Chuyên đề Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng

Mục lục

 

Nội dung

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM 5

1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế của NHTM 5

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp ụng tại NHTM 7

1.2 Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 10

1.2.1 Khái niệm 10

1.2.2 Các loại thư tín dụng 11

1.2.3 Đặc điểm của thư tín dụng 14

1.2.4 Quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ 15

1.3 Chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 16

1.3.1 Khái niệm chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 16

1.3.2 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 16

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của NHTM 19

1.4.1 Các nhân tố chủ quan 19

1.4.2 Các nhân tố khách quan 21

Chương II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 24

2.1. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 24

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 25

2.1.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 32

2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 36

 

2.2.1

Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng

36

2.2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng 40

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 49

2.3.1 Những kết quả đạt được 49

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 50

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 55

3.1 Định hướng hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng trong thời gian tới. 55

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng 57

3.2.1 Nâng cao năng lực của thanh toán viên 57

3.2.2 Hoàn thiện, đổi mới công nghệ thanh toán 58

3.2.3 Tăng cường sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng. 59

3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng. 59

3.2.5 Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 60

3.2.6 Tăng cường mối quan hệ đại lý 60

3.2.7 Nâng cao năng lực của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán 61

3.3 Một số kiến nghị 61

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 61

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 62

3.3.3 Kiến nghị đối với khách hàng 63

KẾT LUẬN 64

 

