Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM): 3

1.1.1 Khái niệm về NHTM: 3

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM: 4

1.2 Thẩm định tài chính trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các Ngân hàng thương mại: 6

1.2.1 Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong nền kinh tế: 6

1.2.2 Khái niệm, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay đối với DNVVN ở các NHTM: 10

1.2.3 Nội dung của thẩm định tài chính trong cho vay đối với doanh nghiệp ở các NHTM: 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thẩm định tài chính trong cho vay đối với DNVVN của các NHTM: 26

1.3.1 Nhân tố chủ quan: 26

1.3.2 Nhân tố khách quan: 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA 30

2.1 Tổng quan về Chi nhánh NHCT Đống Đa: 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHCT Đống Đa: 30

2.1.2 Cơ cấu, tổ chức của Chi nhánh NHCT Đống Đa: 31

2.1.3 Tình hình kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa các năm qua: 33

2.1.4 Kết quả kinh doanh các năm qua của Chi nhánh NHCT Đống Đa: 43

2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Đống Đa: 44

2.2.1 Thẩm định, phân tích các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: 45

2.2.2 Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính: 46

2.2.3 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: 51

2.2.4 Dự báo về Bảng cân đối kế toán và Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn: 52

2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với DNVVN ở Chi nhánh NHCT Đống Đa: 52

2.3.1 Những kết quả đạt được: 52

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 55

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỐNG ĐA 60

3.1 Định hướng cho vay đối với các DNVVN của Chi nhánh NHCT Đống Đa: 60

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay đối với DNVVN ở Chi nhánh NHCT Đống Đa: 60

