Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí

Mục lục

 Trang

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục bảng,biểu

Lời mở đầu .1

Chương 1- Tổng quan về thẩm định tài chính dự án .3

 1.1Dự án và thẩm định dự án .3

 1.1.1.Những vấn đề chung về dự án .3

 1.1.1.1Khái niệm dự án.3

 1.1.1.2.Vai trò của dự án . .4

 1.1.1.3.Phân loại dự án .5

 1.1.1.4Các giai đoạn dự án .6

 1.1.2.Thẩm định dự án .9

 1.1.2.1.Khái niệm .9

 1.1.2.2.Nội dung thẩm định dự án .10

 1.1.3.Thẩm định tài chính dự án .10

 1.1.3.1.Khái niệm .10

 1.1.3.2.Nội dung thẩm định tài chính dự án .10

 1.2.Chất lượng thẩm định tài chính dự án .24

 1.2.1.Khái niệm .24

 1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án .24

 1.2.2.1.Sự tuân thủ quy trình thẩm định.25

 1.2.2.2.Thời gian và chi phí thẩm định 25

 1.2.2.3.Kết quả thẩm định 26

 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án 26

 1.3.1.Các nhân tố chủ quan 26

 1.3.2.Các nhân tố khách quan 28

Chương 2:Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 31

 2.1.Tổng quan về công ty tài chính dầu khí 31

 2.1.1.Giới thiệu chung 31

 2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty tài chính dầu khí 31

 2.1.1.2.Chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 32

 2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh 35

 2.1.2.1.Kết quả kinh doanh 35

 2.1.2.2.Kết quả những hoạt động chủ yếu của công ty 36

 2.2.Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 38

 2.2.1.Tổng hợp các dự án của công ty 38

 2.2.2.Thực trạng thẩm định dự án,thẩm định tài chính dự án và chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 39

 2.2.2.1.Thực trạng thẩm định các dự án 39

 2.2.2.2.Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 41

 2.2.2.3.Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 42

 2.2.3.Ví dụ điển hình một dự án 44

 2.2.3.1.Giới thiệu chung về dự án 44

 2.2.3.2.Giới thiệu về chủ đầu tư dự án 45

 2.2.3.3.Phân tích tính khả thi của dự án 46

 2.3.Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 53

 2.3.1.Kết quả đạt được 53

 2.3.2Hạn chế về nguyên nhân 56

Chương 3:Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 60

 3.1.Định hướng phát triển của công ty và phát triển các dự án đầu tư của công ty tài chính dầu khí 60

