Lời mở đầu 1
Chương I: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 2
1.1. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2
1.1.1 Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế. 2
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 2
1.1.1.2. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 6
1.1.2 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng Ngân hàng 8
1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng 8
1.1.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng 8
1.1.3 Tầm quan trọng của tín dụng tới doanh nghiệp vừa và nhỏ 11
1.2. Chất lượng tín dụng đối với các DNVVN 14
1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng 14
1:2:2 các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đối với các DNVVN . 15
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với các DNVVN 19
1.2.3.1. Nhân tố từ phía Ngân hàng 19
1.2.3.2. Nhân tô sừ phía khách hàng 21
1.2.3.3. Nhân tố từ phía nền kinh tế xã hội 22
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 24
2.1 Giới thiệu chung về chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 24
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh 24
2.1.1.1. Về chức năng 24
2.1.1.2. Về nhiệm vụ 24
2.1.2. Bộ máy tổ chức điều hành tại Hà Nội 28
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 33
2.4 Cơ cấu thu dịch vụ khác 36
2.5 Cơ cấu 1 số loại dịch vụ tại chi nhánh 37
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Hà Nội 37
2.2.1. Những quy định chung về tín dụng đối với DNVVN ở chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 37
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội những năm gần đây 44
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 47
2.3.1 Những kết quả đạt được 47
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 49
2.3.2.1 Một số mặt hạn chế trong tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh 49
2.3.2.2 Nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNVVN 50
Chương 3 57
Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNno & PTNT Hà Nội. 57
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại Chi nhánh Hà Nội 57
3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 58
3.2.1 Tăng cường khai thác những nguồn vốn có chi phí thấp 58
3.2.2. Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ các nguồn dài hạn để tạo nguồn vốn an toàn 60
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 60
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tiền vay 61
3.2.5 Xử lý kịp thời nợ quá hạn 62
3.2.7. Đa dạng hoá các hình thức tín dụng 63
3.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam 65
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 65
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 66
3.3.3. Kiến nghị đối với NHNNo&PTNT Việt Nam 67
Kết luận 70
Tài liệu tham khảo 71
73 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1160 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ mười tám là: Thực hiện các nhiệm vụ khác do hội đồng quản trị, tổng giám đốc NHNo&PTNT VN giao.
2.1.2. Bộ máy tổ chức điều hành tại Hà Nội
· Nằm trong hệ thống NHNo&PTNT VN nên NHNo&PTNT Hà Nội có cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động tương đối giống với các chi nhánh khác của NHNo&PTNT VN, bao gồm
- Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc
- Các phòng bao gồm:
Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp
Phòng Tín dụng
Phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Phòng kế toán - ngân quỹ
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ
Phòng vi tính
Tổ nghiệp vụ thẻ
-Các chi nhánh cấp 2
- Các phòng giao dịch
Với sơ đồ tổ chức được trình bày dưới đây:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội
GIÁM ĐỐC
Các phó giám đốc
P. Vi tính
P. thẩm định
P. Tín dụng
P. Thanh toán quốc tế
P.
nguồn vốn
P. Hành chính Nhân sự
P. Kế toán Ngân quỹ
P. KTKT nội bộ
Các phó giám đốc
Các phó giám đốc
Các phó giám đốc
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
Nhiệm vụ của Phòng Nguồn vốn- Kế hoạch tổng hợp
Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn, trung, dài hạn của chi nhánh
Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm; triển khai xây dựng kế hoạch quý; tổng hợp kiểm tra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
Đề xuất, tổ chức, thực hiện công tác huy động vốn; phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh để đưa ra đề xuất kinh doanh hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ của Phòng Tín dụng
Nghiên cứu thực hiện chiến lược, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi với khách hàng.
Tổ chức phân tích kinh tế, lựa chọn biện pháp tín dụng tối ưu; tìm kiếm khai thác, tiếp cận để phát triển khách hàng mới; thẩm định và đề xuất cho vay dự án.
tiếp nhận, thực hiện chương trình dự án thuộc các nguồn vốn.
xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, theo dõi, đánh giá và đề xuất phương án khắc phục.
Nhiệm vụ của Phòng Thẩm định
Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; tham mưu trong việc lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
thẩm định và đề xuất các khoản vay.
chấp hành các quy định về công tác thẩm định trong chi nhánh.