3.3 Một số kiến nghị: 60

3.3.1 Đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam: 60

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước: 60

3.3.3 Đối với Nhà nước: 60

3.3.4 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: 60

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 60

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

MỤC LỤC 60

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các thời kỳ phát triển cơ cấu tổ chức của Chi nhánh có thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới. Hiện nay, cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh được bố trí như sau: Ban giám đốc Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Phòng PGĐ Phòng PGĐ Phòng PGĐ Phòng PGĐ TT Điện tử Phòng KH I PhòngQL nợ Phòng QL rủi ro Phòng KT nội bộ Phòng TC - HC Ph TH- TT Ph GD Cát Linh Ph KH cá nhân Ph Kho quỹ Ph GD Kim Liên Ph TT- TM Ph Kế toán Ph ĐT - TT Ph KH II Cho vay cá nhân Tổ DNNQD Huy động vốn Tổ DNQD 2.1.3 Tình hình kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa các năm qua: 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng thương mại (NHTM) kinh doanh tiền tệ trên cơ sở các hoạt động chủ yếu của mình là: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động đầu tư và hoạt động cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó, huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn để các NHTM thực hiện các hoạt động khác của mình. Hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng và số lượng các khoản cho vay và đầu tư. Để thực hiện tốt các mục tiêu của mình Chi nhánh NHCT Đống Đa đã thực hiện chính sách tăng cường nguồn vốn huy động điều này được thực hiện thông qua mạng lưới các quỹ tiết kiệm dày đặc được bố trí trên khắp địa bàn quận. Trong quá trình phát triển và hội nhập, thị trường các công cụ của các NHTM Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng. NHCT Đống Đa đang từng bước thực hiện chính sách huy động vốn với phương trâm mở rộng các công cụ truyền thống, tiền gửi thanh toán đang được khuếch trương đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đang hướng tới mục tiêu là các tầng lớp dân cư. Tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm vẫn là nguồn chủ yếu. Mở rộng quy mô, kéo dài thời hạn, đa dạng hoá các loại tiền gửi tiết kiệm nhằm huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư đang là hoạt động trọng tâm của NHCT Đống Đa. Bên cạnh huy động tiết kiệm ngân hàng đã phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tạo công cụ mới, làm phong phú thị trường nguồn vốn của ngân hàng. Bảng 1: Nguồn vốn của NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Stiền % Stiền % Stiền % Stiền % 1. Tiền gửi dân cư 1743 55,5 1950 57,9 2070 58 1870 47,7 1.1 Tiền gửi tiết kiệm 1543 49,1 1700 50,4 1870 52,4 1820 46,4 - Không kỳ hạn 12 0,4 10 0,3 1 0,03 1 0,025 - Có kỳ hạn 1531 48,7 1690 50,1 1869 52,4 1819 46,4 + Dưới 6 tháng 842 26,8 790 23,4 820 20,9 + Dưới 24 tháng 869 27,6 900 26,7 999 25,5 1.2 Kỳ phiếu 200 6,4 250 7,5 200 5,6 50 1,3 2. T.Gửi của các TCKT 1400 44,5 1420 42,1 1500 42 2050 52,3 - Không kỳ hạn 800 25,4 780 23,1 900 25,2 850 21,7 - Có kỳ hạn (12tháng) 600 19,1 640 19 600 16,8 1200 30,6 Tổng 3143 100 3370 100 3570 100 3920 100 Loại tiền 3143 100 3370 100 3570 100 3920 100 - VND 2633 83,8 2840 84,3 2990 83,7 3380 86,2 - Ngoại tệ quy đổi 510 16,2 530 15,7 580 16,3 540 13,8 +Doanh nghiệp 27 0,86 26 0,77 25 0,7 25 0,64 +Dân cư 483 15,34 504 14,93 555 15,6 515 13,16 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Phòng Tổng hợp Tiếp thị) Tổng nguồn vốn huy động được năm 2004 là 3143 tỷ đồng, đến năm 2007đã lên tới 3920 tỷ đồng. Năm 2005 Chi nhánh đã huy động được 3370 tỷ đồng, tăng 227 tỷ so với năm 2004 (tức tăng 7,2%). Đến năm 2006, tổng nguồn vốn huy động được là 3570 tỷ đồng, tăng hơn so với năm trước là 200 tỷ đồng (tăng 5,9%). Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động được đạt 3920 tỷ đồng tăng 350 tỷ đồng so với năm 2006 (tăng khoảng 9,8%). Đó là do Chi nhánh đã làm tốt các chính sách phục vụ khác hàng, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của dân cư và các tổ chức kinh tế. Chi nhánh đã triển khai đa dạng hóa các hình thức huy động như: Huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang Chủ động tìm kiếm nguồn vốn và phối hợp với Ban quản lý các dự án để thu hút nguồn tiền đền bù, giải phóng mặt bằng như: Nút giao thông Kim Liên – Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở. Ngoài ra, Chi nhánh còn tích cực thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức. Chi nhánh vẫn duy trì tổ chức thu tiền tại các đơn vị như: Thu tiền tại trên 50 điểm bán lẻ của Xí nghiệp bán lẻ xằng dầu, thu tại Chi nhánh điện lực Đống Đa, đã tổ chức tận thu cả những ngày nghỉ thứ 7 và Chủ Nhật. Qua số liệu cơ cấu nguồn vốn của NHCT Đống Đa ta thấy xu hướng chung là vốn huy động từ dân cư tăng ổn định qua các năm từ năm 2004 đến năm 2006 và luôn chiếm tỷ trọng khá cao, trung bình khoảng 57%. Tuy nhiên do những biến động của nền kinh tế năm 200, đó là giá dầu thô, giá vàng tăng cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán năm 2006 đã hút tiền đầu tư của dân cư vào đầu tư nên lượng tiền huy động từ dân cư của Chi nhánh năm 2007 đã giảm nhẹ. Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế ngày càng lớn, đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên đã tạo nhiều thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Vốn huy động ngoại tệ tăng ít, năm 2005 tăng lên so với năm 2004 là 20 tỷ đồng tức tăng khoảng 3,9%, đến năm 2006 tăng so với năm 2005 là 50 tỷ đồng tăng 9,4%, năm 2007 giảm 40 tỷ tức giảm 6,9% do lượng ngoại tệ đầu tư vào thị trường chứng khoán tăng rất mạnh và nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp cho hoạt động nhập khẩu hàng hoá và nguyên vật liệu tăng. Nguồn huy động VND vẫn là nguồn chính, chiếm tỷ lệ cao, trung bình trên 84%. Riêng về kỳ phiếu trái phiếu, mức độ tăng giảm không ổn định vì đây chỉ là công cụ huy động khi ngân hàng có nhu cầu đột xuất về vốn. Đồ thị 1: Cơ cấu nguốn vốn 2.1.3.2 Tình hình cho vay: NHTM sau khi huy động vốn sẽ sử dụng nguồn vốn đó vào các hoạt động nhằm mục tiêu sinh lời. Việc sử dụng vốn chính là việc tạo ra các loại tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất và tín dụng cũng là hoạt động mang lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận lớn nhất nhưng đồng thời cũng là hoạt động hàm chứa rủi ro cao nhất. Hoạt động tín dụng bao gồm các hoạt động: cho vay, cho thuê, bảo lãnh và chiết khấu. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu nhất của ngân hàng. Bởi lẽ, cho vay là một hoạt động truyền thống của ngân hàng, đối tượng cho vay đa dạng hơn, hình thức cho vay lại ngày càng đa dạng và cho vay là hoạt động sinh lời cao. Với chính sách chọn lọc khách hàng, chỉ cho vay đối với nhũng khách hàng kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Trong các năm qua doanh số cho vay và thu nợ của Chi nhánh NHCT Đống Đa tăng đều đặn góp phần mang lại cho Chi nhánh doanh thu ngày càng cao. Bảng 2: Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 S.tiền % S.tiền % S.tiền % S.tiền % 1. Doanh số cho vay 2243 100 2280 100 1900 100 1780 100 - Quốc doanh 1863 83 1100 48,2 1150 60,5 810 45,5 - Ngoài quốc doanh 380 17 1180 52,8 750 39,5 970 54,5 2. Doanh số thu nợ 2134 100 2230 100 2600 100 2180 100 - Quốc doanh 1586 74,3 1476 66,2 1480 57 1190 54,6 - Ngoài quốc doanh 548 25,7 754 33,8 1120 43 990 45,4 3. Dư nợ 2150 100 2200 100 1600 100 1200 100 - Quốc doanh 1800 83,7 1210 55 880 55 500 41,7 - Ngoài quốc doanh 350 26,3 990 45 720 45 700 58,3 1. Doanh số cho vay 2243 100 2280 100 1900 100 1780 100 - Ngắn hạn 1993 89 2080 91,2 1780 93,7 1680 94,4 - Dài hạn 259 11 200 8,8 120 6,3 100 5,6 2. Doanh số thu nợ 2134 100 2230 100 2600 100 2180 100 - Ngắn hạn 1858 87 1830 82 2190 84,2 1700 78 - Trung và dài hạn 270 13 400 18 310 15,8 480 22 3. Dư nợ 2150 100 2200 100 1600 100 1200 100 - Ngắn hạn 1250 58,1 1500 68,2 1090 68,1 880 73,3 - Trung và dài hạn 900 41,9 700 31,8 510 31,9 320 26,7 Nợ quá hạn 12 100 16 100 25 100 60 100 1. Quốc doanh 7 58,3 10 62,5 22 88 60 100 2. Ngoài quốc doanh 5 41,7 6 37,5 3 12 0 0 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của phòng Tổng hợp Tiếp thị) Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ở các năm ở Chi nhánh NHCT Đống Đa có xu hướng tăng nhẹ ở năm 2005 rồi liên tục giảm dần ở các năm sau, doanh số cho vay năm nay thấp hơn năm trước. Năm 2005 