MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3
1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng 3
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 3
1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng 4
1.1.2.1 Căn cứ vào tiêu thức thời hạn tín dụng 4
1.1.2.2 Căn cứ vào tài sản đảm bảo 5
1.1.2.3 Căn cứ vào hình thức tài trợ tín dụng 5
1.1.2.4 Căn cứ vào thành phần kinh tế 6
1.1.2.5 Phân loại theo nhiều tiêu thức khác 6
1.2. Những vấn đề chung về DNNN 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Vai trò của DNNN xét trong tổng thể quốc gia 8
1.3. Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước 10
1.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng 10
1.3.2. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM đối với DNNN 11
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính 11
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng 11
1.3.3. Nguyên tắc tín dụng 13
1.3.4. Lãi suất tín dụng 14
1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước 14
1.3.5.1 Các nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng 15
1.3.5.2 Các nhân tố xuất phát từ phía doanh nghiệp 16
1.3.5.3 Các nhân tố khác 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 20
2.1 Tổng quan về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi Nhánh Bắc Hà Nội 20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 20
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN Chi Nhánh Bắc Hà Nội 23
2.1.2.1 Nguồn vốn và huy động vốn 23
2.1.2.2 Sử dụng vốn 27
2.1.2.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế 29
2.1.2.4. Đối với công tác thẻ và sản phẩm dịch vụ 30
2.1.2.5. Kết quả tài chính 31
2.2 Thực trạng về các DNNN 32
2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNTVN Chi Nhánh Bắc Hà Nội 34
2.3.1 Doanh số cho vay DNNN 34
2.3.2 Dư nợ cho vay DNNN 36
2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng 38
2.3.4. Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu 40
2.3.5. Thu nhập từ tín dụng DNNN 41
2.4. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNN của NHNo&PTNTVN Chi Nhánh Bắc Hà Nội 42
2.4.1 Những kết quả đạt được 42
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI NHNo&PTNTVN CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘI 46
3.1. Định hướng hoạt động đối với DNNN trên địa bàn Hà Nội 46
3.2. Định hướng hoạt động cho vay của chi nhánh đối với DNNN 47
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh 48
3.3.1. Giải pháp về huy động vốn cho vay DNNN 48
3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 50
3.3.3. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý 52
3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 53
3.3.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát 54
3.3.6. Nâng cao hiệu quả việc thu hồi và xử lý nợ xấu 56
3.3.7. Một số biện pháp hỗ trợ khác 57
3.3.7.1 Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng 57
3.3.7.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phục vụ cho hoạt động tín dụng 57
3.3.7.3. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro 58
3.4. Một số kiến nghị 58
3.4.1. Kiến nghị đối với NHNo&PTNTVN 58
3.4.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 59
3.4.3. Kiến nghị với Nhà nước 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.57
341.00
6.05
(Nguồn: Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, NHNo&PTNT Bắc HN)
Từ bảng số liệu, nguồn từ các TCKT luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy tổng nguồn vốn tăng đều đặn, nhưng các khoản mục trong nguồn vốn lại có khoản giảm, khoản tăng, tốc độ tăng giảm không đều đặn làm nguồn vốn dần được cơ cấu lại. Nguồn vốn huy động từ dân cư giảm qua các năm: từ 16.13%(2006) giảm xuống 13.96%(2007) và tiếp tục giảm xuống 10.44%(2008). Tỷ trọng nguồn vốn từ các TCKT tăng khá mạnh từ 67.86% lên 82.64% sau đó lại giảm xuống 80.15%. Nguyên nhân của sự giảm nguồn này của năm 2008 so với 2007 cũng là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và cơn sốt lạm phát đầu năm 2008 đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các TCKT. Riêng nguồn tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng giảm mạnh từ 16.04%(2006) xuống 3.42%(2007) sau đó lại tăng khá mạnh, lên 9.41%. Sự giảm xuống của nguồn này là do sự tăng lên của nguồn TCKT, do vào thời điểm 2007 nền kinh tế trên đà phát triển cao và sự phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp. Đồng thời các ngân hàng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, đưa ra các sản phẩm dịch vụ thu hút các khách hàng lớn.