 3.1.1.Quan điểm chủ đạo 60

 3.1.2.Mục tiêu chiến lược 60

 3.1.3.Nội dung chiến lược 62

 3.1.4.Chiến lược phát triển các dự án đầu tư của công ty.62

 3.2.Giải pháp 63

 3.2.1.Đối với ban lãnh đạo công ty.63

 3.2.2.Đối với cán bộ thực hiện thẩm định tài chính dự án.64

 3.2.3.Phát huy thế mạnh về công nghệ 65

 3.2.4.Yếu tố thông tin 66

 3.2.3.Về nội dung thẩm định.67

 3.3.Kiến nghị 69

 3.3.1.Kiến nghị đối với Tổng công ty dầu khí Việt Nam.69

 3.3.2.Kiến nghị đối với ngân hàng.70

Kết luận 72

Tài liệu tham khảo 73

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án,chế độ khấu hao tài sản cố địnhCác quy định của Nhà nước hợp lý ,rõ ràng sẽ giúp cho cán bộ thẩm định thực hiện công việc được dễ dàng chính xác. Ngoài ra các quy định còn có tính chất định hướng,hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định cần nắm vững để không chỉ thẩm định dự án mà còn điều chỉnh dự án sao cho quyết định đầu tư đạt hiệu quả nhất.Quy định của Nhà nước còn là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ của dự án đầu tư,đánh giá kết quả thẩm định có được các cấp nhà nước chấp nhận hay không. Trên đây là một số vấn đề lý thuyết cơ bản về dự án và thẩm định tài chính dự án .Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí sẽ được phân tích trên cơ sở ý chung những lý thuyết trên. Chương 2:Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại công ty tài chính dầu khí 2.1.Tổng quan về công ty tài chính dầu khí 2.1.1.Giới thiệu chung 2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty tài chính dầu khí. Trong chiến lược xây dựng và phát triển tập đoàn dầu khí Việt Nam,còn thiếu một đơn vị thành viên thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng và vận hành mọi nguồn vốn hiệu quả sinh lời cho ngành dầu khí Việt Nam chính vì vậy ngày 30/ 3/2000 Bộ trưởng chủ nhiệm văn phòng chính phủ ký quyết định số 04/2000 /QĐ/VPCP về việc thành lập công ty tài chính dầu khí. Ngày 19/6/2000 : Hội đồng quản trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam ký quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập công ty tài chính dầu khí với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ VNĐ do Tổng công ty cấp 100%.Từ ngày 25/10/2000 công ty bắt đầu đi vào hoạt động. Công ty tài chính dầu khí có trụ sở chính tại 72 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam Finance Company Limited, thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép. Công ty tài chính dầu khí là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là thành viên 100% vốn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra đời với phương châm hành động ‘vì sự phát triển vững mạnh của tập đoàn dầu khí Việt Nam’.Thành lập công ty tài chính dầu khí là một dấu mốc quan trọng, là một tầm nhìn mới trong chiến lược phát triển của ngành năng lượng dầu khí và hướng tăng trưởng vững bền nền kinh tế Việt Nam trong thế kỉ 21. Ngay từ khi mới ra đời công ty đã nhanh chóng hội nhập vào các hoạt động của Tổng công ty dầu khí Việt Nam cũng như hội nhập vào cộng đồng các định chế tài chính quốc tế trong nước và quốc tế.Công ty xác định hợp tác chặt chẽ,chân thành với các tổ chức tín dụng,các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn vốn cho các dự án của Tổng công ty dầu khí Việt Nam-yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo sự thành công của công ty. Thành công của công ty tài chính dầu khí là thành công của sự lãnh đạo của Tổng công ty,sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị thành viên Tổng công ty và các tổ chức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước vì mục tiêu phát triển bền vững của ngành kinh tế mũi nhọn Việt Nam. 2.1.1.2.Chức năng,nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Chức