Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội

Phân loại dư nợ theo thời gian bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn, dư nợ dài hạn. Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng trong thời gian qua. Trong năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 815 tỷ tăng 242 tỷ so với năm 2005 (chiếm 42.27 %) dư nợ trung và dài hạn chỉ có 682 tỷ chiếm 46% tổng dư nợ. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 1247 tỷ tăng so với năm 2006 là 433.987 tỷ và chiếm 62% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn là 761 tỷ chiếm 38% tổng dư nợ.

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất và quản lý đáp ứng một trình độ nhất định theo yêu cầu của thi trường. Năng lực thị trường của doanh nghiệp Năng lực thị trường của doanh nghiệp được lượng hoá theo các mặt: khối lượng sản phẩm tiêu thụ, chất lượng sản phẩm như thế nào, có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không. vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mối quan hệ với nhà cung cấp và tiêu thụ…Nghiên cứu năng lực thị trường của doanh nghiệp cho biết khả năng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp cũng như định hướng đầu tư của doanh nghiệp. Tư cách đạo đức của khách hàng Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu như khách hàng có tư cách đạo đức không tốt, cố tình lừa đảo ngân hàng, cung cấp thông tin sai lệch làm cho sự đánh giá khách hàng của ngân hàng không chính xác dẫn đến các khoản tín dụng không lành mạnh, hoặc khách hàng chây ỳ không trả nợ sẽ là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhân tố khác Môi trường kinh tế Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng sẽ thấy được ảnh hưởng của nó đến hoạt động tín dụng. Bất kì một ngân hàng nào cũng chịu sự chi phối của nhưng chu kì kinh tế .trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng thì các ngành nói chung đều kinh doanh thuận lợi hơn, tỷ lệ thu hồi nợ vì thế tăng đồng thời dư nợ trong nền kinh tế tăng làm giảm tỷ lệ các khoản nợ xấu. Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái thì tất yếu nhu cầu tín dụng cũng giảm vì hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế giảm sút. Lúc này ngân hàng sẽ dư thừa, ứ đọng một lượng vốn lớn, nguồn huy động được sử dụng không hiệu quả có nghĩa là chất lượng tín dụng giảm sút. Mặt khác trong nền kinh tế suy thoái thì các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn đến khẳ năng tài chính không tốt, suy giảm khả năng trả nợ vay ngân hàng do đó rủi ro trong hoạt động tín dụng cua ngân hàng càng tăng cao. Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Những hoạt động này muốn có hiệu quả thì phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ đi kèm hỗ trợ. Hệ thống pháp luật thông thoáng, minh bạch và đầy đủ sẽ tạo điều kiện giúp cho hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao từ đó nâng cao chất lượng của hoạt động tín dung và ngược lại. Mặt khác sự thay đổi chủ trương chính sách của nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhất là về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất, nhập khẩu, do thay đổi một cách đột ngột gây sáo trộn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi. Môi trường tự nhiên Đây là các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bênh…khi xảy ra thường đem lại hậu quả lớn tác động đến ngân hàng và khách hàng, ngân hàng không có khả năng thu hồi vốn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT TÂY HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội 2.1.1.1 Lịch sử hình thành của ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng cũng được đổi mới về cơ bản và toàn diện với hai pháp lệnh ngân hàng ngày 23/05/1990 hệ thống ngân hàng nước ta chuyển từ một cấp sang hai cấp tách biệt chức năng quản lý và kinh doanh. NHNo & PTNT Việt Nam ra đời vào năm 1988 hoạt động chủ yếu tại các huyện sau một thời gian cùng với ạư phát triển của cơ chế thị trường thì tại Hà Nội cũng đã thành lập các chi nhánh NH ở các quận để phục vụ các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do vậy chi nhánh NHNo & PTNT Tây Hà Nội đã được thành lập theo quyếtđịnh số 126/QĐ/HĐQT_TCCB (Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam). Theo đó quyết định: Mở NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội – chi nhánh cấp 1 phụ thuộpc vào NHNo&PTNT Việt Nam có: Tên gọi: Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Trụ sở giao dịch: số nhà 115 phố Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội chính thức thành lập ngày 21/07/2003 cho tới nay mới gần 5 năm nhưng chi nhánh đã hoạt động tương đối tốt và hiện nay chi nhánh có 4 chi nhánh cấp 2( Chi nhánh Hùng Vương, chi nhánh Hàng lựơc, chi nhánh Trường Chinh, chi nhánh Nhân Chính) và 5 phòng giao dịch ( PGD Hoàng Văn Thái, PGD Hàng Trống, PGD Bùi Thị Xuân, PGD Hàng