Trong tổng nguồn, nguồn ngoại tệ quy đổi chiếm tỷ trọng không nhỏ, chiếm 10.11%(2006), 7.49%(2007) và 19.48%(2008). Năm 2008, nguồn ngoại tệ quy đổi tăng một cách đột biến, chiếm gần 1/5 tổng nguồn huy động, do nguồn ngoại tệ quy đổi từ các tổ chức tín dụng tăng cao, từ 130 tỷ lên 618 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn ngoại tệ quy đổi từ dân cư ngày càng giảm, còn từ các tổ chức chủ yếu tăng. Đó là nhờ việc ngân hàng có thế mạnh về công nghệ và trình độ nhân viên trong lĩnh vực nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nên đã thu hút được nhiều nguồn bằng ngoại tệ từ khách hàng lớn. Đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khầu ngày càng phát triển với quy mô ngày càng lớn và nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
Xét cơ cấu tổng nguồn theo kì hạn, gồm các nguồn không kì hạn, có kì hạn dưới 12 tháng và có kì hạn trên 12 tháng, trong đó các nguồn này không tăng một cách đều đặn như tổng nguồn.
Đơn vị: Tỷ VND
(Nguồn: Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp,NHNo&PTNT Bắc HN)
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2006-2008
Từ biểu đồ trên, ta thấy nguồn có KH>= 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng khá đều đặn hàng năm. Điều này thể hiện uy tín của ngân hàng ngày càng được củng cố trong lòng khách hàng. Nguồn có KH<12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất và tăng giảm thất thường, từ 2006 đến năm 2007 giảm gần một nửa. Do Chi nhánh thường xuyên triển khai thêm các loại sản phẩm huy động có hàm lượng công nghệ cao và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng…đã thu hút được khá nhiều khách hàng mới và một lượng khách hàng không nhỏ lúc đầu chỉ gửi không kỳ hạn hoặc gửi trong vòng một năm.
2.1.2.2 Sử dụng vốn
a) Doanh số cho vay và thu nợ
Hoạt động tín dụng là một trong những thế mạnh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội. Mỗi cán bộ tín dụng ở Chi Nhánh đều nhận thức sâu sắc tầm quan trọng về chất lượng tín dụng, coi chất lượng tín dụng là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của chi nhánh
Đơn vị: Tỷ VND
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNT Bắc HN)
Biểu đồ 2.2. Doanh số cho vay và thu nợ trong 3 năm 2006-2008 Trong những năm gần đây, doanh số cho vay tăng hàng năm, đặc biệt là năm 2007, tăng hơn hai lần so với năm 2006, cho thấy một bước nhảy vọt đáng kể. Riêng năm 2008, doanh số cho vay lại giảm gần một nửa so với năm trước, do sự tác động từ khủng hoảng kinh tế cùng với lạm phát và áp lực từ chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Cũng như các NH khác, công tác tín dụng của chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ hơn, nhiều doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn vay vốn, đồng thời hạn chế các khoản vay dành cho cá nhân như cho vay tiêu dùng…Điều này ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, việc hạn chế khoản vay cũng đảm bảo an toàn cho Chi nhánh hơn, tránh được những thiệt hại khó lường trước. Nhưng dù doanh số cho vay cao hay thấp thì công tác thu hồi nợ vẫn luôn được thực hiện tốt. Đó là nhờ việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng các khoản vay trước, trong và sau khi cho vay. b) Dư nợ tín dụng
Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng thường xuyên được chi nhánh thực hiện tốt nên dư nợ tín dụng không ngừng được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