năng,nhiệm vụ Đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty, các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty và các tổ chức, cá nhân theo quy định hiện hành. Nhận tiền gửi có kì hạn từ 1 năm trở lên của Tổng công ty, các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty và các tổ chức ,cá nhân khác. Phát hành tín phiếu, trái phiếu ,chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Làm đại lý phát hành trái phiếu cho Tổng công ty,các đơn vị thành viên và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Đàm phán ký kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước cho Tổng công ty, các đơn vị thành viên và các tổ chức ,cá nhân khác theo sự uỷ quyền. Tiếp nhận và sử dụng vốn uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn uỷ thác đầu tư của Nhà Nước, Tổng công ty,các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty, các tổ chức cá nhân khác. Thực hiện nghiệp vụ khác theo quy định của luật các tổ chức tín dụng khi được hội đồng quản trị Tổng công ty và thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép . Cơ cấu tổ chức PVFC đã đi vào hoạt động được 6 năm và đã có trên 500 cán bộ công nhân viên với trình độ chủ yếu là đại học.Công ty đã chú trọng công tác chuẩn bị và đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động lâu dài của công ty. Cơ cấu tổ chức của PVFC gồm ban giám đốc,các phòng ban chức năng chia làm 2 khối:khối kinh doanh,khối quản lý và các văn phòng đại diện,chi nhánh,các văn phòng giao dịch. Khối quản lý:Các phòng ban thuộc khối quản lý giúp giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của công ty. Khối kinh doanh:Các phòng ban trong khối kinh doanh trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh mà công ty được phép thực hiện trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Giám Đốc Sơ đồ chung Các phó giám đốc Khối quản lý Khối Kinh Doanh Phòng tổ chức –Hành chính Phòng quản lý dòng tiền Phòng kế hoạch & Thị truờng Phòng thu xếp vốn và tín dụng Chi Nhánh Phòng kế toán Phòng dich vụ và tín dụng cá nhân Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ Phòng dịch vụ tài chính Trạm liên lạc Vũng Tàu Phòng thông tin & công nghệ tin học 2 VPGD tại TP HCM và Vũng Tàu phòng đầu tư Văn phòng Giám đốc & Hội đồng quản trị Ban chứng khoán 2 VPGD tại Hà Nội 2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh 2.1.2.1.Kết quả kinh doanh Năm 2006:Quy mô hoạt động của công ty phát triển mạnh và ổn định,tổng giá trị tài sản đến 31/12/2006 đạt 18.444 tỷ VNĐ,bằng 268% so với năm 2005,438% năm 2004.Các chỉ tiêu kinh doanh đều hoàn thành kế hoạch và năm sau luôn cao hơn năm trước. Bảng1:Tổng hợp các chỉ tiêu kinh doanh giai đoạn 2002-2006 Đơn vị tính:Tỷ VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng tài sản 1.231 2.900 4.207 6.877 18.444 2 Số dư huy động cuối kỳ 1.122 2.787 3.888 6.347 18.252 3 Số dư nợ cho vay cuối kỳ 931 1.750 2.351 2.405 4.055 4 Doanh thu 64 104 214 421 1000 5 Lợi nhuận trước thuế 5 6 8 29,4 120 6 Nộp ngân sách 2,36 2,91 2,3 8,7 17,4 7 Nộp Tổng công ty 0,3 0,501 0,755 2,3 4,5 Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động giai đoạn 2002-2006 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy,trong hoạt động kinh doanh của PVFC đã đạt được những kết quả khả quan.Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PVFC liên tục tăng ở mức cao(doanh thu đạt 1000 tỷ VNĐ năm 2006 gấp15,6 năm 2002).Cùng với việc tăng lên của doanh thu và giảm bớt chi phí quản lý đã làm cho lợi nhuận của công ty liên tục tăng trong vòng 5 năm.Lợi nhuận năm 2002 chỉ đạt 5 tỷ nhưng đến năm 2006 thì đã tăng lên 120 tỷ,gấp 24 lần năm 2002. 2.1.2.2.Kết quả những hoạt động chủ yếu của công ty Huy động vốn. Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; vay của các tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; tiếp nhận vốn uỷ thác của Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Chính phủ và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trong năm 2006 huy động vốn của công ty đạt 16.816 tỷ VNĐ,đảm bảo đáp ứng nhu cầu kinh doanh và thanh khoản của PVFC.Tăng trưởng chủ yếu là từ huy động vốn:uỷ thác quản lý vốn của các tổ chức kinh tế như VSP,Bộ tài chính...và hoạt động từ các tổ chức tín dụng.Đồng thời,PVFC quản lý hiệu quả nguồn thu từ trái phiếu dầu khí đợt 1 và trái phiếu tài chính dầu khí năm 2006(962 tỷ VNĐ).PVFC tiếp tục triển khai hoạt động mua bán và kinh doanh ngoại tệ bằng việc sử dụng các sản phẩm phái sinh với các tổ chức tín dụng nước ngoài góp phần đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Huy động tín dụng. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, Tập đoàn dầu khí Việt Nam và của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và hoạt động uỷ thác; cho vay thực hiện các phương án, dự án phục vụ đời sống bằng hình thức cho vay trả góp; cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật; thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của pháp luật khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Trong năm 2006,huy động tín dụng đạt 14307 tỷ VNĐ,chiếm 80% tổng tài sản.Cho vay các tổ chức kinh tế với số dư là 1585 tỷ VNĐ.Mặc dù số dư cho vay uỷ thác giảm dần do các khoản vay đến hạn trả gốc nhưng hoạt động cho vay các đơn vị trong ngành đã có sự tăng trưởng với việc tăng dần các khoản cho vay trực tiếp.Số dư cho vay trong ngành là 1500 tỷ,với việc ký kết các hoạt động nguyên tắc thu xếp vốn với các đơn vị trong ngành và tích cực đẩy mạnh giải ngân cho các hoạt động tín dụng đã kí kết.Việc gia tăng các khoản cho vay cầm cố và bảo đảm bằng lương đã đưa hoạt động cho vay cá nhân trong năm 2006 có sự tăng trưởng khá,số dư cho vay cá nhân là 550 tỷ. Các hoạt động khác. Thu xếp vốn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên, các tổ chức kinh tế khác; thực hiện đầu tư dự án, góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; kinh doanh các sản phẩm và cơ hội đầu tư như kinh doanh chứng chỉ có giá; thực hiện nghiệp vụ uỷ thác, nhận uỷ thác, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức và cá nhân theo hợp đồng; tổ chức thẩm định tài chính các dự án đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên, các tổ chức khác; cung ứng các dịch vụ về tư vấn tài chính, ngân hàng, tiền tệ, đầu tư và các dịch vụ tư vấn khác; thực hiện dịch vụ hoạt động ngoại hối, kiều hối, kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật; làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá; cung ứng các dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ, két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật; các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. 2.2.Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại PVFC 2.2.1.Tổng hợp các dự án của công ty. Công ty tài chính dầu khí là một công ty lớn,ngoài các hoạt đông chủ yếu thì hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu chính cho PVFC. Hoạt động đầu tư của PVFC tập trung vào hai mảng chính: đầu tư dự án, trong đó PVFC cùng khách hàng tìm kiếm các dự án, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, quản lý vận hành và khai thác dự án; đầu tư vào các loại chứng khoán, giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ, đầu tư vào các công ty cổ phần... Công ty đã từng bước chủ động hợp tác đầu tư với các đơn vị hoạt động hiệu quả trong và ngoài ngành dầu khí như Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Vinaconex, Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Tổng