Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt

MỤC LỤC

 

MỞ ĐẦU 1

Nội dung 4

Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương Mại 4

1.1 Ngân hàng Thương mại và các dịch vụ chính của ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại 4

1.1.2 Các dịch vụ của ngân hàng thương mại 5

1.1.2.1 Cho vay 5

1.1.2.2 Dịch vụ mua, bán ngoại tệ 6

1.1.2.3 Dịch vụ nhận tiền gửi 6

1.1.2.4 Dịch vụ bảo quản vật có giá 6

1.1.2.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán 7

1.1.2.6 Dịch vụ quản lý ngân quỹ 8

1.1.2.7 Tài trợ các hoạt động của Chính phủ 8

1.1.2.8 Dịch vụ bảo lãnh 8

1.1.2.9 Dịch vụ cho thuê thiết bị trung và dài hạn 8

1.1.2.10 Dịch vụ uỷ thác và tư vấn 9

1.1.2.11 Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán 9

1.1.2.12 Dịch vụ bảo hiểm 9

1.1.2.13 Dịch vụ đại lý 9

1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại 9

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 9

1.2.2 Phân loại tín dụng của Ngân hàng Thương mại 10

1.2.2.1 Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng) 10

1.2.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng 11

1.2.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 11

1.2.2.4 Phân loại căn cứ theo tài sản đảm bảo 12

1.2.2.5 Phân loại theo hình thức 12

1.2.2.6 Phân loại tín dụng theo rủi ro 13

1.3 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại 13

1.3.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng 13

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại 13

1.3.2.1 Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn: 14

1.3.2.2 chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu: 14

1.3.2.3 chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn: Là tỷ lệ giữa tổng dư nợ so với tổng vốn huy động. 16

1.3.2.4 Chỉ tiêu về vòng quay vốn tín dụng trong năm là tỷ lệ giữa thu nợ trong năm so với dư nợ bình quân năm 16

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 17

1.3.3.1 Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng Thương mại 18

1.3.2.2 Các nhân tố thuộc về phía khách hàng 20

1.3.2.3 Các nhân tố khác 20

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt 23

2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt. 23

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 23

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt. 27

2.2.1 Tình hình huy động vốn 27

2.2.2 Hoạt động cho vay 28

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 29

2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt 30

2.3.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của chi nhánh 30

2.3.1.1 Hoạt động tín dụng của chi nhánh 30

2.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh 32

2.3.2.1 Dư nợ tín dụng 32

2.3.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn 33

2.3.2.4 Tỷ lệ nợ xấu 35

2.3.2.6 Tỷ lệ lợi nhuận tín dụng 38

2.4 Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt 39

2.4.1 Những kết quả đã đạt được 39

2.4.2 Những hạn chế trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh 40

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế đó 41

2.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan 41

2.4.3.2 Nguyên nhân khách quan 42

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt 43

3.1 Định hướng mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp của chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt 43

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt 44

3.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên chi nhánh đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng. 44

3.2.2 Tăng cường công tác huy động vốn nhằm chủ động được nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế 45

3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 46

3.2.4 Xây dựng chiến lược đầu tư tín dụng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện nay 47

3.2.5 Phân loại khách hàng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro tín dụng 48

3.2.6 Tăng cường công tác quản lý tín dụng 49

3.2.6.1 Quản lý về thời hạn cho vay và trả nợ của khách hàng 49

3.2.6.2 Quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp 49

3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 50

3.2.8 Thực hiện tốt chính sách khách hàng 52

3.2.6 Một số biện pháp khác 53

3.2.6.1 Tham gia hợp tác với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước 53

3.2.6.2 Phân tán rủi ro với các tổ chức khác 53

3.2.6.3 Thực hiện công cụ Marketing ngân hàng 53

3.3 Kiến nghị 54

3.3.1 Đối với NHNN và NHNO&PTNT Việt Nam 54

3.3.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước 55

3.3.3 Kiến nghị với chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt 55

Kết Luận 56

 

