Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHCT Đống Đa khá rộng rãi với việc mua vào và bán ra rất nhiều đồng tiền.Với biểu phí kinh doanh khá linh hoạt , khách hàng có quyền thỏa thuận với ngân hàng, thậm chí với giao dịch giao ngay và kỳ hạn còn không mất phí, bởi vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh khá nhộn nhịp.
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p phần hạn chế rủi ro cũng như nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.Một quy trình tín dụng không phù hợp do thiếu các bước hoặc đủ nhưng tiến hành không tốt sẽ có nguy cơ dẫn đến một khoản vay xấu, một quy trình chặt chẽ quá mức cũng bị coi là không hợp lý, không cần thiết gây tốn kém, mất thời gian và không hiệu quả.Có thể nói quy trình tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng tín dụng của một ngân hàng.
c. Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng : Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tham gia cấp tín dụng, theo dõi việc trả nợ, và chịu trách nhiệm chính với các khoản nợ đó. Có thể nói họ là cầu nối trong suốt quá trình khách hàng quan hệ với ngân hàng.
Cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp sẽ có ý thức hoàn thành tốt công việc chuyên môn của mình, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, hết lòng tận tụy với công việc. Cán bộ tín dụng giỏi về kĩ năng thạo về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm sẽ đánh giá được chính xác tính khả thi của dự án, tính chân thực của các báo cáo tài chính… Bên cạnh đó, người cán bộ tín dụng còn cần sự hiểu biết về pháp luật,hiểu biết về môi trường kinh tế - xã hội…dự đoán được những biến động có thể xảy ra, từ đó tư vấn khách hàng để xây dựng phương án kinh doanh sao cho phù hợp.
d. Thông tin tín dụng : Thông tin ngày càng có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực,mọi ngành nghề,mọi thành phần kinh tế.Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, ai nắm bắt, xử lý thông tin tốt thì người đó sẽ có nhiều cơ hội thành công.Trong ngành ngân hàng, đặc biệt là trong công tác tín dụng, việc tìm kiếm thông tin về khách hàng vô cùng quan trọng.Thông tin càng chính xác bao nhiêu thì rủi ro tín dụng ngân hàng gặp phải càng được hạn chế bấy nhiêu.Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải sàng lọc và xử lý thông tin tốt, như vậy mới đảm bảo được chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tóm lại, các nhân tố chủ quan và khách quan trên đều ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng.Do vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng phải có sự nghiên cứu,xem xét và nhận thức một cách đúng đắn các yếu tố trên.Đồng thời, kết hợp với kết quả hoạt động thực tiễn của ngân hàng để đưa ra các biện pháp hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro.
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
2.1 Giới thiệu tổng quát về NHCT Đống Đa
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Đống Đa:
- NHCT Đống Đa được thành lập 7/1988 theo nghị định số 53/HĐBT chuyển từ NHNN quận Đống Đa thành NHCT Đống Đa,trực thuộc NHCT thành phố Hà Nội.
- 4/1993 đánh dấu một bước đổi mới trong công tác tổ chức,NHCT quận Đống Đa được đổi thành NHCT khu vực Đống Đa,trực thuộc NHCT Việt Nam - một trong 5 NHTM quốc doanh lớn nhất trong cả nước, có nhiệm vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng theo pháp lệnh ngân hàng.
- NHCT Đống Đa có trụ sở tại số 187, phố Nguyến Lương Bằng,quận Đống Đa.Quận Đống Đa được xếp vào một trong những quận rộng nhất và có kinh tế phát triển nhất ở Hà Nội.Mặt khác,đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn,đồng thời lại có nhiều doanh nghiệp tập thể,liên doanh,tư nhân hoạt động sản xuất đa dạng,với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.Đặc biệt là khu công nghiệp Thượng Đình và nhiều doanh nghiệp khác nằm rải rác trên địa bàn đã tạo cho NHCT Đống Đa một thế mạnh lớn.Tuy nhiên, địa điểm chính của ngân hàng thực sự không thuận lợi,do trụ sở chính bị che khuất, việc đi lại giao thông không thuận lợi. Nhưng với sự năng động của mình, ngân hàng đã trở thành một địa điểm tin cậy, có sức thuyết phục đối với khách hàng
- Ngay từ khi mới thành lập,NHCT ĐĐ đã có một mạng lưới kinh doanh rộng lớn với một trụ sở chính và 14 quỹ tiết kiệm, phân bố đều khắp trong quận và vùng phụ cận.Cho đến nay, ngoài trụ sở chính, ngân hàng còn có các chi nhánh khác là phòng giao dịch Kim Liên,Cát Linh và 16 quỹ tiết kiệm thuộc sự chỉ đạo, điều hành tập trung của NHCT Đống Đa.
