Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định

MỤC LỤC

 

Trang

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN (TCDA) CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Khái quát chung về Ngân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại. 3

1.1.2. Chức năng của Ngân hàng. 3

1.1.3. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 4

1.2. Thẩm định tài chính dự án của NHTM. 8

1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án và thẩm định TCDA. 8

1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 25

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH NAM ĐỊNH 31

2.1. Khái quát chung về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 31

2.2. Thực trạng về chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 43

2.2.1. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư. 45

2.2.2. Thẩm định doanh nghiệp xin vay vốn. 46

2.2.3.Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư .47

2.2.4. Thẩm định về thị trường.48

2.2.5. Thẩm định tình hình tài chính của dự án. 51

2.2.6. Tính toán kế hoạch sản xuất, kinh doanh, chi phí và lợi nhuận. 53

2.2.7. Xem xét về khả năng tổ chức quản lý. 62

2.2.8. Xem xét hiệu quả về mặt kinh tế xã hội. 62

2.2.9. Nhận xét, đề xuất sau khi thẩm định của cán bộ tín dụng. 63

2.2.10.Ý kiến của trưởng phòng tín dụng. 64

2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định 64

2.3.1. Kết quả đạt được. 64

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 67

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên. 69

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT TỈNH NAM ĐỊNH 74

3.1. Phương hướng và nhiệm vụ hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 74

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 76

3.2.1. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin trong thẩm định dự án đầu tư. 76

3.2.2. Giải pháp về trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định. 78

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin từ quan hệ khách hàng lâu dài. 78

