Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 3

1.1 Khái quát về Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.2 Cơ cấu tổ chức 4

1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 7

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn. 9

1.1.3.2 Hoạt động tín dụng. 11

1.2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 13

1.2.1 Sự cần thiết của việc thẩm định tài chính dự án đầu tư 13

1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư 14

1.2.2.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn 15

1.2.2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn 15

1.2.2.3 Thẩm định tài chính: Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay 17

1.2.2.4 Lập tờ trình thẩm định cho vay 17

1.2.2.5 Tái thẩm định khoản vay 17

1.2.2.6 Duyệt cho vay, ký hợp đồng, giải ngân và Kiểm tra giám sát, thu lãi và gốc, thanh lý hợp đồng, lưu giư hồ sơ 18

1.2.3 Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 18

1.2.3.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. 18

1.2.3.2 Phương pháp thẩm định theo trình tự 19

1.2.3.4 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy của dự án. 19

1.2.3.5 Phương pháp dự báo. 20

1.2.3.6 Phương pháp triệt tiêu rủi ro 20

1.2.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 20

1.2.4.1 Thẩm định thị trường 20

1.2.4.2 Thẩm định kỹ thuật 21

1.2.4.3 Thẩm định tổ chức, quản lý dự án. 23

1.2.4.4 Thẩm định kinh tế - xã hội dự án. 24

1.2.4.5 Thẩm định tài chính dự án 25

1.2.5 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư 26

1.2.5.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án 26

1.2.5.2 Thẩm định khả năng triển khai và huy động nguồn tài trợ. 27

1.2.5.3 Xem xét các báo cáo tài chính, xác định dòng tiền dự kiến cho từng giai đoạn của chu trình dự án 27

1.2.5.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án 28

1.2.5.5 Phân tích bất định 35

1.2.6 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. 36

1.2.6.1 Các nhân tố chủ quan. 36

1.2.6.2 Các nhân tố khách quan. 38

1.2.7 Nghiên cứu tình huống: “ thẩm định tài chính dự án đầu tư hai ôtô tự đổ phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty Than Nội địa” 40

1.2.7.1 Giới thiệu dự án 41

1.2.7.2 Giới thiệu chủ đầu tư 41

1.2.7.3 Nhu cầu của doanh nghiệp: 42

1.2.7.4 Thẩm định khách hàng vay vốn 42

1.2.7.5 Thẩm định dự án đầu tư 46

1.2.7.6 Kết luận của cán bộ thẩm định về dự án 49

Chương 2: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương VN 54

2.1 Định hướng hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch 1 NHCTVN 54

2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 56

2.2.1 Giải pháp về nội dung và phương pháp thẩm định. 57

2.2.1.1 Phải thẩm định tính đầy đủ của vốn đầu tư. 57

2.2.1.2 Xem xét, đánh giá nguồn tài trợ 58

2.2.1.3 Nâng cao độ chính xác khi dự đoán các yếu tố doanh thu, chi phí và dòng tiền của dự án. 59

2.2.1.4 Giải pháp lựa chọn chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phù hợp nhất. 60

2.2.1.5 Thẩm định độ rủi ro và khả năng trả nợ của dự án cần chi tiết hơn. . 62

2.2.3 Tạo cơ chế tổ chức điều hành khoa học, hiệu quả. 64

2.2.4 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin, chất lượng trang thiết bị công nghệ. 65