Lược, PGD Nguyễn Du). -Một số chức năng chủ yếu của Ngân Hàng: + Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức + Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với các thành phần kinh tế + Làm đại lý và dịch vụ uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước như triển khai thực hiện các dự án, dịch vụ giải ngân cho các dự án, thẻ thanh toán, thẻ du lịch… + Thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: chuyển tiền trong nước, thanh toán quốc tế… + Chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, kinh doanh kiều hối, chiết khấu cho vay các chứng từ có giá + Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác nhau trong và ngoài nước + Các dịch vụ khác Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Nói về bộ máy tổ chức quản lý thì chi nhánh cũng có những phòng ban truyền thống như các ngân hàng chi nhánh cấp 2 khác của hệ thống NHNo &PTNT Việt Nam. Cụ thể bao gồm có: Phòng giám đốc, Phòng Thẩm Định, phòng Kế Toán – Ngân Quỹ, phòng Hành Chính nhân sự, phòng Kiểm Tra Kiểm toán nội bộ và các chi nhánh, phòng giao dịch phụ thuộc. Việc thiết kế một cơ cấu tổ chức phù hợp, gọn nhẹ sẽ tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Các chi nhánh và PGD Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế toán ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Phòng kế hoạch kinh doanh Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội Ban giám đốc của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn quân Đống Đa và các quận khác của Hà Nội. Mọi hoạt động của chi nhánh đều thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và tuân theo đúng chỉ đạo nghiệp vụ từ NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có mối quan hệ với ngân hàng nhà nước như được mở tài khoản tiền gửi và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ tại ngân hàng nhà nước. Chi nhánh có mối liên hệ với NHNo&PTNT Việt Nam: - Chấp hành và thực hiện nghiem túc các quy chế và quy định, hướng dẫn của Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện kế hoạch, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. - Chấp hành các quy định về tổ chức, cán bộ, tài chính và chế độ kế toán thống kê và các quy định khác. - Chịu sự kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT trong việc chấp hành chủ trương chính sách của nhà nước các quy chế hoạt động và chế độ nghiệp vụ của ngành. - Có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ tập trung theo quy chế tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội trong thời gian qua. Với 5 năm hình thành và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có những bước đi vững chắc khẳng định vị thế của mình trên địa bàn cũng như trong hệ thống. Để tạo thế chủ động hội nhập thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh ngân hàng đã phát huy hết nội lực của mình cùng với việc đẩy mạnh đa dạnh các phương thức kinh doanh.Theo chủ trương và đường lối chiến lược phát triển của ban lãnh đạo nhiệm vụ của chi nhánh là khai thác thi trường trên địa bàn quần Đống Đa và thực hiện những chương trình của NHNo&PTNT Việt Nam.Cụ thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh tập trung vào các lĩnh vực sau: + Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên thị trường nội địa, thị trường liên ngân hàng, thu đổi ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền. + Điều hoà vốn nội tệ trong khu vực quận Đống Đa. + Huy động vốn:Khai thác, nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng. + Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND, ngoại tệ;cho vay xuất- nhập khẩu, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, cho vay theo chương trình, dự án kinh tế. + Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác như:chuyển tiền điện tử, mở tài khoản cá nhân, phát hành thẻ ATM, chi trả Western Union, đại lý thẻ tín dụng. + Đầu tư dưới các hình thức: hùn vốn liên doanh, mua cổ phần và các hình thức khác + Tổ chức kiểm tra kiểm soát báo cáo thống kê theo quy định. Với sự đoàn kết, nhất trí từ ban Giám đốc, BCH công đoàn và toàn thể cán bộ công nhân viên và có sự giúp đỡ của NHNo&PTNT Việt Nam, trên cơ sở nhân thức sâu sắc những khó khăn và khai thác những thuận lợi một cách có hiệu quả trong 2006 và 2007 chi nhánh đã đạt được nhũng kết quả sau. Tình hình huy động vốn của chi nhánh Nhận biết được tầm quan trọng của việc huy động vốn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh chi nhánh không ngừng phát triển đa dạng hoá các hình thức huy động vốn với chi phí tối ưu, tận dụng từ các nguồn trên địa bàn quận cũng như thủ đô. Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2006/2005 Tăng/giảm 2007/2006 Tổng nguồn 2672.55 2751.9 3540.3 79.35 2.96% 788.4 28.65% Tiền gửi của TCTD Lượng 963.72 252.85 932.8 (710.87) (73.80%) 679.95 268.90% Tỷ trọng 36.50% 9.20% 26.30% Tiền gửi của KH Lượng 832.84 1746.44 1982.7 913.6 109.70% 236.26 13.53% Tỷ trọng 31.16% 63.46% 56% Phát hành GTCG Lượng 556 752.6 624.83 196.6 35.36% -127.7 -16.98% Tỷ trọng 20 .8% 27.30% 17.70% Nguồn khác Lưọng 32000 0 0 (32000) (100%) 0.00 0. 