doanh số cho vay đạt 2280 chỉ tăng 37 tỷ đồng. Đến năm 2006 doanh số cho vay giảm 380 tỷ đồng tức giảm 16,7%. Đến năm 2007 doanh số cho vay giảm còn 1780 tỷ đồng, giảm 120 tỷ so với năm 2006, tức giảm khoảng tiếp 6,3%. Với số vốn huy động tăng qua các năm trong khi đó doanh số cho vay lại giảm dần chứng tỏ Chi nhánh NHCT Đống Đa đang có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của mình, mở rộng các hình thức đầu tư, cung cấp nhiều dịch vụ mới nhằm phân tán rủi ro cho mình bảo đảm cho Chi nhánh luôn đạt lợi nhuận cao. Đồ thị 2: Cơ cấu doanh số cho vay của Chi nhánh NHCT Đống Đa Doanh số thu nợ năm 2005 là 2230 tỷ đồng tăng 87 tỷ đông so với năm 2004. Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 370 tỷ đồng so với năm 2005. Doanh số thu nợ 2007 có giảm hơn so với năm 2006 nhưng là do doanh số cho vay giảm. Nhìn chung doanh số thu nợ hàng năm tăng do Chi nhánh NHCT Đống Đa đã tăng cường cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn. Tổng dư nợ qua các năm giảm dần. Điều này thể hiện chính sách chọn lọc khách hàng khi xem xét cho vay. Mặt khác chi tiêu này giảm cho phép chúng ta kết luận rằng Chi nhánh luôn đôn đốc các nhân viên có trách nhiệm trong việc thu hồi nợ quá hạn, nợ đang trong giai đoạn theo dõi ở ngoại bảng. 2.13.3 Hoạt động bảo lãnh: Với sự phát triển của nền kinh tế như ngày nay thì hoạt động mua chịu bán chịu, thanh toán sau, hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng ngày càng trở thành nghiệp vụ chính. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng chỉ mới cung cấp cho khách hàng các dịch vụ bảo lãnh thông thường như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm. Trong đó bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số các món bảo lãnh phát hành của Chi nhánh. Khách hàng chủ yếu của các dịch vụ bảo lãnh là các Doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp khác vẫn chưa thực sự tiếp cận nhiều và hưởng lợi từ các dịch vụ này. Bảng 3: Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Tăng trưởng so với 2005 2007 Tăng trưởng so với 2006 Doanh số bảo lãnh Số món 512 689 34,57% 940 36% Số tiền 127,8 140,5 9,97% 279 98% Phí bảo lãnh 1,452 1,863 16,89% 2,1 12% (Nguồn: Phòng Tổng hợp Tiếp thị Chi nhánh NHCT Đống Đa) Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động bảo lãnh có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng và giá trị bảo lãnh. Đó là do Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh. Ngân hàng đã xây dựng những quy chế cụ thể về hoạt động bảo lãnh. Việc thực hiện nghiêm túc các quy chế trong hoạt động bảo lãnh và sự linh động trong quá trình thực hiện dịch vụ này đã làm tăng nguồn thu phí dịch vụ cho Chi nhánh. Cụ thể, năm 2006 tổng số phí thu đựơc là 1,863 tỷ đồng tăng 16,89% so với năm 2005, năm 2007 phí bảo lãnh thu được là 2,1 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2006. 2.1.3.4 Kết quả của hoạt động mua bán ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế: Khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này thường xuyên phải nhập nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hoặc phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế phần lớn là hoạt động mở L/C thanh toán tiền mua hàng, thu tiền bán hàng cho các doanh nghiệp là khách hàng của Chi nhánh. Bảng 4: Thanh toán quốc tế của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ dồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 L/C Nhập (quy đổi) 40950 42000 42258 43190 L/C xuất (quy đổi) 0 1400 1420 1500 Chi kiều hối (quy đổi) 2165 1750 1745 1810 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của phòng Tổng hợp Tiếp thị) Hoạt động mua bán ngoại tệ: Một trong những hoạt động truyền thống của NHTM là hoạt động mua bán ngoại tệ. Đây là những giao dịch có rủi ro rất cao và yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ ngân hàng phải tốt. Chỉ những ngân hàng lớn mới có khả năng thực hiện những giao dịch này. Bảng 5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Ngoại tệ mua vào (quy đổi) 58200 48980 46933 45300 Ngoại tệ bán ra (quy đổi) 57900 49640 47641 46100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của phòng Tổng hợpTiếp thị) 2.1.3.5 Dịch vụ thu hộ, chi hộ: Đây là dịch vụ có tiềm năng