2.3 Một số kiến nghị cho Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam 66

2.3.1 Kiến nghị với chính phủ. 66

2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 68

2.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam. 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính toán, tiêu chuẩn để so sánh là tỷ lệ chiết khấu của dự án. Khi sử dụng IRR ta phải chú ý rằng cũng như NPV, sự chính xác của chỉ tiêu phụ thuộc vào sự chính xác của các dự tính về luồng tiền. IRR là một chỉ tiêu mang tính tương đối, tức là nó chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu chứ không cung cấp quy mô của số lãi hay lỗ của dự án tính bằng tiền. Khi dự án được lập trong nhiều năm, việc tính toán chỉ tiêu là rất phức tạp. Đặc biệt loại dự án có các luồng tiền ròng vào ra xen kẽ năm này qua năm khác, kết quả tính toán có thể cho nhiều IRR khác nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định. Sử dụng hai chỉ tiêu NPV và IRR để đánh giá dự án có thể đưa tới cùng một kết luận, đồng thời lại có thể đưa tới hai kết luận trái ngược. Điều đó tùy thuộc vào các luồng tiền trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu. Vì IRR không đề cập tới độ lớn, quy mô của dự án và không giả định đúng tỷ lệ tái đầu tư đồng thời để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của dự án đầu tư, nên chủ đầu tư thường coi trọng chỉ tiêu NPV hơn để đưa ra quyết định trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai chỉ tiêu. * Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn Thời gian hoàn vốn của một dự án là số năm mà tại đó các luồng tiền của dự án được luỹ kế đến một khoản mà bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu. Công thức như sau: Thời gian hoàn vốn = Vốn đầu tư ban đầu Luồng tiền mỗi năm Trong công thức thời gian hoàn vốn không đề cập đến giá trị thời gian của tiền. Nguyên lý thời gian hoàn vốn trong đánh giá dự án có hai hạn chế chủ yếu sau: +Bỏ qua giá trị thời gian của tiền: Nguyên lý thời gian hoàn vốn giả định là luồng tiền nhận được trong tương lai cũng ngang bằng về giá trị của luồng tiền nhận được trong năm hiện tại. Trong thực tế, chúng ta cần chiết khấu các luồng tiền trong tương lai để làm chúng ngang bằng về giá trị với các luồng tiền hiện tại, bởi vì các luồng tiền có thể được đầu tư để thu được lãi trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi nguyên lý thời gian hoàn vốn không xem xét đến giá trị thời gian của tiền, không có lý do giải thích tại sao chiết khấu luồng tiền không được sử dụng trong các phân tích này. +Bỏ qua các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn: Chỉ có luồng tiền ở giai đoạn cuối cùng mà vốn ban đầu đã được bù đắp được coi là phù hợp trong các phân tích này, và vì vậy nguyên lý thời gian hoàn vốn tạo ra một bức tranh không hoàn chỉnh về tài chính của dự án. Tất cả các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn bị bỏ qua. Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cũng được áp dụng khá rộng rãi trong thực tế bởi vì: + Đơn giản: Chỉ tiêu này đơn giản dễ hiểu và dễ tính hơn so với nguyên lý chiết khấu luồng tiền. + Tạo bức màn che cho dự án: Nó cung cấp một công cụ để che dấu dự án. Nếu một dự án không tìm được tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn, nhà quản lý có thể từ chối dự án mặc dù các luồng tiền lớn tiềm ẩn được tính trong tương lai. + Khan hiếm tiền: Khi một công ty bị khan hiếm tiền, công ty sẽ lựa chọn các dự án có thể bù đắp được vốn đầu tư ban đầu trong thời gian ngắn nhất. Một công ty ít vốn có thể không đợi được kỳ trả tiền lớn của một dự án với thời gian hoàn vốn lâu nhưng NPV khả thi. Thậm chí trong các trường hợp, nó