MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.Hoạt động cho vay của NHTM nói chung 3
1.1.2. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM: 4
1.2. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM: 6
1.2.1. Thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 6
1.2.1.1 Khái niệm và mục đích: 6
1.2.1.2. Nội dung thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 7
1.2.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 8
1.2.2.1 Khái niệm và mục đích của công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 8
1.2.2.2 Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 9
1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 11
1.2.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án: 11
1.2.3.2 Thẩm định kế hoạnh doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án: 14
1.2.3.3 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án: 16
1.2.3.4. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án: 18
1.2.3.5 Thẩm định rủi ro dự án: 25
1. 3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại. 28
1. 3.1. Khái niệm. 28
1. 3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại. 29
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại. 31
1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan. 31
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan. 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 35
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Công thương Ba Đình. 35
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình. 35
2.1.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2005. 37
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHCT Ba Đình. 39
2.2.1. Quy trình cho vay theo dự án tại chi nhánh. 39
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh. 41
2.2.3. Tình hình thẩm định và cho vay theo dự án trong thời gian qua. 42
2.2.3.1. Số dự án thẩm định và cho vay 42
2.2.3.2. Tình hình dư nợ và nợ quá hạn trong cho vay dự án. 42
2.2.4.Thẩm định tài chính : “Dự án đầu tư hoàn thiện trung tâm in công nghệ cao năm 2005” của Công ty in và văn hoá phẩm. 42
2.2.4.1. Giới thiệu về dự án. 42
2.2.4.2 Giới thiệu về chủ đầu tư. 43
Nguồn : Phòng khách hàng 1 NHCTBĐ 45
2.2.4.3 Nhu cầu của doanh nghiệp. 46
2.2.4.4 .Phần thẩm định tài chính dự án của cán bộ tín dụng. 46
2.3.1 Những kết quả đạt được. 54
2.3.2 Một số hạn chế. 55
2.3.3. Những nguyên nhân gây ra hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT Ba Đình. 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 62
3.1.Định hướng cho hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình. 62
3.1.1.Định hướng chung: 62
3.1.2. Một số định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT chi nhánh Ba Đình. 64
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHCT chi nhánh Ba Đình. 65
3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tài chính dự án. 65
3.2.2.Tăng cường thu thập, phân tích thông tin liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư: 66
3.2.2.1. Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng. 67
3.2.2.2.Thiết lập một hệ thống thu thập và lưu trữ thông tin. 68
3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án. 69
3.2.3.1.Thẩm định tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án. 69
3.2.3.2.Xác định lãi suất chiết khấu và thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án 71
3.2.3.3. Tăng cường phân tích độ nhạy của dự án. 74
3.2.4. Những giải pháp hỗ trợ về thẩm định. 75
3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định dự án: 76
3.3. Một số kiến nghị để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHCT Ba Đình. 77
3.3.1.Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành 77
3.3.2. Đối với NHNN 78
3.3.3 Đối với chủ đầu tư. 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức điều hành mạnh, phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định.
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan.
* Từ phía doanh nghiệp.
Hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình lên là cơ sở quan trọng để ngân hàng thẩm định. Do đó trình độ lập hồ sơ dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của ngân hàng. Phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán thu thập thêm thông tin. Đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam , khả năng tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lý rất hạn chế đưa lại rủi ro lớn cho ngân hàng- người cho vay phần lớn vốn đầu tư vào dự án.
Ngoài ra tính trung thực của các thông tin do chủ đầu tư cung cấp về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định tài chính của ngân hàng.
* Môi trường kinh tế.
Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia quy định năng lực, kinh nghiệm phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp thông tin sát thực phản ánh đúng diễn biến mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo nền kinh tế... Đồng thời các định hướng chính sách phát triển kinh tế xã hội theo vùng ngành chưa được xây dựng một cách cụ thể đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án.
* Môi trường pháp lý.