Bảng 2.2. Cơ cấu tổng dư nợ phân theo kỳ hạn từ năm 2006-2008
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Các khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dư nợ
%TDN
Dư nợ
%TDN
Dư nợ
%TDN
TỔNG DƯ NỢ
1491.00
100.00
2052.00
100.00
2107.00
100.00
1.Dư nợ ngắn hạn
923.00
61.90
1150.00
56.04
1093.00
51.87
VNĐ
736.00
49.36
842.00
41.03
960.00
45.56
Ngoại tệ quy đổi
187.00
12.54
308.00
15.01
133.00
6.31
2.Dư nợ trung,dài hạn
568.00
38.10
902.00
43.96
1014.00
48.13
VNĐ
378.00
25.35
703.00
34.26
636.00
30.19
Ngoại tệ quy đổi
190.00
12.74
199.00
9.70
378.00
17.94
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Từ bảng số liệu trên, tổng dư nợ tăng qua mỗi năm, quy mô tín dụng không ngừng được mở rộng. Đồng thời cơ cấu tín dụng đang dần thay đổi. Xét về kỳ hạn, tuy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm xuống khoảng 5% mỗi năm trong 3 năm gần đây, do vậy tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn cũng tăng lên hàng năm với mức đó. Tuy nhiên, hiện nay NH có xu hướng giảm cho vay trung và dài hạn nhằm đảm bảo an toàn và đảm bảo tỷ trọng cho vay trên tổng dư nợ theo kế hoạch được giao.
2.1.2.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế được thực hiện bởi phòng thanh toán quốc tế. Trong những năm gần đây, dịch vụ thanh toán quốc tế đã thực sự phát triển mạnh mẽ và được duy trì cho tới tận thời điểm hiện nay với kết quả tăng trưởng cao, an toàn, nhanh chóng với uy tín cao với khách hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài. Chi nhánh thường xuyên đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán quốc tế như: Thông báo L/C xuất khẩu, đòi tiền bộ chứng từ theo LC xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C và không theo L/C, phát hành L/C nhập khẩu, nhờ thu.
Theo đà tăng trưởng kinh tế, các hoạt động thương mại quốc tế gia tăng, doanh số các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của chi nhánh trong năm 2007 tăng so với năm 2006 một cách rõ rệt, như mua bán ngoại tệ tăng gần gấp đôi. Năm 2008, với nhiều khó khăn đối với chi nhánh cũng như đối với hoạt động thanh toán quốc tế, doanh số của các nghiệp vụ thanh toán quốc tế thấp hơn so với năm 2007. Tuy vậy, những kết quả đạt được đã thể hiện sự nỗ lực của chi nhánh trong điều kiện khó khăn như hiện nay.
Hoạt động thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ gắn liền với nghiệp vụ tín dụng. Đối với chi nhánh, hoạt động tín dụng đã phát huy được vai trò kích thích XNK, cụ thể trên 50% L/c mở tại chi nhánh sử dụng nguồn vốn tín dụng. Sự tăng trưởng và phát triển của tín dụng là động lực và nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng trong hoạt động thanh toán quốc tế.
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn
2006-2008
Đơn vị: 1 USD
Khoản mục
TT hàng NK
TT hàng XK
Mua, bán ngoại tệ
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền($)
Mua NT($)
Bán NG T($)
USD
CNY
Năm 2006
1,168
74,387,355
4,854,403
48
2,747,704
38,313,462
38,407,984
Năm 2007
1,306
182,470,319
9,166,631
57
2,395,425
67,809,423
67,608,026
Năm 2008
1,130
45,470,000
3,650,000
40
1,336,000
66,056,000
65,840,000
(Nguồn: Phòng thanh toán quốc tế, NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Năm 2008, chủ trương thắt chặt tiền tệ của nhà nước đã tác động đến hoạt động tín dụng, do vậy đã gây khó khăn cho hoạt động thanh toán quốc tế bởi phần lớn khách hang thanh toán quốc tế sử dụng nguồn vốn vay để thực hiện xuất nhập khẩu.