Nhiệm vụ của Phòng Thanh toán quốc tế
Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối ngoại trước ngày 15/11 của năm; triển khai xây dựng kế hoạch quý; tổng kết công tác đối ngoại, phân tích hiệu quả, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đối ngoại.
tham mưu xây dựng biểu phí dịch vụ kinh doanh đối ngoại hợp lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng và cạnh tranh được với các TCTD khác.
đảm nhận dịch vụ thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ theo đúng quy chế của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.
Làm dịch vụ ngoại tệ và thanh toán khác mà Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép; cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm bảo thanh toán theo yêu cầu của khách hàng và đảm bảo trạng thái ngoại tệ.
Nhiệm vụ của Phòng Kế toán- Ngân quỹ
thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định; xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính của chi nhánh.
quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu
thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước; chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tiền mặt theo quy định
tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu, tổ chức thu chi tiền mặt
Nhiệm vụ của Phòng Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ
Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội và các đơn vị trực thuộc theo nghị quyết của hội đồng quản trị, chỉ đạo của tổng giám đốc NHNo&PTNT Hà Nội
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của NHNo&PTNT VN.
Giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ,tín dụng và dịch vụ Ngân hàng .
Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của nhà nứơc, của ngành ngân hàng
Báo cáo tổng giám đốc NHNo&PTNT VN , giám đốc NHNo&PTNT Hà Nội kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lí, khắc phục những khuyết điểm, tồn tại
Giải quyết đơn thư,khiếu tố liên quan đến hoạt động của hội sở NHNo&PTNT Hà Nội và các chi nhánh trực thuộc trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT VN.
Sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư theo quy định
Nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Nhân sự
Dự thảo quy chế , quy định, nội quy quản lý lao động, tài sản, phòng cháy chữa cháy và các quy định đảm bảo an ninh , trật tự, nội quy cơ quan
Theo dõi, quản lý mạng lưới chi nhánh; đề xuất việc mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương theo quy chế; thực hiện công tác quản lý cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ; tham mưu và làm đầu mối công tác tổ chức ; ký hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo quy định
Nhiệm vụ của tổ vi tính
tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động trên hệ thống mạng vi tính
xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định.
làm dịch vụ tin học
Nhiệm vụ của tổ nghiệp vụ thẻ
trực tiếp tổ chức, triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa vàn theo định
thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định
tham mưu phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ
giám sát, quản lý hệ thống thiết bị đầu mối; giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
Tuân thủ và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng trong quyết định thành lập, NHNo&PTNT Hà Nội -một ngân hàng thương mại đa năng tiến hành các hoạt động nhằm phục vụ khách hàng trong nước và nước ngoài. Cụ thể là các nghiệp vụ sau:
nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn
tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ từ mọi tổ chức và cá nhân
phát hành chứng chỉ tiền gửi: Trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu bằng nội ngoại tệ.
cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế.
chiết khấu các giấy tờ có giá
cho vay tài trợ theo chương trình, dự án và kế hoạch của Chính phủ
thực hiện bảo lãnh quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng đại lý
Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: mua bán, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối; cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản, quản lý các giầy tờ có giá và các tài sản quý giá cho khách hàng, dịch vụ thu chi tiền mặt.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội
Trong sự biến động phức tạp về KT-XH, cùng với sự chỉ đạo của cấp trên và sự cố gắng nỗ lực đoàn kết nhất trí của tập thể Ban lãnh đạo và CBNV, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả kinh doanh cụ thể như sau:
Về nguồn vốn:
Bảng 2.1:Tình hình nguồn vốn huy động thời kỳ 2005-2007
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tổng nguồn vốn huy động
11601
12845
15468
Tăng trưởng(tỷ đồng)
+2325
+1768
+2623
Tăng trưởng(%)
+25,06
+15,96
+20,42
1.Tiền gửi của KBNN, TCTD trong nước
3.637
4.359
6.123
Tỷ trọng(%)
31,4
34,0
39,6
2.Tiền gửi của khách hàng
7.666
7.718
8.595
Tỷ trọng(%)
66,1
60,1
55,6
Tiền gửi không kỳ hạn
2.934
3.256
3.520
Tỷ trọng(%)
38,3
42,2
40,9
Tiền gửi có kỳ hạn
4.732
4.462
5.075
Tỷ trọng(%)
61,7
57,8
59,1
Phát hành giấy tờ có giá
298
768
750
Tỷ trọng(%)
2,5
5,9
4,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007)
Công tác huy động vốn trong những năm qua nhìn chung đạt kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao; Cơ cấu tiền gửi có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiền gửi hầu như đêu tăng qua các năm
· Về dư nợ:
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ thời kỳ 2005-2007
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Số tiền
05/04
(%)
Số tiền
06/05
(%)
Số tiền
07/06
(%)
Tổng dư nợ
2.467
2.457
3.462
-Ngắn hạn
1.527
1.336
-12.5%
2.025
51.57%
Tỷ trọng(%)
-Trung hạn
305
433
41.95%
492
13.62%
Tỷ trọng(%)
-Dài hạn
635
688
8.3%
945
37.35%
Tỷ trọng(%)
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh thời kỳ 2005-2007 )
Qua bảng tình hình dư nợ các năm 2005-2007 trên có thể đánh gía được tổng dư nợ có xu hướng tăng dần theo các năm. .