 

doc60 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể xảy ra trong đó có cả rủi ro về đạo đức. c. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp Đây là đặc điểm đầu tiên mà các ngân hàng cần quan tâm trước khi tiến hành cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động hay đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm, thường xuyên có sự biến động như bất động sản, chứng khoán thì thu nhập đạt được thường cao nhưng mức độ rủi ro lớn nên tác động mạnh tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. 1.3.2.3 Các nhân tố khác a. Môi trường kinh tế vĩ mô Một sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động cũng như thu nhập của các doanh nghiệp đi vay. Nếu đó là một tác động tích cực làm hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, tạo nguồn thu nhập lớn hơn và doanh nghiệp sẽ thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản vay ngân hàng. Tuy nhiên, một tác động không tốt tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm giảm nguồn thu nhập của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán các khoản tín dụng cho ngân hàng. Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, do đó tác động của những biến động nền kinh tế thế giới vào nền kinh tế nước ta là liên tục và rất mạnh mẽ. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm sẽ bị tác động đầu tiên, trong đó hoạt động liên quan đến tín dụng của ngân hàng chịu ảnh hưởng lớn nhất. b. Chính sách pháp luật của nhà nước Mỗi giai đoạn khác nhau chính sách pháp luật của nhà nước luôn có sự thay đổi tuỳ theo mục đích theo đuổi của Nhà nước cho phù hợp với tình hình chung của giai đoạn đó. Các chính sách của nhà nước đặc biệt là của NHTW có liên quan tới hoạt động của các NHTM như chính sách về lãi suất, chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách về ngoại hốicó vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và của các NHTM hay các doanh nghiệp nói riêng. Mỗi chính sách đều có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các nghiệp vụ cung ứng tín dụng của ngân hàng cho khách hàng của mình. Ví dụ, chính sách về dự trữ bắt buộc của NHTW yêu cầu các NHTM tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của mình từ 9% lên 11%. Như vậy, thêm 2% lượng tiền huy động được của các NHTM phải gửi vào NHTW làm hạn chế tín dụng của ngân hàng, buộc ngân hàng phải có sự lựa chọn kỹ khách hàng để cung ứng tín dụng, đó là những khách hàng truyền thống, khách hàng có tài sản đảm bảo lớn, khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cao đảm bảo chất lượng của các khoản tín dụng. c. Các yếu tố bất khả kháng Đây là các yếu tố tác động tới ngân hàng mà ngân hàng không thể dự đoán được trước khi nào có thể xảy ra như thiên tai, bão lũ, hoả hoạn, chiến tranh Mức độ ảnh hưởng của chúng tới hoạt động của xã hội nói chung và của ngân hàng nói riêng là khác nhau, các tác động này hầu như đều là các tác động tiêu cực. Khi xảy ra chúng làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn có thể dẫn tới phá sản, ảnh hưởng tới khả năng hoàn trả các khoản nợ làm giảm sút chất lượng của các khoản tín dụng. Đây là điều mà cả ngân hàng và khách hàng đều không muốn. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt 2.1 Khái quát về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt. 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Là một chi nhánh của NHNO&PTNT Việt Nam, chi nhánh Hoàng Quốc Việt mang đầy đủ chức năng của một NHTM và có những đặc thù riêng của một chi nhánh NHNO&PTNT Việt Nam. Chức năng của chi nhánh là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối với các thành phần kinh tế chủ yếu trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư và diêm nghiệp. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNO&PTNT chi nhánh Hoàng Quốc Việt là ngân hàng cấp I mới được điều chỉnh từ phụ thuộc chi nhánh NHNO&PTNT Bắc Hà Nội về chịu sự quản lý trực tiếp của NHNO&PTNT Việt Nam theo quyết định số 143/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 29/02/2008. Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Quốc Việt. Địa chỉ số 377 đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt là đơn vị trực thuộc NHNO&PTNT Việt Nam tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNO&PTNT Việt Nam (theo quyết định số 1377/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 24/12/2007 của HĐQT NHNO&PTNT Việt Nam). Là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng vẫn có phần phụ thuộc vào NHNO&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt, giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, NHNO&PTNT Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật, hội đồng quản trị, tổng giám đốc về các quyết định của mình. Nhiệm vụ của giám đốc là tổ chức, quản lý điều hành mọi hoạt động chung trong chi nhánh, quyết định những vấn đề chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của chi nhánh; phân công nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện, tổ chức phối hợp giữa các phó giám đốc; trực tiếp phụ trách một số chuyên đề nghiệp vụ, trong trường hợp cần thiết giám đốc có thể trực tiếp giải quyết một số việc cụ thể thuộc các lĩnh vực đã phân công, ủy quyền cho các phó giám đốc và điều chỉnh, phân công, ủy quyền cho các phó giám đốc. Dưới giám đốc là 02 phó giám đốc giúp đỡ giám đốc giải quyết các công việc của chi nhánh, điều hành một số chuyên đề, nhiệm vụ do giám đốc phân công, ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc cũng như trước pháp luật đối với các quyết định của mình. Ngoài ra, phó giám đốc là người thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo phân tích kinh tế, phân tích nhiệm vụ kinh doanh, tổng kết, sơ kết, hướng dẫn chuyên đề; xây dựng chương trình công tác (tuần, tháng, quý, năm); phê duyệt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác thuộc chuyên đề đã được giám đốc phê duyệt hoặc được ủy quyền; chủ động phối hợp với các thành viên ban giám đốc cùng giải quyết các vấn đề phát sinh; thường xuyên báo cáo kết quả kinh doanh triển khai công việc được ủy quyền. Hàng tuần ban giám đốc tổ chức giao ban 1 lần vào chiều thứ 6 để đánh giá việc thực hiện chương trình, công tác trong tuần và đề ra chương trình công tác thực hiện trong tuần tiếp theo, thời gian giao ban không quá 1 giờ đồng hồ. Hàng tháng giám đốc triệu tập giap ban 1 lần với các phó giám đốc và các trưởng, phó phòng hội sở, giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc vào ngày 05 hàng tháng (nếu ngày 05 là ngày nghỉ thì ngày giao ban là ngày trước liền với ngày nghỉ). Trưởng phòng hành chính – nhân sự chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình, thông báo mời họp và thư ký cuộc họp. Hàng tuần các trưởng phòng nghiệp vụ phải tổ chức họp phòng ít nhất 1 lần vào thời gian phù hợp với điều kiện công tác của từng phòng, các thành viên ban giám đốc phụ trách chuyên đề nào phải tham dự họp với chuyên đề đó, nội dung cuộc họp phải ngắn gọn để tiết kiệm thời gian, giám đốc chi nhánh thường xuyên kiểm tra sổ họp phòng để nắm bắt các ý kiến của nhân viên trong phòng. Dưới ban giám đốc có các phòng ban chức năng và các phòng giao dịch. Mỗi phòng được bố trí 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và số lượng các nhân viên phòng phụ thuộc vào yêu cầu hoạt động của từng phòng. Các trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của phòng đồng thời kết hợp với các phòng khác tạo ra sự hoạt động của cả bộ máy của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh được thể hiện theo sơ đồ: Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó giám đốc Phòng giao dịch 09 Hoàng Quốc Việt Phòng Kiểm Tra – Kiểm Soát Nội Bộ Phòng Hành Chính – Nhân Sự Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Phòng Giao dịch 99 Hoàng Quốc Việt Phòng Kế Toán Phòng Ngân Quỹ Phòng Tin Học Phòng Tín Dụng Phòng Thanh Toán Quốc Tế Phòng Kế Hoạch Nguồn Vốn Tổ Tiếp Thị Cc (Nguồn: phòng hành chính chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt). 