- Ngân hàng có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao,có năng lực và nhiệt tình trong công tác.Ban Giám đốc thường xuyên nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, kịp thời giải quyết những khó khăn mới phát sinh, đề ra những mục tiêu và chủ trương hợp lý.NHCT Đống Đa luôn xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với từng thời kỳ dựa trên 4 mục tiêu chủ yếu mà ngân hàng coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình, đó là : kinh tế phát triển,an toàn vốn,tôn trọng pháp luật và lợi nhuận hợp lý.Kinh tế phát triển là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng,từ đó tạo môi trường thuận lợi cho khách hàng kinh doanh.An toàn vốn là mục tiêu quan trọng,điều này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trách nhiệm,năng lực và kiến thức,thẩm định kỹ càng trước,trong và sau cho vay.Mục tiêu tôn trọng pháp luật chúng tỏ ngân hàng không chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà lợi nhuận đạt được trên cơ sở phù hợp với pháp luật.Còn với mục tiêu lợi nhuận hợp lý,ngân hàng luôn cho vay theo mức lãi suất thị trường,chủ động đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Với hướng đi đúng đắn như vậy, liên tục nhiều năm gần đây, NHCT Đống Đa đã đạt mức lợi nhuận vượt kế hoạch, phục vụ kịp thời và có hiệu quả nhu cầu vốn, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của ngân hàng Công Thương Đống Đa
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức:
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
NHCT Đống Đa có tổng số 283 cán bộ công nhân viên chức làm việc tại chi nhánh, phòng giao dịch và 16 quỹ tiết kiệm được đặt rải rác trên khắp địa bàn của quận. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm một giám đốc và bốn phó giám đốc phụ trách các mảng công việc khác nhau.
Bộ máy hành chính của NHCT Đống Đa được tổ chức thành 10 phòng ban . Ngoài ra NHCT Việt Nam còn bố trí một phòng kiểm toán nội bộ độc lập tại NHCT Đống Đa ,thực hiện việc kiểm soát nội bộ hoạt động của chi nhánh
Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCT Đống Đa
PHÒNG KH 1
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH 2
KHỐI QUỸ TK
KD PHÒNG KH CN ĐIỂM GD
PHÒNG QLRR
KHỐI
QLRR PHÒNG QL NỢ CÓ VĐ
KHỐI PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ
TÁC
NGHIỆP PHÒNG KẾ TOÁN GIAO DỊCH
KHỐI PHÒNG THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN
HỖ TRỢ
PHÒNG TỔ CHỨC HC
PHÒNG TỔNG HỢP
b. Nhiệm vụ ,chức năng của các phòng ban
- Ban giám đốc : Bao gồm giám đốc và các phó giám đốc, điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng,chịu trách nhiệm trước NHCT Đống Đa và cơ quan pháp luật.
- Phòng khách hàng số 1 : Là phòng nghiệp vụ trưc tiếp giao dịch với các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại phòng,thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Ngoài ra còn quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng,tìm kiếm các khách hàng mới.
- Phòng khách hàng số 2 : Là phòng nghiệp vụ trưc tiếp giao dịch với các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại phòng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng,quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.Thực hiện quảng cáo tiếp thị,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Ngoài ra,phòng còn thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ ,các nghiệp vụ phát hành,sửa đổi ,thanh toán L/C nhập khẩu.
- Phòng khách hàng cá nhân : Có nhiệm vụ xác định cơ cấu nguồn vốn,cơ cấu huy động vốn phù hợp, xây dựng và vận dụng chính sách lãi suất, khách hàng, dịch vụ, đề xuất các biện pháp giảm chi phí.