Những khiếm khuyết trong tính hợp lý đồng bộ và hiệu lực các văn bản pháp lý của nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định. Ví dụ sự mâu thuẫn chồng chéo của các văn bản pháp lý nói chung và các văn bản pháp lý đối với ngành ngân hàng nói riêng đều ảnh hưởng xấu đến quy trình thẩm định và qua đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Công thương Ba Đình.
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình ra đời từ năm 1959, lúc thành lập được gọi là Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội và đặt tại phố Đội Cấn Hà Nội.
Khi mới thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình được giao nhiệm vụ: Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng. Lúc này hoạt động mang tính cung ứng cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch được giao của nhà nước với mục tiêu hoạt động mang tính bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp theo nghị định 163/CP được Hội Đồng chính phủ ban hành ngày 16/6/1977. Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7/1988 thì kết thúc.
Ngày 1/7/1988, theo nghị định 53 của Hội đồng bộ trưởng( hiện nay đổi thành Chính Phủ) ngành ngân hàng chuyển từ cơ chế quản lý hành chính kế hoạch sang hạch toán kinh tế theo mô hình quản lý ngân hàng hai cấp. Các ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận và an toàn. Nghị định 53/HĐBT đã góp phần hình thành mô hình ngân hàng mới đem lại hình thức mới trong lĩnh vực hoạt động và chu chuyển vốn. Trong bối cảnh chuyển đổi đó, NH Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi NHCT khu vực BA Đình trực thuộc ngân hàng Công thương thnàh phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc thay đổi phong cách giao tiếp phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác mở rộng thị trường, đưa thêm các dịch vụ mới vào kinh doanh.
Từ năm 1988 đến năm 1993, chi nhánh NHCTBĐ hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp: Trung ương- Thành phố- Quận dẫn đến việc quản lý cồng kềnh chồng chéo. Hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Hà Nội, các phương thức và nghiệp vụ kinh doanh chưa được triển khai có hiệu quả, cùng những khó khăn của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng nên hoạt động của NHCT chi nhánh Ba Đình đi đến kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô. Trước những khó khăn vướng mức từ mô hình tổ chức quả lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 1/4/1993, NHCT Việt Nam thí điểm mô hình tổ chức hai cấp : Cấp TW- Cấp Quận. Cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ, NHCT khu vực Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động theo một mô hình NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường, nhanh chóng tiếp cận thị trường và không ngừng đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với cơ chế thị trường. Trong công tác xây dựng, ổn định mô hình tổ chức, chi nhánh luôn coi trọng đội ngũ cán bộ, luôn bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lực điều hành và coi đó là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu. Cụ thể: chi nhánh đã tự sưu tầm tài liệu tự tổ chức các lớp học tại chỗ hoặc ngoài giờ làm việc, người biết kèm người chưa biết, người có kinh nghiệm truyền đạt cho người mới vào nghề. Công tác đào tạo nghiên cứu, học tập của mỗi cán bộ viên chức chi nhánh đã thực sự có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiệ cho đội ngũ cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trên vị trí công tác được phân công làm nòng cốt xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt những nhiệm vụ kinh doanh trong những năm sau này.
Sau năm 1993, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đã có những thuận lợi nhất định. Sự phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên giữa chi nhánh với các NHCT cùng hệ thông nhằm khai thác ưu thế từng đơn vị với mục tiêu cùng xây dựng và phát triển thị trường,. Về mô hình tổ chức, số cán bộ viên chức đã được tăng thêm cả về số lượng và chất lượng.
Chi nhánh NHCT Ba Đình hiện nay được đặt tại 142 phố Đội Cấn, bộn máy hoạt động có trên 300 cán bộ, nhân viên( trong đó có trên 85% có trình độ đại học và trên đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 11 quỹ tiết kiệm hoạt động trên một địa bàn rộng lớn trải trên các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ). Trong hoạt động kinh doanh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo hướng “Ổn định- An toàn- Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu tổ chức. Từ năm 1995 đến nay chi nhánh luôn được NHCT Việt Nam công nhận là chi nhánh suất sắc trong hệ thống NHCT Việt Nam; năm 1998 được nhân bằng khen của thủ tướng chính phủ; năm 1999 vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba; và liên tục trong các năm 2002 – 2004 được nhiều bằng cấp khen thưởng của: Chủ tịch UBND thành phố, thống đốc NHNN, hội đồng thi đua khen thưởng ngành ngân hàng tặng bằng khen.