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt. Trong những năm vừa qua hoạt động của các ngành kinh tế nói chung và của lĩnh vực ngân hàng nói riêng gặp nhất nhiều khó khăn do sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Nắm bắt được những khó khăn đó, bằng sự nỗ lực, sáng tạo của toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng cùng sự chỉ đạo phù hợp, kịp thời của ngân hàng cấp trên tình hình hoạt động của chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt luôn được duy trì, phát triển ổn định và đã đạt được những kết quả nhất định. 2.2.1 Tình hình huy động vốn Với phương châm hoạt động chung của ngân hàng là “đi vay để cho vay”, chi nhánh luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kinh doanh của mình. Công tác huy động vốn luôn được coi trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của chi nhánh, do vậy chi nhánh luôn tìm và tận dụng khai thác các nguồn trong nền kinh tế. Các nguồn này bao gồm nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và cả nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình. Với sự hoạt động tích cực và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của cán bộ, nhân viên chi nhánh, công tác huy động vốn đã đạt được kết quả tương đối trong những năm qua: (Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 31/05/2008 Tổng nguồn vốn huy động 213,943 266,034 599,402 534,769 Phân theo kỳ hạn - NV không kỳ hạn 40,023 106,130 227,067 169,905 - Kỳ hạn dưới 12 tháng 67,984 53,848 243,721 281,962 - Kỳ hạn trên 12 tháng 105,476 105,056 128,614 82,902 Phân theo tính chất nguồn huy động - Tiền gửi của dân cư 70,312 101,969 111,637 109,978 - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và khác 143,181 155,065 487,765 424,791 (Nguồn: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 và báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh đến 31/05/2008). 2.2.2 Hoạt động cho vay Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thì hoạt động cho vay giữ vai trò chủ đạo, nguồn vốn huy động được là nguồn chủ yếu để ngân hàng sử dụng để cho vay. Chính vì vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng phải đảm bảo an toàn vốn và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, hoạt động cho vay lại là hoạt động có độ rủi ro cao nhất trong tất cả các hoạt động của ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải có những sự lựa chọn đúng đắn trong việc cung ứng tín dụng cho khách hàng. Nhận thức được những khó khăn, thách thức mà chi nhánh có thể gặp trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo chi nhánh đã có những chỉ đạo kịp thời phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Chất lượng tín dụng được đặc biệt coi trọng nên đã đảm bảo được các khoản tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn luôn dưới mức 5% tổng dư nợ. Bảng 2.2: Dư nợ tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 31/5/2008 Tổng Dư nợ 191,044 188,213 257,802 275,379 Phân theo thời hạn - Dư nợ ngắn hạn 20,984 39,220 127,682 137,800 - Dư nợ trung hạn 21,591 13,633 15,475 27,079 - Dư nợ dài hạn 148,469 135,360 114,645 110,430 Phân theo thành phần kinh tế - DNNN 158,465 141,577 115,100 143,360 - DNNQD 12,278 20,890 93,022 94,370 - Cá nhân, hộ gia đình 20,310 25,746 49,680 37,579 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005, 2006, 2007 và báo cáo sơ kết kinh doanh đến 31/05/2008). 2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh Trong thời gian 03 năm (từ năm 2005 đến năm 2007) hoạt động của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan, đảm bảo mức kế hoạch đã đề ra. Kết quả kinh doanh được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng Doanh Thu 65,686 80,137 86,815 Tổng Chi Phí 61,700 75,890 75,852 Chênh lệch thu chi có lương 3,986 4,247 10,963 Chênh lệch thu chi chưa lương 4,385 4,652 11,923 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt năm 2005, 2006, 2007). 