Là một chi nhánh thành lập từ khá lâu, hơn 16 năm phát triển, Techcombank Thăng Long luôn đặt mục tiêu mở rộng khách hàng, nâng cao thị phần cho vay, trong đó chủ yếu là là cho vay ngắn hạn. Từ năm 2007 đến nay, quy mô tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, số lượng các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt không ngừng được nâng lên và có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đi liền với đó là số lượng các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh được thẩm định cũng tăng lên qua các năm.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủi ro, giám sát tín dụng. Ngoài ra với mục tiêu hiện đại hóa công tác quản trị rủi ro, Techcombank hoàn thiện và triển khai như hệ thống T-risk, ECM nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác kiểm soát rủi ro ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2010 được Techcombank xác định là năm bản lề trong kế hoạch chiến lược phát triển. Tiếp theo bước khởi động của năm 2009, nhằm chuẩn bị về tinh thần và nguồn lực cần thiết thực hiện mục tiêu đề ra cho các năm, giai đoạn tiếp theo thì năm 2010 Techcombank sẽ tập trung hoàn thiện tổ chức, quy trình và tạo đà tăng tốc phát triển. Trong giai đoạn tới, Techcombank sẽ tiếp tục đầu tư cho hệ thống hạ tầng, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và kinh doanh; đẩy mạnh phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME, phát triển có trọng điểm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, hướng tới mục tiêu cung ứng bộ sán phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng; phấn đấu tỷ lệ nợ 3-5 xuống còn 1,98% tổng dư nợ, cải thiện công tác tái thẩm định, rà soát và cập nhật các chính sách quản lý rủi ro thị trường trên cả hai phương diện rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản.
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Techcombank Thăng Long
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank Thăng Long những năm gần đây
Techcombank Thăng Long được phân vùng hoạt động là địa bàn quận Đống Đa và các vùng phụ cận. Với tư cách là một đơn vị trực thuộc Techcombank, hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu và cân đối kế toán riêng, chi nhánh Thăng Long được phép thực hiện tất cả các hoạt động của một NHTM, với các đối tượng khách hàng trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư theo Luật các tổ chức tín dụng và theo sự phân cấp của Techcombank. Cụ thể kết quả một số mặt hoạt động của Techcombank Thăng Long qua các năm như sau:
3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Các ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó, huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của huy động vốn, trong những năm qua, Techcombank nói chung và chi nhánh Thăng Long nói riêng luôn nỗ lực triển khai các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Để thấy rõ công tác huy động vốn của chi nhánh ta có thể theo dõi biểu đồ sau:
Hình 3.2: Nguồn vốn huy động của chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2007 - 2009
Qua biểu đồ số liệu trên, ta nhận thấy công tác huy động vốn của chi nhánh Thăng Long khá khả quan mặc dù số vốn huy động được năm 2008 bằng 92% so với năm 2007, nhưng năm 2009 con số này đã có sự tăng trưởng ấn tượng lên 772.779 triệu đồng tăng 150% so với 2008, vượt kế hoạch Techcombank giao cho chi nhánh. Nhìn nhận lại nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này, ta thấy một số điểm đáng chú ý sau:
- Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng toàn diên trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là sự thăng hoa mạnh mẽ của thị trường chứng khoán với chỉ số Vn-Index thường xuyên ở trên ngưỡng 1.000 điểm. Bên cạnh đó, Techcombank không ngừng triên khai, ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới như các chương trình tiết kiệm dự thưởng “Gửi Techcombank trúng Mercedes”, tiết kiệm Tích lũy bảo gia; các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.
- Năm 2008, nền kinh tế thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng, và cùng chung số phận, kinh tế Việt Nam đứng trước muôn ngàn khó khăn thử thách. Mức nhập siêu gia tăng, chỉ số lạm phát trở lại với 2 con số sau hơn một thập kỷ kể từ 1995, tình trạng đầu cơ và biến động giá cả ở mức báo động. Từ đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt: quy định tỷ lệ dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, liên tục tăng lãi suất cơ bản, phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc. Những liệu pháp này đã gây “cú sốc” với nền kinh tế cũng như làm lượng tiền lưu thông giảm xuống đáng kể. Hoạt động huy động vốn của Techcombank Thăng Long cũng gặp phải trở ngại lớn khi các ngân hàng tham gia vào cuộc chạy đua lãi suất.