- Phòng kế toán : Thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến chi tiêu nội bộ chi nhánh,cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,xử lý và hạch toán các giao dịch,quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy,quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCT Việt Nam.
- Phòng tiền tệ - kho quỹ : Có chức năng là kiểm ngân và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch trong và ngoài quấy, bảo quản tiền và thực hiện các hoạt động thu chi trong và ngoài quấy.
- Phòng quản lý rủi ro : quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay,đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng,thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng,dự án,phương án đề nghị cấp tín dụng.Thực hiện chức năng đánh giá,quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng quản lý nợ có vấn đề: Chịu trách nhiệm vê quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề.Quản lý khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền
- Phòng tổ chức hành chính : Thực hiện chức năng nhân sự,gồm tuyển dụng,bố trí đào tạo, khen thưởng kỷ luật đối với các cán bộ nhân viên của ngân hàng.Thực hiện chức năng hành chính pháp chế về bảo vệ ngân hàng, tổ chức đời sống tập thể và các hoạt động xã hội, mua sắm thiết bị văn phòng,..
- Phòng thông tin điện toán : Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.Bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để bảo đảm thông suốt hoạt động của hệ thống mạng của chi nhánh.Tập hợp số liệu phát sinh trong ngày vào mạng, xử lý và lập báo cáo hạch toán.
- Phòng tổng hợp : Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, dánh giá tình hình hoạt động, thực hiện báo cáo hàng năm của chi nhánh.
Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa
2.1.3.1 Huy động vốn
Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quyết đinh sự thành công của ngân hàng,vì vậy NHCT Đống Đa luôn coi tạo vốn là khâu mở để xây dựng một mặt bằng ổn định và vững chắc cho các hoạt động kinh doanh.Với phương châm coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, và nhận thức được vai trò của mối quan hệ giữa vốn nội tệ và vốn ngoại tệ, NHCT Đống Đa đã đa dạng hóa nguồn vốn bằng nhiều biện pháp và thông qua các kênh khác nhau. Kết quả là trong nhiều năm liên tục, nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn tăng trưởng. Cụ thể, tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 1: Kết quả huy động vốn của NHCT Đống Đa qua các năm
Đơn vị : tỷ đồng
chỉ tiêu
năm 2006
tỷ trọng
(%)
năm 2007
tỷ trọng
(%)
năm 2008
tỷ trọng
(%)
tổng nguồn vốn huy động
3250
4300
4305
trong đó,theo loại tiền
1.VND
2640
81.23
3805
89.53
3855
89.55
2.Ngoại tệ (quy đổi)
610
18.77
495
11.51
450
10.45
trong đó,theo TPKT
1.tiền gửi của DN
1340
41.23
2320
53.95
2305
53.54
2. Huy động từ dân cư
1910
58.77
1980
46.05
2000
46.46
- tiền gửi tiết kiệm
1650
1800
1950
- tiền gửi kỳ phiếu
260
180
50
( nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
Tổng vốn huy động từ khách hàng năm 2007 là 4300 tỷ đồng,tăng so với năm 2006 là 1050 tỷ (32,31%).Trong năm 2007,để xác lập thị phần và tăng trưởng nhanh chóng, các NHTM cổ phần mới thành lập đã đẩy lãi suất huy động lên rất cao,ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng.NHCT ĐĐ đã có các biện pháp nhằm ổn định và phát triển nguồn vốn như : linh hoạt điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với thị trường,tăng cường tiếp thị,cung cấp gói sản phẩm,khai thác nhiều kênh huy động vốn,đổi mới tác phong giao dịch,...Chính vì vậy,trong năm 2007,nguồn vốn huy động tại ngân hàng có mức tăng trưởng khá cao.
Đến 2008, tổng vốn huy động từ khách hàng của ngân hàng đạt 4305 tỷ đồng, tăng 5 tỷ VND (0,12 %) so với cùng kỳ năm 2007. Vốn huy động năm 2008 có tăng so với 2007 nhưng không đáng kể. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng 150 tỷ(8,33%), nhưng tiền gửi kỳ phiếu giảm mạnh: giảm 130 tỷ(72,22%) và tiền gửi của các doanh nghiệp giảm 15 tỷ (0,65%).