nên sử dụng cùng với một phương pháp chiết khấu luồng tiền. + Các rủi ro của dự án: Công cụ thời gian hoàn vốn cung cấp những cách nhìn nhận rủi ro của một dự án. Các luồng tiền thu được trong thời gian sớm thì sẽ ổn định hơn các luồng tiền nhận được từ các năm sau. Các luồng tiền càng xa trong tương lai thì mức độ không ổn định càng cao. * Chỉ tiêu chỉ số doanh lợi PI Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích - chi phí, là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị. Nếu PI lớn hơn 1 có nghĩa là dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận được. Chỉ số doanh lợi được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập ròng hiện tại so với vốn đầu tư ban đầu. PI = PV CFo Trong đó: CFo : Số vốn đầu tư ban đầu PV: Dòng tiền sau mốc 0 Nếu PI >= 1 cho thấy dự án có chỉ số doanh lợi càng lớn thì hiệu quả tài chính dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn. Cũng như chỉ tiêu NPV, chỉ tiêu PI cũng rất được quan tâm. Chỉ tiêu này có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu NPV , thường cùng đưa tới một quyết định. Nó đơn giản và dễ diễn đạt., Tuy nhiên do chỉ tiêu chỉ đưa lại số tương đối nên khó sử dụng trong một số trường hợp ví dụ như hai dự án loại trừ nhau. * Chỉ tiêu điểm hòa vốn Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu thu được bằng với các chi phí bỏ ra. Đối với dự án sản xuất thì điểm hòa vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn. Để đảm bảo cho việc ra quyết định đầu tư chính xác, nhà đầu tư cần phải xem xét hiệu quả tài chính dự án một cách toàn diện bằng việc kết hợp tất cả các nhóm chỉ tiêu phân tích mặt tài chính của dự án cũng như các chỉ tiêu trong cùng nhóm. Tuy nhiên, khi vận dụng phân tích các chỉ tiêu của dự án cụ thể phải rất linh hoạt, cán bộ thẩm định có thể lựa chọn những chỉ tiêu đặc trưng thích hợp với từng đề án để xem xét, phân tích. Khi nghiên cứu các chỉ tiêu, vấn đề quan trọng nhất và cần thiết là phải ước tính được thu nhập, chi phí, lợi nhuận, luồng tiền ròng và tỷ lệ chiết khấu của dự án. Độ chính xác của các dự tính này càng cao thì mức độ thành công của dự án càng cao. Luồng tiền ròng của một dự án là căn cứ để đánh giá dự án, được xác định dựa vào số chênh lệch giữa lượng tiền nhận được với lượng tiền đã chi tiêu. Những dự báo về thu, chi của dự án được lập theo phương pháp kế toán là căn cứ để xác định luồng tiền ròng của dự án. Trong báo cáo thu nhập của kế toán, khâu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ, nhưng để tính luồng tiền ròng của dự án, khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, khấu hao chỉ là một yếu tố của chí phí làm giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy, khấu hao được coi là một nguồn thu nhập của dự án. Thông thường luồng tiền ròng của dự án là toàn bộ lợi nhuận sau thuế và khấu hao tài sản cố đinh. CFi = LNSTi + Di Với: Di là khấu hao tài sản cố định năm thứ i LNSTi là lợi nhuận sau thuế Xác định chính xác tỷ lệ chiết khấu của từng dự án là một việc làm không đơn giản. Có thể hiểu tỷ lệ chiết khấu là tỷ suất lợi nhuận thích hợp bù đắp rủi ro khi bỏ vốn đầu tư vào dự án. Tỷ lệ chiết khấu dự kiến được xác định dựa trên chi phí vốn đó là chi phí trả cho nguồn vốn huy động, nó được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu của doanh nghiệp. Khi mức rủi ro của dự án bằng với mức rủi ro của doanh nghiệp và chính sách tài trợ của doanh nghiệp phù hợp với dự án thì tỷ lệ chiết khấu thích hợp có thể lựa chọn là chi phí trung bình của vốn (WACC). Ta có: WACC = WdKd(1-T) + ... + WsKs. Trong đó + WACC: Chi phí trung bình của vốn + Wd, Ws: Tương ứng là tỷ lệ nợ, tỷ lệ vốn huy động từ các nguồn