- Đến năm 2009, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi sau gói kích cầu kinh tế của chính phủ, tỷ lệ lạm phát giảm xuống đáng kể, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vượt qua nhiều nước trong khu vực, cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện, chỉ số chứng khoán sau một thời gian dài biến động lao dốc đã ổn định trên mức 500 điểm… tạo nên tâm lý lạc quan trong dân chúng. Lượng vốn huy động tăng mạnh trở lại.
Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn năm 2007 - 2009
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng vốn huy động
601,202
552,186
772,779
- Các tổ chức kinh tế
128,574
112,334
207,762
- Dân cư
397,661
347,908
455,031
- Các tổ chức tín dụng
74,967
91,944
109,986
Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng, nguồn huy động từ khu vực dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với khu vực tổ chức kinh tế, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ năm 2007 đến 2009, tỷ trọng nguồn huy động từ khu vực dân cư lần lượt là 66%, 63% và 59%; còn tỷ trọng nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế với tỷ lệ tương ứng là 21%, 20% và 27%; phần còn lại là tiền gửi của các tổ chức tín dụng chủ yếu nhằm phục vụ cho việc thanh toán liên ngân hàng.
3.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Đối với bất kỳ ngân hàng nào, mục tiêu của hoạt động tín dụng luôn là tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để cho vay, lấy lãi từ hoạt động cho vay để chi trả cho nguồn huy động, đồng thời trang trải các chi phí hoạt động khác của ngân hàng và có tích lũy. Do vậy, Techcombank Thăng Long rất quan tâm đến hoạt động này. Để mở rộng quan hệ khách hàng và đẩy mạnh công tác tín dụng, đội ngũ cán bộ Techcombank Thăng Long đã chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì và củng cố lượng khách hàng truyền thống. Phong cách giao dịch của cán bộ tín dụng và chất lượng các sản phẩm tín dụng của chi nhánh đã tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng cùng kinh doanh có hiệu quả. Techcombank Thăng Long đã đạt được một số những thành quả đáng khích lệ thể hiện qua bảng tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2007 - 2009 sau:
Bảng 3.2: Tổng dư nợ tín dụng giai đoạn 2007 - 2009
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng dư nợ
495,028.14
491,887.11
747,019.38
Dư nợ Ngắn hạn
360,652.15
357,749.50
553,181.36
Dư nợ Trung hạn
87,295.72
87,162.89
131,820.89
Dư nợ Dài hạn
47,080.27
46,974.72
62,017.13
Qua bảng trên ta thấy: dư nợ tín dụng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008, do khó khăn trong công tác huy động vốn, đồng thời với việc thay đổi về chính sách cho vay, đặc biệt là chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN và Techcombank nên quy mô tín dụng của chi nhánh đạt 491.887 triệu đồng, giảm so với năm 2007. Năm 2009, với sự hỗ trợ từ gói kích cầu của chính phủ, nhu cầu vay vốn ngân hàng mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp tăng mạnh. Cộng thêm nguồn vốn huy động tăng tương ứng thúc đẩy ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng. Tổng dư nợ tín dụng tính đến thời điểm 31/12/2009 là 747.019 triệu đồng, tăng 152% so với năm 2008. Trong đó, tỷ trọng nợ trung hạn trên tổng dư nợ luôn được duy trì trong khoảng 17-18%, tỷ trọng nợ dài hạn luôn chiếm khoảng 7-9% bởi đây là những phần vốn tín dụng có độ rủi ro cao hơn do thời gian thu hồi vốn dài hơn.
Đa số khách hàng của Techcombank Thăng Long là các doanh nghiệp (chiếm gần 70% tổng dư nợ tín dụng năm 2009). Trong đó, lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 68% (năm 2008) và tập trung vào các ngành nghề: thương mại, sản xuất và chế biến (chiếm 51,8% tổng dư nợ), nông lâm nghiệp (17,6%), xây dựng (7,5%), bến bãi, vận tải và truyền thông (3,5%)… Việc tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ trương tích cực, bởi đây là các doanh nghiệp khá nhạy bén, năng động và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đồng vốn an toàn hơn.