2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt 2.3.1 Khái quát về hoạt động tín dụng của chi nhánh 2.3.1.1 Hoạt động tín dụng của chi nhánh Hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất trong tất cả các hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Nhận biết rõ tầm quan trọng của tín dụng chi nhánh đã tổ chức cung ứng dịch vụ tín dụng tới khách hàng tương đối đầy đủ bao gồm: - Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế - Cho vay vốn đồng tài trợ - Cho vay cầm cố đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực khác nhau - Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác - Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Về lãi suất cho vay: - Chi nhánh công bố biểu lãi suất cho vay và các loại phí tại cửa chi nhánh cho khách hàng tham khảo. - Là một NHTM thuộc sở hữu nhà nước nên hoạt động của chi nhánh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do ngân hàng cấp trên yêu cầu do đó mức lãi suất huy động và cho vay không thể như các NHTM cổ phần khác trong nền kinh tế. - Mức và cách tính lãi suất trong hạn, gia hạn, lãi suất phạt quá hạn và các khoản phí được ghi rõ trong HĐTD với khách hàng. Về quy trình cho vay: bao gồm 5 bước chính Thứ nhất, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ vay vốn, cần bổ xung những loại giấy tờ cần thiết nào khác Thứ hai, thẩm định tín dụng: đây là bước quan trọng liên quan trực tiếp đến chất lượng của khoản tín dụng. Nội dung thẩm định bao gồm: điều kiện về tư cách pháp lý, tính khả thi của dự án, khả năng thanh toán nợ gốc và lãi khi cho khách hàng vay, thẩm định, đánh giá các loại tài sản đảm bảo Thứ ba, ra quyết định cho vay. Sau quá trình thẩm định cán bộ tín dụng báo cáo với giám đốc về khoản tín dụng đó và quyết định có nên cho vay hay không. Thứ tư, kiểm tra, giám sát trong khi cho vay Thứ năm, thu lãi và thu nợ gốc tín dụng. Về thời gian thu nợ, phương thức thu nợ được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng với khách hàng. Hoạt động tín dụng luôn được chi nhánh coi trọng và giữ vai trò chủ lực đối với các hoạt động kinh doanh khác ngoài ra tín dụng còn là hoạt động khởi tạo để khách hàng tìm đến chi nhánh và sử dụng các dịch vụ khác của chi nhánh. Vì vậy, chính sách tín dụng của chi nhánh hướng tới là phục vụ tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng, đảm bảo kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng tiến tới tăng trưởng ổn định và bền vững. 2.3.1.2 Hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh Là một ngân hàng thuộc quyền sở hữu của nhà nước nên ngoài chức năng của một NHTM nói chung, hoạt động của chi nhánh còn phục vụ cho định hướng phát triển của Nhà nước. Hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp của chi nhánh luôn được mở rộng đối với mọi thành phần kinh tế, tuy nhiên cho vay các đơn vị DNNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Trong những năm qua, chi nhánh đã và đang dần cơ cấu lại theo hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với các DNNN và tăng tỷ trọng cho vay đối với các DNNQD và các doanh nghiệp có tài sản đảm bảo lớn, nguồn trả nợ ổn định. Cán bộ chi nhánh luôn chủ động tìm kiếm khách hàng, điều tra tìm hiểu thông tin khách hàng, đánh giá lựa chọn khách hàng đủ điều kiện để cung ứng vốn cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp. 2.3.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh 2.3.2.1 Dư nợ tín dụng Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp luôn có sự thay đổi, thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2.4: Dư nợ theo thành phần kinh tế tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt. ĐVT: Triệu đồng Dư Nợ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 DNNQD 12,278 20,890 93,022 DNNN 158,456 141,577 115,100 Cá nhân, hộ gia đình 20,310 25,746 49,680 Tổng Dư nợ 191,044 188,213 257,802 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt). Qua bảng trên có thể thấy tín dụng đối với doanh nghiệp (bao gồm DNNN và DNNQD) chiếm tỷ trọng chủ yếu so với tổng dư nợ, trong đó DNNN luôn chiếm tỷ lệ cao năm 2005 là 82.94%, đến năm 2006 chiếm 75.22% và tỷ lệ này năm 2007 là 44.65% nguyên nhân do chi nhánh thuộc sở hữu của nhà nước nên hoạt động của chi nhánh chịu sự chi phối trực tiếp của ngân hàng cấp trên phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng của NHNN. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh đã và đang thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần tỷ trọng cho vay các DNNQD đồng thời giảm dư nợ tín dụng đối với các DNNN. Năm 2007 dư nợ tín dung DNNQD tăng gần 4.5 lần so với năm 2006 nhưng số lượng còn chưa cao chỉ chiếm 36.1% tổng dư nợ, dư nợ tín dụng đối với DNNN đều giảm từ năm 2005 đến 2007. Năm 2007 dư nợ tín dụng của DNNN giảm 18.7% so với năm 2006 và chiếm 44.65% tổng dư nợ. Với kết quả đạt được cho thấy chi nhánh đã và đang hoạt động hiệu quả trong việc cơ cấu lại hoạt động cho vay của mình và hướng đi đó là đúng với xu hướng chung của nền kinh tế hiện nay đó là tập trung vào đối tượng khách hàng DNNQD nơi hoạt động sản xuất kinh doanh năng động, tài sản đảm bảo lớn, nguồn trả nợ đa dạng và ổn định trong khi cho vay đối với các DNNN chủ yếu là cho vay tín chấp. 2.3.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn Tuy có sự tăng dư nợ tín dụng đối với các DNNQD và giảm đối với các DNNN nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sử dụng của các ngân hàng cấp trên phục vụ định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Với nguồn vốn huy động dồi dào mà không sử dụng hết gây tình trạng lãng phí về nguồn vốn do hiệu suất sử dụng vốn thấp. Để hạn chế lãng phí về nguồn vốn do sử dụng không triệt để chi nhánh thực hiện điều chuyển vốn cho ngân hàng cấp trên, tuy nhiên mức lãi suất thu được thấp nên nguồn thu từ hoạt động điều chuyển vốn không cao. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng vốn tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt. ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng nguồn vốn huy động 213,493 266,034 599,402 Tổng dư nợ 191,044 188,213 257,802 Dư nợ KHDN 139,462 137,773 189,381 Hiệu suất sử dụng vốn (%) - Toàn chi nhánh 89.485 70.748 43.01 - Đối với KHDN 65.324 51.788 31.595 (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt). Qua bảng số liệu trên có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng qua các năm đặc biệt là năm 2007 tăng 125.31% so với năm 2006. Hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2007 cũng có sự tăng trưởng (tăng gần 37% so với năm 2006) tuy nhiên mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của nguồn vốn huy động do đó hiệu suất sử dụng vốn của toàn chi nhánh năm 2007 thấp chỉ bằng khoảng 1/2 so với năm 2005 và 2006. Dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm khoảng trên 70% tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh do đó hiệu suất sử dụng vốn đối với khách hàng doanh nghiệp cũng tương đối thấp, năm 2005 là 65.324% đến năm 2006 giảm xuống còn 51.788% do tổng nguồn vốn huy động tăng trong khi dư nợ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp lại giảm so với 2005. Đặc biệt năm 2007, hiệu suất sử dụng vốn rất thấp chỉ chiếm khoảng 31.595% so với tổng nguồn vốn huy động, nguyên nhân do năm 2007 nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng rất cao gấp khoảng 2.25 lần nhưng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp chỉ tăng khoảng 37.5% so với năm 2006. 2.3.2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh luôn được đảm bảo dưới mức chỉ tiêu theo quy định của ngân hàng cấp trên. Tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng 2.6 Nợ quá hạn tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 191,044 188,213 257,802 Nợ quá hạn - Toàn chi nhánh 5,912 5,823 3,241 - KHDN 0,407 0,752 0,976 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) - Toàn chi nhánh 3.095 3.094 1.257 - KHDN 0.213 0.4 0.38 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt các năm 2005, 2007, 2007). Qua bảng số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh luôn được duy trì đảm bảo dưới mức 5% theo quy định của NHNN Việt Nam. Trong 2 năm 2005 và 2006 tổng dư nợ và nợ quá hạn của chi nhánh đều giảm với tỷ lệ tương đối bằng nhau (khoảng 1.5%) do đó không có sự biến động đáng kể về tỷ lệ nợ quá hạn. Đến năm 2007 với việc mở rộng cho vay nên tổng dư nợ của chi nhánh tăng gần 37% so với năm 2006 và tăng gần 35% so với năm 2005 nhưng nợ quá hạn của chi nhánh lại giảm 44.34% so với năm 2006 do đó tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh giảm từ 3.094% xuống còn 1.257%. Đối với nợ quá hạn các khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh số lượng tương đối thấp và luôn có sự biến