khác + Kd,Ks tương ứng là chi phí nợ trước thuế, chi phí vốn huy động từ các nguồn khác. + T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp +Kd(1-T): Chi phí nợ sau thuế 1.2.5.5 Phân tích bất định Chu trình dự án thường rất dài, trong khi đó dự án được soạn thảo trên cơ sở giả định nên thường không lường hết các tình huống bất trắc xảy ra trong tương lai. Vì vậy khi lập dự án cần tính đến một số tình huống rủi ro để trên cơ sở đó xác định lại thu nhập, chi phí và hiệu quả đầu tư. Nếu dự án vẫn có hiệu quả trong trường hợp bất trắc phát sinh thì đó là dự án an toàn. Việc phân tích bất định gồm phân tích độ nhạy, tìm vùng an toàn và đánh giá dự án trong điều kiện rủi ro. Khi phân tích dự án ta thấy các yếu tố thường thay đổi. Chủ đầu tư cần biết khi các yếu tố thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết luận thẩm định tài chính dự án đầu tư. Để làm được điều này, nhà đầu tư phải phân tích độ nhạy. Thực chất đó chính là việc xác định mối quan hệ động giữa các yếu tố trên cơ sở đó đánh giá lại các chỉ tiêu hiệu quả. Việc phân tích độ nhạy sẽ giúp cho chủ đầu tư lường trước được những kết quả do các tình huống khác nhau đem lại trước khi đưa ra quyết định đầu tư để từ đó có thể xác định vùng an toàn. Vùng an toàn là vùng dự án đạt hiệu quả tài chính, nó có tính chất định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đầu tư. Rủi ro là điều rất có thể xảy ra trong hoạt động đầu tư. Do đó ta cần phải xem xét các yếu tố rủi ro để có biện pháp hạn chế tác động của rủi ro đồng thời đưa ra được quyết định đầu tư đúng đắn đảm bảo tính hiệu quả của dự án ngay cả khi có rủi ro. Một trong những giải pháp thường được sử dụng để đánh giá dự án đầu tư trong điều kiện có rủi ro là áp dụng tỷ lệ chiết khấu đã điều chỉnh rủi ro: e = r/(1 b) Trong đó: e: Tỷ lệ chiết khấu đã điều chỉnh rủi ro r: Tỷ lệ chiết khấu trước khi điều chỉnh rủi ro b: Xác xuất rủi ro Thẩm định tài chính dự án là việc đánh giá hiệu quả của dự án đứng trên quan điểm lợi ích của Ngân hàng. Kết quả thẩm định tài chính là sự kết hợp của nhiều yếu tố, giúp cho chủ đầu tư ra quyết định cuối cùng. Sở giao dịch 1vận dụng các phương pháp thẩm định linh hoạt, kết hợp với các chỉ tiêu thẩm định phù hợp trong thẩm định tài chính để ra quyết định cho vay một cách hiệu quả và khả thi nhất. Nhưng để công tác thẩm định tài chính dự án đạt hiệu quả cũng cần đòi hỏi phải xét tới các nhân tố ảnh hưởng như sau: 1.2.6 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án sẽ giúp ta có cách nhìn tổng thể, từ đó có những quan tâm thích hợp tới các yếu tố tác động để đảm bảo hiệu quả trong thẩm định. Các nhân tố ảnh hưởng gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. 1.2.6.1 Các nhân tố chủ quan. * Sự tác động của ban lãnh đạo và cán bộ thẩm định Các lãnh đạo, cán bộ thẩm định và những người chủ đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thẩm định tài chính dự án. Chủ đầu tư có nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính thì họ mới có thể quan tâm một cách thích hợp tới công việc này. Nhờ đó, ban lãnh đạo mới có sự tổ chức thực hiện thẩm định khoa học và hợp lý: phân công đúng người đúng việc, tạo điều kiện làm việc để công tác thẩm định dự án đạt hiệu quả. Cùng với ban lãnh đạo, sự hiểu biết của cán bộ thẩm về công tác thẩm định tài chính dự án cũng có vai trò rất lớn. Các quyết định họ đưa ra đều phải dựa trên những phân tích, đánh giá của cán bộ. Cán bộ thẩm định có nghĩa vụ hợp tác, góp ý cho ban lãnh đạo kịp thời thì họ mới có thể tổ chức tốt công tác thẩm định. * Trình độ của cán bộ thẩm định. Nếu như ban lãnh đạo ra các quyết định định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án