2.1.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2005.
* Huy động vốn:
Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 4164 tỷ, tăng 14,43% so với cuối năm 2004 trong đó huy động vốn VNĐ đạt 3469 tỷ, tăng 16,25 %, huy động ngoại tệ quy đổi đạt 695 tỷ, tăng 6,1%.
Về cơ cấu vốn: huy động từ tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác đạt 2050 tỷ, so với cuối năm 2004 tăng 244 tỷ( 13,5%), huy động tiền gửi dân cư đạt 2114 tỷ, tăng 281 tỷ( 15,33%).
Nhìn chung trong mấy năm gần đây, tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh đều đạt mức trên 14%. Đó là sự cố gắng lớn của toàn chi nhánh trong việc triển khai các giải pháp về huy động vốn, từ việc thực hiện các chính sách tiếp thị khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, các dự án có nhận vốn của các tổ chức quốc tế đến công tác vận động tuyên truyền quảng bá các sản phẩm tiền gửi với nhiều hình thức phong phú đa dạng và các chính sách lãi suất linh hoạt trong khu vực tiền gửi dân cư.
* Hoạt động tín dụng:
- Dư nợ cho vay: Đến hết 31/12/2005, tổng dư nợ cho vay đạt 2816 tỷ. So với cuối năm 2004 tăng 922 tỷ (48,7%), trong đó dư nợ VNĐ 1950 tỷ, tăng 641 tỷ, dư nợ ngoại tệ quy VNĐ đạt 866 tỷ, tăng 281 tỷ
Mức dư nợ tăng cao hơn so với đầu năm 2005 chủ yếu là do chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh về vay vốn tại chi nhánh như Công ty cổ phần VILEXim vay 25 tỷ, VINAFOOD vay 665 tỷ đồng... đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn, nợ gia hạn, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Do vậy tình hình dư nợ của chi nhánh đến cuối năm đã có nhiều biến chuyển tốt.
* Hoạt động tài trợ thương mại.
- Thanh toán quốc tế: Tổng giá trị thanh toán hàng XNK là 2061 món đạt 159.009.733 USD, tăng 20,8 % so với năm 2004, trong đó thanh toán hàng nhập là 1890 món.
- Nghiệp vụ bảo lãnh: Năm 2005 phát hành 1374 món với giá trị 308 tỷ đồng. Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng so với cuối năm 2004 giảm 74 tỷ, nguyên nhân do chi nhánh đã hạn chế và giảm dần hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải và xây dựng.
- Kinh doanh ngoại tệ: Tổng doanh số mua bán đạt 493.370.638 USD tăng 80,55% so với năm trước, chênh lệch mua bán đạt 1357 triệu đồng
* Kết quả tài chính.
Với sự cố gắng phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ CNV trong chi nhánh nên thuận lợi đã đạt mức 90.681 triệu đồng, vượt 5681 triệu đồng so với kế hoạch được giao, trích lập dự phòng rủi ro 32.899 triệu đồng đủ chi tiêu kế hoạch được giao, thu nhập người lao động được tăng lên rõ rệt, tạo đà phấn khởi để thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2006.
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHCT Ba Đình.
2.2.1. Quy trình cho vay theo dự án tại chi nhánh.
Tại chi nhánh NHCT Ba Đình, quy trình cho vay theo dự án tuân thủ theo quy định của NHCT Việt Nam. Quy trình cho vay theo dự án trải qua các bước sau:
* Tiếp cận khách hàng, hướng dẫn lập và tiếp nhân hồ sơ dự án.
