MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG DNNQD VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Tín dụng DNNQD trong ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) 3
1.1.1.2. Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế 4
1.1.1.3. Đặc điểm của DNNQD nước ta hiện nay 6
1.1.2. Tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10
1.1.2.1. Khái niệm và phân loại tín dụng DNNQD 10
1.1.2.2. Nguyên tắc tín dụng DNNQD của NHTM 18
1.1.2.3. Quy trình tín dụng DNNQD 19
1.2.Chất lượng tín dụng DNNQD 22
1.2.1.Quan niệm về chất lượng tín dụng DNNQD và điền kiện để tín dụng DNNQD có chất lượng tốt 22
1.2.1.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng DNNQD 22
1.2.1.2. Cơ sở để tín dụng DNNQD có chất lượng tốt 23
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụngDNNQD 25
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNNQD 27
1.2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính 28
1.2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu định lượng. 29
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng doanh nghiệp 34
1.2.4.1. Từ phía Ngân hàng 34
1.2.4.2. Từ phíacác DNNQD 37
1.2.4.3. Các nhân tố khác 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD Ở NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 41
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Tây Hà Nội 41
2.1.1. Lịch sử hình thành 41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 42
2.1.3. Tình hình hoạt động những năm gần đây 44
2.1.3.1. Huy động vốn 44
2.1.3.2. Sử dụng vốn 48
2.1.3.3. Dịch vụ và các tiện ích thực hiện: 51
2.1.3.4. Kết quả tài chính 52
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD cuả NHNo&PTNT Tây Hà Nội những năm gần đây. 53
2.2.1. Quy trình tín dụng DNNQD 53
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 54
2.2.2.1. Dư nợ tín dụng DNNQD 55
2.2.2.2.Tình hình nợ quá hạn đối với tín dụng DNNQD 57
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng DNNQD tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 58
2.3.1. Những kết quả đã đạt được: 58
2.3.2.Những hạn chế , tồn tại: 60
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD CỦA NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 63
3.1. Định hướng phát triển tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 63
3.1.1. Định hướng tín dụng doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam 63
3.1.2 Định hướng của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 64
3.1.2.1. Mục tiêu và đinh hướng hoạt động kinh doanh 64
3.1.2.2. Định hướng tín dụng DNNQD của ngân hàng 67
3.1.2.3. Định hướng chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 67
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DNNQD của NHNo&PTNT Tây Hà Nội 68
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, linh hoạt 68
3.2.2. Phát triển hoạt động Marketing ngân hàng tới các doanh nghiệp nói chung và các DNNQD nói riêng 70
3.2.3. Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý và phân tích thông tin, nâng cao chất lượng công tác thẩm định 71
3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 72
3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 73
3.2.6. Chủ động ngăn ngừa những khoản nợ có thể dấn tới nợ quá hạn và có những biện pháp xử lý thích hợp với những khoản nợ quá hạn 74
3.3. Một số kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam 75
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ 75
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 77
KẾT LUẬN 79
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành 5 nhóm:
• nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn được đánh giá có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp nhận thanh toán;
• nhóm 2: nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ;
• nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày;
• nhóm 4: nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày; và
• nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn, gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
Trong nợ quá hạn, yếu tố được quan tâm hàng đầu là tỷ lệ nợ khó đòi. Đây là chỉ tiêu biểu hiện khoản cho vay là không lành mạnh, khoản vay đang gặp rủi ro, là các khoản nợ có khả năng mất vốn. Số lượng tuyệt đối của nợ khó đòi phản ánh phần thu nhập bị giảm đi do không thu hồi được vốn còn số tương đối của nợ khó đòi phản ánh chất lượng của khoản vay. Hệ số đánh giá nợ khó đòi được tính trên tổng dư nợ và tổng nợ quá hạn.