Hình 3.3: Cơ cấu khách hàng doanh nghiệp năm 2008
Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng là hoạt động gặp nhiều rủi ro nên trong quá trình cấp tín dụng, việc không thu hồi được đồng vốn bỏ ra là điều không thể tránh khỏi. Nó có thể là do nguyên nhân khách quan, chủ quan xuất phát từ khách hàng và ngân hàng. Dù cho nguyên nhân nào thì nó đều ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của ngân hàng. Điều này được phản ánh thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu:
Bảng 3.3: Tình hình nợ xấu
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng dư nợ
495,028.14
491,887.11
747,019.38
Nợ xấu
10,544.10
12,395.56
18,600.78
Tỷ lệ nợ xấu
2.13%
2.52%
2.49%
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Techcombank Thăng Long khá ổn định trong khoảng 2,1 đến 2,6%. Trong đó, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,52% do tình hình lãi suất cho vay trong năm này khá cao, có những thời điểm lên tới 21%/năm khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Năm 2009, ban giám đốc đã chỉ đạo sát sao với nhiều biện pháp tích cực nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,49%.
3.1.2.3. Hoạt động dịch vụ khác
Ngoài các hoạt động truyền thống trên, Techcombank Thăng Long còn triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác như: bảo lãnh (trả chậm, thanh toán, dự thầu…), dịch vụ thẻ, kinh doanh ngoại hối, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu… Các hoạt động dịch vụ được triển khai mạnh mẽ và đóng góp với tỷ trọng ngày càng lớn vào lợi nhuận của chi nhánh - đây là xu hướng phát triển của một NHTM hiện đại. Tuy nhiên, cơ cấu dịch vụ tại chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu và dịch vụ truyền thống là bảo lãnh và thanh toán, thu từ hai dịch vụ này thường chiếm trên 60% thu dịch vụ của chi nhánh.
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động dịch vụ năm 2007 - 2009
đơn vị: triệu đồng
Năm
2007
2008
2009
Dịch vụ bảo lãnh
913.98
2,026.78
2,834.75
Dịch vụ thanh toán và tiền mặt
4,823.80
8,777.52
15,287.92
Dịch vụ ủy thác và đại lý
169.26
566.38
291.99
Dịch vụ tư vấn
507.77
1,612.68
1,123.62
Dịch vụ khác
2,048.00
6,473.90
4,990.17
Thu từ hoạt động dịch vụ
8,462.81
19,457.26
24,528.45
3.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhờ chính sách kinh doanh phù hợp mà hoạt động của chi nhánh trong ba năm gần đây phát triển với tốc độ cao: thị phần được mở rộng, thu nhập được nâng cao… Bảng số liệu sau đây thể hiện kết quả kinh doanh của chi nhánh Techcombank Thăng Long trong ba năm gần đây:
Bảng 3.5: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2007 -2009
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng thu
194,446.39
247,474.42
375,906.13
Tổng chi
163,717.14
328,357.89
307,981.95
Lợi nhuận
30,729.25
(80,883.47)
67,924.18
Theo bảng số liệu trên, năm 2008 lợi nhuận của ngân hàng giảm sút mạnh, điều này là do nền kinh tế khi đó bất ổn đang trong tình trạng suy thoái, các khoản tín dụng hầu như, trong tình trạng báo động tỷ lệ nợ loại 3-5 tăng cao; để đề phòng rủi ro tín dụng xảy ra chi nhánh đã thường xuyên đánh giá lại các khoản vay của khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và thực hiện theo công điện của tổng giám đốc Techcombank về việc trích lập dự phòng rủi ro nên lợi nhuận của chi nhánh âm.
Năm 2009, kinh tế qua khỏi suy thoái, khởi sắc trở lại. Hoạt động tín dụng của chi nhánh được mở rộng, tình hình nợ xấu được cải thiện như đã trình bày ở phần trên. Thu nhập lãi thuần tăng 42%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 32% so vơi năm 2008, thêm vào đó, là việc chi nhánh thu hồi được một số các khoản nợ đã xóa sổ trong những năm trước đã khiến cho lợi nhuận của chi nhánh tăng cao trở lại đạt 67.924 triệu đồng vượt mức kế hoạch đặt ra. Đây là một thành tích đáng khích lệ đối với Techcombank Thăng Long.
3.2. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK THĂNG LONG
3.2.1. Hoạt động tín dụng ngắn hạn
Là một chi nhánh thành lập từ khá lâu, hơn 16 năm phát triển, Techcombank Thăng Long luôn đặt mục tiêu mở rộng khách hàng, nâng cao thị phần cho vay, trong đó chủ yếu là là cho vay ngắn hạn. Từ năm 2007 đến nay, quy mô tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, số lượng các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt không ngừng được nâng lên và có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đi liền với đó là số lượng các phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh được thẩm định cũng tăng lên qua các năm.