Về cơ cấu nguồn vốn huy động :
- Theo loại tiền
Biểu đồ 1 : tỷ trọng huy động vốn theo loaị tiền
Đơn vị : tỷ đồng
Qua biểu đồ trên ta thấy, số vốn huy động bằng VND đều tăng qua các năm,cụ thể : Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1165 tỷ ( 44,13%),năm 2008 tăng so với 2007 là 50 tỷ (1,31%).Tuy nhiên số vốn huy động bằng ngoại tệ lại giảm dần qua các năm ,cụ thể năm 2007 giảm so với 2006 là 115 tỷ (18,85%),và năm 2008 giảm so với năm 2007 là 45 tỷ (9,09%).
- Theo thành phần kinh tế :
Tiền gửi của các doanh nghiệp tăng giảm qua các năm, cụ thể, năm 2007,tiền gửi của các doanh nghiệp tăng so với năm 2006 là 980 tỷ (73,13%).
Biểu đồ 2 : Tỷ trọng huy động vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị : tỷ đồng
Tiền gửi của các doanh nghiệp tăng một phần là do sau khi cổ phần hóa,các doanh nghiệp Nhà nước thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, phần được giữ lại chưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngay, tạm thời gửi vào ngân hàng. Nhưng đến 2008 lại giảm 15 tỷ (tương đương 0,65%).Tiền gửi của dân cư năm 2007 tăng so với 2006 là 70 tỷ (3.665),đến 2008 tăng 20 tỷ (1,01%),trong đó tăng chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư,tăng 150 tỷ (8,33%).
2.1.3.2 Thực trạng sử dụng vốn tại NHCT
a. Hoạt động tín dụng :
Chủ trương của NHCT Đống Đa là cho vay đối với cả 5 thành phần kinh tế, tất cả các ngành nghề, cho vay đối với các cán bộ, nhân viên,...
Tổng dư nợ tại ngân hàng luôn tăng qua các năm, cụ thể, tổng dư nợ năm 2007 đạt 2400 tỷ, tăng 300 tỷ so với 2006 (14,29%), tổng dư nợ 2008 là 2600 tỷ, tăng so với 2007 là 200 tỷ (8,33%).Tổng dư nợ luôn tăng chứng tỏ ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới khách hàng, hoạt động tín dụng tốt, có khả năng tiếp thị khách hàng và sử dụng được nguồn lực sẵn có.Tuy nhiên mức tăng dư nợ năm 2008 có thấp hơn so với năm 2007, nguyên nhân chủ yếu do lãi suất vay vốn ngân hàng tăng gấp đôi, từ 10,5%/năm lên đến 21,5%/năm.
Để thấy rõ hơn thực trạng tín dụng tại NHCT ĐĐ, ta xem bảng sau:
Bảng 2 : Hoạt động cho vay tại NHCT đống Đa qua các năm
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Tỷ trọng
(%)
Năm 2007
Tỷ trọng
(%)
Năm 2008
Tỷ trọng
(%)
Tổng dư nợ
2100
2400
2600
Theo loại tiền
1. VND
1700
80.95
1970
82.08
2180
83.85
2. ngoại tệ(quy đổi)
400
19.05
430
17.92
420
16.15
Theo thời hạn vay
1.Ngắn hạn
1420
67.62
1500
62.50
1690
65
2.Trung và dài hạn
680
32.38
900
37.5
910
35
(nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
Về cơ cấu dư nợ theo loại tiền :
Dư nợ VND luôn tăng trưởng đều đặn qua các năm.Cụ thể : tổng dư nợ VND năm 2006 là 1700 tỷ, năm 2007 là 1970 tỷ, tăng so với năm 2006 là 270 tỷ (15,88%).Tổng dư nợ VND năm 2008 là 2180 tỷ, tăng so với năm 2007 là 210 tỷ (10,66%).
Biểu đồ 3 : Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
Dư nợ ngoại tệ tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể : năm 2006 là 400 tỷ, năm 2007 là 430 tỷ,tăng so với năm 2006 là 30 tỷ( tương đương 7,5%),đến năm 2008 lại giảm xuống còn 420 tỷ ( tương đương 2,33%).