2.1.2.4. Đối với công tác thẻ và sản phẩm dịch vụ
Mặc dù phòng thẻ và phát triển dịch vụ được thành lập sau các phòng ban khác, nhưng đã thể hiện vai trò và sự đóng góp lớn đối với Chi nhánh. Các sản phẩm thường xuyên được đổi mới và nâng cao chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Năm 2008, NH triển khai đầy đủ và thành công các sản phẩm mới như phát hành thẻ quốc tế Visa, gói dịch vụ MobileBanking gồm SMS Banking, dịch vụ chuyển khoản siêu nhanh qua tin nhắn,VnMart- ví điện tử dịch vụ chấp nhận thanh toán qua Internet cho thẻ quốc tế, dịch vụ bảo hiểm tai nạn cho chủ thẻ quốc tế Visa…Tính đến thời điểm 31/12/2008, tổng số máy ATM do Chi nhánh quản lý là 10 máy, mua mới và lắp đặt 10 thiết bị EDC để phát triển thêm kênh thanh toán thẻ và giảm tải cho các máy ATM, tổng số lượng thẻ đã phát hành của toàn Chi nhánh đạt 15,000 thẻ, tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn đối với các tài khoản thẻ đạt gần 22 tỷ đồng, bình quân đạt 1.4 triệu đồng/thẻ. Trong đó, số đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng lương ngân sách NN thanh toán qua tài khoản ATM tại chi nhánh là 30 đơn vị, tổng số thẻ là 2200 thẻ; thực hiện trả lương qua tài khoản cho 13 đơn vị, tổng số thẻ đạt 1000 thẻ. Ngoài ra, Chi nhánh còn ký hợp đồng với Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình làm thẻ trả lương cho các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho trên 3000 đối tượng.
2.1.2.5. Kết quả tài chính
Trong những năm gần đây, lợi nhuận của Chi nhánh đảm bảo tiêu chí năm sau cao hơn năm trước và vượt mức kế hoạch của Chi nhánh đề ra hằng năm.
Đơn vị: Tỷ VND
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ, NHNo&PTNTVN Chi Nhánh Bắc Hà Nội)
Biểu đồ 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2006-2008
Năm 2007, tổng thu là 486,849 triệu đồng, đạt 148.6% so với kế hoạch và tăng 24.4% so với năm 2006. Nếu năm 2007 là một năm phát triển rực rỡ của hệ thống ngân hàng thì năm 2008 lại là một năm khó khăn đối với ngân hàng, trong đó có NHNo&PTNN Chi nhánh Bắc Hà Nội
Mặc dù vậy, chênh lệch thu chi qua các năm khá cao, kể cả năm 2008 là 79.719 tỷ. Trong tình hình khó khăn, số lượng và quy mô trong các hoạt động có thể giảm nhưng chất lượng các hoạt động vẫn đảm bảo phục vụ khách hàng và mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh
Trong tổng thu, thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 2007, thu từ hoạt động tín dụng chiếm 94.6%, thu dịch vụ chiếm 5.4% tổng thu. Năm 2008, tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng tăng lên, chiếm 97.66 tổng thu.
2.2 Thực trạng về các DNNN
Trong những năm gần đây, số lượng DNNN ngày càng giảm với định hướng cổ phần hóa DNNN của chính phủ đề ra. Tuy nhiên, Đảng và nhà nước vẫn luôn xác định các DNNN vẫn đang giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nhiều DN nhỏ tỏ ra yếu thế, hoạt động kém hiệu quả và cổ phần hóa là một bước đi đúng đắn để vực dậy những doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn lại làm ăn khá hiệu quả, đứng đầu trong một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh, nổi trội hơn hẳn các DNNQD.
Đầu năm 2006, cả nước còn 4.086 doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, chỉ còn chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và chỉ còn chưa bằng một phần ba tổng số DNNN trước đổi mới.
Năm 2007, mặc dù gặp không ít khó khăn, như giá cả nguyên liệu, vật tư đầu vào tăng nhưng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn đạt các chỉ tiêu tăng trưởng cao. Chẳng hạn, tổng công ty 91 trong năm qua đều đạt các chỉ tiêu tăng trưởng cao. Tổng doanh thu đạt 577,7 nghìn tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2006, các Tập đoàn Dầu khí, Dệt may, Thép tăng trên 100%...
