Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1. DNVVN trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 3

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 4

1.1.2.1. Các DNVVN chiếm số lượng lớn trên thị trường với tốc độ gia tăng cao 4

1.1.2.2. DNVVN cú tính năng động, linh hoạt cao trước những thay đổi của thị trường 4

1.1.2.3. Trình độ công nghệ còn lạc hậu 4

1.1.2.4. Thương hiệu của DNVVN còn yếu kém. 5

1.1.2.5. Năng lực quản lý thấp. 5

1.1.2.6. Vị thế của DNVVN trờn thị trường thấp 6

1.1.3. Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường 6

1.1.3.1. Giúp phần một phần lớn vào sự gia tăng thu nhập quốc dân. 6

1.1.3.2. Gúp phần giải quyết công ăn việc làm 7

1.1.3.3. Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ 7

1.1.3.4. Tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả hơn 7

1.1.3.5. Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động 8

1.2. Tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 8

1.2.1. Tín dụng ngân hàng 8

1.2.1.1. Khái niệm 8

1.2.1.2. Đặc trưng 9

1.2.1.3. Phân loại 10

1.2.1.3.1. Căn cứ vào mục đích cho vay 10

1.2.1.3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay 10

1.2.1.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 11

1.2.1.3.4. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả 11

1.2.1.3.5. Căn cứ vào xuất xứ tín dụng 12

1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với cỏc doanh nghiệp vừa và nhỏ 12

1.2.2.1. Hỗ trợ sự ra đời và phỏt triển của các DNVVN. 12

1.2.2.2. Giúp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNVVN 12

1.2.2.3. Gúp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các DNVVN 13

1.2.2.4. Giúp phần cho cỏc DNVVN hoạt động liên tục và hiệu quả 13

1.2.2.5. Hình thành cơ cấu các yếu tố đầu vào và đầu ra tối ưu cho DNVVN 14

1.2.3. Chất lượng tín dụng đối với DNVVN 14

1.2.3.1. Khái niệm chất lượng tín dụng 14

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giỏ chất lượng tín dụng 15

1.2.3.2.1. Nợ quá hạn 15

1.2.3.2.2. Thu nhập từ hoạt động cho vay 16

1.2.3.2.3. Vũng quay vốn tín dụng 16

1.2.3.2.4. Mức sinh lời của tín dụng 17

1.2.3.2.5. Tỷ lệ thu nợ từ thanh lý tài sản cố định 17

1.2.3.2.6. Tổng dư nợ 18

1.2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 18

1.2.3.3.1. Về phía ngõn hàng 18

1.2.3.3.2. Về phía khách hàng 21

1.2.3.3.3. Các nhân tố khác 22

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 25

2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội 25

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 25

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 27

2.1.2.1. Mô hình tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh Hà Nội. 27

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 27

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngõn hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội 29

2.1.3.1. Công tác huy động vốn 31

2.1.3.2. Công tác sử dụng vốn 35

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 37

2.1.3.4. Nghiệp vụ thanh toỏn quốc tế 37

 

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội 37

2.2.1. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội 37

2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN 42

2.2.2.1. Tình hình cho vay các DNVVN tại Ngân hàng Công thương VN – Chi nhánh Hà Nội 42

2.2.2.2. Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN tại ngân hàng Công thương VN – Chi nhánh Hà Nội 44

2.2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng 46

2.2.2.4. Hiệu quả hoạt động cho vay 47

2.2.3. Đánh gía kết quả đạt được 48

2.2.3.1. Những thành tựu đạt được 48

2.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 49

2.2.3.3.1. Những tồn tại 49

2.2.3.4.2. Nguyên nhân 50

 

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HÀ NỘI 52

3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Hà Nội 52

3.1.1. Mục tiêu trong năm tới 52

3.1.2. Nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu đó đặt ra 52

3.1.3. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng 53

 

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh ngân hàng Cụng thương Hà Nội 55