Các chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng là vô cùng quyết liệt, việc thu hút và giữ khách hàng là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tồn tại các khoản cho vay có mức độ rủi ro khác nhau là điều tất yếu, các Ngân hàng đã trích lập một khoản dự phòng để hạn chế các rủi ro. Có hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng rủi ro được sử dụng trong trường hợp khách hàng bị giải thể, phá sản hoặc chết hoặc mất tích. Dự phòng cũng được dùng để xử lý rủi ro ngay khi các khoản nợ được xếp vào nhóm 5. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mại tài sản không đủ bù đắp thì mới được sử dụng dự phòng chung. Tỷ lệ trích lập dự phòng cao chứng tỏ ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng lớn, làm tăng rủi ro cho ngân hàng, ngân hàng phải xác định những khoản vay đó thuộc về loại khách hàng nào, loại cho vay nào, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
*Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng DNNQD
Lợi nhuận từ tín dụng DNNQD
Hệ số sinh lãi trên một đồng vốn =
-------------------------------------------
Tổng dư nợ DNNQD
Lợi nhuận từ tín dụng DNNQD
Tỷ trọng lợi nhuận tín dụng DNNQD=
---------------------------------------
Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng DNNQD. Nó cho biết một đồng vốn cho DNNQD vay thì thu được bao nhiêu doanh thu. Khi phân tích chỉ tiêu này cần so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, số thực tế so với số kế hoạch. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng lợi nhuận của Ngân hàng là một chỉ tiêu đáng quan tâm. Nó phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động tín dụng vào kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng lớn và nó cũng phản ánh chất lượng tín dụng tốt. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đánh giá hiệu quả của ngân hàng nói chung, phản ánh mức độ hiệu quả sử dụng tài sản của nhà quản lý, trong cho vay phải đảm bảo lãi suất đầu ra cao hơn lãi suất đầu vào và có lãi. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Vì vậy, cần có chính sách khách hàng hợp lý, mở rộng đầu tư tín dụng thu hút khách hàng mà vẫn đảm bảo hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cao nhất, lợi nhuận cao, khoản vay thu hồi được gốc và lãi
* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn vay =
----------------------------------
Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, thông qua đó cho biết khả năng của Ngân hang trong việc tìm đầu ra cho chính sản phẩm của mình. Hệ số này thường nhỏ hơn 1, nếu bằng 1 thì Ngân hàng cần tăng vốn huy động để đề phòng mất khả năng thanh toán, hệ số này thầp cần tăng dư nợ tín dụng.
Bên cạnh những chỉ tiêu trên, chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua việc tuân thủ đảm bảo các thông số chuẩn để đánh giá xác định chất lượng công tác tín dụng như: Dư nợ của khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng, Không cho vay vượt quá 5% vốn tự có của Ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 5% tổng dư nợ…
* Về phía khách hàng doanh nghiệp
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng, quản lý nguồn vốn của Ngân hàng nên chất lượng tín dụng còn được thể hiện thông qua doanh thu từ khoản vay Ngân hàng và lợi nhuận tăng thêm từ sử dụng vốn Ngân hàng
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng doanh nghiệp
1.2.4.1. Từ phía Ngân hàng
* Chính sách tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng được thực hiện theo một chính sách rõ ràng, được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm gọi là chính sách tín dụng. chính sách tín dụng là một văn bản đề cập tới các nội dung: chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán, chính sách đối với các tài sản có vấn đề. Nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của NHTM. Chính sách tín dụng phản ánh định hướng tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng, tăng cương chuyên môn hóa trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Các ngân hàng đề xây dựng cho mình chính sách tín dụng trong từng giai đoạn. Việc hoạch định chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp ngân hàng đạt được chất lượng tín dụng tốt. Một chính sách tín dụng được coi là thành công nếu nó mang lại hiệu quả cho các khoản vay. Chính sách tín dụng cần được xây dựng hợp lý đúng đắn nhưng phải linh hoạt, tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng.
* Quy trình tín dụng
Các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể với các bước đi và kết qủa cụ thể của từng bước.Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Quy trình tín dụng có các tác dụng sau về mặt quản trị:
Làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
Làm cơ sở cho việc thiết lập hồ sơ, thủ tục vay vốn về mặt hành chính.
Chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc và quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Mỗi giai đoạn của quy trình đều có tầm quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của khoản vay. Trong đó, bước thẩm định tín dụng và quyết định tín dụng là những giai đoạn mang tính quyết định
- Thẩm định tín dụng là việc ngân hàng xem xét một cách tổng thể các yếu tố ảnh hưởng tới tính khả thi, tính hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ và những rủi ro của dự án để ra quyết định cấp tín dụng. Qua công tác thẩm định, ngân hàng có thể góp ý cho chủ doanh nghiệp cũng như xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý phù hợp với năng lực của doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Quyết định tín dụng là việc ngân hàng đưa ra những phán quyết tín dụng như số lượng, thời hạn, lãi suất, phí, các tài sản đảm bảo, giải ngân, điều kiện thanh toán của khoản tín dụng được cấp. Quyết định tín dụng cũng được đưa ra trong trường hợp có trục trặc với khoản tín dụng, đưa ra những phán quyết mới nhằm bảo đảm tính an toàn của khoản vốn.
* Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng
Trang thiết bị góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Việc kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, thực hiện các giao dịch sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu có trang thiết bị hiện đại, trang thiết bị kỹ thuật gắn với quá trình thu thập và xử lý thông tin về khách hàng. Trên cơ sở những thông tin chính xác và kịp thời đó, cán bộ ngân hàng sẽ có thể xử lý thông tin chính xác, kịp thời và đưa ra quyết định hợp lý.
Nguồn thông tin đối với ngân hàng là rất quan trọng đặc biệt là thông tin phục vụ cho việc thẩm định và xét duyệt cho vay. Thông tin có thể được thu thập từ nhiều nguồn, việc xây dựng một hệ thông thông tín sẽ giúp ngân hàng có được các thông tin chính xác, nhanh chóng và toàn diện hơn, tứ đó đưa ra các quyết định chính xác, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
* Chất lượng đội ngũ cán bộ
Con người bao giờ cũng là nhân tố quyết định dẫn đến mọi thành bại trong công việc. Với nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động của ngân hàng phải thường xuyên đổi mới để theo cùng thời đại. Vì vậy, đòi hỏi chất lượng cán bộ ngân hàng ngày một cao, trình độ nhiệp vụ vững vàng, giàu kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt đặc biệt phải có sự nhạy bén về nghiệp vụ để có thể sử dụng các phương tiện làm việc hiện đại, nắm bắt kịp thời thông tin kinh tế, chính trị phục vụ cho công việc của mình. Vì vậy, việc tuyển chọn cán bộ ngân hàng phải đảm bảo cả về đạo đức và chuyên môn có như vậy hoạt động tín dụng mới có hiệu quả, chất lượng tín dụng được nâng cao.
*Thông tin tín dụng
Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng.nhờ thông tin này mà ngân hàng có thể theo dõi và quản lý khoản vay của doanh nghiệp. thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác, toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng càng lớn. Ngược lại, khi thông tin không được thu thập một cách đầy đủ và kịp thời thì sẽ dẫn đến quyết định sai khi cho vay, rủi ro cho khoản tín dụng, trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới mất vốn. Vì vậy, việ thu thập thông tin là hết sức quan trọng.
* Kiểm soát nội bộ
Nếu các quy chế, thể lệ cho vay không được các cán bộ ngân hàng nắm vững có thể dẫn đến những quyết định sai, ảnh hưởng không tốt tới khoản vay, chất lượng tín dụng. Kiểm soát nội bộ sẽ giúp cán bộ ngân hàng thực hiện công việc theo đúng cơ chế, pháp luật đồng thời phát hiện những lệch lạc để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thông qua kiểm tra kiểm soát nội bộ, hoạt động của ngân hàng sẽ được thông suốt, hiệu quả, đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.4.2. Từ phíacác DNNQD
* Năng lực quản lý kinh doanh của bộ phận quản lý
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh và sự nhạy bén của bộ phận quản lý doanh nghiệp. Nếu bộ máy lãnh đạo có năng lực kinh doanh tốt, có trình độ học vấn, có khả năng xoay sở trong mọi tình huống thì tính khả thi của dự án là rất cao.
* Năng lực tài chính, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
Nếu khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh tức là có khả năng thanh toán cao, vòng quay vốn nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng đầy đủ và đúng hạn. Với những khách hàng này, ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay vốn. Ngược lại, tiềm lực tài chính yếu là biểu hiện của tình trạng làm ăn kém hiệu quả, khi đó ngân hang sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng đã cấp cho doanh nghiệp.
* Tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay thì hồ sơ khách hàng gửi đến cho ngân hàng mới có giá trị thực tiễn. Nếu khách hàng sử dụng khoản vay không đúng mục đích sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình quản lý sự vận động của đồng vốn, vì vậy ngân hàng cần tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong và sau khi cho vay, đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng, nếu phát hiện thấy có hiện tượng sử dụng vào các phương án khác, không khả thi, tính rủi ro cao thì có thể đua ra quyết định thu hồi vốn sớm tránh rủi ro mất vốn.