công ty lắp máy Lilama với những hạng mục đầu tư dự án lớn đem lại những lợi ích to lớn cho các khách hàng.Trong năm 2006 ,PVFC đã cùng với các đơn vị khác thực hiện các dự án lớn sau: 1.Dự án nhà máy xi măng Long Thọ II: 32,3 tỷ 2.Dự án nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến: 16,5 tỷ 3.Dự án nhà máy xi măng Hạ Long :18,4 tỷ 4.Dự án tàu FPSO :35 tỷ 5.Dự án nhà máy thuỷ điện Ngòi Hút 1 :25 tỷ Với các dự án từ khi thành lập cho đến nay,công ty chỉ tham gia góp vốn cùng với các đơn vị khác,công ty chưa làm chủ đầu tư một dự án nào cả.Tuy vậy,liên tục góp vốn vào các dự án lớn công ty đã thu được nhiều thành quả lớn trong thời gian qua.Lợi nhuận của công ty liên tục tăng,giá trị nộp ngân sách nhà nước lớn,tăng thu cho ngân sách,đóng góp một phần vào công cuộc phát triển kinh tế của cả nước.Với sự nỗ lực không ngừng,ban lãnh đạo công ty đã liên tục tìm kiếm dự án và tham gia góp vốn vào các dự án có tính khả thi cao,mở rộng hoạt động,tăng thu nhập cho hơn 500 công nhân viên trong công ty và đạt được nhiều thành quả.Điều đó được thể hiện rõ trong bảng các chỉ tiêu kinh doanh ở trên. Để có thể góp vốn thành công vào một dự án bất kì nào đó thì công tác thẩm định các dự án luôn được công ty coi trọng vì đó là cơ sở để công ty ra quyết định đầu tư vào dự án đó.Vì vậy trong những năm qua công ty đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng thẩm định để đưa ra những kết luận thẩm định chính xác,quyết định đầu tư hiệu quả hơn.Điều đó thể hiện ở lợi nhuận của công ty liên tục tăng, doanh thu năm sau lớn hơn năm trước,thu nhập của cán bộ công ty tăng nhanh rõ rệt. 2.2.2.Thực trạng thẩm định dự án,thẩm định tài chính dự án và chất lượng thẩm định tài chính dự án. 2.2.2.1.Thực trạng thẩm định các dự án. Từ khi ra đời cho đến nay,công ty tài chính dầu khí đã tham gia góp vốn rất nhiều vào dự án,chủ yếu là các dự án lớn,có tính khả thi cao. Mặc dù chỉ tham gia vào dự án với tư cách là nhà góp vốn,nhà đầu tư,công ty tài chính dầu khí vẫn phải tiến hành thẩm định dự án trên giác độ của người tham gia góp vốn,để quyết định có đầu tư vào dự án đó hay không.Trong suốt 2 năm qua kể từ khi công ty đi vào thẩm định các dự án thì công ty đã thẩm định thành công 10 dự án,các dự án đã được thẩm định bài bản và chắc chắn.Để được một dự án thành công công ty đã phải dựa trên nhiều mặt như thẩm định kĩ thuật để xác định mức độ cần thiết của dự án đối với doanh nghiệp, đối với ngành và đối với nền kinh tế,xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển của vùng lãnh thổ ví dụ như dự án thủy điện Ngòi Hút I công ty phải xem xét liệu dự án ấy đưa lại lợi ích gì cho công ty,cho quốc gia và cho địa phương nơi xây dựng.Thẩm định quy mô của dự án, thẩm định mức độ phù hợp giữa quy mô dự án và công suất sử dụng với khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường,với khả năng đáp ứng vốn,khả năng cung ứng nguyên vật liệu,máy móc thiết bị cũng như khả năng quản lý dự án của các nhà quản lý ví dụ như dự án nhà máy xi măng Long Thọ II công ty đã xác định mức bán trên thị trường là 740000VND/tấn, đây là mức giá cả phù hợp với nhu cầu lớn về xi măng như hiện nay.Thẩm định công nghệ và trang thiết bị để công ty xác định rõ căn cứ lựa chọn công nghệ,máy móc trang thiết bị, mức độ đảm bảo về chuyển giao công nghệ,lắp đặt bảo hành và chạy thử để từ đó đưa ra quyết định sử dụng loại máy nào là phù hợp nhất.Thẩm định nguồn nguyên liệu và các yếu tố đầu vào:Công ty cũng đã xem xét và kiểm tra việc tính toán nhu cầu nguyên vật liệu chủ yếu, điện nước,vật liệu phụ trên cơ sở định mức kinh tế phù hợp với công nghệ máy móc thiết bị.Và một thẩm định không thể thiếu mà công ty đã thực hiện đó là thẩm định địa điểm xây dựng, đây là một yếu tố rất quan trọng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án của công ty. Sau khi đã thẩm định kĩ thuật xong ,công ty tiến hành thẩm định kinh tế của dự án.Thẩm định kinh tế nhằm rà soát lại mục tiêu của dự án, tác động của dự án đối với môi trường và tới các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội,tính hợp lý và tối ưu của dự án,mức độ ảnh hưởng ngân sách của dự án.Trong thẩm định kinh tế của các dự án công ty đã thẩm định việc định giá kinh tế của hàng hóa và dịch vụ dự án mà dự án đem lại thông qua điều chỉnh giá thị trường và cuối cùng là thẩm định tài chính dự án, một thẩm định rất quan trọng để quyết định xem dự án có tính khả thi hay không, công ty có quyết định đầu tư hay không. 2.2.2.2.Thực trạng thẩm định tài chính dự án tại PVFC Mục đích chính của thẩm định tài chính dự án là xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xây dựng và xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án nhằm từ đó đánh giá tính khả thi của dự án về khía cạnh tài chính là có hay không.Có thể nói qua 10 dự án mà công ty đã thẩm định thì thẩm định tài chính dự án rất được công ty chú trọng.Bao gồm các nội dung như thẩm định vốn đầu tư,thẩm định dòng tiền của dự án,thẩm định lãi suất chiết khấu, đánh giá rủi ro của dự án, và cuối cùng là thẩm định các chỉ tiêu trong thẩm định tài chính dự án. Thẩm định vốn đầu tư của dự án để công ty xác định vốn đầu tư vào tài sản cố định,vốn đầu tư vào tài sản lưu động,cách thức huy động vốn từ các nguồn khác nhau như đi vay ngân hàng,thuê tài sản hay là vốn chủ sở hữu.Ví dụ như trong dự án nhà máy xi măng Long Thọ II, thì vốn đầu tư của dự án chủ yếu là đi vay ngân hàng (85%) và vốn huy động từ các tổ chức tài chính khác.Bên cạnh đó công ty cũng xác định chi phí và lợi ích của dự án để từ đó đi xác định dòng tiền của dự án.Những chi phí trực tiếp liên quan đến dự án thường bao gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu,chi phí thuê máy móc,chi phí lao động...Và lợi ích của dự án đưa lại là gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp,tạo công ăn việc làm cho nhiều công nhân,giảm chi phí,giảm mức thua lỗ.Công ty thường dùng 2 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá dự án đó là NPV và IRR.Đây là hai chỉ tiêu phản ánh tính khả thi của dự án nhất và một phần không thể thiếu đó là đánh giá rủi ro trong dự án.Đánh giá khả năng xảy ra một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn cảu dự án.Nếu thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện để thực hiện dự án đúng như đã định. 2.2.2.3.Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại PVFC. Chất lượng thẩm định tài chính dự án là tập hợp các chỉ tiêu bao gồm các nội dung thẩm định tài chính,quy trình thẩm định,kỹ thuật thẩm định đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu đề ra. Đối với thẩm định tài chính dự án ,một dự án có chất lượng thẩm định tốt có nghĩa là dự án đó khi được thực hiện trong tương lai sẽ diễn biến theo đúng những gì mà nhà phân tích đã nhận định trong phần thẩm định tài chính cả về vốn đầu tư,doanh thu,chi phí,lợi nhuận,số năm hoàn vốn thực tếMột dự án sau khi kết thúc được nhìn nhận và đánh giá lại nếu lợi nhuận đem lại hoặc các mục tiêu khác mà dự án không đạt được như trong phân tích lúc ban đầu cũng như đã có sự sai lệch trong phân tích tài chính.Nguyên nhân có thể do việc quản lý vận hành dự án.Tuy vậy,phương pháp thẩm định tài chính dự án có hiệu quả và chính xác là điều kiện tiền đề để vận hành một dự án tốt.