Sau khi nhận được giấy đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng tiếp cận với khách hàng, xem xét đối tượng khách hàng, cùng khách hàng lựa chọn dự án. Nếu thấy dự án có triển vọng phát triển, cán bộ thẩm định hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ dự án. Hồ sơ được doanh nghiệp lập và gửi đến ngân hàng trong đó bao gồm đầy đủ những thông tin cần thiết về doanh nghiệp và dự án đầu tư cần vay vốn ngân hàng. Đây là cơ sở cho ngân hàng thẩm định dự án. Cán bộ tín dụng phải ký nhận ngày nhận hồ sơ.
* Thẩm định dự án.
Cán bộ thẩm định sau khi nhận được hồ sơ dự án sẽ tiến hành thẩm định. Kết quả thẩm định được trình lên trưởng phòng kinh doanh dưới dạng tờ trình thẩm định trong đó nêu rõ giấy đề nghị vay vốn, tính pháp lý, tư cách pháp nhân, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn, tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ dự án: Phân tích hiệu quả của dự án về các mặt kinh tế, tài chính, thị trường, kỹ thuật... Kết luận có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ, điều kiện đảm bảo tiền vay phải được ghi rõ trên tờ trình thẩm định.
Trưởng phòng kinh doanh ghi ý kiến và đề xuất của mình rồi trình lên giám đốc xem. Giám đốc sau khi xem xét kỹ hồ sơ dự án và tờ trình thẩm định của cán bộ thẩm định sẽ ký và ghi rõ ý kiến của mình là cho vay hay không cho vay. Nếu giám đốc thấy có nhiều điểm chưa hợp lý trong dự án thì có thể lập ra tổ tái thẩm định (ít nhất là hai người) để thẩm định lại dự án. Ngoài ra, giám đốc còn xem xét có thuộc phạm vi uỷ quyền, nếu đúng thì phải trình lên NHCTVN xem xét phê duyệt.
* Lập và ký hợp đồng tín dụng, khế ước vay vốn.
Nếu đã có quyết định cho vay của giám đốc hoặc văn bản uỷ quyền của NHCTVN, cán bộ tín dụng tiến hành lập và ký hợp đồng tín dụng, khế ước vay vốn. Hợp đồng tín dụng được lập thành 4 bản gửi cho: NHCTVN, doanh nghiệp vay vốn, phòng kế toán, phòng kinh doanh. Khế ước nhận nợ được lập theo từng hợp đồng đã ký gồm 3 bản do phòng kế toán ( bản chính), phòng kinh doanh và khách hàng giữ.
* Phát vốn vay.
Việc phát vốn vay được tuân thủ theo quy định, có thể phát theo tiến độ thực hiện hay khối lượng xây lắp hoàn thành. Cán bộ tín sau khi phát tiền vay phải kiểm tra các giấy tờ sau: Giấy phép hành nghề của đơn vị nhận thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng của phần đã hoàn thành và thanh toán, bảng kê phiếu giá thanh toán, giấy bảo lãnh và thực hiện hợp đồng nếu có. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ thanh toán, lịch rút vốn phù hợp.
* Thu nợ gốc và lãi tiền vay.
Cán bộ thẩm định mở sổ theo dõi nợ gốc, lãi phải thu, thời điểm thu theo hợp đồng đã ký. Định kỳ, cán bộ thẩm định thống kê khế ước đến hạn trả nợ, gửi phiếu báo nhắc nợ đến đơn vị vay vốn trước thời điểm phải thu ít nhất 5 ngày. Kế toán tự động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để thu nợ nếu đến hạn trả nợ đơn vị không trả được nợ hoặc không được gia hạn nợ ( vì ngân hàng buộc doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng có số dư đủ khả năng trả nợ) . Kết thúc hợp đồng tín dụng: nợ thu hết, lãi vay tất toán, chi nhánh thanh lý hợp đồng tín dụng.
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh.
Nội dung thẩm định tài chín dự án được xaem xét trên các mặt sau:
* Xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
- Tổng mức đầu tư ?