*Đạo đức kinh doanh của khách hàng
Nếu khách hàng tuân thủ những quy tắc tín dụng, có thiện chí trả nợ, có ý thức giữu chữ tín thì họ sẽ tìm mọi cách để có thể trả nợ cho ngân hàng, nếu doanh nghiệp là đối tượng luôn dùng những phương án sản xuất kinh doanh giả mạo để vay vốn sau đó lại sử dụng vốn vay vào những mục đích không lành mạnh hoặc chỉ đem lại lợi nhuận cho một vài đối tượng quản lý, hoặc chây ỳ, không muốn trả nợ thì khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp khó hoặc có thể không thu hồi được vì lý do chủ quan thuộc vấn đề đạo đức.
* Tài sản đảm bảo
Hoạt động của doanh nghiệp luôn phải đối đầu với các rủi ro, có thể mất khả năng trả nợ. Vì vậy, tài sản đảm bảo được coi là nguồn tài trợ thứ hai khi mà nguồn tài trợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không đảm bảo trả nợ cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo là tài sản thuộc sự sở hữu, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hoặc là sự bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản đảm bảo cũng có thể được hình thành từ nguồn tài trợ chủa ngân hàng cho doanh nghiệp. Giá trị của tài sản đảm bảo có thể có những giai đoạn thay đổi lớn, bị giảm giá so với giá trị còn lại, có loại chịu tác động mạnh của hao mòn vô hình hay tính thị trường của tài sản thay đổi. Vì vậy, ngân hàng phải nghiên cứu kỹ tính chất này để xác định tỷ lệ tài trợ hợp lý, vừu đáp ứng nhu cầu cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
1.2.4.3. Các nhân tố khác
* Chủ trương chính sách của Nhà nước
Từ khi Nhà nước có chính sách cho phép phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, Ngân hàng có thêm một lượng khách hàng rất lớn để cho vay. Nhưng trên thực tế vẫn chưa có nhiều chủ trương chính sách ưu đãi cho khu vực này, vẫn còn nhiều phân biết đối xử giữa DNNN và DNNQD. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, các điều kiện cho vay ngày càng thắt chặt nên khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm lượng lớn khách hàng) không đủ điều kiện vay vốn. Như vậy, những chính sách của Nhà nước có thể là động lực cũng có thể là cản trở để các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn.
* Môi trường pháp lý
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng phải đảm bảo trên khuôn khổ pháp luật. Hoạt động tín dụng cũng phải tuân thủ những quy tắc tín dụng của ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng, Luật dân sự và các quy định khác. Nếu các quy định này không rõ ràng, đồng bộ, kịp thời thì rất khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng tạo khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp, họ không yên tâm sản xuất kinh doanh trong môi trường pháp lý như vậy dẫn đến chất lượng của khoản tín dụng không tốt. Ngược lại, với những văn bản quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ, ổn định sẽ là hành lang pháp lý vững chắc góp phần vào sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Và đó là cơ sở pháp lý để ngân hàng giải quyết mọi khiếu nại tố cáo khi có tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Điều đó giúp chất lượng tín dụng được nâng cao.
* Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế luôn ảnh hưởng tới sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, nó cũng gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng phát triển. Khi chu kỳ kinh doanh thuận lợi, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, họ sẽ có nhu cầu vay vôn nhiều và như vậy sẽ làm tăng hoạt động cho vay của ngân hàng. Llạm phát, các biến động về tỷ giá, lãi suất, thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới việc cho vay của ngân hàng. Lạm phát cao, lãi suất thực giảm, lợi nhuận ngân hàng giảm. Mặt khác, lãi suất ở mức thấp được điều chỉnh lên cao hơn làm cho các doanh nghiệp cố tình đưa ra những lý do để trì hoãn không trả nợ ngay để quay vòng vốn ngoài ngân hàng vì nếu trả ngay thì sẽ phải vay với lãi suất cao hơn, lãi suất cao tạo ra chi phái tài chính lớn cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.
* Môi trường chính trị xã hội
Tình hình chính trị ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn bộ nên kinh tế trong đó có hoạt động ngân hàng. Tình hình kinh tế ổn định tạo điều kiện cho sự phát triển gia tăng của hoạt động huy động vốn, cho vay, phát triển các loại hình dịch vụ qua đó nâng cao chất lượng tín dụng.
Tóm lại, việc nâng cao chất lượng tín dụng chịu tác động của nhiều yếu tố. Để có thể thực hiện việc nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải nắm được các yếu tố ảnh hưởng tới nó để tìm ra các biện pháp tạo cơ sở cho sự thành công của hoạt động tín dụng, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DNNQD Ở NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Tây Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tên giao dịch: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Tây Hà Nội
Tên viết tắt: NHNo&PTNT Tây Hà Nội.