phát triển ở Chi nhánh NHCT Đống Đa. Dịch vụ này đã được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng thoả thuận ký giữa ngân hàng với khách hàng. Ngân hàng sẽ đứng ra thay mặt cho khách hàng thực hiện giao dịch thu hộ, chi hộ. Hiện nay chi nhánh thực hiện dịch vụ này chủ yếu là thu hộ tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại Với việc triển khai dịch vụ này cũng đã mang lại cho Chi nhánh nguồn thu đáng kể. 2.1.3.6 Dịch vụ ngân quỹ: Hoạt động chủ yếu của hoạt động này là ngân hàng cử cán bộ đến thu tiền mặt trực tiếp tại các đơn vị. Hiện nay Chi nhánh ngân hàng đã ký được hợp đồng với các Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và điện lực. Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác như đổi tiền rách nát không đủ lưu thông, thực hiện kiểm đếm tiền mặt cho các đơn vị Tuy vậy, số phí thu được từ hoạt động dịch vụ này còn thấp, năm 2006 chỉ đạt 38 triệu. 2.1.3.7 Dịch vụ thanh toán thẻ: Dịch vụ ATM của Chi nhánh NHCT Đống Đa được phát triển gắn liền với dự án hiện đại hóa ngân hàng. Ban lãnh đạo của Chi nhánh rất quan tâm đến hoạt động này của Chi nhánh. Sau đây là kết quả đạt được trong những năm qua của hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh. Bảng 6: Kết quả của hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh NHCT Đống Đa Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tăng trưởng 2005 so với 2006 Tăng trưởng 2006 so với 2007 Số thẻ phát hành 1744 5092 9038 191% 177% Số dư nợ ( triệu đồng) 3811 15450 27000 305% 174% (Nguồn: Phòng Tổng hợpTiếp thị Chi nhánh NHCT Đống Đa) Qua bảng số liệu cho thấy sự tăng trưởng phát hành thẻ của Chi nhánh và số dư tài khoản thẻ qua các năm. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã nỗ lực mở rộng các đối tượng khách hàng. Cùng với sự phát triển các đối tượng sử dụng thẻ Ngân hàng cũng chú trọng lắp đặt các máy ATM. 2.1.3.8 Dịch vụ Internet – banking: Dịch vụ này cho phép khách hàng có thể tự tra cứu tài khoản của mình qua internet mà không cần qua ngân hàng. Tuy dịch vụ này đã được triển khai khá lâu nhưng tiến độ còn rất chậm. Đến năm 2007 mặc dù có tổng số 5135 khách hàng có tài khoản giao dịch tại ngân hàng nhưng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ internet – banking chỉ có 97 khách hàng. Nguyên nhân chính là do khách hàng vẫn chưa biết đến dịch vụ này của ngân hàng. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: thông tin chưa đầy đủ. Chi nhánh cần phải nhanh chóng cải thiện để phát triển hơn nữa loại hình dịch vụ này. 2.1.4 Kết quả kinh doanh các năm qua của Chi nhánh NHCT Đống Đa: Trong các năm qua tình hình kinh tế trong và ngoài nước có những diễn biến phức tạp gây những trở ngại cho các ngân hàng. Tuy vậy với bản lĩnh của một trong những NHTM mạnh nhất ở Việt Nam NHCT Việt Nam đã có những chính sách phù hợp để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ của một NHTM quốc doanh đồng thời vẫn hoạt động kinh doanh có lãi. Sự thành công của NHCT Việt Nam những năm qua là có sự đóng góp rất lớn của Chi nhánh NHCT Đống Đa. Qua bảng số liệu ta thấy, trong tổng thu nhập lãi từ tiền cho vay vẫn là chủ yếu nhưng có xu hướng giảm dần, thu từ các hoạt động khác ngày càng tăng. Điều này cho thấy sự đa dạng hoá trong hoạt động của Chi nhánh trong những năm gần đây. Đây là xu hướng tất yếu để ngân hàng giảm thiểu rủi ro cho mình. Bảng 7: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 Stiền % Stiền % Stiền % Stiền % 1. Tổng thu nhập 225 100 270 100 295 100 408 100 - Lãi tiền gửi 55 24,4 60 22,2 85 28,8 227 55,6 - Lãi tiền vay 165 73,3 200 74,1 195 66,1 170 41,7 - Lãi khác 5 2,3 10 3,7 15 5,1 11 2,7 2. Tổng chi phí 165 100 200 100 259 100 298 100 - Lãi tiền gửi 45 27,3 50 25 60 23,2 221 74,2 - Lãi tiền vay 82 49,7 100 50 129 49,8 - Chi khác 38 23 50 25 70 27 77 25,8 3. Lãi 60 70 36 110 ( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của phòng Tổng hợp Tiếp thị) Để nhận xét một cách tổng quát về tình hình kinh doanh các năm qua của chi nhánh ta dựa vào đồ thị thể hiện dưới đây: Đồ thị 3: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa Qua bảng số liệu ta thấy rằng kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa ngày càng tốt. Đây không phải là điều mà ngân hàng nào cũng