docx65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2451 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, không am hiểu trong thanh toán quốc tế dẫn đến hợp đồng thiếu chặt chẽ, sai sót trong định giá…gây thiệt hại không những cho chính họ mà còn cho cả bản thân ngân hàng. Thực lực tài chính của khách hàng cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng thương mại. Khi năng lực về tài chính của khách hàng yếu kém thì chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh tức là ảnh hưởng tới khả năng giao hàng hoặc thanh toán tiền. Bên cạnh đó đạo đức kinh doanh của khách hàng là một vấn đề mà mọi ngân hàng đều phải quan tâm, trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ thì việc việc thanh toán dựa trên bộ chứng từ nên có thể lập bộ chứng từ giả để đánh lừa ngân hàng. Với công nghệ ngày càng phát triển thì việc lập bộ chứng từ giả trong thanh toán ngày càng tinh vi, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có kinh nghiệm nghiệp vụ và kỹ thuật tốt mới có thể phát hiện những trường hợp cố tình lừa đảo của khách hàng. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng Ngân hàng ngoại thương Việt nam thành lập năm 1963, tên giao dịch tiếng Anh là VIETCOMBANK, trụ sở chính tại số 198 Trần Quang Khải - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Đến năm 1977 Tổng giám đốc (nay là Thống đốc) ngân hàng Nhà nước Việt nam đã ký quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng, trụ sở Chi nhánh tại số 11 Hoàng Diệu - Hồng Bàng - Hải Phòng. Trải qua 31 năm xây dựng và trưởng thành,chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng không ngừng được củng cố và phát triển. Cùng với sự đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước là phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đồng thời là sự đổi mới về cơ chế trong lĩnh vực hoạt động Ngân hàng nên các mặt hoạt động của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Nhiều năm qua, chi nhánh liên tục cho ra mắt, cung ứng và tăng cường các sản phẩm có thu nhập từ phí của một ngân hàng hiện đại thay vì chủ yếu các sản phẩm có thu nhập từ lãi của một ngân hàng truyền thống chỉ huy động vốn và cho vay là chính. Cùng với Ngân hàng ngoại thương Viêt Nam, chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải Phòng đang chuyển hướng sang lĩnh vực ngân hàng bán lẻ còn tiềm năng rất lớn cần khai thác ở Việt Nam. Với việc mở rộng hoạt động trên mọi mặt nghiệp vụ với nhiều sản phẩm dịch vụ mới được triển khai nên giai đoạn này chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng đã trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu trong số các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Một số chỉ tiêu hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải phòng đến 31.12.2007 như sau: Tổng huy động vốn: 2.104 tỷ quy VND, tăng 6% so với năm 2006 Tổng dư nợ cho vay: 2.919 tỷ quy VND, tăng 63% so với năm 2006 Doanh số thanh toán XNK đạt 384 triệu USD, tăng 70% so với năm 2006 Lợi nhuận đạt 76,44 tỷ đồng, tăng 136% so với năm 2006. Cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng Bộ máy tổ chức Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng có trụ sở chính thức tại số 11- Hoàng Diệu - Quận Hồng Bàng- Hải phòng và 05 phòng giao dịch đặt tại các quận chính của thành phố. Tổ chức bộ máy của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng được bố trí theo sơ đồ sau: Giám đốc 5 Phòng Giao dịch Phó Giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Quan hệ khách hàng P.Hành chính nhân sự Bộ phận Kiểm tra nội bộ Phòng Ngân quỹ Phòng Quản lý rủi ro tín dụng Phòng Kế toán Ngoài Ban Giám đốc, các phòng ban của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng bao gồm : Phòng Hành chính- nhân sự Phòng Quan hệ khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Kế toán – Tin học Phòng Kinh doanh-dịch vụ ngân hàng Phòng Ngân quỹ Phòng Giao dịch Lê chân Phòng Giao dịch Vạn Mỹ Phòng Giao dịch Quán Toan Phòng Giao dịch số 2. Phòng Giao dịch Thuỷ Nguyên. Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng : Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng : Ban Giám đốc: Giám đốc: Quản lý và chỉ đạo điều hành chung. Trực tiếp chỉ đạo các phòng giao dịch và công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về tiền tệ, tín dụng Ngân hàng… Xây dựng chương trình công tác quý, 06 tháng và cả năm của Chi nhánh. Phó giám đốc thứ 1: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý điều hành chung, tham gia xây dựng các Chương trình công tác của Chi nhánh, đóng góp các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về tiền tệ, tín dụng Ngân hàng… Trực tiếp chỉ đạo điều hành các phòng nghiệp vụ: phòng Kế toán, phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Ngân quỹ, Phòng hành chính nhân sự. Phó giám đốc thứ 2: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý điều hành chung, tham gia