Đặc biệt trong năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của DNNN. Tính đến 2008, cả nước còn 1.720 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. 7 tháng đầu năm 2008, các DNNN đã góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, duy trì tăng trưởng… Phải kể đến sự đóng góp và nỗ lực của các DN và tập đoàn như Tập đoàn điện lực, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và Tổng công ty Viễn thông Quân đội…Các DNNN đang chiếm giữ tới 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước, tạo ra 40% GDP của cả nước. Để góp phần kiềm chế lạm phát, các DNNN đã thực hiện việc cắt giảm đầu tư. 55 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã cắt giảm đầu tư 1.445 dự án với tổng giá trị gần 34 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, có nhiều DNNN không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng để tiếp tục sản xuất kinh doanh và lâm vào tình cảnh phá sản. Do nhà nước đề ra nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát, các NHTM buộc phải tăng lãi suất cho vay, điều kiện vay vốn chặt chẽ hơn, đồng thời nhà nước hạn chế việc mở rộng SXKD đối với một số ngành. Cuối năm 2008, trên 600 DNNN hoạt động SXKD từ hòa tới lỗ, trên 430 DNNN bị xếp loại C, chủ yếu do chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt thấp, tập trung chủ yếu ở các ngành như mía đường, dâu tằm tơ, giấy, lương thực.
Tiến trình cổ phần hoá các DNNN hiện rất chậm, đồng thời các DNNN đang có xu hướng mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực không thuộc chuyên môn đã khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2008, cả nước chỉ cổ phần hoá được 74 DNNN, bằng 25% kế hoạch và chưa bằng 50% so với số thực hiện năm 2007.
Việc chạy theo các ngành nghề không thuộc chuyên môn sẽ làm doanh nghiệp phân tán nguồn lực tài chính, đồng thời chịu nhiều rủi ro và đánh mất vai trò chi phối đầu ngành. Vì thế, hầu hết các Tổng công ty, tập đoàn chưa tận dụng được các cơ hội do gia nhập WTO mang lại để thâm nhập có hiệu quả vào thị trường quốc tế; Chưa phát huy được lợi thế của các doanh nghiệp có quy mô lớn; Tốc độ phát triển chưa tương xứng với sự đầu tư nhà nước, với tiềm năng hiện có và quan trọng nhất là chưa trở thành doanh nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế.
2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNN tại NHNo&PTNTVN Chi Nhánh Bắc Hà Nội
2.3.1 Doanh số cho vay DNNN
Doanh số cho vay đối với DNNN tại Chi Nhánh Bắc Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng từ 17% đến 25% doanh số cho vay của toàn Chi Nhánh, là một tỷ trọng khá cao. Mặc dù số DNNN đã giảm một cách rõ rệt tính tổng trên cả nước, số lượng DNNN đã giảm từ trên 12.000 năm 1993 cho đến nay chỉ còn hơn 1500. Vốn bình quân của một doanh nghiệp nhà nước năm 2001 khoảng 24 tỷ đồng, đã tăng lên hơn 70 tỷ đồng.
Doanh số cho vay DNNN tại chi nhánh tăng từ năm 2006 đến 2007 tăng một cách rõ rệt, gần gấp đôi. Mặc dù số lượng DNNN giảm nhưng doanh số cho vay lại tăng vì những doanh nghiệp còn lại hoạt động khá hiệu quả và theo xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhìn chung năm 2007 là năm thuận lợi về nhiều mặt cho các doanh nghiệp phát triển, nền kinh tế đi lên trong bối cảnh hội nhập, mặc dù có nhiều khó khăn thách thức nhưng cũng tạo nhiều cơ hội cho các DNNN phát triển. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp lớn trên đà phát triển kinh tế thì nhu cầu về vốn để mở rộng và phát triển càng lớn. Tại chi nhánh Bắc Hà Nội có nhiều DNNN lớn là khách hàng truyền thống, có mối quan hệ lâu dài.