· Về kinh doanh quốc tế:
Bảng 2.3: Tình hình thanh toán quốc tế
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
A
Nhập khẩu
2.917
179,6
3.219
124,7
3.883
293,3
1
L/C
889
107,2
798
62,4
1071
140,4
2
Nhờ thu
346
16,9
427
19,2
468
28,2
3
Chuyển tiền
1.682
55,5
1.994
43,1
2.344
70,7
B
Xuất khẩu
514
14,9
755
20,2
1.015
52,4
1
L/C
25
1,3
44
1,8
47
2,5
2
Nhờ thu
81
1,5
170
4,3
170
7,1
3
Chuyển tiền
408
12,1
541
14,1
798
42,8
Cùng với quá trình phát triển của chi nhánh, hoạt động TTQT ngày càng chuyên nghiệp hơn, với những bước đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, các giao dịch thanh toán được thực hiện thông suốt, nhanh chóng và chính xác, lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng.
· Về cơ cấu các loại hình dịch vụ khác
2.4 Cơ cấu thu dịch vụ khác
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Dịch vụ thanh toán
7.852
9.621
12.430
2
Hoạt động KDNT
2.017
1.990
2.406
3
Tổng thu dịch vụ ròng
12.300
16.960
26.149
4
LNTT
107.839
176.028
255.944
5
Thu dịch vụ ròng/LNTT
11,4%
9,63%
10,22%
2.5 Cơ cấu 1 số loại dịch vụ tại chi nhánh
Dịch vụ
Đơn vị
2005
2006
2007
1.Thanh toán
1.1 TTQT
Tr.đồng
4.778
6.063
8.057
1.2 TT nội địa
Tr.đồng
3.074
3.589
4.373
2.Phí dịch vụ bảo lãnh
Tr.đồng
1.678
3.140
8.205
3.Phí dịch vụ tín dụng
Tr.đồng
109
298
333
4.Kinh doanh ngoại tệ
4.1 Lãi KD ngoại tệ
Tr.đồng
2.017
1.990
1.406
4.2 Doanh số đổi ngoại tệ mặt
Quy đổi USD
11.871.546
15.993.761
16.984.468
5.Chuyển tiền kiều hối
5.1 Doanh số
USD
1.187.235
1.6598.578
4.680.829
5.2 Phí
USD
11.206
13.652
21.562
6.Western Union
6.1 Doanh số
USD
1.770.354
4.989.103
3.158.068
6.2 Phí
USD
19.107
33.411
17.271
7.Sec du lịch
7.1 Doanh số
USD
164.551
127.405
129.820
7.2 Phí
USD
2.270
1.698
1.920
8.Thẻ tín dụng quốc tế
8.1 Doanh số
USD
179.6
124.7
293.3
8.2 Phí
2.312
2.122
2.135
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Những quy định chung về tín dụng đối với DNVVN ở chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội
Cũng giống như các NHTM khác, hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NHNo&PTNT Hà Nội. Ở mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản nhất, những quy định chung về cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội.