Bảng 3.6: Tình hình tín dụng ngắn hạn
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn
250,905.70
240,586.54
403,158.58
Số lượng hồ sơ đề nghị vay vốn
316
282
371
Số lượng hồ sơ được duyệt vay
225
207
309
Xét về số lượng các hồ sơ đề nghị vay vốn ngắn hạn, các con số này có xu hướng tăng lên qua các năm, một mặt phản ánh nhu cầu về vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp, mặt khác cũng phản ánh sự tín nhiệm của khách hàng đối với chi nhánh Thăng Long. Chỉ riêng có năm 2008, con số này có sự giảm sút do suy thoái kinh tế song nhìn chung tỷ lệ hồ sơ được phê duyệt vẫn chiếm từ 71% - 83% trong tổng số các hồ sơ được thẩm định, tỷ lệ này ngày càng cao. Năm 2009 là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng hồ sơ được phe duyệt cho vay và cả về dư nợ tín dụng. Cụ thể, số lượng hồ sơ đề nghị vay vốn tăng 31,5% so với năm 2008 và tăng 17,4% so với năm 2007; số lượng hồ sơ được duyệt vay chiếm 83% tổng số hồ sơ xin vay vốn và tổng dư nợ tín dụng đạt 403.158,6 triệu đồng chiếm gần 2% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn của toàn bộ ngân hàng, tăng 167% so với năm trước.
Mặt khác, cơ cấu tín dụng ngắn hạn trong thời gian qua đã có những thay đổi phù hợp với tiêu chí phát triển của ngân hàng cũng như tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn chi nhánh.
Bảng 3.7: Dư nợ tín dụng ngắn hạn theo loại hình doanh nghiệp
đơn vị: triệu đồng
Loại hình doanh nghiệp
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Doanh nghiệp nhà nước
15,724.43
13,344.06
30,259.02
Công ty TNHH
114,362.80
116,590.56
174,141.49
Công ty cổ phần
104,084.21
92,084.72
173,643.63
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
4,363.89
4,507.64
6,195.63
Doanh nghiệp tư nhân
12,370.37
14,059.56
18,918.80
Tổng cộng
250,905.70
240,586.54
403,158.58
Theo bảng số liệu trên, ta nhận thấy đối tượng khách hàng xin cấp tín dụng ngắn hạn chủ yếu cho hai loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH và công ty cổ phần, luôn chiếm trên 86% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn dành cho khối doanh nghiệp .Cụ thể, tỷ trọng dư nợ công ty TNHH ba năm gần đây là 46%, 48% và 43%; tỷ trọng công ty cổ phần tương ứng là 41%, 38% và 43%. Đặc biệt, dư nợ tín dụng đối với loại hình công ty cổ phần có sự tăng lên khá cao trong năm 2009, gần gấp đôi so với năm 2008 và gấp 1,67 lần năm 2007. Tỷ trọng và doanh số cho vay loại hình công ty cổ phần năm 2009 cũng đã khá ngang bằng so với khối công ty TNHH. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước đã giảm xuống đáng kể so với thời gian trước chỉ còn chiếm khoảng 6-8% tổng dư nợ ngắn hạn. Đây là hướng chuyển dịch cơ cấu đầu tư phù hợp với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Lượng vốn cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân tuy có sự tăng trưởng về doanh số song tỷ trọng cho vay đối với hai loại hình này còn khá khiêm tốn (khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới chỉ ở mức chưa đầy 1,5% và khối doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn).