Về cơ cấu dư nợ theo khách hàng : cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất,sau đó tới doanh nghiệp lớn,và thấp nhất là cho vay cá nhân và hộ gia đình. Khách hàng truyền thống của ngân hàng là các tập đoàn, tổng công ty lớn, như : Tổng công ty Hàng Hải, tổng công ty Bưu chính Viễn thông, tổng công ty xây dựng Thăng Long, tổng công ty công trình giao thông8, công ty cổ phần dược phẩm trung ương, công ty cơ điện Trần Phú, công ty cao su Sao Vàng, công ty ô tô 3-2,...
b. Hoạt động thanh toán quốc tế
Trong những năm vừa qua, ngân hàng đã không ngừng mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bởi vậy tỷ trọng thu từ nghiệp vụ này trong tổng thu của ngân hàng ngày càng tăng.Trong các hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng phải kể đến hoạt động thanh toán bằng L/C :
Bảng 3 : Hoạt động thanh toán bằng L/C qua các năm tại NHCT ĐĐ
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
năm 2007
năm 2008
L/C nhập
42258
43190
45200
L/C xuất
1420
1500
1800
( nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT ĐĐ)
Hoạt động thanh toán bằng L/C (nhập,xuất) tăng đều qua các năm,trong đó ngân hàng chủ yếu thực hiện L/C nhập khẩu.Một số khách hàng lớn của ngân hàng như: công ty XNK Tổng hơp Hà Nội, chi nhánh intimex Hải Phòng, tổng công ty XNK dệt may, công ty XNK vật tư nông nghiệp, tổng công ty công nghiệp tàu thủy, tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng,...
c. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử :
Doanh số phát hành thẻ của ngân hàng tiếp tục tăng mạnh.Một số tiện ích mới được cung cấp cho khách hàng như: gửi tiết kiệm qua thẻ,nạp tiền điện thoại di động VNPAY,thanh toán cước S-Phone,cước sử dụng điện cho Tổng công ty Điện lực VN(EVN),vé tàu hỏa cho tổng công ty đường sắt VN(VNR).Hiện nay,qua hệ thống Banknet,thẻ ATM của NHCT đã có thể giao dịch trên máy ATM của nhiều ngân hàng khác BIDV,ACB,SCB,...
d. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHCT Đống Đa khá rộng rãi với việc mua vào và bán ra rất nhiều đồng tiền.Với biểu phí kinh doanh khá linh hoạt , khách hàng có quyền thỏa thuận với ngân hàng, thậm chí với giao dịch giao ngay và kỳ hạn còn không mất phí, bởi vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh khá nhộn nhịp.
Bảng 4 : Doanh số kinh doanh ngoại tệ
Đơn vị : triệu VND
Chỉ tiêu
năm 2006
năm 2007
năm 2007 so với 2006
Năm 2008
năm 2008 so với 2007
số tuyệt đối
số tương đối (%)
số tuyệt đối
số tương đối (%)
Ngoaị tệ mua
46933
46910
-23
-0.05
47032
122
0.26
Ngoại tệ bán
47641
47261
-380
-0.80
47989
728
1.54
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT Đống Đa )
e. Hoạt động bảo lãnh
Nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ khá mới mẻ,đối với bản thân NHCT nói chung và với NHCT Đống Đa nói riêng.Chính vì vậy cho nên doanh số hoạt động bảo lãnh vẫn còn ở mức khá khiêm tốn.Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã thực hiện hầu hết các nghiệp vụ bảo lãnh, như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh mở L/C.Hình thức bảo lãnh cũng khá đa dạng, bao gồm bảo lãnh ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.
NHCT Đống Đa cũng chưa có một phòng ban riêng biệt thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh mà rải rác ở các phòng, nếu liên quan đến bộ phận nào thì bộ phận đó tham gia, chủ yếu là phòng kế toán, phòng tín dụng
Hiện tại, NHCT Đống Đa đang áp dụng mức phí cho hoạt động bảo lãnh được quy định khá cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, mức phí bảo lãnh lại cố định, không có sự linh hoạt, buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện, không được thỏa thuận hay yêu cầu gì. Đây chính là điểm hạn chế, không hấp dẫn khách hàng.