¨ Mục đích cho vay: Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội cho vay đối với các DNVVN nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các DNVVN nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất kinh doanh vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất hàng hoá, mở mang ngành nghề và kinh doanh dịch vụ có hiệu quả thiết thực, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống góp phần xây dựng xã hội dân chủ văn minh
¨ Nguyên tắc vay vốn: Doanh nghiệp vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng vay vốn đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Phải hoàn trả đúng nợ gốc và lãi vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Tiền vay được phát bằng tiền hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
¨ Điều kiện vay vốn: NHNo&PTNT Hà Nội chỉ xem xét cho các DNVVN vay khi các doanh nghiệp có đầy đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng DNVVN là pháp nhân(DNNN, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức khác) theo điều 94 và 96 bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Đối với doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc phải có vốn uỷ quyền vay vốn của doanh nghiệp trực tiếp quản lí. Với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp doanh, chủ doanh nghiệp hoặc thành viên hợp doanh phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Pháp nhân nước ngoài phải có đủ năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy đinh pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch
Mục đích vay vốn hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Trong cho vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn; cho vay trung hạn là tối thiểu 15%; Doanh nghiệp là khách hàng tín nhiệm, được chấm điểm tốt vay vốn khồn phải đảm bảo bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên thì cho giám đốc quyết định. Kinh doanh có hiệu quả nghĩa là có lãi, nếu lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Không có nợ quá hạn và nợ khó đòi trên 6 tháng tại NHNo&PTNT VN. Doanh nghiệp phải mua bảo hiểm tài sản đầy đủ trong suốt thời gian vay vốn của Ngân hàng.
Có dự án, phương án sản xuất kinh doanh,, dịch vụ khả thi, có hiệu quả
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNN VN và NHNo&PTNT VN
¨ Đối tượng cho vay: Ngân hàng cho vay các đối tượng sau, giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Các nhu cầu tài chính của DN như số tiền thuế xuất nhập khẩu khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất nhập khẩu mà giá trị lô hàng đó Ngân hàng Nông nghiệp cho vay; Số lãi tiền vay trả cho ngân hàng Nông nghiệp trong thời hạn thi công, chưa nghiệm thu bàn giao và đưa TSCĐ vào sử dụng đối với cho vay trung hạn, dài hạn mà khoản trả lãi được tính trong giá trị TSCĐ; Số tiền DN vay để trả cho các khoản vay tài chính ( bằng tiền ) cho nước ngoài mà các khoản vay đó Ngân hàng bảo lãnh với điều kiện dự án, phương án sử dụng khoản vay ấy đang thực hiện có hiệu quả, khoản vay nằm trong hạn trả nợ... và các nhu cầu tài chính khác phục vụ cho quá trình SXKD, dịch vụ.
NHNNo không cho vay các đối tượng: Số tiền thuế phải nộp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước, trừ số tiền thuế xuất khẩu qui định ở trên. Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. Số lãi tiền vay trả cho chính NHNNo, trừ trường hợp cho vay số lãi tiền vay theo qui định ở trên. Vay để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển đổi, để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
¨ Bộ hồ sơ cho vay:
Hồ sơ do DN lập và cung cấp : Khi có nhu cầu vay vốn, DN gửi đến NHNNo các giấy tờ sau đây.
- Hồ sơ pháp lý: khách hàng gửi đến Ngân hàng khi thiết lập quan hệ vay vốn lần đầu. Tuỳ theo loại hình pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, Cty hợp danh, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, có các giấy tờ sau: Quyết định thành lập doanh nghiệp ; Điều lệ doanh nghiệp (trừ DN tư nhân) ; Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác ; Đăng ký kinh doanh ; Giấy phép hành nghề ; Giấy phép đầu tư (đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài) ; Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (Cty cổ phần, Cty TNHH) ; Hợp đồng liên doanh (đối với DN liên doanh) ; Quyết định giao vốn và các văn bản giao tài sản của Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (đối với DNNN) ; Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với DN có phân cấp ; Giấy chứng nhận vốn đầu tư ban đầu (DNTN) ; Các thủ tục về kế toán theo qui định của ngân hàng như đăng ký mẫu dấu, chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được uỷ quyền, đăng ký chữ ký của cán bộ giao dịch với ngân hàng, giấy đăng ký mở tài khoản tiền gửi ( nếu chưa mở ).