thì cán bộ thẩm định là người trực tiếp thực hiện công việc. Trình độ của cán bộ thẩm định quyết định tính hiệu quả trong thẩm định. Cán bộ thẩm định với cơ sở lý thuyết hiện đại cùng những hiểu biết thực tiễn sẽ vận dụng quy trình thẩm định tài chính dự án một cách linh hoạt, đảm bảo chính xác khi dự tính vốn đầu tư, lập các báo cáo tài chính và sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thẩm định hợp lý. Không chỉ trình độ trong thẩm định tài chính dự án, trình độ cán bộ thẩm định trong thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tổ chức- quản lý dự án cũng quyết định hiệu quả thẩm định tài chính. Kết luận thẩm định ở các khâu này sẽ là căn cứ để tiếp tục bước thẩm định tài chính qua đó chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tổ chức- quản lý dự án cung cấp những căn cứ và số liệu cần thiết để tiến hành công tác thẩm định tài chính. Nếu như các số liệu nghiên cứu thị trường, thẩm định kỹ thuật, thẩm định tổ chức, quản lý dự án cung cấp không chính xác thì việc cán bộ thẩm định đưa ra số vốn dự toán cùng các số liệu trong báo cáo tài chính sẽ sai do đó việc tính toán các chỉ tiêu thẩm định tài chính chỉ là vô nghĩa. Thẩm định kỹ thuật còn giúp cho việc lựa chọn quy trình công nghệ thích hợp sao cho dự án không chỉ khả thi về mặt kinh tế mà hơn thế còn phải tối ưu về mặt kỹ thuật, có như vậy thì kết quả thẩm định tài chính mới thực sự có ích cho chủ đầu tư. Để đưa ra quyết định cuối cùng, nhà đầu tư cần căn cứ vào kết quả thẩm định các mặt của dự án. Kết luận thẩm định tài chính dự án chỉ thật sự có giá trị khi được kết hợp xem xét cùng các kết luận thẩm định khác trong toàn bộ công tác thẩm định dự án. Sự yếu kém của cán bộ thẩm định ở một khâu nào đó trong công tác thẩm định đều dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm. Cán bộ thẩm định không chỉ đưa ra kết luận thẩm định mà còn giúp nhà đầu tư điều chỉnh, sửa đổi dự án sao cho hợp lý đảm bảo quyết định đầu tư đúng hướng. * Điều kiện cơ sở vật chất. Điều kiện cơ sở vật chất trang bị cho công tác thẩm định tài chính dự án cũng phản ánh chất lượng thẩm định. Cơ sở vật chất được hiểu là toàn bộ các trang thiết bị làm việc, kiến thức được đào tạo. Máy móc, thiết bị đo lường, tính toán hiện đại sẽ trợ giúp cho cán bộ thẩm định trong việc đưa ra kết luận nhanh chóng, chính xác, nâng cao hiệu quả công việc. Để sử dụng một cách khoa học, phát huy hết tính năng kỹ thuật của trang thiết bị, nhạy bén trong thẩm định tài chính, vận dụng quy trình thẩm định một cách linh hoạt phù hợp với tình hình công ty và điều kiện nền kinh tế, cán bộ thẩm định cần có cơ sở lý thuyết nền tảng và không ngừng tiếp thu kỹ thuật thẩm định mới cùng những hiểu biết thực tiễn. 1.2.6.2 Các nhân tố khách quan. * Sự phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh nhạy, chính xác, đạt hiệu quả kinh tế khi ra quyết định đầu tư. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế với sự cạnh tranh khốc liệt. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thực hiện công tác thẩm định dự án nói chung thẩm định tài chính nói riêng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của thẩm định dự án và có những quan tâm thích đáng. Tình hình thực tiễn nền kinh tế với những biến động và những phát triển trong nghiên cứu làm cho công tác thẩm định tài chính không ngừng được đổi mới và nâng cao. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải có cơ sở lý luận, tầm hiểu biết về kinh tế một cách toàn diện, không ngừng tiếp thu những quan điểm mới trong nghiên cứu kinh tế nói chung, trong thẩm định tài chính dự án nói riêng. Sự phát triển kinh tế cùng với nó là sự phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ mang lại cho kỹ thuật thẩm định tài chính dự án những ứng dụng có ý nghĩa. * Hiệu quả đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà hoạt động đầu tư đạt hiệu quả là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại nhờ đầu tư, kinh doanh đạt kết quả, doanh nghiệp có điều kiện đổi mới, nâng cao công tác thẩm định. Không chỉ hiệu qủa đầu tư, kinh doanh của chính doanh nghiệp mà của các doanh nghiệp khác trong ngành, trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư. Các doanh nghiệp trong ngành, trong nền kinh tế sẽ hỗ trợ nhau cùng hoàn thiện công tác thẩm định tài chính. Các doanh nghiệp hiệu quả đầu tư còn thấp có thể là do chưa nhận thấy tầm quan trọng của công tác thẩm định cũng có thể là nhận thấy nhưng doanh nghiệp chưa có điều kiện nâng cao công tác thẩm định. Họ sẽ quan sát học hỏi các doanh nghiệp khác hoạt động hiệu quả hơn nhờ vậy có thể tiếp thu những kiến thức, kỹ thuật mới trong thẩm định tài chính dự án rút ngắn thời gian và chi phí cho việc cải tiến thẩm định. * Các quy định của Nhà nước. Khi thẩm định tài chính dự án, cán bộ thẩm định phải nắm vững các quy định hiện hành để dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng cùng tình hình thực tiễn áp dụng vào thẩm định cho từng dự án. Việc thẩm định tài chính dự án cần phải tuân theo các quy định của Nhà nước. Khi đưa ra số liệuvề vốn đầu tư, các báo cáo tài chính...cán bộ thẩm định phải dựa vào dự án cụ thể cùng các căn cứ Nhà nước, quy định về vốn đầu tư, chế độ thuế khóa, chế độ khấu hao tài sản cố đinh... Các quy định của Nhà nước hợp lý, rõ ràng sẽ giúp cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc được dễ dàng chính xác. Ngoài ta, các quy định còn có tính chất định hướng, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định cần nắm vững để không chỉ thẩm địnhdự án mà còn điều chỉnh dự án sao cho quyết định đầu tư đạt hiệu quả nhất. Quy định của Nhà nước còn là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ của dự án đầu tư, đánh giá kết quả thẩm định có được các cấp Nhà nước chấp nhận hay không. Tất cả các nhân tố trên tác động đến công tác thẩm định tài chính dự án xét cả nhân tố chủ quan và khách quan đều có tác động hai chiều. Nếu các nhân tố này thuận lợi sẽ là điều kiện đảm bảo tốt và phát triển công tác thẩm định tài chính dự án. Nhưng ngược lại nếu như trong chính những yếu tố này còn chưa chính xác, rõ ràng, chưa đạt hiệu quả, còn nhiều mâu thuẫn hay chất lượng không cao thì nó sẽ tác động xấu đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án, làm sai lệch, méo mó chất lượng và mục đích của công tác thẩm định tài chính dự án. 1.2.7 Nghiên cứu tình huống: “ thẩm định tài chính dự án đầu tư hai ôtô tự đổ phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty Than Nội địa” Công ty Than Nội Địa được thành lập ngày 01 tháng 7 năm 1980 trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị là Công ty Xây lắp I và Mỏ than Bắc thái và tháng 6 năm 1993 được Bộ Năng lượng đổi tên là Công ty Than Nội Địa. Ngay từ ngày đầu thành lập tình hình sản xuất kinh doanh gặp phải vô vàn khó khăn, sản phẩm than của công ty rất khó tiêu thụ vì phẩm cấp thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao, hộ tiêu thụ hạn hẹp. Năm 1990 đến 1992 mỏ than Na Dương là một mỏ than nâu có công suất thiết kế lớn, than sản xuất ra được cung cấp cho một hộ tiêu thụ là Nhà máy xi măng Bỉm Sơn. Song do nhu cầu đổi mới công nghệ nung luyện, nhà máy đã hạn chế tiến tới không dùng than Na dương nữa. Than của mỏ Khánh Hoà, Núi hồng, Nông sơn cũng rất khó tiêu thụ vào cuộc sống dân sinh. Đứng trước nguy cơ phải giải thể một số mỏ, tập thể