Bảng 3.8: Tình hình chất lượng nợ ngắn hạn
đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Nợ đủ tiêu chuẩn
232,112.86
221,267.44
376,832.32
Nợ cần chú ý
11,190.39
13,256.32
16,287.61
Nợ dưới tiêu chuẩn
3,889.04
4,354.62
4,555.69
Nợ nghi ngờ
2,584.33
1,587.87
4,112.22
Nợ có khả năng mất vốn
1,129.08
120.29
1,370.74
Tổng dư nợ ngắn hạn
250,905.70
240,586.54
403,158.58
Qua bảng báo cáo chất lượng nợ ngắn hạn, ta nhận thấy cùng với sự tăng lên của tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, các khoản nợ loại 1-3 đều có sự tăng lên về con số tuyệt đối. Mặc dù năm 2008 với những biến động lớn trong nền kinh tế, song với sự nỗ lực bám sát hoạt động doanh nghiệp của các cán bộ tín dụng chi nhánh Techcombank Thăng Long, tình hình chất lượng nợ ngắn hạn cũng không quá đáng lo ngại. Cụ thể, nợ nhóm 1 - nợ đủ tiêu chuẩn có giảm xuống đôi chút (bằng 95,3% dư nợ nhóm 1 năm 2007); nợ nhóm 2 và 3 tăng lên khá nhanh với mức tăng tương ứng 18,5% và 12% so với năm 2007 và xét về tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn 2008 thì hai nhóm nợ này chiếm trên 7%. Tuy nhiên, nợ nhóm 4 và 5 - hai nhóm nợ các ngân hàng lo ngại nhất bởi mức độ rủi ro mất vốn của chúng là rất cao thì ở Techcombank Thăng Long hai nhóm nợ này năm 2008 lại giảm xuống không chỉ về mặt số tuyệt đối mà cả về tỷ trọng, đặc biệt là nợ nhóm 5 với tỷ trọng chưa đầy 0,05%. Sang năm 2009, Techcombank Thăng Long mở rộng cho vay ngắn hạn theo gói kích cầu thứ nhất của chính phủ. Dư nợ tín dụng ngắn hạn gia tăng nhưng các cán bộ vẫn luôn cố gắng nhắc nhở, đôn đốc các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch trả nợ. Theo đó, tỷ trọng nợ nhóm 1 tăng lên so với hai năm 2007 và 2008, tỷ trọng dư nợ nhóm 2 và 3 được quan tâm xem xét kỹ lưỡng với những biện pháp xử lý thích hợp đã giảm xuống chỉ còn tương ứng 4% và 1,1%, nợ nhóm 4 và 5 tuy tăng lên khá cao so với năm 2008 song xét về tỷ trọng cũng chỉ mới ở mức 1% và 0,3%. Sau đây là biểu đồ tỷ trọng các nhóm nợ ngắn hạn của chi nhánh trong ba năm qua.
Hình 3.4: Tỷ trọng nợ ngắn hạn tại Techcombank Thăng Long
Với các số liệu về phân loại nợ và tỷ trọng của chúng trong tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn, ta có thể đánh giá Techcombank Thăng Long trong những năm vừa qua đã thực hiện rất tốt công tác tín dụng. Nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu luôn được trung tâm thông tin tín dụng CIC đánh giá tốt nhất nhì trong nhóm các NHTMCP.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng ngắn hạn của Techcombank là khá khả quan với sự tăng trưởng tín dụng an toàn, vững chắc, sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng và của nền kinh tế. Đây sẽ là động lực thúc đẩy chi nhánh phát triển trong những năm tới.
3.2.2. Hoạt động thẩm định tín dụng ngắn hạn
3.2.2.1. Quy trình thẩm định tín dụng ngắn hạn
Bắt đầu từ năm 2007, với sự giúp sức của HSBC, Techcombank đã ban hành, sửa đổi bổ sung và thay thế các quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000, trong đó có Quy trình về thẩm định tín dụng ngắn hạn. Đây là một bước thực hỉện trong Quy trình tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh. Theo đó, tham gia thẩm định tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh gồm cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng và giám đốc chi nhánh theo quy trình như sau:
Bước 1: Xem xét hồ sơ vay của khách hàng.
Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết bổ sung.
Bước 3: Thẩm định khả năng thu hồi nợ thông qua thông tin có được.
Bước 4: Thẩm định thông tin tài sản đảm bảo.
Bước 5: Kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ vay.
3.2.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng ngắn hạn
Thẩm định tư cách pháp lý và uy tín khách hàng
Một trong những điều kiện mà doanh nghiệp phải thỏa mãn khi đến vay vốn ngân hàng là phải đáp ứng đủ tư cách pháp lý. Để xác định doanh nghiệp có đủ tư cách pháp lý hay không, ngân hàng sẽ tiến hành thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ pháp lý về đơn vị vay vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2006. Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, chuyên viên phân tích tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng:
Việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp có đúng quy định pháp luật không
Người đại diện doanh nghiệp có đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật và theo điều lệ hoạt động doanh nghiệp không.
Đồng thời, chuyên viên phân tích tín dụng có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau như tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng, từ bạn hàng doanh nghiệp, từ các cơ quan quản lý, các ngân hàng, khách hàng để đánh giá uy tín khách hàng được chính xác, khách quan.