Trụ sở chính: 115 Nguyễn Lương Bằng – Quận Đống Đa – Hà Nội
Website: www.agribanktayhanoi.com.vn
NHNo&PTNT Tây Hà Nội là một NHTM quốc doanh và là đơn vị thành viên hạch toán trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng được thành lập ngày 05/06/2003 theo quyết định số 126/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội Đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện chức năng tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hệ thống NHTM quốc doanh do Thống Đốc ngân hàng đề ra, đồng thời phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội.
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động vào ngày 21/07/2003, đây là ngân hàng cấp 1 được thành lập với 39 cán bộ, 5 phòng ban nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch. Cán bộ phần lớn được điều chuyển từ các tỉnh, các công ty vàng bạc, trình độ không đồng đều, chưa quen với môi trường kinh doanh, môi trường làm việc mới nên việc tiếp cận thị trường còn khó khăn. Khi mới thành lập, trụ sở chính của ngân hàng còn phải đi thuê, chưa thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ sau
Chức năng
- Kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và theo lệnh của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam
Nhiệm vụ
- Thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của NHTM: huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ khác
- Cân đối, điều hòa vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh NHNo trên địa bàn
- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định
- Thực hiện các công việc khác được Tổng Giám Đốc giao
Hiện nay, ngân hàng đã có các phòng ban tại Hội sở chính và 3 chi nhánh cấp 2 với 5 phòng giao dịch. Hình thành trong hoàn cảnh đất nước có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cùng sự vươn lên khẳng định vai trò của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, dù chỉ mới ra đời hơn 4 năm, ngân hàng đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn. Ngân hàng không ngừng mở rộng về quy mô, chất lượng theo hướng đa dạng hóa các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng, không chỉ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà còn vươn tới phục vụ khách hàng trong nhiều lĩnh vực khác. Ngân hàng đã chiếm được lòng tin của đông đảo khách hàng với trên 5000 khách hàng giao dịch các loại và thực hiện đại lý với gần 500 ngân hàng trên thế giới. Hiện nay, ngân hàng hiện có 114 cán bộ, độ tuổi trung bình là 34 trong đó tới 106 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 92%.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng được thể hiện qua bảng
Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội
Giám Đốc
Các Phó Giám Đốc
Trưởng Phòng Kế toán
Tổ Kiểm Tra Nội bộ
Các Phòng chuyên môn
Các Tổ chuyên môn nghiệp vụ
Phòng Giao Dịch
Chi nhánh cấp 2
Cụ thể
Ban giám đốc (Giám đốc và 3 Phó Giám Đốc)
Phòng Hành chính Nhân sự
Phòng Kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng thẩm định
Tổ Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tổ thẻ
Chi nhánh
Chi nhánh Nhân Chính
Chi nhánhHùng Vương
Chi nhánh TrườngChinh
Phòng giao dịch
Phòng giao dịch số 8
Phòng giao dịch Hàng Trống
Phòng giao dịch Hàng Lược
Phòng giao dịch Hoàng Văn Thái
Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân
2.1.3. Tình hình hoạt động những năm gần đây
2.1.3.1. Huy động vốn
Những năm gần đây, giá xăng dầu, thép và các mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động kinh doanh nói chung. Trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng: giá vàng biến động mạnh vào dịp cuối các năm. Việc huy động vốn vào Ngân hàng gặp khó khăn hơn do xuất hiện các kênh thu hút vốn với lãi suất hấp dẫn, kỳ vọng lợi ích lớn như: Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu công trình, ngân hàng cổ phần mở rộng màng lưới, lãi suất liên tục tăng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội nói riêng và hoạt động kinh doanh tiền tệ của các TCTD trên địa bàn nói chung.