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHCT Đống Đa
Dư nợ ngắn hạn
Bảng 5 : Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHCT Đống Đa qua các năm
Đơn vị : tỷ đồng
Tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ trọng trong tổng dư nợ
(%)
So với năm trước
số tuyệt đối
số tương đối (%)
năm 2006
2100
1420
67.62
Năm 2007
2400
1500
62.50
80
5.63
Năm 2008
2600
1690
65.00
190
12.67
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Ta thấy, dư nợ ngắn hạn luôn tăng đều đặn qua các năm. Cụ thể :
- Năm 2006, dư nợ ngắn hạn là 1420 tỷ chiếm 67,62%, trong khi đó, dư nợ trung dài hạn là 1700 tỷ, chiếm 29,17%.
- Năm 2007,dư nợ ngắn hạn là 1500 tỷ,tăng so với 2006 là 80 tỷ(5,63%)chiếm
62,5% tổng dư nợ, còn dư nợ trung dài hạn là 900 tỷ, tăng 220 tỷ(32,35%), chiếm 37,5 % tổng dư nợ.
- Năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 1690 tỷ, tăng so với 2007 là 190 tỷ (12,67%), chiếm 65%. Còn dư nợ trung và dài hạn là 910 tỷ, tăng 10 tỷ(1,11%), chiếm 35% tổng dư nợ.
Biểu đồ 4 : Dư nợ ngắn hạn qua các năm
Ta thấy rằng, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng vào năm 2008 và dư nợ trung dài hạn giảm dần. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc đua nóng sốt nhất trong lịch sử từ tháng 4 năm 2008. Lãi suất cho vay đầu ra được điều chỉnh tăng theo cân đối.Mức lãi suất tối đa 21%/năm đối với VND trở thành thách thức lớn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Lãi suất cao khiến nhiều nhà đầu tư cân nhắc và chuyển quyết định vay vốn từ trung và dài hạn sang ngắn hạn. Mặt khác, để đảm bảo thanh khoản cũng như giảm bớt độ nóng của tín dụng, ngân hàng cũng hạn chế cho vay trung và dài hạn.
Đầu năm 2008, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và các chỉ đạo của NHNN, ngân hàng đã tập trung vốn vào những lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, phục vụ nhu cầu thiết yếu như lĩnh vực xăng dầu, nông nghiệp nông thôn, cho vay xuất khẩu, hạn chế đầu tư vốn vào lĩnh vực phi sản xuất; phân loại khách hàng dựa trên tiêu chí xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, từ đó đưa ra biện pháp tăng, giảm dư nợ cho phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và theo đúng lộ trình tăng trưởng tín dụng
Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với tín dụng ngắn hạn
Bảng 6 : Doanh số cho vay,doanh số thu nợ qua các năm tại NHCT ĐĐ
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2007 so với năm 2006
Năm 2008
năm 2008 so với năm 2007
số tuyệt đối
số tương đối (%)
số tuyêt đối
số tương đối (%)
Dư nợ ngắn hạn
1420
1500
80
5.63
1690
190
12.67
DS cho vay ngắn hạn
1580
1675
95
6.01
1790
115
6.87
DS thu nợ ngắn hạn
1487
1612
125
8.41
1696
84
5.21
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT )
- Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là 1580 tỷ,con số này năm 2007 là 1675 tỷ, tăng so với 2006 là 80 tỷ(5.63%).Với đà tăng trưởng trên, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2008 là 1790 tỷ,tăng so với 2007 là 115 tỷ (6.87%).
Những con số trên chứng tỏ hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn được đặt trong sự quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo. Mặc dù nền kinh tế trong những năm này có nhiều cơn chấn động mạnh, nhưng doanh số cho vay vẫn tăng một cách bền vững.