Xem xét quá trình lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp. Đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Đánh giá uy tín và tư cách của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Xem xét đánh giá cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Đánh giá quan hệ với các tổ chức tín dụng, quan hệ với Techcombank về thời gian giao dịch và mức độ uy tín qua quá trình giao dịch, mức độ giao dịch hiện tại (doanh số sử dụng tín dụng, dịch vụ bảo lãnh, thanh toán…).
Thông thường việc thẩm định tư cách pháp lý và uy tín khách hàng chỉ tiến hành khi doanh nghiệp đến vay vốn lần đầu, hoặc không thường xuyên. Còn đối với các doanh nghiệp đã có quan hệ với ngân hàng từ trước thì chỉ cần căn cứ vào hồ sơ pháp lý và bản đánh giá uy tín khách hàng đã lập trước đây, bổ sung thêm những thay đổi, thông tin mới của doanh nghiệp.
Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay
Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp lập, chuyên viên phân tích tín dụng xem xét đối tượng cho vay có phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh hay không, có thuộc đối tượng pháp luật cấm, hạn chế hay không. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều đối tượng cho vay không tạo ra hiệu quả trực tiếp (như chi phí hoa hồng, môi giới, lệ phí hải quan, tiền phạt…) hoặc không nằm trong chi phí thực mà khách hàng phải bỏ ra để thực hiện phương án (như khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập…) hoặc không nằm trong định hướng hoạt động tín dụng của Techcombank như cho vay sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Do vậy, theo quy định của Techcombank khi thẩm định cho vay chuyên viên phân tích tín dụng phải xem xét đối tượng cho vay đó có tạo ra hiệu quả trực tiếp không, có phải là chi phí thực mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực hiện phương án kinh doanh không và có nằm trong lĩnh vực mà Techcombank cho vay không. Các đối tượng cho vay được Techcombank quy định cụ thể trong hướng dẫn cho vay ngắn hạn:
Các đối tượng sau đây được phép cho vay:
Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc thiết bị để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển, kể cả các loại thuế phải nộp cho các đối tượng trên kèm theo như thuế nhập khẩu, VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Chi phí nhân công, nhiên liệu, năng lượng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.
Cho vay nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng của các lô hàng nhập khẩu.
Các đối tượng khác không bị pháp luật cấm nhưng không thuộc các đối tượng trên, khi cho vay chi nhánh phải báo cáo Tổng giám đốc phê duyệt trước khi quyết định cho vay.
Thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp
Trên cơ sở các tài liệu khách hàng cung cấp mà cụ thể là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, kết hợp với việc nắm bắt các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp (kể cả thông tin CIC - trung tâm thông tin tín dụng) và trình độ kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp và kinh nghiêm của chuyên viên phân tích đi sâu vào:
Mô tả bản chất tài sản và nguồn vốn chính yếu trên bảng cân đối kế toán.
Đánh giá các khoản phải thu: mức độ luân chuyển, mức độ tập trung hoặc phân tán của khoản phải thu, mức độ rủi ro liên quan đến khả năng phải thu khó đòi, sự phù hợp các khoản phải thu với chính sách bán hàng.
Đánh giá hàng tồn kho: danh mục hàng tồn kho, mức độ luân chuyển mặt hàng, khả năng xảy ra và mức độ hàng tồn kho khó tiêu thụ.
Đánh giá các khoản nợ (gồm cả nợ vay ngân hàng) và nợ chiếm dụng nhà cung cấp: đánh giá khoản vay tại ngân hàng khác để thể hiện uy tín doanh nghiệp, đặc biệt nếu có nợ quá hạn, nợ khoanh phải làm rõ nguyên nhân và kế hoạch khắc phục; đánh giá các khoản chiếm đụng nhà cung cấp xem xét mức độ luân chuyển khoản phải trả để thể hiện mức độ thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhà cung cấp, đánh giá sự phù hợp khoản phải trả với phương thức mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp.
Đánh giá quy mô doanh thu, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng.
Đánh giá chỉ tiêu đo lường lợi nhuận và hiệu quả, chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng tài sản, chỉ tiêu khả năng thanh toán và sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp.
Phân tích chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Thẩm định kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh
Để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, doanh nghiệp phải chứng tỏ được phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh là có hiệu quả. Trên góc độ ngân hàng, đây là dòng tiền chủ yếu thể hiện khả năng thu hồi các khoản tín dụng ngắn hạn, do đó, chuyên viên phân tích tín dụng của Techcombank phải tập trung vào các khía cạnh sau:
Các yếu tố đầu vào:
Đối với các phương án kinh doanh thương mại: các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét thầu. Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long.doc