làm được đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay trong lĩnh vực ngân hàng. 2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Đống Đa: Qua kết quả hoạt động các năm qua của Chi nhánh ta nhận thấy rằng tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các DNVVN ngày càng tăng trong tổng số doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2004 là khoảng 17%, năm 2005 tăng lên gần 50%, năm 2006 khoảng 36% và đến năm 2007 tăng lên 51%. Có được sự thay đổi như vậy một phần là do các DNVVN ngày càng nhiều và đáp ứng được các điều kiện để được vay vốn của Chi nhánh nhưng một phần cũng do những động thái tích cực từ phía Chi nhánh NHCT Đống Đa. Chi nhánh đã nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN mà trọng tâm là nâng cao chất lượng thẩm định tài chính. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng không bị bỏ qua do sai sót trong công tác thẩm định khách hàng. Khi tiến hành thẩm định khách hàng CBTD sẽ biết doanh nghiệp có thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Qua đó CBTD thấy được khả năng xảy ra rủi ro đối với mình khi cho vay cũng như có những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó các CBTD có thể đưa ra quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Kết quả phân tích, thẩm định tài chính cũng là cơ sở để CBTD tham gia góp ý tư vấn khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và là cơ sở để xác định số tiền vay, thời gian vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay... tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng. 2.2.1 Thẩm định, phân tích các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Trước tiên CBTD đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp dựa trên những quy định về chuẩn mực kế toán, Luật kế toán và những văn bản hướng dẫn thực hiện. Sau đó, CBTD sẽ kiểm tra mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính. Về mặt nguyên tắc, các CBTD phải lựa chọn những báo cáo tài chính có độ tin cậy cao nhất mà doanh nghiệp có thể có : Báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập ra; Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được cấp trên phê duyệt; Báo cáo quyết toán thuế; Báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Đây là những báo cáo tài chính mà chúng ta có thể tin tưởng, nó phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện nay. Đây là cơ sở để các CBTD tiến hành những công việc tiếp theo. Xem xét sự thay đổi về tổng tài sản và tổng nguồn vốn qua các kỳ kinh doanh: Đánh giá sự thay đổi này ở góc độ làm thay đổi quy mô tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tổng tài sản tăng lên chủ yếu ở hạng mục nào (TSCĐ hay TSLĐ) và được hình thành từ nguồn vốn nào (VCSH hay nợ vay). Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn (Tỷ suất đầu tư): Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa TSCĐ và ĐTDH so với tổng tài sản. Tỷ suất đầu tư phản ánh điểm khác nhau giữa các ngành nghề kinh doanh. Tỷ suất đầu tư thường cao ở các ngành khai thác, chế biến, dầu khí, công nghiệp khoảng 70% và thường thấp ở các ngành thương mại, dịch vụ khoảng 20%. Tỷ lệ này phản ánh mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài. Tỷ suất này tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho một chiến lược lâu dài trong tương lai. Về nguồn vốn khi phân tích mà thấy VCSH càng cao thì càng tốt. Tính bảo đảm vốn cho sản xuất: VLĐR = TSLĐ + ĐTNH - Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tính chắc chắn ổn định của tài chính doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phải dương và càng cao thì càng tốt. Nếu chỉ tiêu này dương biểu hiện TSCĐ được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn ổn định, không xảy ra tình trạng TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngắn hạn. Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn không chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được bảo đảm. 2.2.2 Phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính: 2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng: Các chỉ tiêu đánh giá gồm: Tỷ suất lợi nhuận : Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần. Tỷ số này phản ánh số lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu bán hàng, cho biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, tỷ suất này càng cao càng tốt. Sử dụng tỷ số này để so sánh với tỷ suất trung bình của ngành. Tỷ suất về khả năng sinh lời của tài sản (ROA): Lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản. Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản. Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại. Tỷ suất về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu. Cho biết mức lợi nhuận đạt được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ (một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận). Tỷ suất này càng cao càng tốt và ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ (tuy nhiên cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì tỷ số này có thể cao nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn). Tỷ suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu thuần / Tài sản cố định Tỷ suất này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này càng cao càng tốt. Khi đánh giá, cán bộ thẩm định cần phải so sánh với từng ngành nghề. Nếu thấp hơn so với mức trung bình trong từng ngành nghề cần phải tìm hiểu nguyên nhân và cẩn trọng trong việc cho khách hàng vay vốn đầu tư mở rộng, nâng công suất vì đang sử dụng tài sản cố định không hiệu quả. Tốc độ, cơ cấu tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận năm sau so với năm trước: Tốc độ tăng trưởng DT = Doanh thu kỳ này / Doanh thu kỳ trước – 1 (%) Tỷ lệ này phải cao hơn tỷ số lạm phát hoặc mức độ tăng trưởng của môi trường thì doanh nghiệp mới được đánh giá là tốt. Nó thể hiện mức độ mở rộng về mặt sản lượng của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng LN = Lợi nhuận kỳ này / Lợi nhuận kỳ trước – 1 (%) Tỷ lệ này cho thấy mức độ mở rộng về mặt chất lượng của doanh nghiệp. Tỷ số cao là tốt. 2.2.2.2 Khả năng tự chủ tài chính: Các chỉ tiêu đánh giá gồm: Tỷ số nợ: Tổng số nợ phải trả / Tổng nguồn vốn Cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Tỷ lệ này càng nhỏ càng an toàn. Tỷ lệ đòn cân nợ: Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu Phản ánh quan hệ giữa tài sản được tài trợ bằng nguồn nợ bên ngoài và được tài trợ bằng vốn tự có. Tỷ lệ này càng thấp càng an toàn cho bên cho vay. Hệ số tự tài trợ: Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn Thể hiện khả năng tự chủ tài chính và tính ổn định dài hạn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Đối với các ngân hàng, tỷ suất này của khách hàng càng cao càng tốt, nhưng tối thiểu phải 30% mới gọi là có khả năng tự chủ về tài chính Hệ số về khả năng trả lãi của khách hàng: (Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay trong kỳ) / Lãi vay trong kỳ. Phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận để trả lãi của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng trả lãi vay của khách hàng càng an toàn. - Các chỉ tiêu cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp: + Tài sản cố định / Tổng tài sản + Tài sản cố định / Vốn chủ sở hữu + Tài sản lưu động / Tổng tài sản Cho biết cơ cấu vốn có hợp lý hay không. 2.2.2.3 Khả năng thanh khoản: Các chỉ tiêu đánh giá gồm: Thước đo tiền mặt: Tồn quỹ bình quân + những tài sản lưu động, đầu tư tài chính ngắn hạn có thể bán chuyền thành tiền dễ dàng. Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên, nếu bằng hoặc lớn hơn tổng số nợ phải thanh toán thường xuyên hàng tháng là tốt. Hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn. Cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn (một đồng tài sản nợ ngắn hạn được đảm bảo hoàn trả bằng bao nhiêu đồng tài sản lưu động). Tỷ lệ này > 1 là tốt. Hệ số về khả năng thanh toán nhanh: (Đầu tư tài chính ngắn hạn + Tiền) / Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh và các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển được thành tiền để trả nợ. Tỷ lệ này > 0,5 là tốt. Vòng quay hàng tồn kho: Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân Thể hiện khả năng quay vòng nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm của khách hàng. Vòng quay hàng tồn kho càng cao thể hiện khách hàng có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn địn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7908.doc
Tài liệu liên quan