Đơn vị: Tỷ VND
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay đối với DNNN tại chi nhánh Bắc Hà Nội
Đến năm 2008, doanh số cho vay đối với DNNN giảm khá mạnh so với 2007. Trước áp lực lạm phát ngày càng gia tăng, nhà nước phải sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Do vậy, công cụ lãi suất, công cụ dự trữ bắt buộc hay nghiệp vụ thị trường mở được nhà nước sử dụng đều tác động đến hệ thống NHTM nói chung cũng như Chi Nhánh Bắc Hà Nội nói riêng. Trước những sức ép như vậy, lãi suất cho vay của Chi Nhánh tăng cao, đồng thời trước chỉ thị hạn chế cho vay của chính phủ đối với các DN thì điều kiện cho vay phải chặt chẽ, việc kiểm soát hoạt động cho vay phải được tiến hành nghiêm ngặt hơn. Với chính sách tín dụng thu hẹp như vậy vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Trong điều kiện lạm phát tăng cao kèm theo hàng loạt các khó khăn khác, các DNNN lâm vào tình trạng khó khăn, đặc biệt là các DN nhỏ, một số DN không còn đủ tiêu chuẩn vay vốn và lâm vào tình trạng phá sản, giải thể. Tuy nhiên, nhiều DNNN vẫn đứng vững, làm ăn có lãi và thể hiện vai trò đầu tàu trong nền kinh tế, trả nợ đầy đủ cho chi nhánh và tiếp tục được vay vốn.
Đối với tình hình thu nợ, tỷ lệ thu nợ so với doanh số cho vay hàng năm khá cao, luôn đạt trên 90%.
2.3.2 Dư nợ cho vay DNNN
Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Chi Nhánh Bắc Hà Nội
Đơn vị: Tỷ VND
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dư nợ
%TDN
Dư nợ
%TDN
Dư nợ
%TDN
TỔNG DƯ NỢ
1491.00
100.00
2052.00
100.00
2107.00
100.00
1.DNNN
359.00
24.08
348.00
16.90
327.27
15.53
2.DNNQD
853.00
57.21
1118.00
54.50
1557.10
73.90
3.DN cho vay hộ sản xuât, cá nhân và cho vay khác
279.00
18.71
586.00
28.60
223.18
10.59
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNTVN Chi Nhánh Bắc Hà Nội)
Trong cơ cấu dư nợ cho vay tại Chi nhánh Bắc Hà Nội, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNN thấp hơn nhiều so với DNNQD. Dư nợ cho vay đối với DNNQD luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và chiếm trên 50% tổng dư nợ tại chi nhánh, các DNNQD trong cả nước cũng như trên địa bàn Hà Nội chiếm một số lượng lớn. Trong lúc đó, dư nợ cho vay đối với DNNN giảm qua các năm từ 24.08%(2006) xuống 16.9% (2007) và 15.53%(2008). Năm 2007, mặc dù nền kinh tế phát triển, nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp giảm và thấp hơn so với tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất, cá nhân và cho vay khác. Trong những năm gần đây, số lượng DNNN ngày càng giảm, do nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không đạt được kế hoạch đề ra, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Đặc biệt là trong năm 2008, dưới sức ép của nhà nước, Chi Nhánh tăng lãi suất cho vay, điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, làm cho nhiều doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn vay vốn và lâm vào tình cảnh khó khăn. Do vậy, khách hàng vay vốn tại chi nhánh chủ yếu là các DN lớn, có tiềm lực tài chính mạnh.
Đơn vị: Tỷ VND
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay DNNN phân theo kỳ hạn tín dụng
Dư nợ cho vay đối với DNNN tại chi nhánh Bắc Hà Nội giảm qua các năm. Một phần là do số lượng DNNN ngày càng giảm, ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình hoạt động tín dụng tại Chi Nhánh. Tuy nhiên, thực trạng này cho thấy qui mô và chất lượng tín dụng của chi nhánh đã giảm đối với khu vực DNNN. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng đối với DNNN, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ cho vay trung và dài hạn. Như vậy, nhu cầu về vốn tài trợ cho tài sản lưu động của các DNNN luôn lớn, tuy nhiên nhiều khoản cấp cho các DN thực sự không được sử dụng một cách hiệu quả, một số doanh nghiệp không có lãi và không đủ khả năng trả nợ. Tuy nhiên, những năm gần đây, dư nợ ngắn hạn giảm dần, dư nợ trung và dài hạn tăng dần, với khách hàng DNNN chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, thường có nhu cầu vốn lớn và dài hạn nhằm đầu tư vào những dự án dài hạn. Do vậy, trong những năm qua, mặc dù tín dụng trung và dài hạn mang nhiều yếu tố rủi ro, dễ dẫn đến thiệt hại đối với ngân hàng, tuy nhiên tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng từ 132.83 tỷ(2006) lên 152.98 tỷ (2007) và 154.41 tỷ(2008). Hiện nay, theo chính sách chung của chi nhánh, sẽ giảm cho vay trung và dài hạn trong đảm bảo an toàn cho Chi nhánh.
2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng trong năm được tính bằng doanh số thu nợ chia cho dư nợ tín dụng bình quân trong năm đối với DNNN. Với chỉ tiêu này sẽ cho chúng ta biết được một đồng vốn của ngân hàng bỏ ra sẽ được sử dụng mấy lần trong năm, như vậy chỉ tiêu này càng cao thì sẽ càng tốt. Tại Chi nhánh Bắc Hà Nội, trong cơ cấu dư nợ cho vay DNNN, tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn hơn cho vay trung và dài hạn, nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm và tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng. Mặc dù vậy, chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng lại đưa ra kết quả khá khả quan, ngày càng tăng thể hiện việc lưu chuyển vốn ngày càng nhanh.
Bảng 2.5. Vòng quay vốn tín dụng đối với DNNN tại Chi Nhánh Bắc Hà Nội từ 2006-2007
Đơn vị: Tỷ VND
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Dư nợ tín dụng BQ
338.25
353
337.635
Doanh số thu nợ
407.35
690.23
528.46
Vòng quay vốn tín dụng(ĐV: lần)
1.2
1.96
1.57
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua vòng quay tín dụng tại Chi nhánh đạt từ 1.2 đến 2 lần, tức là chu kì chuyển vốn đạt từ 6 tháng đến 10 tháng. Những con số này cho thấy nguồn vốn tại Chi nhánh chưa thật sự nhanh và tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Năm 2006, vòng quay vốn tín dụng là 1.2 lần, cho thấy nguồn vốn của ngân hàng luân chuyển chưa thực sự nhanh mặc dù trong năm 2006 tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn nhiều cho vay trung và dài hạn. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa thực sự tốt, nguồn vốn luân chuyển chậm. Năm 2007, vòng quay vốn tín dụng gần 2 lần, như vậy chu kì chuyển vốn trung bình của các doanh nghiệp là 6 tháng, cho thấy nguồn vốn được lưu chuyển khá nhanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là khá cao. Như vậy, chất lượng tín dụng tăng một cách rõ rệt so với năm 2006. Năm 2008, chỉ tiêu này đã giảm so với năm 2007. Chu kì chuyển vốn trung bình của doanh nghiệp là khoảng 8 tháng. Tuy nhiên, với nhiều khó khăn chồng chất, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì vòng quay tín dụng 1.57 lần là một con số khả quan, giảm không đáng kể so với năm 2007, cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh được duy trì và ngày càng nâng cao.
2.3.4. Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu
Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu đối với DNNN tại chi nhánh Bắc Hà Nội
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Nợ xấu DNNN
8.06
4.12
10.51
Nợ xấu DNNN/Dư nợ DNNN
2.25%
1.18%
3.21%
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNN tại Chi Nhánh tương đối thấp, năm 2007 tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1.18%. Nhìn chung chất lượng tín dụng đối với DNNN khá cao, nợ xấu ở mức thấp và đảm bảo an toàn cũng như lợi nhuận cho Chi Nhánh. Đó là nhờ hoạt động tín dụng đối với DNNN được thực hiện tốt,có hiệu quả cao từ khâu thẩm định đến khi quyết định cho vay và thu hồi nợ, các khoản vay được rà soát cẩn thận từ trước đến sau khi cho vay . Nhưng đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNN mặc dù vẫn dưới mức 5% nhưng lại cao hơn 2006,2007 với mức 3.21%. Đến thời điểm 31/12/2008 tổng nợ xấu của chi nhánh là 67.008 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp nhà nước có tổng nợ xấu là 10.51 tỷ, gồm 5 khách hàng, chiếm tỷ trọng 0.5% trong tổng dư nợ. So với các thành phần kinh tế khác, tỷ lệ nợ xấu của DNNN trong tổng dư nợ thấp nhất, nợ xấu đối với DNNQD là 42.336 tỷ, chiếm 2.01% tổng dư nợ, nợ xấu đối với hộ sản xuất, cá nhân và cho vay khác là 14.162 tỷ, chiếm 0.67% tổng dư nợ. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu đối với DNNN tại chi nhánh tăng lên khá cao so với các năm trước. Mặc dù NH luôn luôn quan tâm chú trọng đến sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, thường xuyên thực hiện rà soát và hoàn thiện lại thủ tục pháp lý của các khoản vay. NH áp dụng cơ chế ưu đãi với các khách hàng truyền thống, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, và hạn chế cho vay đối với khách hàng không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay.
Đối với các khoản nợ quá hạn, ngân hàng tập trung xử lý dứt điểm, đối với các trường hợp khách hàng có biểu hiện chây ỳ, không có thiện ý trả nợ thì hoàn thiện hồ sơ để phát mại tài sản hoặc khởi kiện ra pháp luật. Rà soát cụ thể từng khoản vay, nghiêm túc chấp hành các quy định về trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.
Có nhiều yếu tố tác động làm giảm chất lượng tín dụng đối với DNNN tại Chi Nhánh, cả về phía ngân hàng, một phần từ các DN và sự tác động không nhỏ của lạm phát, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như sức ép từ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.
2.3.5. Thu nhập từ tín dụng DNNN
Đối với Chi Nhánh Bắc Hà Nội, DNNN là một trong những khách hàng quan trọng, một số DN là khách hàng lâu năm, tạo được mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, DNNN là một trong những đối tác quan trọng, tạo ra một nguồn thu nhập không nhỏ cho ngân hàng.
Bảng 2.7. Thu nhập từ tín dụng DNNN
Đơn vị : Tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng thu
391.212
486.415
412.32
Thu từ tín dụng DNNN
76.33
87.55
81.1
Thu từ tín dụng DNNN/Tổng thu
19.51%
18%
19.67%
(Nguồn: Phòng tín dụng, NHNo&PTNTVN Chi nhánh Bắc Hà Nội)
Thu từ hoạt động tín dụng trong những năm gần đây chiếm trên 18% tổng thu của Chi Nhánh. Thu từ hoạt động tín dụng đối với DNNN năm 2007 tăng khá nhiều so với năm 2006, với con số 11.22 tỷ. Năm 2008, mặc dù tỷ trọng thu từ tín dụng DNNN tăng qua các năm nhưng thu nhập không phải luôn luôn tăng,mà giảm từ 87.55 tỷ(2007) xuống 81,1 tỷ(2008). Năm 2008, mặc dù ngân hàng tăng lãi suất cho vay dưới sức ép của NHTW, nhưng điều này không có nghĩa tăng thu nhập cho ngân hàng, mà ngược lại, đã hạn chế các doanh nghiệp vay vốn, số lượng các DN vay vốn tại Chi Nhánh giảm đi một cách đáng kể. Đồng thời, không phải các DN vay vốn đều làm ăn có hiệu quả và trả nợ đúng hạn tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3224.doc.doc