3.2.1. Đa dạng hóa loại hình tín dụng đối với DNVVN 55

3.2.2. Đa dạng hóa hình thức tín dụng đối với DNVVN 55

3.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 56

3.2.4. Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay đối với DNVVN 57

3.2.5. Xây dựng một cơ chế lãi suất linh hoạt cho DNVVN 58

 

3.3. Kiến nghị nhằm nõng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Hà Nội 59

3.3.1. Kiến nghị đối với các DNVVN 59

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 61

3.3.3. Kiến nghị đối với NHNN 62

KẾT LUẬN 63

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ có tiềm lực tài chính mạnh, nên hoạt động kinh doanh thương mại phát triển. Kinh doanh trên địa bàn có nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội luôn khẳng định được vị thế của mình, luôn đổi mới để phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng vào lộ trình đổi mới và phát triển kinh tế của Thủ đô cũng như của ngành ngân hàng. Qúa trình hình thành và phát triển. Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập theo quyết định số 402-CT ngày 14/4/1990 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) và được thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 285-QĐ\NH ngày 21/9/1996 thành lập theo mô hình Công ty Nhà nước. Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, có chức năng nhiệm vụ : Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng, điều lệ Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCTVN), các quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHCTVN. Đây là một trong những đơn vị luôn dẫn đầu toàn hệ thống NHCTVN về công tác huy động và cho vay đầu tư vốn. Lợi nhuận hạch toán nội bộ luôn vượt quá chỉ tiêu được giao. Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội được chia thành 3 giai đoạn: Từ năm 1988 đến 01/04/ 1993 là Ngân hàng Công thương Hà Nội. Giai đoạn này cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, kinh tế đối nội là chủ yếu, kinh doanh đối ngoại chưa phát triển. Đội ngũ cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ, đông về số lượng song thiếu về chất lượng nhất là kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Từ 01/04/1994 đến 31/12/1998 Ngân hàng Công thương Hà Nội sát nhập vào Ngân hàng Trung ương với cái tên hội sở Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thời kỳ này cơ sở vật chất kỹ thuật đã được tăng cường, sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú. Ngoài cho vay ngắn hạn, trung dài hạn còn có nhiều loại cho vay mới ra đời như cho vay tài trợ uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ, trả thay, bảo lãnh….Kinh doanh đối ngoại cũng phát triển mạnh, đội ngũ cán bộ được đào tạo lại đã thích ứng dần với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Từ năm 1999 đến tháng 08/2009, Hội sở được tách ra theo quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCTVN mang tên Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam. Lúc này hoạt động kinh doanh phát triển mạnh trên các mặt : Huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, công nghệ tin học được phát triển rộng rãi, sản phẩm dịch vụ mới ra đời. Sở giao dịch I là một trong hai Sở giao dịch lớn nhất của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam (hàng năm Sở đã tạo khoảng 4% lợi nhuận cho Ngân hàng Công thương Việt Nam ). Có trụ sở đặt tại số 10 Lê Lai - quận Hoàn Kiếm Hà Nội, khu trung tâm kinh tế chính trị - xã hội của thủ đô, do vậy Sở giao dịch I có uy thế và điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò và các hoạt động kinh doanh của mình. - Từ 08/2009 đến nay, Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội. Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội hoạt động có con dấu, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. Mô hình tổ chức của Vietinbank- chi nhánh Hà Nội. Mô hình tổ chức của Vietinbank như sau: P.Kế toán giao dịch P.Quản lý rủi ro P.Khách hàng DN lớn P.Khách hàng DNVVN P.Khách hàng cá nhân P.thông tin điện toán P.Tổ chức hành chính P.Tiền tệ kho quỹ P.Kiểm tra nội bộ P. Tổng hợp P.Kế toán tài chính Các phòng giao dịch Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng hành chính Phòng khách hàng DN P.Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Phòng kế toán giao dịch. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch theo qui định của Nhà nước và của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. Phòng quản lý rủi ro Tham mưu cho giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và nợ xấu, nợ đó xử lý rủi ro, Quản lý giám sát danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCTVN, là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; xử lý cỏc nghiệp vụ liờn quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương. Phòng khách hàng DN vừa và nhỏ Trực tiếp giao dịch với các khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, xừ lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay như phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng Công Thương. Phòng khách hàng cá nhân Trực tiếp giao dịch với khỏch hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VND & ngoại tệ; Xử lý cỏc nghiệp vụ liên quan đến cho vay; Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của ngân hàng Công thương; Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. Phòng thông tin điện toán Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thụng tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trợ bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh Phòng tổ chức hành chính Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCTVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phũng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tỏc bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh. Phòng tiền tệ kho quỹ Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN Việt Nam và ngân hàng Công thương. Ứng tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp, cả thu chi tiền mặt lớn. Phòng kiểm tra nội bộ Có chức năng giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. Phòng tổng hợp Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Phòng kế toán tài chính Giúp cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Công thương. Phòng giao dịch Các phòng giao dịch trực thuộc Giám đốc Chi nhánh, và bị giới hạn cho vay những khoản vay tối đa là 500 triệu VND. Có 10 phòng giao dịch trực thuộc Gíam đốc Chi nhánh TP Hà Nội NHCTVN, trong đó có 7 phòng giao dịch cấp 1 và 3 phòng giao dịch cấp 2. Các phòng giao dịch cấp 2 ( phòng số 8,9,10 ) chưa có hoạt động cho vay, chủ yếu thực hiện hoạt động tiền gửi từ dân cư. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPCTVN - Chi nhánh TP Hà Nội. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội là một chi nhánh lớn, với uy tín hoạt động trong lâu năm, nguồn vốn huy động của Chi nhánh TP Hà Nội luôn có sự tăng trưởng. Trong những năm vừa qua, để duy trì và phát triển thị phần, NHCTVN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tích cực như điều hành linh hoạt cơ chế lãi suất, tăng cường tiếp thị, mở rộng khai thác nguồn vốn qua nhiều kênh, cung cấp sản phẩm huy động vốn mang tính cạnh tranh cao, đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Chi nhánh TP Hà Nội trong năm vừa qua đã hoàn thành được mục tiêu lợi nhuận cả năm nhưng không đột biến. Xuất phát từ thực tế là năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhiều ngân hàng không đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra từ đầu năm. Nên đến năm 2009, các NHTM đã thận trọng hơn trong việc xác định mục tiêu lợi nhuận. Tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh TP Hà Nội như sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh TP Hà Nội. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền (tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng). Tốc độ tăng trưởng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng thu 1.621 1.512 -7,2% 1.736 14,8% Tổng chi 1.453 1.344 -8,1% 1.511 11,4% Lãi hạch toán nội bộ. 219,771 202,554 -8,5% 233,950 15,5% (Nguồn: Báo cáo KQKD ) Biểu 2.1: Minh hoạ kết quả hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm gần đây không có sự biến động nhiều. Năm 2008, nhìn chung hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giảm sút do ngành ngân hàng năm 2008 đã chịu ảnh hưởng của nhiều bíên động khó khăn: lạm phát tăng cao đầu năm, cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, sự cạnh tranh với thị trường chứng khoán. Các bíên động đó làm cho việc huy động vốn của các NHTM nói chung và của Chi nhánh nói riêng đã gặp không ít khó khăn. Mặc dù đã cố gắng đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng không tránh khỏi tình trạng tăng trưởng âm trong năm này. Từ cuối năm 2008, chính sách tiền tệ bắt đầu có sự chuyển hướng, từ thắt chặt sang dần nới lỏng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, hoạt động của Chi nhánh đã tăng mạnh trở lại. Năm 2009, nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên với các định hướng của NHNN và các NHTM thì hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng đã có những biến chuyển tốt đẹp. Tăng trưởng vượt mức kế hoạch đề ra, tuy nhiên không đáng kể. Năm 2009, lợi nhuận hạch toán nội bộ của Chi nhánh đạt 233,950 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2008 và vượt mức kế hoạch đề ra là 2,3%. Các hoạt động chính của Chi nhánh TP Hà Nội là huy động vốn, sử dụng vốn, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ thanh toán. Công tác huy động vốn. Bảng 2.2: Tình hinh huy động vốn của NHCPCTVN – Chi nhánh Hà Nội. Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn huy động 16.718 17.940 19.858 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Phân theo kỳ hạn Không kỳ hạn 3.681 22 1.934 10,8 2.892 14,6 Có kỳ hạn 13.037 78 16.006 89,2 16.966 85,4 2.Phân theo loại tiên tệ VND 14.270 85,4 14.865 82,9 13.516 68 Ngoại tệ quy VND 2.448 14,6 3.075 17,1 6.342 32 3.Phân theo đối tượng Tiền gửi DN 12.735 76,2 7.377 41,1 10.246 51,6 Tiền gửi dân cư 3.412 20,4 2.994 16,7 4.997 25,2 Tiền gửi khác 571 3,4 7.569 42,2 5.614 28,2 Phân tích tổng nguồn vốn huy động: Biểu 2.2 : Tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Nhìn chung, từ năm 2007 đến năm 2009, tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh đều tăng lên. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động được đạt 17.940 tỷ đồng, tăng 1.222 tỷ đồng so với năm 2007, tương đương 7,3%. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động được tăng 10,7% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ là Chi nhánh TP Hà Nội đã phát huy được các lợi thế của mình để nâng cao công tác huy động vốn trong các năm vừa qua, bất chấp đó là những năm rất khó khăn của nền kinh tế. Năm 2008, ngành ngân hàng chịu tác động của nhiều biến động lớn, hầu hết các NHTM kinh doanh không có lãi, tăng trưởng âm và nguồn vốn huy động giảm so với chỉ tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, nhận thức được tình hình trên, Chi nhánh TP Hà Nội đã nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng các hình thức huy động, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống và kháchhàng lớn…do đó, kết quả thu về là tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007. Năm 2009, nhìn chung nền kinh tế thế giới đã dần vượt qua được thời kỳ khủng hoảng, và kinh tế Việt Nam khôi phục nhanh một cách bất ngờ. Chi nhánh TP Hà Nội trong năm 2009 nhờ đó mà hoạt động cũng dễ dàng và thuận tiện hơn, tổng nguồn vốn huy động lên tới 19.858 tỷ đồng, vượt mức chỉ tiêu 2,9%. Với nỗ lực hết mình thực hiện mục tiêu hàng năm là tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, Chi nhánh TP Hà Nội đã có được kết quả đáng tự hào là nguồn vốn của chi nhánh vẫn tăng trưởng, ổn định, không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư, tín dụng, thanh toán tại chi nhánh mà còn thường xuyên nộp vốn thừa theo kế hoạch về NHCT Việt Nam để điều hoà trong toàn hệ thống. Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng. Biểu 2.3: Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng qua các năm. Nếu phân theo đối tượng gửi tiền thì nguồn vốn huy động được chia làm ba loại là: tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khác từ các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính. Trong đó, nguồn huy động vốn chủ yếu là tiền gửi doanh nghiệp. Năm 2007 nguồn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn so với các năm 2008 và năm 2009. Sở dĩ có sự khác bịêt lớn này là do năm 2007 việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, phần được giữ lại chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngay tạm thời gửi vào các ngân hàng. Ngược lại trong năm này, tiền gửi khác từ các tổ chức tín dụng và công ty tài chính rất ít, nhỏ hơn hẳn so với các năm 2008 và 2009. Nguyên nhân là do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và bất động sản đã thu hút một lượng lớn vốn của các tổ chức tín dụng và công ty tài chính. Năm 2008, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nước Mỹ, nên các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nguồn thu giảm nên lượng vốn gửi vào ngân hàng cũng theo đó giảm đi một cách đáng kể, từ 12.735 tỷ đồng năm 2007 xuống chỉ còn 7.377 tỷ đồng năm 2008. Nền kinh tế năm 2009 có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tốt, tình hình huy động vốn của Chi nhánh cũng trở nên tốt hơn. Vốn huy động tăng nhờ môi trường hoạt động của ngân hàng trở nên thuận lợi hơn và hoạt động của các doanh nghiệp cũng như các công ty tài chính, hay sinh hoạt của người dân cũng được cải thiện. Một nhân tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng này của Chi nhánh là do chi nhánh đã áp dụng đa dạng các hình thức huy động cũng như đa dạng các hình thức khuyến mãi, marketing…chủ động triển khai lãi suất linh hoạt, tạo tâm lý thoải mái và an tâm cho người gửi tiền. Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ. Biểu 2.4: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tệ theo các năm. Phân theo loại tiền tệ thì nguồn vốn huy động bao gồm huy động bằng VND và huy động bằng ngoại tệ. Trong đó nguồn huy động chủ yếu là bằng VND. Năm 2008, nguồn vốn huy động bằng VND và bằng ngoại tệ đều tăng tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền tệ không có sự biến động lớn. Năm 2009, có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu ngùôn vốn huy động. Nguồn vốn huy động bằng VND giảm so với năm 2008, trong khi nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng lên đáng kể. Song song với sự thay đổi về lượng vốn huy động, thì tỷ trọng của từng loại tiền tệ huy động cũng thay đổi lớn. Tỷ trọng huy động bằng ngoại tệ tăng từ 17,1% năm 2008 lên 32% năm 2009. Nguyên nhân là do lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng mạnh kéo theo việc tăng lãi suất của thị trường trong nước đã khuyến khích dân cư tăng cường gửi USD và giảm lượng tiền gửi VND xuống. Sự điều chỉnh trong cơ cấu tiền tệ huy động được cũng có ảnh hưởng tốt đến chất lượng tín dụng, khi mà nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp này càng lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thì tăng lượng vốn huy động ngoại tệ sẽ làm cân bằng trạng thái nguồn vốn và giảm rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Phân theo kỳ hạn. Biểu 2.5: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn qua các năm. Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy, cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh đang thay đổi theo hướng bền vững và an toàn. Nợ có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao. Điều này giúp cho việc kiểm soát và quản trị của các nhà quản trị được dễ dàng hơn, đồng thời tạo ra một cơ cấu nguồn vốn an toàn cho Chi nhánh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động sử dụng và cho vay vốn. Quy mô tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn hợp lý đã cho thấy sự phát triển đa dạng các sản phẩm nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và của Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng. Hoạt động sử dụng vốn. Định hướng công tác tín dụng của NHCTVN – Chi nhánh TP Hà Nội là đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và giữ vững thị phần. Hoạt động tín dụng và đầu tư. Dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2009 đạt 7.097 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với nền kinh tế đạt 5.943 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84% trong tổng dư nợ cho vay và đầu tư. Tình hình dư nợ và đầu tư của Chi nhánh trong các năm gần đây được phản ánh như sau: Bảng 2.3 : Tình hình dư nợ và đầu tư của Chi nhánh TP Hà Nội qua các năm 2007 2008 2009 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 4.359 4.544 7.097 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng 3.101 71,1 3.882 85,4 5.943 83,8 Đầu tư 1.258 28,9 662 14,6 1.154 16,2 (Nguồn: Báo cáo KQKD) Biểu 2.6: Tình hình dư nợ và đầu tư của Chi nhánh TP Hà Nội. Với nguồn vốn huy động ổn định và khá lớn mỗi năm ( trên 16.000 tỷ đồng/ năm trong vòng 3 năm trở lại đây ) thì hoạt động tín dụng của Chi nhánh được coi là chưa thực sự hiệu quả. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4: Hiệu suất sử dụng vốn để cho vay và đầu tư của Chi nhánh. 2007 2008 2009 Tổng NV huy động (tỷ đồng ) 16.718 17.940 19.858 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư (tỷ đồng) 4.359 4.544 7.097 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư/Tổng NV huy động 0,26 0,25 0,35 Theo quan sát trên bảng số liệu ta thấy: Lượng vốn huy động được sử dụng cho vay và đầu tư chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn huy động được. Do đó, chi nhánh cần có các biện pháp để sử dụng vốn hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Nhìn chung, dư nợ cho vay nền kinh tế của Chi nhánh tăng và luôn chiếm tỷ lệ ưu thế so với hoạt động đầu tư. Cho vay nền kinh tế của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh, do đây là một Chi nhánh có uy tín và các mối quan hệ với nhiều công ty lớn. Bên cạnh hoạt động cho vay là hoạt động đầu tư, chủ yếu bao gồm các hoạt động như hoạt động đầu tư liên ngân hàng mua trái phiếu chính phủ, công trái, cổ phiếu…trong đó quan trọng nhất là hoạt động đầu tư liên ngân hàng. Nhìn trên biểu đồ ta thấy, hoạt động đầu tư có biểu hiện giảm trong năm 2008, khi mà nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng, cổ phiếu liên tục giảm giá và lãi suất tăng cao…Sang đến năm 2009 thì hoạt động này lại có sự tăng trưởng tốt và chiếm 16,2% tỷ trọng dư nợ cho vay và đầu tư. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Mặc dù những năm gần đây, chính sách quản lý và tỷ giá ngoại hối luôn có sự biến động lớn, nhưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh TP Hà Nội vẫn luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, của thị trường. Trong năm 2009, lượng mua bán ngoại tệ qui đổi USD đạt 283,7 triệu USD tăng 39% so với năm 2008. Thu về kinh doanh ngoại tệ đạt 1.53 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2008. Phí giao dịch kinh doanh ngoại tệ đạt 0,52 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2008. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Năm 2009, số lượng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế phát sinh lớn, cụ thể: LC nhập khẩu: phát hành 836 món và thanh toán 1.068 món; LC xuất, nhờ thu xuất đã thanh toán 25 món; bảo lãnh đã phát hành 1.373 món. Nghiệp vụ nhờ thu đã thông báo 261 món và thanh toán 250 món. Không chỉ phong phú về các loại nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mà Chi nhánh còn luôn quan tâm đến chất lượng của các khoản thanh toán, đảm bảo rằng tất cả các trường hợp đều diễn ra tốt đẹp và hài long. Nghiệp vụ này chiếm tỷ trọng không lớn nhưng cũng mang về một nguồn thu nhập khá ổn cho ngân hàng. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà nội. Hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Nội. Những năm qua, do tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, môi trường đầu tư không thuận lợi, vật tư hàng hoá trong một số ngành kinh tế ứ đọng lớn, chậm tiêu thụ, sức mua của thị trường thấp,…Nhiều doanh nghiệp đã không dám đầu tư vào sản xuất kinh doanh, số lượng dự án có đủ điều kiện cho vay không nhiều. Trong bối cảnh đó, Chi nhánh TP Hà Nội đã vận dụng kịp thời, linh hoạt các chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của NHTW, NHTMCPCTVN, bám sát từng đơn vị kinh tế và có những giải pháp tích cực, nên kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn đạt được kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng các khoản đầu tư. Bảng 2.5: Hoạt động tín dụng của Chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng dư nợ cho vay 