lãnh đạo công ty đã trăn trở suy nghĩ và thống nhất tìm ra một hướng đi mới cho công ty là xác định mục tiêu chiến lược " Kinh doanh đa ngành trên nền của sản xuất than" Một ý tưởng mới được xuất phát vào thời điểm Đảng phát động công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Thời kỳ mới bắt đầu nhưng việc kinh doanh cũng không mấy thuận lợi. Từ cơ chế cũ tồn tại qua mấy chục năm cuả thời kỳ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty than Nội địa phải trực tiếp đối mặt với rất nhiều khó khăn gay gắt, quyết liệt. Xe máy thiết bị khai thác và sản xuất cũ kỹ đã tồn tại nhiều năm. Các mỏ nợ đất đá của hàng chục năm để lại, tầng chập, khai thác xuống sâu, taì nguyên than có hàm lượng lưu huỳnh cao ảnh hưởng lớn đến môi trường dân sinh. Song với tinh thần đoàn kết, thi đua lao động sáng tạo, tập thể cán bộ công nhân Công ty than Nội địa đã vượt khó đi lên, là đơn vị trực thuộc ngành Năng lượng đi đầu trong việc tổ chức sản xuất và kinh doanh đa ngành. Nhằm tăng cường năng lực thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh xí nghệp than Nông Sơn, công ty thực hiện dự án đầu tư bổ sung thiết bị vận tải và xin vay vốn từ Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương VN. Sau đây là nội dung thẩm định dự án này của Sở gaio dịch 1 1.2.7.1 Giới thiệu dự án Tên dự án: Đầu tư ôtô vận tải tự đổ trọng tải 12-15 tấn nhằm tăng cường năng lực thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh Chủ đầu tư : Công ty Than Nội Địa Loại hình dự án : Đầu tư bổ sung thiết bị vận tải nhằm tăng cường năng lực thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp Nông Sơn Địa điểm : Xí nghiệp than Nông Sơn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Sản phẩm dự án : Đầu tư 2 xe ôtô vận tải tự đổ trọng tải 12-15 tấn nhằm tăng cường năng lực thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh Tổng vốn đầu tư: 1.405.044.748 đồng. Trong đó vốn tự có 422.044.748 đồng, vốn vay ngân hàng 983.000.000 đồng Hình thức đầu tư: Đầu tư mới Quy mô: ô tô vận tải tự đổ trọng tải 12-15 tấn 1.2.7.2 Giới thiệu chủ đầu tư + Tên doanh nghiệp: Công ty Than Nội Địa + Đại diện doanh nghiệp: Ông Nguyễn Văn Quế. Chức vụ: Giám đốc + Trụ sở : Số 30b, Đoàn Thị Điểm, Đống Đa, Hà Nội + Điện thoại: 047320097 Fax : 8233787 + Vốn điều lệ: 49.439.300.000 đồng + Giấy phép thàng lập: Công ty than Nội Địa là doanh nghiệp nhà nước thuộc công ty than Việt Nam được thành lập theo quyết định số 356 NL/TCCB-LĐ ngày 19 tháng 6 năm 1993 của bộ Năng lượng ( nay là bộ Công nghiệp) + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 108893 ngày 5 tháng 7 năm 1993 do trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp. + Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất chế biến kinh doanh than, vật liệu xây dưng - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng - Cung ứng vật tư thiết bị, xuất nhâoj khẩu thiết bị - Thăm dò , khảo sát, thiết kế mỏ và địa chất công trình - kinh doanh tổng hợp khác 1.2.7.3 Nhu cầu của doanh nghiệp: + Số tiền đề nghị vay 983.000.000 đồng + Thời gian vay: 5 năm, lãi suất 11,5 % + Mục dích vay: Đầu tư 2 xe ôtô vận tải tự đổ trọng tải 12-15 tấn nhằm tăng cường năng lực thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh + Hình thức trả vốn và lãi vay Tài sản đảm bảo: Tài sản hình thành từ 2 xe vận tải tự đổ KRAZ 6510-20 tải trọng 15 tấn, trị giá 84819 USD. 1.2.7.4 Thẩm định khách hàng vay vốn * Thẩm định hồ sơ và mục đích vay vốn của khách hàng Về mặt pháp lý, hồ sơ về tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh do khách hàng cung cấp tương đối đầy đủ, hợp lý và hợp lệ. Hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm : Báo