- Song song với việc tăng trưởng doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng cũng tăng mạnh. Doanh số thu nợ năm 2006 là 1487 tỷ.Năm 2007 là 1612 tỷ,tăng so với năm 2006 là 125 tỷ(8.41%).Con số này năm 2008 là 1696 tỷ,tăng so với năm 2007 là 84 tỷ(5.21%).Mức tăng năm 2008 thấp hơn, đây là một hệ quả tất yếu của một năm đầy biến động cho kinh tế thế giới và cả trong nước. DN luôn đối mặt với những bất ngờ từ các phía và không ít DN nhỏ và vừa đã không đủ sức vượt qua gánh nặng quá sức về tín dụng, lãi suất, giá cả, biến động thị trường…
Tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu
Bảng 7 : Phân loại nợ ngắn hạn tại NHCT Đống Đa
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
tỷ trọng(%)
tỷ trọng(%)
tỷ trọng(%)
Dư nợ ngắn hạn
1420
1500
1690
Nợ nhóm 1
1359
95.71
1438
95.88
1639
96.96
Nợ nhóm 2
10
0.71
8
0.56
8
0.46
Nợ nhóm 3
13
0.95
11
0.71
10
0.58
Nợ nhóm 4
20
1.43
31
2.08
24
1.42
Nợ nhóm 5
17
1.19
12
0.77
10
0.58
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCT Đống Đa)
Với quyết tâm chuyển biến mạnh mẽ chất lượng tín dụng,ngân hàng đã chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiên quyết giảm nợ nhóm 2 và thu hồi nợ xấu.Ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN Việt Nam,phân tích nợ theo định lượng và định tính,tiến dần đến việc phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế.Và kết quả đạt đươc là tỷ lệ nợ quá hạn,nợ xấu giảm dần từ 2006 đến 2008 và tỷ lệ nợ nhóm 1 tăng dần
Biểu đồ 5 : Nợ nhóm 1 qua các năm
Năm 2006, dư nợ nhóm 1 là 1359 tỷ,chiếm 95,71% tổng dư nợ.Năm 2007,dư nợ nhóm 1 là 1438 tỷ,chiếm 95,88% tổng dư nợ,tỷ lệ nợ nhóm 1 đã tăng lên 0,17% so với 2006.Sang năm 2008, dư nợ nhóm 1 là 1639 tỷ, chiếm 96,96%, tăng lên 1,08% so với 2007.Đây là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ chất lượng tín dụng đã từng bước được cải thiện.
Đối với các khoản nợ quá hạn, nợ xấu :
Năm 2006,tổng số nợ quá hạn của ngân hàng là 61 tỷ(4,29% tổng dư nợ),nợ xấu là 51 tỷ (3,57% tổng dư nợ).Đây là một tỷ lệ khá cao,và không an toàn đối với ngân hàng.Bởi vì tỉ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của ngân hàng được coi là an toàn nếu đạt dưới 3%.
Biểu đồ 6 : Nợ nhóm 2,3,4,5 qua các năm
Năm 2007,tổng số nợ quá hạn của ngân hàng là 62 tỷ (4,125% tổng dư nợ),nợ xấu là 54 tỷ (3,56% tổng dư nợ).Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đã giảm so với 2006,nhưng giảm không đáng kể.
Năm 2008,tổng số nợ quá hạn của ngân hàng là 51tỷ(chiếm 3,04% tổng dư nợ),nơ xấu là 43 tỷ(chiếm 2,58% tổng dư nợ).Như vậy,sang năm 2008,tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm đi 0.98% so với năm 2007,thấp hơm mức 3%,đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN.
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cho ta biết trong một đồng vốn huy động được thì bao nhiêu đồng được sử dụng để cho vay.Đây là chỉ tiêu để phản ánh quy mô,khả năng tận dụng nguồn vốn trong cho vay của các NHTM.Hiệu suất sử dụng càng cao thì hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả và ngược lại
Bảng 8 : Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn tại NHCT Đống Đa qua các năm
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ
1420
1500
1690
Tổng NV huy động
1996
2205
2450
Hiệu suất sd vốn
0.71
0.68
0.69
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh)
Mặc dù tổng dư nợ ngắn hạn và tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn tại ngân hàng đều tăng qua các năm, nhưng hiệu suất sử dụng vốn tăng giảm không đều Cụ thể, hiệu suất sử dụng vốn 2006 là 0.71, sang năm 2007, con số này là 0.68, tức là đã giảm đi 0,03.Đến năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn lại tăng lên 0.69, tức là tăng lên 0.01. Điều này là do tốc độ tăng của tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng công thương đống đa.doc