3.101 3.882 5.943 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Phân theo thời hạn Ngắn hạn 1.008 32,5 1.591 41 3.179 53,5 Trung và dài hạn 2.093 67,5 2.291 59 2.764 46,5 2.Phân theo thành phần kinh tế Kinh tế quốc doanh 2.341 75,5 2.910 75 3.969 66,8 Kinh tế ngoài QD 760 24,5 972 25 1.974 33,2 3.Phân theo chất lượng tín dụng Dư nợ trong hạn 3.101 100 3.876 99,85 5934,64 99,86 Dư nợ quá hạn 0 6 0,15 8,36 0,14 ( Nguồn: Báo cáo KQKD ) Phân tích tổng dư nợ cho vay nền kinh tế Biểu 2.7: Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Nhìn chung, doanh số cho vay tăng dần và đạt tốc độ tăng trưởng những năm gần đây liên tục tăng, mặc dù trong các năm 2008 và 2009 nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng này là do Chi nhánh đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp sáng tạo trong hoạt động cho vay, đồng thời đảm bảo thông suốt, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng. Chi nhánh có quan hệ tốt với khách hàng, áp dụng chính sách khách hàng một cách linh hoạt, trong đó đặc biệt quan tâm đến các khách hàng truyền thống, những đơn vị có tình hình tài chính tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, Chi nhánh còn luôn quan tâm đến công tác tiếp thị thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến vay vốn. Dư nợ cho vay phân theo thời hạn. Biểu 2.8: Dư nợ cho vay phân theo thời hạn. Về lượng thì các khoản tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng lên trong 3 năm gần đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nhóm tín dụng ngắn hạn lại cao hơn nhóm tín dụng trung và dài hạn, làm cho cơ cấu kỳ hạn đang có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn. Tỷ trọng các khoản tín dụng trung và dài hạn giảm dần trong khi tỷ trọng của các khoản tín dụng ngắn hạn tăng lên. Cụ thể như sau: Năm 2008, cho vay ngắn hạn chiếm 41% tổng dư nợ, tăng 8,5% so với năm 2007. Năm 2009, cho vay ngắn hạn chiếm 53,5% tổng dư nợ, tăng 12,5% so với năm 2008. Như vậy tình hình dư nợ đang có xu hướng thiên về kết cấu dư nợ ngắn hạn, giảm tỷ trọng các khoản vay trung và dài hạn. Nguyên nhân là do việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tác động của các giải pháp kích thích kinh tế khiến nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng như hộ sản xuất tăng cao kéo theo tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ở mức cao. Gói hỗ trợ lãi suất 4% một mặt vừa khuyến khích các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tiền đồng vay tiền, vừa buộc các NHTM phải cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế chưa mấy khả quan nên hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp giảm, có ít dự án khả thi để được ngân hàng duyệt, nhu cầu vốn trung và dài hạn theo đó cũng giảm. Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế. Biểu 2.9: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế. Trong cơ cấu tổng dư nợ, chiếm tỷ trọng chủ yếu là khu vực kinh tế quốc doanh. Nhìn chung, dư nợ cho vay từ năm 2007 đến năm 2009 tăng lên ở cả hai khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2008, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề, tuy nhiên với uy tín sẵn có và mức độ tín nhiệm của khách hàng cao, nên dư nợ cho vay của Chi nhánh vẫn tăng ở cả hai thành phần kinh tế. Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế đang dần qua đi, và do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng, của gói hỗ trợ lãi suất, nên tín dụng ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá nóng. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng mạnh, dư nợ tín dụng tăng cao ở cả khu vực quốc doanh và khu vực ngoài quốc doanh. Với bề dày hoạt động và mức độ uy tín cao trong hệ thống ngân hàng thì Chi nhánh TP Hà Nội luôn có lợi thế trong việc thu hút các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn hiệu quả về phía mình. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng đã xem xét và mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp VVN, điều này được thể hiện ở tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang tăng dần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan