay. Dựa trên thực tế, kết hợp các thông tin thị trường, các thông tin thu thập được do đó kết quả thẩm định tài chính là những con số khá chính xác, phản ánh đúng khả năng sinh lời, khả năng trả nợ của dự án, của chủ đầu tư. Các nội dung phân tích dựa trên quy trình biểu mẫu chung nhưng đồng thời áp dụng vào các dự án khác nhau thì cách phân tích khác nhau do đó nâng cao được tính chủ động của cán bộ thẩm định.
1.4.1.3. Về phương pháp thẩm định:
Chi nhánh sử dụng các phương pháp chung về thẩm định tài chính dự án đầu tư, tuy nhiên dựa trên điều kiện cụ thể sử dụng linh hoạt các phương pháp đưa ra. Trong hầu hết các dự án, phân tích độ nhạy luôn được chú trọng giúp cho việc hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, đây là mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31210.doc