- Hồ sơ khoản vay: cán bộ tín dụng thu thập được càng nhiều các tốt các tài liệu này, giấy đề nghị vay vốn ; Kế hoạch sản xuất kinh doanh ; các báo cáo tài chính 3 năm gần nhất đã được kiểm toán và quý gần nhất gồm bẳng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động SXKD, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ còn đối với pháp nhân hoạt động chưa được 2 năm thì gửi báo cáo tài chính thời điểm gần nhất ; Các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm sắp tới và cơ sở tính toán ; Bảng kê các loại công nợ tại NHNNo & PTNT VN, các tổ chức tín dụng khác ; Bảng kê các khoản phải thu phải trả lớn ; Các HĐ kinh tế về hàng hoá, xuất nhập khẩu...; Hồ sơ khách có liên quan như HĐ bảo hiểm hàng hoá, dự toán chi phí hoạt động được duyệt...Ngoài ra, đối với khoản vay trung và dài hạn còn cần thêm báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi hoặc báo cáo đầu tư, quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán...
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay: trường hợp cho vay không cần bảo đảm cần có giấy cam kết của DN thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi Ngân hàng yêu cầu, chỉ thị của Chính phủ về cho DN vay không có bảo đảm. Trường hợp phải bảo đảm bằng tài sản của khách hàng DN thì thủ tục giấy tờ phức tạp hơn nhiều, gồm có giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản như bản chính quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành, chứng nhận quyền sử dụng đất, các chứng từ có giá...; giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản ; các loại giấy tờ khác liên quan. Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay cần có giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, công văn của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba ngoài giấy tờ như ở trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng còn cần cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để DN vay vốn.
Hồ sơ do Ngân hàng lập :
Báo cáo thẩm định tái thẩm định
Biên bản họp hội đồng tín dụng trong trường hợp phải qua hội đồng tín dụng
Các loại thông báo như thông báo từ chối cho vay, thông báo cho vay, thông báo gia hạn nợ, thông báo nợ đến hạn, thông báo nợ quá hạn, thông báo tạm ngừng cho vay, thông báo chấm dứt cho vay
Sổ theo dõi cho vay – thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng) ;
Hồ sơ do khách hàng và ngân hành cùng lập:
Hợp đồng tín dụng
Giấy nhận nợ
Hợp đồng bảo đảm tiền vay
Biên bản kỉểm tra sau khi cho vay
Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng trong trường hợp bị nợ rủi ro.
Tuỳ thực tiễn hoạt động kinh doanh, mà giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội điều hành, hướng dẫn, bổ sung, hoàn chỉnh Bộ hồ sơ cho vay cụ thể kèm theo các quy định trên đây.
¨ Quy trình xét duyệt cho vay :
- Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ như qui định, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của từng hồ sơ, báo cáo trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định.
- Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào Tờ trình, báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
- Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình lên, xem xét quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng:
+ Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
+ Nếu cho vay thì Chi nhánh cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay ( trường hợp cho vay có bảo đảm ).
+ Khoản vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo qui định hiện hành của Ngân hàng Nông nghiệp VN.
- Nếu khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay và xác định rõ số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác nếu có thì bộ phận tín dụng chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán hoặc chuyển quỹ để giải ngân nếu cho vay bằng tiền mặt.
- Sau khi thực thiện giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay theo quy định.
- Thời gian thẩm định cho vay:
+ Các dự án trong phán quyết : trong thời gian không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 45 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng DN theo yêu cầu của NHNo ; Chi nhánh phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cho vay.
+ Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 25 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi chi nhánh nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của NHNNo, chi nhánh phải làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNNo cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 20 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, NHNNo cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận. Các dự án, phương án mức phán quyết thuộc quyền của Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng, Tổng giám đốc NHNNo hoặc Hội đồng quản trị, chi nhánh trình thẳng trung tâm điều hành, không qua văn phòng đại diện.
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội những năm gần đây
Thực hiện theo chiến lược đổi mới chung của đất nước, NHNNo & PTNT Việt Nam những năm gần đây cũng chuyển mình hướng tới nhiều thành phần kinh tế, lĩnh vực ngành nghề, tập trung nhiều hơn cho khu vực ngoài quốc doanh mà hầu hết là các DNVVN. Mục đích không chỉ là khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNVVN vươn lên trong nền kinh tế thị trường, đầu tư mở rộng cả quy mô và chiều sâu các dự án đầu tư, tiến hành các phương án SXKD mà còn giúp Ngân hàng chia sẻ rủi ro, mở rộng phạm vi hoạt động và năng cao cạnh tranh. Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội cũng nhất quán theo chủ trương đó.
Bảng 1: Tình hình cho vay đối với DNVVN ở Chi nhánh NHNNo & PTNT Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
6 tháng cuối năm 2006
6 tháng đầu năm 2007
6 tháng cuối năm 2007
Doanh số cho vay DNVVN
2,452
3210
3460
Tỷ trọng dsố cho vay/tổng dsố
52%
53%
54%
Dư nợ cuối kì
2310
5325
3120
Tỷ lệ dư nợ /tổng dự nợ
56%
53,2%
56,5%
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2007 của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội )
Từ khi thành lập đến cuối năm 2007, Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đạt doanh số cho vay là 4715 tỷ đồng. Đây là một con số rất đáng nể.Nửa năm sau, doanh số cho vay tăng 30.9%, đạt 3210 tỷ đồng, chiếm 53% trên tổng doanh số cho vay. Trong cả năm 2007, Chi nhánh đạt doanh số cho vay đối với DNVVN tổng cộng là 6670 tỷ đồng trên tổng số 15325 tỷ đồng cho vay, chiếm 56,5%. Tính đến 30/6/2007, Chi nhánh có mức tăng trưởng tín dụng cao đối với DNVVN, thể hiện ở dư nợ đạt 5325 tỷ đồng. Tuy còn phải xem xét nhiều chỉ tiêu và số liệu khác để có cái nhìn chính xác về chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh song có thể khẳng định vị trí của DNVVN trong hoạt động tín dụng, đó là khách hàng quan trọng của Chi nhánh và Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đang ngày càng mở rộng cho vay đối với DNVVN.
Bảng 2: Thực trạng đầu tư tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005-2007
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
I
Tổng dư nợ
2467
2457
3462
1
Trong đó phân theo thời gian
2467
2457
3462
a
Dư nợ ngắn hạn
1527
1336
2025
Nội tệ ngắn hạn
914
1093
1508
Ngoại tệ ngắn hạn
613
243
517
b
Dư nợ trung hạn
305
433
492
Nội tệ trung hạn
262
350
417
Ngoại tệ trung hạn
43
83
75
c
Dư nợ dài hạn
635
688
945
Nội tệ dài hạn
573
601
734
Ngoại tệ dài hạn
62
87
211
2
Trong đó phân theo loại tiền tệ
2.467
2.457
3.462
Dư nợ nội tệ
1.749
2.044
2.659
Dư nợ ngoại tệ
718
413
803
(Nguồn: Báo cáo kết quả tín dụng năm 2004 tại Chi nhánh NHNo & PTNT HN).
Qua bảng số liệu trên có thể thấy trong tổng số dư nợ thì dư nợ ngắn hạn vẫn là chủ yếu. Dư nợ ngắn hạn chiếm 61.68% tại 31/12/2005, 54.37% tại 30/12/2006 và cuối năm 2007 đạt 58.49%. Tuy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của các DNVVN là cao song có xu hướng giảm dần. Doanh số cho vay trung dài hạn từ 305 tỷ vào cuối năm 2005 tăng đạt 433 tỷ trongnăm 2006 và 492 tỷ vào 6 cuối năm 2007. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay trung dài hạn tăng nhanh dần đều, thể hiện sự ổn định trong cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, xét về quy mô thì tỷ lệ này vãn còn là một con số nhỏ so với tiềm năng của NHNo&PTNT Hà Nội,chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư lâu dài của các DN. Dư nợ dài hạn cũng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2007 dư nợ dài hạn tăng đột biến, từ 688 tỷ đồng lên 945 tỷ đồng, thể hiện quy mô phát triển, uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội ngày càng mở rộng.
Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn của chi nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7702.doc