cáo kinh tế kỹ thuật, các hợp đồng kinh tế, các quyết định của ban giám đốc… Mục đích vay vốn là nhằm phuc cho hoạt đông sản xuất kinh doanh trong bối cảnh thiết bị vận chuyển thiếu thốn, lạc hậu, đâu tư hai ôtô tự đổ là hợp lý cho kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty Than Nội địa. * Thẩm định và nhận xét về lịch sử phát triển, khả năng quản lý, khả năng tài chính của khách hàng a, Lịch sử phát triển Công ty Than Nội địa thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1993, là đơn vị hoạch toán độc lập, trực thuộc Bộ Năng lượng, công ty có 17 đơn vị trực thuộc, bao gồm 8 đơn vị sản xuất kinh doanh than ( trong đó có xí nghiệp sản xuất và kinh doanh khoánh sản ), 1 nhà máy ximang ( Lahien ), có 51% vốn cổ phần tại công ty Cổ phần Xây lắp Đông Anh và 25% vốn góp liên doanh với Singapo ( Khách sạn Halitage ) còn lại là các đơn vị sủa chữa cơ khí, kinh doanh vật tư, vận tải, thăm dò khảo sát và các nhà nghỉ ngơi điều dưỡng, trường đào tạo công nghiệp. Công ty là đơn vị sản xuất có lãi trong nghành than, có quan hệ vay trả sòng phẳng với các chủ nợ. b, Về tư cách năng lực pháp lý của khách hàng Công ty than là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Năng lương, trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh, có con dấu, có tài sản, có tài khoản mở tại các ngân hàng theo quy định của Chính phủ, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ tổ chức và đặc điểm Công ty. c, Về năng lực điều hành quản lý kinh doanh của khách hàng Đủ năng lực trình độ quản lý, có uy tín với ngân hàng và khách hàng, ban lãnh đạo công ty là những người có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, công ty Than có lịch sử lâu năm, có nền tảng quản lý và điều hành tốt d, Tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh Để đánh giá tình hình tài chính của công ty Than Nội địa, ta xem xét bảng cân đối kế toán và bảng các chỉ tiêu tài chính sau (bảng 1.5 và bảng 1.6) Nhận xét: Xét về khả năng sinh lời các chỉ tiêu này điều tăng năm sau so với năm trước, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty là tốt Xét về khả năng thanh toán, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty xấp xỉ 1, đặc biệt khả năng thanh toán của công ty tăng năm sau so với năm trước Cụ thể như sau Năm 2003 công ty co khả năng thanh toán ngắn hạn với tỷ lệ 93% các khoản nợ ngắn hạn nhưng năm 2004 tỷ lệ này của công ty là 104%, sự gia tăng này thể hiện mức độ đáp ứng nhu câu chi trả cua công ty là ngày càng cải thiện Hệ số khả năng thanh toán bao gồm cả khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty đều tăng năm sau so với năm trước như vậy là tương đối tốt, chứng tỏ sự tự chủ về tài chính của công ty ngày càng cao. Kết luận: Công ty có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng tự chủ về tài chính, kết quả kinh doanh qua các năm đều có lãi Bảng 1.5 : Cân đối kết quả kinh doanh của công ty Than Nội địa Xu hướng doanh thu và lợi nhuận Doanh thu 2003 2004 1/2005 Tổng doanh thu 721.322 884.445 159787 % tương đối so với năm trước 17.5% 22.6% Lợi nhuận hoạt động 4.297 13.683 6.766 Tổng hợp những thông tin tài chính Chỉ tiêu 2003 2004 2005 TSLĐ và ĐTNH 135020 249734 237236 Các khoản phải thu 60392 74356 71431 Hàng tồn kho 34405 135438 135510 Tài sản cố định 255321 282713 263295 Các tài sản khác 84733 135053 145698 Tổng tài sản 569871 877294 853170 Nợ ngắn hạn 145917 238107 183855 Các khoản phải trả 45721 63845 52013 Vay ngắn hạn ngân hàng 15245 15579 11615 Nợ dài hạn 101895 232676 262238 Vốn chủ sở hữu 261093 327087 343449 Tổng nguồn vốn 569871 8772

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21666.doc
Tài liệu liên quan