xây dựng các Chương trình công tác của Chi nhánh, đóng góp các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về tiền tệ, tín dụng Ngân hàng… Trực tiếp chỉ đạo điều hành các phòng nghiệp vụ: phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng kinh doanh dịch vụ ngân hàng B) Các phòng ban: Phòng Hành chính-nhân sự: Công tác tổ chức cán bộ: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, đIều động cán bộ thuộc diện quản lý của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ và theo dõi triển khai thực hiện kế hoạch đó. Công tác hành chính và quản lý: Tham mưu cho Ban Giám đốc về những vấn đề chung của công tác quản lý hành chính, quản trị… Quản lý quỹ chi tiêu nội bộ, quản lý bảo quản tài sản của chi nhánh, trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan, quản lý bảo quản tài sản của chi nhánh, thực hiện công tác lễ tân. Phòng Quan hệ khách hàng: - Là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của Ngân hàng Ngoại thương. Khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng: trực tiếp nhận, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng và ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản… (đối với những khoản cho vay không cần Phòng quản lý rủi ro tín dụng thẩm định). Trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, nghiên cứu và xem xét có ý kiến trước khi chuyển sang phòng Quản lý tủi ro tín dụng thẩm định (đối với những khoản cho vay phải có thẩm định của Phòng quản lý rủi ro tín dụng). Thực hiện theo dõi, giám sát, quản lý khoản vay; đôn đốc khách hàng và phối hợp với các phòng ban có liên quan thu hồi nợ vay đầy đủ và đúng hạn. Xác định thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện và đánh giá chính sách khách hàng Trực tiếp triển khai các hoạt động Marketing giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ mới cũng như những ưu thế của ngân hàng ngoại thương. Phòng quản lý rủi ro tín dụng : Chức năng: Nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro tín dụng chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường…) và rủi ro riêng (rủi ro từng khách hàng, từng dự án) nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng một cách an toàn, hiệu quả. Nhiệm vụ: Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng Quản lý danh mục đầu tư Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng: cho điểm tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá các loại rủi ro, đề xuất giới hạn tín dụng. Là phòng đầu mối thu xếp thực hiện quy trình phê duyệt tín dụng, kiểm tra các điều kiện rút vốn và chỉ thị các phòng tác nghiệp có liên quan thực hiện giải ngân cho khách hàng. Giám sát Phòng quan hệ khách hàng trong việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng. Trực tiếp theo dõi và quản lý các khoản tín dụng có vấn đề, gặp khó khăn kéo dài. Phòng kế toán – Tin học : Bộ phận “xử lý nghiệp vụ chuyển tiền”: Nhận các yêu cầu chuyển tiền từ các giao dịch viên tại Front-end, bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và xử lý tiếp các yêu cầu liên quan đến nghiệp vụ vhuyển tiền của khách hàng gồm: thanh toán, hạch toán liên hàng đến và chuyển báo có, phối hợp với các phòng nghiệp vụ quản lý, đối chiếu tra soát liên hàng, quản lý các báo cáo thuộc phần việc của mình. Bộ phận “quản lý tài khoản”: Quản lý toàn bộ các tài khoản khách hàng và các tài khoản nội bộ trong và ngoại bảng tổng kết tài sản. Bộ phận quản lý chi tiêu nội bộ: Thực hiện quản lý chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác. Bộ phận tin học: thực hiện các chức năng nhiệm vụ có liên quan đến kỹ thuật tin học của Chi nhánh. Bộ phận quản lý nợ: Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu hồi nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng với số liệu trên hồ sơ, đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong quy trình tín dụng. Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán XNK hàng hoá dịch vụ của khách hàng bao gồm các nghiệp vụ mở và thanh toán L/C, nhờ thu kèm chứng từ, thanh toán theo hình thức TT… Phòng Ngân quỹ: Thực hiện các công việc thu chi, quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ… Thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động thu chi, xử lý các loại tiền mặt thanh toán đã hết hạn…. Phòng kinh doanh dịch vụ ngân hàng: Bộ phận thông tin khách hàng: Tiếp nhận hồ sơ và mở các tài khoản mới Tiếo nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu thay đổi thông tin tài khoản Trả sổ phụ tài khoản cho khách hàng. Bộ phận dịch vụ khách hàng: Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản tiền gửi cá nhân, tiết kiệm, các tổ chức trong nước và tài khoản của người nước ngoài. Chuyển tiền nhanh trong, ngoài nước. Chi trả kiều hối Thanh toán séc, séc du lịch… Các dịch vụ ngân hàng khác. Bộ phận thẻ: Xử lý các nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ ATM và các loại thẻ tín dụng quốc tế khác Phòng Giao dịch Lê Chân, Vạn Mỹ, Phòng GD số 2, Phòng GD Quán toan, Phòng GD Thủy Nguyên: - Huy động vốn: Nhận huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ của tổ chức kinh tế và cá nhân. - Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với cá nhân và CBCNV với các hình thức: đảm bảo tiền vay, tín chấp, thế chấp, cầm cố tài sản, giấy tờ có giá. - Mở tài khoản và thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản cho các tổ chức và cá nhân. - Các dịch vụ ngân hàng khác. Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động của Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn tại CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005 – 2006 - 2007 Đơn vị: triệu VND, nghìn USD STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ 2006/ 2005 Tỷ lệ 2007/ 2006 1 Tổng vốn huy động quy VND 1.612.596 1.993.777 2.103.920 124% 106% VND 49.8346 61.6709 761.609 124% 123% USD 70.189 85.580 83.301 122% 97% 1.1 Vốn huy động từ khách hàng 1.587.509 1.960.740 2.083.034 124% 106% 1.1.1 Tiền gửi của tổ chức 422.356 524.358 656.277 124% 125% 1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm 1.078.664 1.312.177 1.420.254 122% 108% 1.1.3 Kỳ phiếu, trái phiếu 86.489 108.114 51.504 125% 48% 1.2 Vốn huy động từ TT liên NH 25.087 33.037 20.886 132% 63% (Nguồn: báo cáo thực hiện năm 2005, 2006, 2007 của CN NHNT Hải phòng) Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng luôn có sự tăng trưởng: Năm 2006 tăng 24% so với năm 2005; năm 2007 tăng 6% so với năm 2006. Chiếm tỷ trọng chủ yếu vẫn là vốn huy động từ khách hàng, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là chính. Điều này thể hiện uy tín rõ rệt của NHNT trên địa bàn thành phố. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về hoạt động tín dụng tại CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005-2006-2007 Đơn vị: triệu VND, nghìn USD STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ 2006/2005 Tỷ lệ 2007/2006 1 Doanh số cho vay 3.527.714 3.283.162 7.847.532 93% 239% VND 1.031.846 1.356.361 2.293.101 131% 169% USD 157.220 119.744 344.696 76% 288% 1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn 3.168.132 3.031.731 3.963.269 96% 131% VND 921.692 1.048.378 1.521.466 114% 145% USD 141.508 125.423 151.533 89% 121% 1.2 D.số CV trung, dài hạn 359.582 251.431 3.884.264 70% 1545% VND 110.154 155.319 771.635 141% 497% USD 15.712 5.973 193.163 38% 3234% 2 Tổng thu nợ cho vay 3.180.415 3.305.722 6.724.187 104% 203% VND 882.620 1.106.726 2.350.670 125% 212% USD 144.743 136.660 271.411 94% 199% 2.1 Thu nợ cho vay ngắn hạn 3.073.546 3.066.559 3.864.298 100% 126% VND 863.984 1.048.378 1.653.280 121% 158% USD 139.185 125.423 137.211 90% 109% 2.2 Thu nợ CV trung, dài hạn 106.869 239.163 2.859.889 224% 1196% VND 18.636 58.348 697.390 313% 1195% USD 5.558 11.237 134.200 202% 1194% 3 Dư nợ cho vay 1.799.227 1.793.983 2.918.784 100% 163% VND 526.512 776.147 718.578 147% 93% USD 80.171 63.255 136.540 79% 216% 3.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.088.045 1.063.160 1.162.921 98% 109% VND 357.255 509.919 378.105 143% 74% USD 46.034 34.382 48.704 75% 142% 3.2 Dư nợ CV trung, dài hạn 711.182 730.823 1.755.862 103% 240% VND 169.257 266.228 340.473 157% 128% USD 34.137 28.873 87.836 85% 304% 4 Nợ quá hạn - 26.887 1.978 7% (Nguồn: báo cáo thực hiện năm 2005,2006,2007 của CN NHNT Hải phòng) Cùng với sự tăng trưởng của công tác huy động vốn, hoạt động đầu tư tín dụng của NHNT Hải phòng trong năm 2007 tăng trưởng vượt bậc so với năm 2006 đặc biệt là doanh số cho vay trung và dài hạn. Tổng dư nợ cho vay tính đến 31.12.2006 là 1.794 tỷ đồng nhưng đến 31.12.2007 đã lên tới 2.919 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ. Như vậy với chiến lược đúng đắn và bằng nhiều biện pháp tích cực nên hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có bước tăng trưởng rõ nét. Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về thanh toán không dùng tiền mặt qua CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005 – 2006 – 2007 Đơn vị: triệu VND STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ 2006/ 2005 Tỷ lệ 2007/ 2006 1 Tổng số món giao dịch 341.338 596.868 965.457 175% 162% 2. Khối lượng thanh toán 31.527.318 33.884.500 52.027.889 107% 154% (Nguồn: báo cáo thực hiện năm 2005, 2006, 2007 của CN NHNT Hải phòng) Đề án công nghệ bán lẻ “VCB Vision 2010” của ngân hàng ngoại thương Việt Nam triển khai tại chi nhánh từ tháng 2/2001 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong đổi mới công nghệ ngân hàng, trở thành ngân hàng đi tiên phong trong hiện đại hóa công nghệ. Ngoài những sản phẩm dịch vụ truyền thống được cải tiến, với nền tảng “VCB online” nhiều sản phẩm mới liên tiếp ra đời, trong đó không thể không kể tới sự phát triển ngoạn mục các dịch vụ thẻ, đến nay thị phần thanh toán thẻ của ngân hàng ngoại thương chiếm 50%, thị phần phát hàng thẻ quốc tế chiếm 40% và thị phần phát hành thẻ ghi nợ chiếm hơn 30% thị trường Việt Nam. Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng đang là đơn vị đi tiên phong thực hiện Quyết định 291, Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán lương qua tài khoản của các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước. Cùng với dịch vụ thẻ các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như internet banking, SMS banking và thanh toán hóa đơn tự động đã và đang đem lai cho khách hàng nhiều tiện ích. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua bảng số liệu về tình hình thanh toán không dùng tiền mặt: Khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt năm 2006 chỉ tăng 7% so với năm 2005 thì đến năm 2007 đã tăng 54% so với năm 2006. Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005 – 2006 -2007 Đơn vị: triệu VND STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ 2006/2005 Tỷ lệ 2007/2006 1 Thu nhập 116.117 167.535 230.095 144% 137% 1.1 Thu lãi tiền gửi 5.435 6.868 9.246 126% 135% 1.2 Thu lãi cho vay 99.691 141.156 200.287 142% 142% 1.3 Thu phí dịch vụ 8.704 12.808 20.562 147% 161% 2 Chi phí 79.221 135.163 153.679 171% 114% 2.1 Chi trả lãi tiền vay 22.624 16.756 26.997 74% 161% 2.2 Chi trả lãi tiền gửi 40.293 68.221 89.022 169% 130% 2.3 Chi phí khác 16.304 50.186 37.660 308% 75% 3 Lãi (Lỗ )kinh doanh 36.896 32.372 76.416 88% 236% (Nguồn: báo cáo thực hiện năm 2005, 2006, 2007 của CN NHNT Hải phòng) Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc của cả nước trong năm 2007, tình hình kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng trong năm 2007 đã lãi 76 tỷ VND tăng 136% so với năm 2006. Đây là một con số đáng mừng cho những lỗ lực nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ bán lẻ của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng. Bên cạnh dịch vụ bán buôn vốn có uy tín quốc tế dành cho các tổ chức kinh tế (corporate banking) Ngân hàng Ngoại thương hiện nay được biết tới như một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, … THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG. Khái quát về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng. Song hành cùng với sự lớn mạnh, phát triển của đất nước và các doanh nghiệp Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam nói chung, Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng nói riêng luôn tiên phong và dẫn đầu trong hoạt động thanh toán quốc tế. Từ những thị trường xuât nhập khẩu truyền thống đến thị trường mới, từ thị trường có mức độ rủi ro thấp đến thị trường có mức độ rủi ro cao, từ thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu đến bất cứ nơi nào khách hàng cần giao dịch thì Ngân hàng ngoại thương với bề dày kinh nghiệm, uy tín, mối quan hệ hợp tác sâu rộng và sự linh hoạt trong hoạt động kinh tế đối ngoại luôn là lựa chọn đầu tiên vững chắc và tin cậy. Nhờ có ưu thế lớn về nguồn vốn ngoại tệ mà Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng luôn đáp ứng được phần lớn nhu cầu về thanh toán quốc tế của các khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trong những năm gần đây, với sự cạnh tranh được cảnh báo sớm từ việc phát triển mạng lưới của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là của các ngân hàng thương mại cổ phần. Thực tế này phản ánh tình trạng cạnh tranh không mấy êm ả cho các ngân hàng nếu muốn chiếm lĩnh thị trường, chính vì vậy ưu thế độc quyền về thanh toán quốc tế của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng không còn nữa. Tuy doanh số thực hiện vẫn tăng nhưng thị phần về thanh toán quốc tế của chi nhánh đang ngày càng giảm sút do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng khác. Sau đây là kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng được thể hiện qua một số chỉ tiêu: Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoạt động thanh toán quốc tế tại CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2005- 2006-2007 Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ 2006/2005 Tỷ lệ 2007/2006 Thanh toán hàng xuất khẩu 29.801 69.568 30.441 233% 44% TT bằng hình thức L/C 7.134 7.360 3.050 103% 41% TT bằng hình thức chuyển tiển 22.621 62.205 27.154 275% 44% TT bằng hình thức nhờ thu 46 3 237 7% 7900% Thanh toán hàng nhập khẩu 254.921 173.423 380.729 68% 220% TT bằng hình thức L/C 172.216 139.000 213.692 81% 154% TT bằng hình thức chuyển tiển 54.754 11.290 154.674 21% 1370% TT bằng hình thức nhờ thu 27.950 23.133 12.363 83% 53% (Nguồn: báo cáo thực hiện năm 2005, 2006, 2007 của CN NHNT Hải phòng) Là một trong những ngân hàng có truyền thống thanh toán quốc tế, chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải phòng có quan hệ ngân hàng đại lý với khoảng 1.200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng hàng đầu tại hơn 85 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với chiến lược không ngừng mở rộng quan