Để đánh giá chất lượng một dự án người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:Sự tuân thủ quy trình thẩm định,thời gian và chi phí thẩm định,kết quả thẩm định.Trong suốt 2 năm qua kể từ khi công ty đi vào thẩm định các dự án thì công ty đã thẩm định thành công 10 dự án,các dự án đã được thẩm định bài bản và chắc chắn .Bên cạnh đó công ty cũng đã gặp không ít khó khăn và trở ngại.Như dự án nhà máy xi măng Long Thọ II là một dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn,dự án lại ở xa vì vậy muốn nắm bắt được dự án như thế nào công ty đã phải thường xuyên cử người vào trong Thừa Thiên Huế lấy số liệu và thẩm định số liệu nên gây rất nhiều tốn kém cho công ty.Sau đây là chi phí một số dự án công ty đã từng tham gia. Bảng 2 :Chi phí thẩm định dự án tại PVFC Đơn vị:Triệu đồng TT Dự án Số dự toán số thực hiện 1 Dự án nhà máy xi măng Long Thọ II 15 14 2 Dự án nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến 12 11 3 Dự án nhà máy xi măng Hạ Long 8 7 4 Dự án tàu FPSO 6 6 5 Dự án nhà máy thuỷ điện Ngòi Hút 1 9 8 Nguồn số liệu:Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án tại PVFC Không những liên quan về chi phí mà mặt thời gian cũng là một vấn đề mà công ty quan tâm.Nếu thẩm định quá dài thì sẽ kéo theo nhiều chi phí phát sinh ,nếu thẩm định một cách nhanh chóng thì sẽ không đánh giá được hết chất lượng và tính khả thi của dự án.Sau đây là thời gian thẩm định tại PVFC. Bảng 3 :Thời gian thẩm định các dự án tại PVFC TT Dự án Thời gian thẩm định (Ngày) 1 Dự án nhà máy xi măng Long Thọ II 45 2 Dự án nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến 60 3 Dự án nhà máy xi măng Hạ Long 30 4 Dự án tàu FPSO 50 5 Dự án nhà máy thuỷ điện Ngòi Hút 1 60 Nguồn số liệu:Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án và quyết toán tài chính Như chúng ta đã biết thẩm định một dự án thành công phải qua rất nhiều công đoạn như ngoài chi phí và thời gian thì nhân tố quyết định thành công của dự án không thể không nói đến đó là đội ngũ cán bộ.Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định.Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt,thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng được tin cậy.Ngoài ra còn có các nhân tố khác như :thông tin , trang thiết bị công nghệ,tổ chức công tác...cũng là những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định.Sau đây để hiểu rõ hơn về thẩm định một dự án như thế nào,chúng ta sẽ đi nghiên cứu một dự án cụ thể như sau: 2.2.3.Ví dụ điển hình một dự án 2.2.3.1.Giới thiệu chung về dự án Tên dự án:Dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng Long Thọ II tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa điểm xây dựng: Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa thiên huế Hình thức đầu tư: Dự án đầu tư trong nước ,thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh,theo hình thức đầu tư và xây dựng mới,chủ đầu tư chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý,điều hành hoạt động đầu tư.Dự án do Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng làm chủ đầu tư; dự án được triển khai trên cơ sở sử dụng vốn huy động và vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong nước. Quy mô đầu tư: Dự án tổng thể xi măng Long Thọ II dự kiến sẽ được đầu tư với công suất 350000 tấn xi măng/năm quy theo xi măng HSRC 40 hoặc PCB 40,PCB 30 . 2.2.3.2.Giới thiệu về chủ đầu tư dự án Chủ đầu tư: Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng Ngành nghề kinh doanh:Thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp,giao thông ,thuỷ lợi,sân bay,bến cảng Vốn điều lệ:113.749.409.000 đồng Năng lực của chủ đầu tư:Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng trực thuộc Bộ xây dựng thuộc sở hữu nhà nước.Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện tại doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.Về kinh nghiệm các dự án thì Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp,dân dụng,Tổng công ty đã là nhà thầu của nhiều dự án xây dựng nhà máy xi măng như nhà máy xi măng Hoàng Thạch,Hải Phòng,Bỉm Sơn ,Bút Sơndo đó tổng công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý dự án. 2.2.3.3.Phân tích tính khả thi của dự án. Thị trường xi măng nói chung Xi măng là loại vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng cơ bản,xây dựng cơ sở hạ tầng,công nghiệp và dân dụng.Sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế gắn liền với việc đầu tư và xây dựng.Do vậy công nghiệp xi măng là một ngành công nghiệp then chốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Giá xi măng sẽ biến động trong giai đoạn tới nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO,với xu thế giảm đôi chút so với giá hiện nay. Giá bán tính toán 740000VND/Tấn xi măng,theo kết quả khảo sát tại thị trường các tỉnh miền Trung giá bán 740000VND/Tấn là giá bán trung bình thấp so với sản phẩm xi măng cùng loại do đó dự án đảm bảo tính khả thi về mặt kinh tế. Đối thủ cạnh tranhchính trong thời gian tới là Xi măng Thailand,indonesia,Trung Quốc,tuy nhiên theo phân tích đánh giá cũng không tác động lớn đối với thị trường xi măng Việt Nam . Hiện nay,xi măng là một thị trường đầy tiềm năng và còn đang bị thiếu hụt rất nhiều,hiện tại Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng là nhà thầu xây dựng trên thị trường cả nước,theo thống kê của Tổng công ty thì mỗi năm các đơn vị trong Tổng công ty cũng tiêu thụ khoảng 600000 tấn do đó sản phẩm xi măng của Nhà máy cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong Tổng công ty.Vì vậy việc để PVFC tham gia đầu tư cũng như cấp tín dụng rất tốt tạo vị thế cũng như mở rộng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phương án tài chính của dự án Tổng mức đầu tư: Bảng 4 :Tổng mức đầu tư của dự án Tỷ giá 1USD ==16000 đồng TT Thành phần vốn đầu tư Nội tệ và ngoại tệ Tổng số tính bằng VNĐ(triệu đồng) Tổng số tính bằng USD Nội tệ Ngoại tệ I Vốn đầu tư cố định 190,926 12,875,500 447,296 27,956,000 1 Chi phí xây lắp 127,147 0 127,147 7,946,688 2 Chi phí thiết bị 36,600 11,165,000 215,240 13,452,500 3 Chi phí khác 27,179 540,000 35,819 2,238,688 4 Chi phí dự phòng 19,092 1,170,500 37,820 2,363,750 5 Lãi vay trong thời gian xây dựng 31,270 0 31,270 1,954,375 II Vốn lưu động 15,000 0 15,000 937,500 Tổng vốn lưu động 283,467 12,875,500 462,296 28,893,500 Suất đầu tư(USD/tấn xi măng thành phẩm) 73,121 Nguồn:Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xi măng Long Thọ II Tổng mức đầu tư là 462,296 tỷ đồng trong đó giá trị ngoại tệ là 12,875,500 USD,trong đó: +)Nhu cầu vốn và tiến độ huy động vốn : Tổng mức đầu tư của dự án xác định trên cơ sở tiến độ thực hiện dự án,kế hoạch sử dụng vốn,tiến độ huy động nguồn vốn. +)Vốn tự có của chủ đầu tư : Vốn tự huy động :69,344 tỷ đồng chiếm 15% tổng mức đầu tư.Trong đó Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng góp 8% tổng vốn đầu tư tương ứng số tiền 36,983 tỷ đồng.PVFC góp 7% tổng vốn đầu tư tương ứng số tiền 32,360 tỷ đồng. Vốn tự có để thanh toán một phần cho nhu cầu sử dụng nội tệ (chi phí xây dựng,lắp đặt ,chi phí khác). +)Vốn vay từ các tổ chức tài chính và ngân hàng: Là 392,952 tỷ đồng chiếm 85% tổng mức đầu tư (không kể thuế giá trị gia tăng).Thời hạn vay vốn dài hạn là 5 năm không kể 2 năm xây dựng. +)Vốn vay lưu động:15 tỷ đồng chiếm 3,2% tổng mức vốn đầu tư(không kể thuế giá trị gia tăng).Nguồn vốn này được huy động từ ngân hàng thương mại trong nước để đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh,gốc được trả vào cuối năm của mỗi năm hoạt động thương mại. Chi phí của dự án. Chi phí biến đổi (đơn vị :đ/tấn) Bảng 5:Chi phí biến đổi của dự án TT Khoản mục Đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9723.doc
Tài liệu liên quan