đổi giữa các năm, tuy nhiên sự thay đổi này không lớn đây là một tín hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng của chi nhánh cần được phát huy và thực hiện trong thời gian tiếp theo. 2.3.2.4 Tỷ lệ nợ xấu Về tỷ lệ nợ xấu của các khoản tín dụng toàn chi nhánh nói chung và đối với khách hàng doanh nghiệp nói riêng được thể hiện qua bảng dưới đây: Bảng 2.7 Bảng nợ xấu chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 191,044 188,213 257,802 Nợ xấu - Toàn chi nhánh 5,867 5,659 2,463 - KHDN 0,358 0,427 1,600 Tỷ lệ nợ xấu (%) - Toàn chi nhánh 3.07 3.01 0.955 - KHDN 0.187 0.227 0.621 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt năm 2005, 2006, 2007). Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng dư nợ của chi nhánh giảm dần qua các năm và thấp hơn mức chuẩn 5% mà NHNN quy định. Nợ xấu của chi nhánh trong 2 năm 2005 và 2006 cao hơn nhiều so với năm 2007 là do đây là 2 năm nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dịch cúm gia cầm, sự tăng giá liên tục của một số mặt hàng chủ lực như xăng dầu, sắt thép, phân bón ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng. Năm 2006 tổng dư nợ và nợ xấu của toàn chi nhánh đều giảm so với năm 2005 nhưng mức độ thay đổi không lớn, tổng dư nợ giảm 1.48% trong khi nợ xấu giảm 3.54%. Đến năm 2007 tổng dư nợ tăng gần 37% nhưng nợ xấu giảm 56.5% so với năm 2006 và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.01% xuống còn 0.955%. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được quan tâm cải thiện một cách rõ rệt cùng chiều với sự tăng trưởng tín dụng. Đối với khách hàng doanh nghiệp, tỷ lệ nợ xấu luôn được chi nhánh duy trì ở mức thấp (dưới 1%), tỷ lệ nợ xấu tăng dần theo các năm từ 2005 đến 2007 đây là một dấu hiệu không tốt cho các khoản tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh. Mặt khác, những năm trước mắt nền kinh tế trong nước và trên thế giới được dự đoán là có nhiều biến động lớn mà thường lại là các tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp do đó vấn đề chất lượng các khoản tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh cần tiếp tục được duy trì và chú ý thực hiện. 2.3.2.5 Vòng quay vốn tín dụng Về chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh: thể hiện mối quan hệ giữa doanh số thu nợ và dư nợ bình quân năm của chi nhánh. Trong 3 năm từ 2005 đến 2007 chỉ tiêu này được xác định theo bảng tính dưới đây: Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng trong năm tại chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt. ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ 191,044 188,213 257,802 Dư nợ bình quân năm 187,144 189,629 223,008 Doanh số thu nợ - Thu nợ toàn bộ KH 30,435 43,257 53,042 - Thu nợ KHDN 22,127 31,748 46,073 Vòng quay vốn tín dụng - Toàn bộ KH 0.163 0.228 0.238 - KHDN 0.118 0.168 0.207 (Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh chi nhánh NHNO&PTNT Hoàng Quốc Việt các năm 2005, 2006, 2007). Qua bảng kết quả thu được cho chúng ta thấy số vòng chu chuyển của vốn vay tại chi nhánh tương đối thấp điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì các khoản cho vay của chi nhánh phần lớn vẫn là cho vay đối với các DNNN, kỳ hạn chủ yếu là trung và dài hạn. Mặt khác, các khoản tín dụng này khách hàng trả nợ thành nhiều lần thậm chí khi đến hạn trả nhiều DNNN chưa thanh toán đầy đủ nên chi nhánh phải gia hạn thêm cho các khoản vay đó. Do vậy, doanh số thu nợ các năm của chi nhánh thấp kéo theo số vòng quay vốn tín dụng không cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy được doanh số thu nợ của chi nhánh đã và đang được cải thiện tăng dần qua các năm do chi nhánh đã thực hiện thay đổi cơ cấu tín dụng theo hướng tăng dần cho vay các DNNQD với các khoản vay có kỳ hạn ngắn hơn, nhanh được thu hồi vốn cho vay kết quả cuối cùng là tăng vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh trong năm. Qua bảng trên ta cũng có thể thấy rõ số vòng quay vốn tín dụng của khách hàng doanh nghiệp luôn tăng nhanh hơn so với mức tăng của toàn chi nhánh. Năm 2006

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7581.doc
Tài liệu liên quan