3.2.4. Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định. 78

3.2.5. Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định. 79

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. 79

3.3.1. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam. 79

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước. 80

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chủ quản: 82

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kinh doanh của Ngân hàng. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Phòng kiểm tra – kiểm toán nội bộ. Thực hiện chức năng kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, phòng giao dịch.Xây dựng thực hiện và báo cáo kết quả việc giám sát, kiểm tra trực tiếp tại các phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc theo chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được Giám đốc chi nhánh duyệt. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định chung về kiểm tra nội bộ của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam. Phòng tín dụng. Nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp: Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, phân tích doanh nghiệp, quản lý khoản vay. Nhiệm vụ tín dụng cá nhân: Thực hiện chức năng nhiệm vụ như Tín dụng doanh nghiệp đối với đối tượng khách hàng là cá nhân. Phòng kinh tế kế hoạch. Nhiệm vụ kế hoạch tổng hợp: tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình hành động. Phòng tổ chức cán bộ đào tạo. Có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực mới cho Ngân hàng. Tổ chức cho cán bộ đi học nâng cao trình độ. Phòng kế toán ngân quỹ. Bộ phận kế toán: Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Phòng hành chính. Nhiệm vụ tổ chức cán bộ: tham mưu cho Giám đốc và hướng dấn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách của pháp luật về trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động. Phòng thanh toán quốc tế. Thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài. Phòng vi tính. Thực hiện mạng lưới vi tính toàn tỉnh, có nhiệm vụ cài đặt phần mềm và sửa chữa các máy tính bị hư hỏng. Phòng giao dịch. Phòng giao dịch 1,2,3 trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Nam Định hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT T ỉnh Nam Định giao. Một số kế quả kinh doanh của chi nhánh. Thị phần hoạt động trên địa bàn. Thị phần huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đến 31/01/2008 ước đạt 6.503 tỷ đồng, tăng 3,4% so với đầu năm và tăng 30,7% so với cùng kỳ. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 6.287 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh đạt 3.593 tỷ đồng chiếm 57,15%. Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động đến 31/01/2008: Tiền gửi bằng VNĐ ước đạt 4925 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 78,5%(trong đó NHNo&PTNT Tỉnh huy động VNĐ chiếm 64,2%), tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 1.578 tỷ đồng , tăng 7,8% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 21,5% nguồn vốn huy động (trong đó NHNo&PTNT Tỉnh chiếm 27,5%). Thị phần hoạt động cấp tín dụng: Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên toàn tỉnh tính đến 31/01/2008 ước đạt 7.919 tỷ đồng, tăng 3,9% so với đầu năm và tăng 53,9% so với cùng kỳ. Trong đó NHNo&PTNT Tỉnh đạt 3.999 tỷ đồng chiếm 52,51%. Cho vay ngắn hạn: Toàn tỉnh ước đạt 4.670 tỷ đồng, tăng 4,1% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 58,2% dư nợ cho vay, trong đó NHNo&PTNT đạt 2.491 tỷ đồng chiếm 53,3% tổng mức cho vay. Cho vay trung dài hạn: Toàn tỉnh ước đạt 3.249 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 41,8% dư nợ cho vay, trong đó NHNo&PTNT đạt 1.432 tỷ đồng chiếm 44,1% tổng mức cho vay. Biểu đồ 2: Dịch vụ thanh toán ngân quỹ: Tổng doanh số thanh toán qua ngân hàng toàn tỉnh được thực hiện trong tháng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó thanh toán qua NHNo&PTNT tăng 7,2%, thanh toán không dùng tiền mặt toàn tỉnh chiếm tỷ trọng 88%. Công tác thanh toán được đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính sác theo đúng chế độ quy định. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển các dịch vụ, tiện ích ngân hàng của các TCTD trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Công tác an toàn kho quỹ của Ngân hàng Nhà nước và các TCTD trên địa bàn luôn được bào đảm an toàn cả trong giao dịch và trong vận chuyển. tổng thu tiền mặt qua quỹ ngân hàng ước thực hiện trong tháng tăng 44,6% so với cùng kỳ. Tổng chi tiền mặt qua ngân quỹ Ngân hàng ước thực hiện trong tháng tăng 41,5% so với cùng kỳ. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007. Hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động đến 31/12/2007: Tổng nguồn vốn hoạt động là 3.831 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn huy động là 3.593 tỷ đồng, nguồn vốn dự án Uỷ thác đầu tư là 238 tỷ đồng (bao gồm các dự án: 2561, MLF, KFW, RDF, 2855, FRP, RDI, từ nguồn vốn ODA). So với đầu tháng tăng 259 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 853 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31,1%; So với kế hoạch năm do NHNo Việt Nam giao đạt 115,8%; Nguồn vốn trong tháng tăng chủ yếu là do Nguồn vốn Kho bạc tăng 45 tỷ đồng, TCTC tăng 137 tỷ đồng, BHXH(Bảo hiểm xã hội) tăng 30 tỷ đồng, nguồn vốn trong dân cư giảm 23 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn không kỳ hạn 724 tỷ đồng, tỷ trọng 20,1%. Nguồn vốn tiền gửi dưới 12 tháng 536 tỷ đồng, tỷ trọng 14,8%. Nguồn vốn tiền gửi từ 12 tháng trở nên 2.332 tỷ đồng, tỷ trọng 64,9%. Thực hiện huy động ngoại tệ: Số dư tiền tệ như sau: Đô la Mỹ, số dư 25.685.915 USD, so với đầu tháng tăng 77.454 USD, so với đầu năm tăng 5.305.518 USD, tỷ lệ tăng 26%; Đồng tiền chung Châu Âu số dư 877.918 EUR, so với đầu tháng tăng 43.825 EUR; So với đầu năm tăng 327.840 EUR. Đánh giá công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động so với đầu năm tăng 853 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31,1%; ( Trong đó nguồn vốn VNĐ trong dân cư tăng 402 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 27%; Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi trong dân cư tăng 100 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 26% ; còn lại Nguồn vốn tăng là do nguồn vốn của Kho bạc, Bảo hiểm, TCTC cuối năm tăng cao; Nguồn vốn dân cư đến 3 tháng cuối năm giảm hơn 100 tỷ đồng). Bảng 2: công tác huy động vốn Đơn vị: 1tỷ đ Loại kỳ hạn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kỳ hạn <12 T 925 1081 1260 Kỳ hạn >12 T 1228 1659 2333 (Nguồn từ báo cáo huy động vốn qua các năm) Biểu đồ3: Với nguồn vốn huy dộng kỳ hạn dưới 12T năm 2007 là 1260 tỷ đồng tăng 16,6% so với năm 2006 và tăng 36,2% so với năm 2005, huy động kỳ hạn trên 12T là 2333 tỷ đồng tăng 40,6% so với năm 2006 và tăng 90% so với năm 2005. Nguồn vốn tăng trưởng không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng vốn tín dụng, nhất là 3 tháng cuối năm nguồn vốn dân cư giảm mạnh, ở hầu hết các Ngân hàng cấp II, nguyên nhân do biến động của giá vàng và giá cả hàng hóa. Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn thiếu vốn phải sử dụng vốn NHNo Việt Nam 1000 tỷ đồng. Thực hiện dư nợ tài khoản 519 là 870 tỷ đồng ( loại trừ vốn không kỳ hạn của Bảo hiểm và 1 phần của kho bạc). Hoạt động tín dụng trong năm 2007. Tổng dư nợ: là 3.999 tỷ đồng, so với đầu tháng tăng 113 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 1107 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 38%; So với kế hoạch NHNo Việt Nam giao đạt 106,9%. Dư nợ phân theo loại cho vay: Cho vay ngắn hạn 2.517 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 62,9% trong tổng dư nợ. Cho vay trung, dài hạn 1.480 tỷ đồng, tỷ trọng chiếm 37,1% trong tổng dư nợ. Nợ xấu: Nợ xấu là 244 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,005% so với tổng dư nợ hiện hữu. Công tác tín dụng: Thực hiện chỉ đạo của NHNo Việt Nam , lấy dư nợ 30/11/2007 làm mốc thực hiện thu nợ đến đâu cho vay ra bằng 50% doanh số thu nợ; Tăng trưởng dư nợ tập trung vào cho vay hộ sản xuất kinh doanh, Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện thu hồi nợ xử lý rủi ro theo kế hoạch NHNo Việt Nam năm 2007, rà soát lại nợ, đôn đốc xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Bảng 3: Cho vay qua các năm: Đơn vị: triệu đồng Cho vay Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Cho vay NH 1277 1717 2518 Cho vay DH 871 1114 1480 (Nguồn từ báo cáo hoạt động cho vay) Biểu đồ 4: Năm 2007 với mức cho vay ngắn hạn là 2.518 tăng 46,7% so với năm 2006 và tăng 97,2% so với năm 2005. Cho vay dài hàn là 1.480 tăng 32,9% so với năm 2006, và tăng 7% so với năm 2005. Công tác tài chính kế toán: Tổng thu nhập năm 2007 là 664 tỷ đồng; trong đó thu lãi là 595 tỷ đồng. Tổng chi phí tăng là 563 tỷ đồng. Chênh lệch thu trừ chi chưa lương là 131 tỷ đồng, hệ số lương đạt 1,5 lần. Chỉ tiêu dịch vụ năm 2007. Theo mục tiêu của ngân hàng No&PTNT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, chi nhanh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Trong năm qua, kết qủa hoạt động của chi nhánh đạt được như sau: Tính đến 31/12/2007, thu dịch vụ ròng đạt 131 tỷ đồng đạt 86% kế hoạch năm và tăng trưởng 57% so với năm 2006. Tính đến 31/12/2007, doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 30 tỷ đồng đạt 105% kế hoạch năm. Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ đến 31/12/2007: - Lãi và phí thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt 4 tỷ đồng chiếm 3,1% tổng thu dịch vụ, tăng 47% so với năm 2006. - Thu phí bảo lãnh đạt 30 tỷ đồng, chiểm 23% tổng thu dịch vụ, tăng 100,2% so với năm 2006. - Thu phí thanh toán quốc tế đạt 23 tỷ đồng 17,6% tổng thu dịch vụ, tăng 97,5% so với năm 2006. - Thu phí thanh toán trong nước đạt 67 tỷ đồng chiếm 51,1% tổng thu dịch vụ, tăng 85% so với năm 2006. Thu phí từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ thấp, đạt 7 tỷ đồng ( trong đó thu dịch vụ ngân quỹ là 4,3 tỷ đồng, thu dịch vụ thẻ là 0,6 tỷ đồng, thu phí cam kết tín dụng là 0,9 tỷ đồng, thu phí từ các dịch vụ khác là 0,5 tỷ đồng, thu phí nội bộ dịch vụ thanh toán là 0,7 tỷ đồng), chiếm 5,3% tổng thu dịch vụ của chi nhánh. Công tác xử lý nợ xấu – lãi treo. Năm 2007, chi nhánh đã hoàn tất hồ sơ, trình NHNo&PTNT Việt Nam duyệt hạch toán ngoại bảng nợ xấu của 3 đơn vị: CTCP Đại Thành, xí nghiệp đóng tàu Xuân Trường, CTCP Nam Nghĩa với tổng số nợ xấu là 224 triệu đồng. Lãi treo của dư nợ nội bảng đến 31/12/2007 là 1.245 triệu đồng, giảm 16% so với năm 2006. Công tác kế toán tài chính. Các nghiệp vụ được thực hiện dúng theo quy định, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam. Công tác quyết toán năm 2007 được thực hiện theo đúng thời gian quy định và nộp quýêt toán đầy đủ kịp thời và chính xác. Kiểm tra nội bộ. Trong năm 2007 công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của chi nhánh đã được tổ KTNB thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, giúp các đơn vị liên quan kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn. Công tác báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu vực được chi nhánh thực hiện nghiêm túc. Thẩm định và quản lý tín dụng. Phối hợp với bộ phận tín dụng chuẩn bị hồ sơ và bám sát các ban có liên quan Ngân hàng No&PTNT Việt Nam để trình xử lý rủi ro và miễn giảm lãi treo của các doanh nghiệp có nợ xấu tại chi nhánh, cùng làm việc với doanh nghiệp tìm cách tháo gỡ khó khăn và tận dụng thu nợ xấu, nợ ngoại bảng, tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp có nợ xấu. Định giá tài sản thế chấp ở một số DN và cá nhân đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin. Với đội ngũ điện toán có trình độ, nhiệt tình với công việc, công tác vận hành hệ thống thông tin của chi nhánh luôn được đảm bảo thông suốt, an toàn và ổn định. Việc triển khai các chương trình phần mềm như IPCAS phục vụ cho công tác giao dịch một cửa được thực hiện một cách nhanh chóng. Các thông tin kinh tế - xã hội và tài chính ngân hàng cũng như những chỉ đạo điều hành từ ban lãnh đạo cũng được cập nhật thường xuyên và kịp thời trên trang web nội bộ. Đánh giá kết quả đạt được năm 2007. Những mặt hạn chế. + Hoạt động dịch vụ: tuy đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm trước song hoạt động dịch vụ của chi nhánh chủ yếu tập trung tại sản phẩm dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ + Chất lượng tín dụng: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn đã được chi nhánh nỗ lực giải quyết tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng mạnh chi nhánh phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng và lãnh đạo chi nhánh phải có cách nhìn xa hơn. Những mặt được. + Trong năm 2007 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phối hợp giữa chuyên môn – công đoàn và giữa các phòng, sự lãnh đạo chỉ đạo của ban lãnh đạo đến lãnh đạo các phòng, đến người lao động đều hết sức cố ngắng, thể hiện kết quả kinh doanh năm 2007. + Cơ cấu tăng trưởng đúng hướng, thể hiện: tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn, thu hút doanh nghiệp có hoạt động suất nhập khẩu về hoạt động tại chi nhánh, lấy mục tiêu tăng trưởng tín dụng phát triển dịch vụ. Thực trạng về chất lượng thẩm định TCDA tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định. Một dự án đầu tư từ khi đưa đến chi nhánh Ngân hàng đề nghị cho vay đến khi được chấp nhận cho vay thường trải qua ba giai đoạn, chủ yếu là do cán bộ tín dụng (đồng thời là cán bộ thẩm định) tiến hành xem xet. Cán bộ tín dụng sau khi tiến hành thẩm định xong sẽ đưa ra kết luận trong tờ trình thẩm định cho vay trung dài hạn và đưa ra hội đồng tín dụng của chi nhánh xem xét hiệu quả của dự án và quyết định cho vay hay không, đồng thời hội đồng có thể yêu cầu cán bộ tín dụng phải giải thích hoặc thẩm định lại những chỗ chưa hoàn thiện. Sau đó dự án được trình lên giám đốc (phó giám đốc) để phê duyệt. Đến đây, nếu được sự đồng ý thì dự án mới được cấp vốn. Nếu dự án vượt quá khả năng cho vay của chi nhánh thì sẽ trình nên NHNo&PTNT Việt Nam xem xét và cho ý kiến chỉ đạo. Qúa trình thực hiện công việc này được căn cứ theo văn bản “Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư” của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong quá trình này có 2 nội dung cơ bản. -Xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp. -Phân tích đánh giá các mặt của dự án. Tuy nhiên, toàn bộ các chỉ tiêu, các phương pháp thẩm định đều do cán bộ thẩm định tiến hành lựa chon, tính toán trình bày trước hội đồng tín dụng xem xét và cho ý kiến. Như vậy, ta có thể khẳng định chất lượng thẩm định phụ thuộc rất lớn vào cán bộ thẩm định, phương pháp mà cán bộ thẩm định tiến hành. Trong thời gian qua công tác thẩm định của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định đã thể hiện được những mặt mạnh song còn nhiều điều bất cập, đòi hỏi Ngân hàng phải tiếp tục đổi mới để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Để thấy rõ tình hình thẩm định dự án vay vốn trung dài hạn của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định ta sẽ đị sâu tìm hiểu, xem xét một ví dụ cụ thể về dự án cho vay mà Ngân hàng đã tiến hành. Giới thiệu về khách hàng: Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN THẢO. Trụ sở giao dịch: Số 293 Đường Hàn Thuyên – TP Nam Định Ngành nghề sản xuất: Mua bán thiết bị văn phòng, thiết bị y tế, thiết bị giáo dục, thiết bị điện. Dạy tin học và nghề may. Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp. In, tạo mẫu quảng cáo… Tên dự án: Dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của công ty cổ phần Nguyên Thảo. Địa điểm xây dựng: Lô N8 – Khu công nghiệp Hoà Xá - Tỉnh Nam Định Tổng mức vốn đầu tư: 6.213.680.528đ * Vốn cố định: 5.713.680.528đ - Nguồn vốn tự có và huy động khác: 4.213.680.528đ - Vay Ngân hàng nông nghiệp: 1.500.000.000đ * Vốn lưu động: 500.000.000đ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án đầu tư. Dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của công ty cổ phần Nguyên Thảo đã được UBND tỉnh Nam Định, các cấp, các ngành phê duyệt cụ thể như sau: - Giấy chứng nhận đầu tư số 48/UBND-VP5 ngày 09/03/2007 của UBND tỉnh Nam Định. V/v: chứng nhận dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in lắp ráp máy vi tính của công ty cổ phần Nguyên Thảo. - Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 18/05/2007 của UBND tỉnh Nam Định. V/v: cho công ty cổ phần Nguyên Thảo thuê đất để mở rộng và di chuyển địa điểm sản xuất. - Hợp đồng thuê đất số 23/2007/HĐ-TĐ ngày 12/07/2007 - Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ngày 10/01/2007. - Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình nhà xưởng của công ty cổ phẩn Nguyên Thảo ngày 10/07/2007 - Biên bản hội đồng quản trị của công ty cổ phần Nguyên Thảo ngày 10/08/2007 để thông qua dự án đầu tư mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính và kế hoạch vay vốn ngân hàng. Thẩm định doanh nghiệp xin vay vốn. Căn cứ vào báo cáo doanh nghiệp nộp đến ngày 30/09/2007 Bảng cân đối kế toán ngày 30/09/2007: Bảng 4: Đơn vị: vnđ TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền 1.Tài sản lưu động 3.581.751.593 1.Nợ phải trả 1.625.318.316 +Tiền các loại 673.386.359 +Nợ phải trả ngắn hạn NHNo 1.200.000.000 +Hàng hoá tồn kho 1.197.385.726 +Phải trả người bán 100.318.316 +Các khoản phải thu 1.493.201.408 +Phải trả cán bộ CNV 300.000.000 +Tài sản ngắn hạn khác 217.778.100 +Thuế và các khoản phải nộp 25.000.000 2.TS Cố định & Đầu tư dài hạn 2.578.566.723 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.535.000.000 +Nguyên giá 2.749.025.000 +Nguồn vốn góp 3.000.000.000 +Gía trị hao mòn luỹ kế 170.458.277 +Vốn khác 851.327.960 +Tài sản cố định khác 0 +Lợi nhuận chưa phân phối 349.902.360 +Đầu tư khác 0 +Các quỹ khác 333.769.680 TỔNG SỐ 6.160.318.316 TỔNG SỐ 6.160.318.316 (Nguồn từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. đơn vị: vnd) Một số tiêu chí đánh giá khả năng tài chính của đơn vị: tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ SH = 4.535.000.000 = 73% Tổng nguồn vốn 6.160.318.316 Hệ số vốn tài trợ của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 73%. Chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính. Tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị ổn định. Các hệ số về khả năng thanh toán và sự ổn định của công ty: Hệ số thanh toán = Tổng tài sản lưu động = 3.581.751.593 = 2,2 ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn 1.625.318.316 Hệ số thanh toán ngắn hạn của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 2,2 lần, chứng tỏ đơn vị hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn (khả năng thanh khoản của đơn vị đảm bảo). Hệ số thanh toán = Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho = 2.384.365.867 = 1,46 Nhanh Tổng nợ ngắn hạn 1.625.319.316 Hệ số thanh toán nhanh của đơn vị tại thời điểm vay vốn đạt 1,46. Chi tiêu này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của đơn vị bình thường. Các hệ số về lợi nhuận và doanh thu đã thực hiện: Chỉ số lợi nhuận: (lợi nhuận ròng/Tổng vốn chủ sở hữu). Chỉ số lợi nhuận của đơn vị năm 2006 (333.769.680/4.653.102.950) là 0,07% thấp hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng bình quân là 8,4% năm. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty chưa cao. Nguyên nhân do đơn vị đang đầu tư xây dựng mở rộng nhà xưởng sản xuất, do đó nguồn vốn chủ sở hữu chưa phát huy được lợi nhuận cao. Chỉ số lợi nhuận trên tài sản: (Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản) chỉ số lợi nhuận trên tài sản của đơn vị năm 2006 (333.769.680/6.803.222.950) là 0,05% chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận ròng thu được so với tổng tài sản chưa cao, tài sản của đơn vị chưa phát huy được hiệu quả tối đa, do đơn vị đang đầu tư mở rộng sản xuất. Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm: Bảng 5: đơn vị: vnđ Chỉ tiêu MS Năm 2006 9 tháng/2007 1.Tổng doanh thu 01 3.016.892.546 6.120.985.550 2.Doanh thu thuần (10=01-03) 10 3.016.892.546 6.120.985.550 3.Gía vốn hàng bán 11 1.830.251.186 5.361.104.050 4.Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 1.186.641.360 759.881.500 5.Chi phí quản lý kinh doanh 13 663.716.360 160.506.000 6.Chi phí tài chính 14 59.356.000 113.400.000 7.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 20 463.569.000 485.975.500 8.Thu nhập khác 21 0 9.Chi phí khác 22 0 10.Tổng lợi nhuận kế toán 30 463.569.000 485.975.500 11.Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế 0 12.Tổng lợi nhuận chịu thuế 50 463.569.000 485.975.500 13.Thuế thu nhập DN phải nộp 51 129.799.320 136.073.140 14.Lợi nhuận sau thuế(60=50-51) 333.769.680 349.902.360 (Nguồn từ hồ sơ xin vay vốn của Công ty cổ phần Nguyên Thảo) *Đánh giá về khả năng tài chính: - Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo tại thời điểm vay vốn hiện tại là tương đối lành mạnh, sản xuất kinh doanh ổn định, hàng năm có lãi, nộp ngân sách cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Các chỉ tiêu quan trọng phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tiền lương bình quân và các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị đều dương. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư. Về quy hoạch: Thực hiện nghị quyết tỉnh Đảng bộ Nam Định lần thứ XVII về phát triển kinh tế trong đó có kinh tế xã hội, phát triển kinh tế công nghiệp. Dự án đầu tư của công ty cổ phần Nguyên Thảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. Mặt bằng hiện trạng để sản xuất: công ty cổ phần Nguyên Thảo đang sản xuất tại địa điểm thuê của công ty ong Nam Định đường Trường Chinh-Phường Vị Xuyên – TP Nam Định, diện tích 800m2 từ năm 2000 đến nay. Địa điểm đang sản xuất chật hẹp, nhà xưởng tận dụng công trình xây dựng cũ, đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn lao động. Khi khu công nghiệp hình thành và phát triển đã giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn trên đây. Công ty chúng tôi lập dự án đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền xét duyệt vào khu công nghiệp Hoà Xá, xin thuê 2.000 m2 đất, thời hạn 45 năm. Sự cần thiết phải đầu tư: Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, mấu chốt của sự phát triển là giữ chữ tín trong hợp đồng kinh tế đã ký kết về chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng…. Không có đủ diện tích mặt bằng thì không bố trí hợp lý máy móc thiết bị theo thiết kế, làm cho quá trình sản xuất không đạt được công suất thiết kế, mặt khác khi sản phẩm làm ra không có chỗ lưu trữ chờ giao hàng cho khách. Trong những năm qua khi công ty chưa đủ mặt bằng để đáp ứng sản phẩm cho thị trường nên không giám ký thêm các hợp đồng mặc dù đã có đủ điều kiện năng lực sản xuất trừ mặt bằng chật hẹp. Thực hiện Nghị quyết cảu Đại hội cổ đông công ty, đầu tư vào khu công nghiệp Hoà Xá, đã góp phần làm giảm chi phí trong giá thành sản phẩm, mặt khác lại chủ động trong sản xuất kinh doanh khi thực hiện các hợp đồng sản xuất. Từ bức xúc đó dẫn tới việc phải mở rộng và di chuyển địa điểm xưởng in và lắp ráp máy vi tính của Công ty cổ phần Nguyên Thảo, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường xuất khẩu trong giai đoạn tới. Đối với Công ty cổ phần Nguyên Thảo thực hiện dự án là phát huy hết khả năng nhân tài vật lực, để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu của tỉnh và khu vực, đồng thời dự án góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; giải quyết việc làm và đời sống cho 126 cán bộ viên chức công ty, góp phần đảm bảo trật tự xã hội và an ninh quốc phòng trong điều kiện hiện nay. Dự án cũng tạo đà cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá. Thẩm định về thị trường. Thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu chính để phục vụ cho sản xuất của dự án chủ yếu là giấy, bìa, mực in các loại: như giấy bãi bằng 70gsm, giấy tân mai 70gsm, bìa Duplet 280gsm, 300gsm, Nilon, giấy bạc do các cơ sở sản xuất Polyme, như Cơ sở Bình Kiểm, Hoa Hạnh, Nam An (Nam Định), cơ sở T.D Com, các cửa hàng hoá chất in, tại Nam Định do doanh nghiệp in Sao Mai cung cấp, in trên vải đơn vị chỉ thực hiện gia công theo các hợp đồng kinh tế do đó vải do các đơn vị in cung cấp; Các linh kiện máy tính do công ty tại Hà Nội cung cấp như: Công ty FPT, Công ty cổ phần thương mại và phát triển Thành Đô. Nguyên liệu phụ gồm: keo PVC, băng dính, dao trổ, dao lam, bút mực, giấy can. Đây là các mặt hàng có sẵn trên thị trường tự do, qua nhiều năm sản xuất kinh doanh đơn vị đã có các bạn hàng quen và tin cậy vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào luôn đảm bảo chính xác về thời gian, đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng và giá cả phù hợp giúp đơn vị có thể tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát huy những mặt mạnh trước đây của Doanh nghiệp tư nhân Nguyên Thảo; Sản phẩm hàng hoá của Công ty cổ phần Nguyên Thảo luôn chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài tỉnh như Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hoá, Thái Bình, Hà Nội…một số đơn vị cụ thể như: In trên vải thị trường hiện tại là Công ty dệt Nam Định, Công ty dệt Hồng Quân Thái Bình… Biểu mẫu, tờ rơi ký hợp đồng in cho các đơn vị như: Uỷ ban kế hoạch hoá gia đình, Uỷ ban phòng chống AIDS, Cục thuế tỉnh Nam Định, Sở y tế Nam Định, Sở y tế Hà Nam… Bao bì hộp thuốc tân dược các loại cung cấp cho Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà, Công ty cổ phần dược Nam Hà, Công ty cổ phần Nam Dược… In trên Nilon và giấy bạc cho đơn đặt hàng của các công ty sản xuất bánh kẹo như: Nasoco, Thành Hải, Hoà Bình, Đại Thắng… Lắp ráp máy tính thực hiện theo đơn đặt hàng của các cơ sở giáo dục Thái Bình, Hà Nam, Nam Định. Với phương châm hoạt động đặt chất lượng và chữ tín các sản phẩm, hàng hoá của công ty đã được thị trường chấp nhận. Thẩm định tình hình tài chính của dự án. Về nhu cầu vốn đầu tư Tổng mức đầu tư là: 6.213.680.528đ * Vốn cố định: 5.713.680.528đ - Xây lắp: 2.488.000.000đ - Thiết bị: 2.500.000.000đ - Các chi phí khác: 309.891.389đ - Dự phòng: 455.789.139đ *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định.DOC
Tài liệu liên quan