` Ngay từ đầu Chi nhánh xác định nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, do vậy đã quán triệt tới từng cán bộ, từng Chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc chủ động tiếp cận khách hàng là dân cư, các TCKT. Kết hợp mở rộng màng lưới tại những khu đô thị mới có dân cư đông đúc…mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hàng, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời các nhu cầu đa dạng của khách hàng…
Thực hiện chiến lược kinh doanh do Hội Đồng quản trị NHNo&PTNT, với sự quyết tâm cao của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên, sự hợp tác tin tưởng của khách hàng, hoạt động huy động vốn trong những năm qua đã đạt được kết quả khả quan. Tổng lượng vốn huy động tới 31/12/2005 là 2673 tỷ tăng 302 tỷ so với 31/12/2005 bằng 108% so với năm 2004, đạt 92.2% kế hoạch năm. Tới 31/12/2006, lượng vốn huy động đã là 2751 tỷ, tăng 78 tỷ và bằng 128% năm 2005 và đạt 115% kế hoạch năm. Năm 2007 tổng lượng vốn huy động là 3540 tỷ, tăng 789 tỷ và bằng 129% năm 2006, đạt 93% kế hoạch năm.
Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm theo hướng tăng dần tỷ trọng các nguồn vốn dài hạn, giảm dần tỷ trọng các nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn. Điều này sẽ tạo điều kiện để ngân hàng sử dụng các khoản tín dụng này vào các mục đich dài hạn, đảm bảo tính ổn định và đem lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng.
Có được những kết quả đó là do ngân hàng đã thực hiện các giải pháp:
- Thực hiện tốt các đợt chỉ đạo huy động vốn của TW như: Tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, huy động dự thưởng Agribank Cup 2005,2006,2007, tiết kiệm trung, dài hạn trả lãi trước…
- Theo dõi biến động lãi suất huy động trên thị trường để có hướng điều chỉnh lãi suất kịp thời phù hợp hơn…
- Tiếp cận với một số đơn vị như: Bảo hiểm xã hội, Trung tâm phát triển Quỹ đất, Ban quản lý các dự án trọng điểm Thành phố Hà Nội, ban quản lý dự án giao thông đô thị Hà Nội nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư trong việc chi trả tiền đền bù….
- Ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội đã thường xuyên bám sát thị trường, các yếu tố cạnh tranh, để đưa ra các phẩm dịch vụ với lãi suất và mức phí phù hợp.
- Có định hướng đúng đắn về phát triển mở rộng màng lưới. Trong năm 2005 Chi nhánh đã mở thêm 02 chi nhánh cấp II (Chi nhánh Hùng Vương, Chi nhánh Trường Chinh),Trong năm 2006 Chi nhánh đã nâng cấp 01 Phòng giao dịch thành Chi nhánh cấp II (Chi nhánh Bùi Thị Xuân). Trong năm 2007 Chi nhánh đã mở 02 Phòng giao dịch. Các phòng giao dịch và chi nhánh đều đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả.
- Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền, tiếp thị khách hàng, coi trọng việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại trên cơ sở khai thác tốt nền tảng công nghệ thông tin, cung cấp tối đa tiện ích cho khách khàng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập.
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn những năm gần đây
( Đơn vị: tỷ VNĐ)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư31/12/05
Tỷ trọng
%
LS
BQ
Số dư
31/12/06
Tỷ trọng
%
LSBQ
Số dư31/12/07
Tỷ trọng
%
LSBQ
1
Tiền gửi dân cư
1.016
38
0.68%
1.425
51.8
0.67%
1.438
40.62
0.62%
- Không kỳ hạn
12
0.45
15
0.55
4
0.11
- TG < 12 tháng
182
6.8
430
15.63
244
6.89
- TG > 12 tháng
822
30.75
980
35.62
1.190
33.62
2
Tiền gửi các TCKT
373
13.94
0.65%
1.123
40.82
0.68%
1.169
33.02
0.70%
- Không kỳ hạn
107
4
183
6.65
299
8.44
- TG < 12 tháng
172
6.4
313
11.38
46
1.3
- TG > 12 tháng
94
3.5
627
22.79
824
23.28
3
TG TCTD và khác
1.284
48
0.70%
203
7.38
0.69%
933
26.36
0.84%
- Không kỳ hạn
150
5.6
9
0.33
0.98
0.03
- TG < 12 tháng
814
30.45
194
7.05
32
0.9
- TG > 12 tháng
320
11.97
900
25.43
Tổng cộng
2.673
100
0.69%
2.751
0.68%
3.540
0.72%
TĐ: Ngoại tệ quy
677
507
347
đổi VNĐ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006,2007 của NHNo&PTNT Tây Hà Nội)
2.1.3.2. Sử dụng vốn
Hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng, với đủ các loại hình ngân hàng thương mại; sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt trên các mặt: lãi suất huy động vốn, cho vay, phí dịch vụ. Mặt khác, một số chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng như: Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2638.doc