+ Tổng giá trị thiết bị ?
+ Kiến thiết cơ bản khác ?( Bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển, lắp đặt và chạy thử.)
+ Dự phòng ?
- Nguồn vốn đầu tư ?
+ Vốn tự có?
+ Vốn vay ngân hàng ?
+ Vốn khác ?
* Thẩm định doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh.
- Tính toán lại doanh thu, chi phí.
- Tính toán lại công suất và khả năng tiêu thụ (Vì dự án thường được xây dựng cao hơn thực tế rất nhiều).
- Tính lại mức khấu hao theo quy định hiện hành của bộ Tài chính.
* Tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng.
- Tỉ suất sinh lời của dự án.
- Tính thời gian hoàn vốn
- Xác định điểm hoà vốn.
- Tính các chỉ tiêu NPV, IRR.
- Tính độ nhạy của dự án khi thay đổi các biến số quan trọng của dự án như: Giá bán, sản lượng.
- Nhận xét đánh giá chung về dự án.
2.2.3. Tình hình thẩm định và cho vay theo dự án trong thời gian qua.
2.2.3.1. Số dự án thẩm định và cho vay
Đơn vị
2003
2004
2005
Tổng số dự án xin vay
Dự án
62
69
75
Tổng số vốn xin vay
Tỷ đồng
869
915
1002
Tổng số dự án được duyệt cho vay
Dự án
59
61
66
Số tiền cho vay
Tỷ đồng
689
734
878
Nguồn: Phòng khách hàng 1
Nhận xét: Tổng số dự án xin vay tăng theo các năm
Tổng số tiền cho vay cũng tăng theo các năm, thể hiện tình hình cho vay theo dự án đang tăng trưởng tốt về quy mô.
2.2.3.2. Tình hình dư nợ và nợ quá hạn trong cho vay dự án.
N ăm
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
689
734
878
Dư nợ quá hạn
19
21
27
Nguồn: Phòng khách hàng 1
2.2.4. Thẩm định tài chính : “Dự án đầu tư hoàn thiện trung tâm in công nghệ cao năm 2005” của Công ty in và văn hoá phẩm.
2.2.4.1. Giới thiệu về dự án.
* Tên dự án: Dự án đầu tư hoàn thiện trung tâm in công nghệ cao năm 2005.
* Chủ đầu tư: Công ty in và văn hoá phẩm.
* Loại hình dự án: Dự án.
* Địa điểm đầu tư: 83 Hào Nam- Đống Đa- Hà Nội.
* Sản phẩm của dự án: Sản phẩm in.
* Tổng vốn đầu tư: 12.596.040.000 VNĐ.
Trong đó vốn tự có: 6.298.020.000 VNĐ, Vốn vay NH: 6.298.020.000 VNĐ.
* Th ời gian giải ng ân: Tháng 11 năm 2006
* Hình thức đầu tư: Đầu tư chiều sâu.
* Quy mô, công suất:
- Máy cắt giấy: 7000 tấn/ năm.
- Máy khâu chỉ: công suất thiết kế là 12000 tay sách/ giờ, công suất chạy thực tế là 10000 tay sách/ giờ, mỗi tay sách tương đương với 16 trang sách khổ lớn( 20-30 cm), một ngày máy chạy 18 giờ, một năm chạy 305 ngày. Công suất thiết kế của máy là 878.400.000 trang sách khâu chỉ.
- Máy vào bìa keo nóng: 3600 cuốn/ giờ.
2.2.4.2 Giới thiệu về chủ đầu tư.
* Tên doanh nghiệp: Công ty in và văn hoá phẩm.
* Đại diện doanh nghiệp: Ông Trần Văn Cường. Chức vụ: giám đốc.
* Trụ sở: số 83 Hào Nam- Đống Đa- Hà Nội.
* Điện thoại: 5141226.
* Vốn điều lệ: 42.620.247.799 VNĐ.