hệ giao dịch với ngân hàng nước ngoài và luôn đảm bảo thanh toán chính xác, nhanh chóng và an toàn trong thanh toán xuất nhập khẩu đã giúp chi nhánh chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng. Với diễn biến nhập siêu tăng mạnh của nước ta trong năm 2007 đặc biệt là cuối năm 2007,đã tác động tới thanh toán hàng nhập khẩu tại chi nhánh tăng 120% so với năm 2006 Biểu 2.6: Kim ngạch thanh toán xuất khẩu của CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2004 dến 2007 Với thị trưòng xuất khẩu chủ yếu là các nước như: Nhật bản, Hàn quốc, Đài Loan, Anh, Pháp, Mỹ …với các mặt hàng chủ yếu như hạt điều, sắn lát xuất khẩu, may mặc, mặt hàng cá hộp của Công ty Đồ hộp Hạ Long, giày dép của công ty Da Giày Hải Phòng… Có thể thấy từ năm 2004 đến năm 2006 kim ngạch thanh toán xuất khẩu của Ngân hàng ngoại thương Hải phòng luôn có sự tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2006 kim ngạch xuât khẩu đạt gần 70 triệu USD,tăng 133% so với năm 2005. Tuy nhiên do các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu sản xuât gia công giày dép, may mặc gặp nhiều lao đao do phụ thuộc vào việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào cũng như phải cạnh tranh với các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia… do vậy đến năm 2007 giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngân hàng chỉ đạt hơn 30 triệu USD. Biểu 2.7: Kim ngạch thanh toán nhập khẩu của CN NH Ngoại thương Hải Phòng năm 2004 dến 2007 Cảng Hải phòng là một cảng biển lớn ở Miền Bắc nước ta, cùng với cả nước, tình hình kinh tế - xã hội của Hải phòng đang trên đà phát triển, thành phố đang chuyển mình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa… dẫn đến nhu cầu về nhập khẩu là rất lớn. Với thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản, Đức, Indonesia…Có thể thấy doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2006 của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Hải phòng giảm đáng kể so với năm 2005 chủ yếu là do năm 2005 phát sinh việc thanh toán nhập khẩu tàu của Công ty VOSCO với doanh số gần 50 triệu USD. Tuy nhiên đến năm 2007 do thực tế tình trạng nhập siêu của nước ta tăng cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt khi chính phủ áp dụng hạ mức thuế nhập khẩu với một số mặt hàng vào cuối năm 2007. Về thị phần thanh toán nhập khẩu, chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải phòng luôn chiếm 50-55% thị phần trên địa bàn Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hải phòng 2.2.2.1 Quy trình thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng. * Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ Nhận thư tín dụng,kiểm tra thư tín dụng. Khi nhận được L/C từ ngân hàng phát hàng, ngân hàng thông báo thanh toán viên kiểm tra các điều kiện: (a) Tính chân thật bề ngoài của L/C: L/C nhận được bằng TELEX/SWIFT MT999 phải có xác nhận mã đúng; L/C nhận được bằng SWIFT phải theo mẫu chuẩn của tổ chức SWIFT quốc tế; L/C/Thông báo L/C nhận được bằng Thư phải có xác nhận chữ ký đúng và hợp lệ của Bộ phận quan hệ ngân hàng đại lý Trạng thái L/C khi nhận. (c) Các điều khoản, điều kiện L/C Thông báo L/C L/C có đầy đủ các điều kiện như quy định, thanh toán viên nhập thông tin về L/C, tạo hồ sơ L/C, lựa chọn hình thức thông báo, thu phí thông báo và giao thông báo L/C thích hợp. Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ Hồ sơ yêu cầu gửi chứng từ đòi tiền theo L/C gồm: (a) L/C gốc, các sửa đổi L/C gốc (nếu có) đã được NHTB cuối cùng xác thực. (b) Thư thông báo L/C, sửa đổi (nếu có) phải được xác nhận mã/chữ ký đúng và hợp lệ. (c) Bộ chứng từ (bao gồm bộ chứng từ gốc để gửi đi và bộ chứng từ sao để lưu tại ngân hàng ngoại thương) Kiểm tra chứng từ (a) Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện một cách nhanh nhất sau khi tiếp nhận chứng từ. (b) Nguyên tắc kiểm tra chứng từ: (i) Kiểm tra sự phù hợp giữa bộ chứng từ được xuất trình so với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C và sửa đổi L/C (nếu có). (ii) Kiểm tra sự phù hợp giữa các chứng từ với nhau. (iii) Kiểm tra chứng từ so với Qui tắc thực hành Tín dụng chứng từ mà L/C tuân thủ và tập quán ngân hàng chuẩn quốc tế. (iv) Việc kiểm tra chứng từ phải được thực hiện bởi ít nhất 1 thanh toán viên và 1 cấp có thẩm quyền. Các ý kiến của thanh toán viên và cấp có thẩm quyền về tình trạng bộ chứng từ phải được ghi rõ trên Phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất Đòi tiền theo L/C (a) L/C qui định đòi tiền NHPH/NHHT/NHCĐ bằng điện (i) Lập điện SWIFT MT754/MT742/Telex có mã gửi NHHT/NHPH/NHCĐ nêu rõ chỉ thị thanh toán. Trường hợp dùng Telex có mã hoặc MT742 gửi NHPH cần tuyên bố rõ Chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. (ii) Lập Thư gửi chứng từ và đòi tiền gửi NH nhận chứng từ theo qui định của LC. Trên Thư đòi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng.docx
Tài liệu liên quan