* Quyết định thành lập: Quyết định số 3839/TC-QĐ-BTM ngày 30/12/1996 do Bộ trưởng bộ văn hoá thông tin.
* Giấy phép kinh doanh số: 0111920 ngày 13/6/1997 do sở KHĐT Hà Nội cấp.
* Ngành nghề sản suất kinh doanh chính: in ấn, kinh doanh thiết bị vật tư, thiết bị ngành in, đồ gỗ, nhạc cụ và các văn hoá phẩm khác.
* Tài khoản tiền gửi VNĐ số 102010000000408 tại Ngân hàng công thương Ba Đình.
* Công ty In và Văn hoá phẩm có đủ năng lực pháp lý được thành lập từ tháng 12 năm 1996 trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị : Công ty Văn hoá phẩm ; Công ty Phát triển kỹ thuật in và Xí nghiệp nhạc cụ Việt Nam. Có hai trụ sở ở: Số 83 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa Hà Nội và ở Cụm Giáp Nhất, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Có hai kho để dự trữ hàng hoá: một kho ở Đông Anh và đặc biệt là kho ở Hà Tây được Công ty đầu tư xây dựng xong vào năm 2004 có qui mô và sức chứa lớn đạt tiêu chuẩn an toàn cao .
Từ năm 1998 đến nay trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng với quyết tâm và định hướng đúng trong mở rộng mặt hàng, đầu tư chiều sâu , đổi mới thiết bị , xây dựng hạ tầng ... nên các mục tiêu kinh tế nhìn chung đều tăng . Đặc biệt doanh thu năm 1998 mới chỉ đạt 89,779 tỷ đồng thì năm 2003 đã đạt 157 tỷ đồng . Sản phẩm chủ yếu về In năm 2003 tăng gần gấp đôi năm 1998 .
Hiện nay, công ty đã đủ thiết bị , cơ sở hạ tầng và đội ngũ lãnh đạo có năng lực , trình độ và đội ngũ kỹ thuật tốt nên đang từng bước mở rộng sản xuất đặc biệt các sản phẩm về trang in , tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 600 lao động , khẳng định được vị thế của Công ty trong ngành và thực sự là một đối tác của Ngân hàng công thương Ba Đình .
- Tư cách năng lực pháp lý của khách hàng:
Là một công ty Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội cùng địa bàn nơi Chi nhánh NHCT Ba Đình - NHCV - đóng trụ sở
Công ty có đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật DNNN, có điều lệ hoạt động thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị...
- Năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng:
Cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, hệ thống phòng ban hoạt động hiệu quả.
Ban lãnh đạo Công ty gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc đều tốt nghiệp Đại học đúng chuyên ngành phụ trách. Trong đó Giám đốc giữ vai trò đàu tàu Giám đốc sinh năm 1954, có sức khoẻ, đã có kinh nghiệm trên 10 năm ở cương vị Giám đốc, thực hiện thành công nhiều dự án đầu tư đem lại hiệu quả cao. Trong quan hệ tín dụng rất có uy tín, có tinh thần hợp tác cao, sẵn sàng trả nợ.
* Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng:
Tình hình sản xuất kinh doanh và dự tính nguồn vốn đầu tư cho dự án trung dài hạn
A. Một số chỉ tiêu năm 2005
Đơn vị
Số liệu năm 2005
1.Tổng doanh thu bán hàng ( TK 511)
Đồng
204 094 509 177
2. Lãi (lỗ) sản xuất kinh doanh(TK 421).
882 313 652
3. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
111 998 488 799
4. TSCĐ và đầu tư dài hạn
81 418 456 488
5. Nợ ngắn hạn
111 594 325 616
6. Nợ dài hạn
25 687 766 167
7. Nợ khác
148 563 643
8. Vốn CSH
55 986 289 861
9. Tổng số vay ngắn hạn ngân hàng
80 840 662 488
* Vay NHCT Ba Đình
59 755 841 122
* Vay NHĐT và PT HN
21 084 848 366
10. Tổng số vay dài hạn ngân hàng
25 687 716 167
* Vay NHCT Ba Đình
18 228 505 101
* Vay NHĐT và PT HN
7 459 211 066
B. Nguồn vốn đầu tư trung hạn
1. Nguồn vốn
12 715 756 512
* Vốn lưu động ròng năm 2005
404 163 183
* Khấu hao TSCĐ năm 2006
11 111 593 329
* Lợi nhuận dự kiến năm 2006
1 200 000 000
2. Sử dụng nguồn vốn năm 2006
5 419 994 000
* Trả nợ vay trung hạn NH CTBĐ
4 216 000 000
* Trả nợ vay trung hạn NH ĐTPT HN
1 203 994 000
3. Nguồn vốn tự có để tái đầu tư
7 295 762 512
* Chi phí cho dự án vào 11/2006
12 037 440 000
* Nguồn vốn hiện có tại 11/2006
12 985 802 303
Trong đó:
Vốn tự có
6 687 782 303
Vốn vay Ngân hàng
6 298 020 000
Nguồn : Phòng khách hàng 1 NHCTBĐ
2.2.4.3 Nhu cầu của doanh nghiệp.
* Số tiền đề nghị vay: 6.298.020.000 VNĐ.
* Thời gian vay: 78 tháng, trong đó thời gian ân hạn là 6 tháng.
* Lãi suất vay: 1%/ tháng.
* Mục đích vay: Đầu tư máy móc để hoàn thiện trung tâm in công nghệ cao.
* Hình thức trả vốn gốc và lãi: Gốc được trả theo lịch trả nợ định kỳ sau khi giải ngân xong, lãi trả hàng tháng.
* Tài sản đảm bảo: Một máy in offset tờ rơi 4 màu, khổ 740-1040 mm, sử dụng hệ điều hành kỹ thuật số.
2.2.4.4 .Phần thẩm định tài chính dự án của cán bộ tín dụng.
* Thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
- Tổng mức đầu tư là 12.596.040.000 VNĐ
+ Tổng giá trị thiết bị là 11.772.000.000 VNĐ.
Trong đó : Máy cắt giấy tốc độ cao : 195.000 USD ~3.120.000.000VNĐ.
Máy khâu chỉ tự động: 245.000 EUR ~4.900.000.000 VNĐ
Máy vào bìa keo nóng: 234.500 USD ~ 3.752.000.000 VNĐ.+ Kiến thiết cơ bản khác 235.440.000VNĐ ( Bao gồm chi phí mua sắm thiết bị, vận chuyển, lắp đặt và chạy thử.)
+ Dự phòng 558.600.000 VNĐ
- Nguồn vốn đầu tư 12.596.040.000 VNĐ
+ Vốn tự có 6.298.020.000 VNĐ.
Cụ thể như sau:
Vốn lưu động ròng năm 2005: 404.163.183 VNĐ
Khấu hao TSCĐ năm 2006: 11.111.593.329 VNĐ
Lợi nhuận dự kiến năm 2006: 1.200.000.000 VNĐ
Trả nợ vay trung dài hạn năm 2006: 5.419.994.000 VNĐ
Nguồn vốn còn để tái đầu tư năm 2006: 7.295.762.512 VNĐ
+ Vốn vay ngân hàng 6.298.020.000 VNĐ.
* Bảng thẩm định doanh thu- chi phí: bảng 1.
- Về chi phí: Qua thẩm định ngân hàng hàng nhận thấy định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu mà dự án đưa ra là họp lý, phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật trung bình của ngành và mức giá cả hiện nay trên thị trường.
- Về khấu hao máy móc: Vì đây là thiết bị hiện đại nên chủ đầu dự án, muốn tính khấu hao trong 7 năm (14% một năm) là khấu hao nhanh. Qua xem xét ngân hàng chỉ đồng ý với thời gian khấu hao là 10 năm (10% một năm) theo phương pháp khấu hao đều.
- Về doanh thu: Doanh thu được tính hàng năm là doanh thu không có VAT.
Trong 4 năm đầu hoạt động, công suất của máy chỉ đạt 70%, 80%, 80% và 90%. Trong những năm hoạt động tiếp theo có thể đạt 100% công suất.
* Bảng tính điểm hoà vốn của dự án: bảng 2.
* Bảng thẩm định dòng tiền, giá trị hiện tại thuần, tỉ suất hoàn vốn nội bộ của dự án: bảng 3.
Ngân hàng xác định dòng tiền hàng năm của dự án theo công thức:
Dòng tiền tại thời điểm bỏ vốn đầu tư (CF0):
CF0 = - Tổng vốn đầu tư .
Dòng tiền ròng ở cuối mỗi năm thực hiện dự án :
NCFt = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay.
Trong khi dó chủ dự án tính NCF năm cuối cùng có giá trị thanh lý
Trên cơ sở dự tính doanh thu và chi phí hàng năm của dự án, ngân hàng tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là:
Giá trị hiện tại ròng: NPV = 2.470.191.891,7 VNĐ
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR = 16 %
* Bảng tính độ nhạy của dự án: bảng 4.
* Phương án cho vay, thu nợ:
- Phương thức cho vay: cho vay theo dự án đầu tư.
- Hình thức và thời gian phát tiền vay: phát tiền vay căn cứ từ chứng từ chứng minh phát sinh nhu cầu vốn vay nhưng tổng số tiền vay của dự án không được vượt quá 50% chi phí của dự án. Dự kiến sau khi tổ chức đấu thầu, công ty sẽ chuyển tiền dần để mua thiết bị xong vào tháng 11/2006.
Thời gian phát tiền vay vào tháng 11/2006.
- Nguồn trả nợ: nguồn trả nợ được trích từ khấu hao cơ bản hình thành từ vốn vay (70%), và lợi nhuận sau thuế của dự án (50%).
- Thời gian trả nợ: tiền vay được trả trong 6 năm kể từ ngày hết thời gian ân hạn ( dự kiến từ 5/2007 đến 5/2013).
- Bảng cân đối trả nợ: Bảng 5.
Ngân hàng đồng ý với cách tính lãi vay vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là phương pháp tính theo dư nợ bình quân với lãi suất một năm là 14%.
BANG 1: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU - CHI PHÍ
CHỈ TIÊU
THỜI GIAN DỰ ÁN
NĂM 1
NĂM 2
NĂM 3
NĂM 4
NĂM 5
NĂM 6
NĂM 7
NĂM 8
NĂM 9
NĂM 10
CÔNG SUẤT KHAI THÁC( %)
70
80
80
90
100
100
100
100
100
100
SẢN LƯỢNG (TẤN GIẤY)
5040
5760
5760
6480
7200
7200
7200
7200
7200
7200
SẢN LƯỢNG (TRANG SÁCH)
612000000
700000000
700000000
787500000
875000000
875000000
875000000
875000000
875000000
875000000
DOANH THU
7176000000
8134400000
8134400000
9151200000
10168000000
10168000000
10168000000
10168000000
10168000000
10168000000
TỔNG CHI PHÍ
6382127684
6839139296
6839139296
7170190108
7627201320
7501240920
7357280520
7357280520
7357280520
7357280520
ĐỊNH PHÍ
2301326400
2175366400
2049400000
1923445600
1797485200
1671524800
1545564000
1545564000
1545564000
1545564000
KHTSCĐ
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
KHẤU HAO SCL, TX
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
125960400
KH NHÀ XƯỞNG
160000000
160000000
160000000
160000000
160000000
160000000
160000000
160000000
160000000
160000000
CHI PHÍ LÃI VAY VCĐ
755762000
629802000
503841660
377881200
251920800
125960400
BIẾN PHÍ
4080801284
4663772896
4663772896
5246744508
5829761120
5829761120
5829761120
5829761120
5829761120
5829761120
NHÂN CÔNG
852600000
974400000
974400000
1096200000
1218000000
1218000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32762.doc