00% Tỷ trọng 11.54% 0% 0% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Nhận xét: qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm. Tiền gửi khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của ngân hàng, nhưng để tăng được nguồn này đòi hỏi các đơn vị phải có cách thức huy động hợp lý để thu hut khách hàng và vấn đề này đã được chi nhánh thục hiện tốt trong năm 2006. Chỉ tiêu này tăng nhẹ trong năm 2007 nhưng bù lại nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng mạnh nên tổng nguồn vẫn tăng so với năm 2006 là khá nhiều(đạt 788 tỷ, chiếm 28.655). Điều này có thể lý giải như sau; + Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhiều ngân hàng, với đủ các loại hình ngân hàng thương mại, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trên nhiều mặt: lãi suất huy động vốn, phí cho vay, phí dịch vụ… + Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá vàng tăng đột biến vào dịp cuối năm, thị trường bất động sản đóng băng đã tác động đến tâm lý của người dân ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. + Việc huy động vốn vào ngân hàng gặp nhiều khó khăn do xuất hiện các kênh thu hút vốn với lãi suất hấp dẫn như: thị trường chứng khoán, cổ phần hoá doanh nghiệp, trái phiếu công trình. Tỷ trọng phát hành GTCG trong tổng nguồn huy động của ngân hàng là không cao do đây không phải là hình thức huy động vốn thường xuyên và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2006 đạt hơn 752 tỷ còn năm 2007 là 624 tỷ đồng. Bên cạnh các nguồn tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá ở ngân hàng cón có nguồn huy động khác là nguồn uỷ thác tỷ trọng có xu hướng giảm qua các năm. Với những số liệu khả quan từ hoạt động huy động vốn báo hiệu những điểm sáng với hoạt động sử dụng nguồn( hoạt động cho vay, bảo lãnh) Cơ cấu nguồn huy động theo thời gian của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn việc phân loại nguồn vốn huy động theo thời gian cũng luôn được ngân hàng chú trọng Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn huy động theo thời gian của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2006/2005 Tăng/giảm 2007/2006 Tổng nguồn 2672.55 2751.9 3540.3 79.35 2.96% 788.4 28.6% Tiền gửi KKH Lượng 268 207 303.98 (61) (22.7%) 96.98 46.8% Tỷ trọng(%) 10.03 7.52 8.59 Tiền gửi có KH<12T Lượng 1168 937 321 (231) (19.7%) (616) (65.74%) Tỷ trọng(%) 43.70 34.05 9.00 Tiền gửi CKK >12 Lượng 1236 1607 2914 371 30.0% 1307 81.33% Tỷ trọng(%) 46.25 58.40 82.31 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Dựa vào cơ cấu nguồn theo kì hạn là yếu tố quyết định để ngân hàng có thể điều chỉnh kì hạn của các khoản tín dụng cũng như hoạt động sử dụng vốn khác. Từ bảng số liệu ta thấy tổng lượng tiền gửi cũng tăng qua các năm. Tiền gửi không kì hạn luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động và có xu hướng giảm dần về tỷ trọng qua các năm nhưng xét về giá trị tuyệt đối vẫn tăng lên. Năm 2007 đạt 303 tỷ tăng 46.8% so với năm 2006. Đặc điểm của nguồn này là tiết kiệm chi phí, lãi suất vừa phải nhưng khó kế hoạch hoá vì biến động lớn. Nhìn vào bảng ta thấy một điểm nhấn là mức tăng vượt bậc về lượng tiền gửi có kì hạn tên 12 tháng: năm 2006 đạt1607 tỷ tăng 371 tỷ so với năm 2005 chiếm 30%, đến năm 2007 lượng tiền gửi này tăng 1307 tỷ chiếm 81.3% so với năm 2006. Với kế hoạch mà ban lãnh đạo đặt ra va phương thức hợp lý cũng như tăng cường mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân, chỉ tiêu này của chi nhánh đã có bước chuyển biến rõ rệt trong năm 2006 giúp cho việc tập trung vào hoạt động tín dụngtrung và dài hạn có hiệu quả hơn và đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian hiện nay đó là tăng tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hảntong cơ cấu nguồn huy động. Nhìn chung việc huy động vốn của chi nhánh có những bước chuyển biến rõ rệt, những thành công trong phát triển nguồn vốn là do: + Chi nhánh không ngừng phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị quản lý ngành như: bảo hiểm xã hội, tổng cục đầu tư… nhằm huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức nàyvà phát triển dịch vụ thanh toán trong toàn hệ thống, không những tăng cường tiềm lực huy động vốn của ngân hàng mà còn cho cả đơn vị bạn trong ngành. + Chi nhánh nắm bắt và điều chỉnh kịp thời với các mức lãi suất nhăm đáp ứng nhu cấu hạch toán tài chính trong năm. Hoạt động tín dụng Việc sử dụng nguồn có hiệu quả, phù hợp với các nguồn huy động được luôn là bài toán khó với các ngân hàng, chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội cũng vậy. Hoạt động chính của ngân hàng là tìm các nguồn với chi phí thấp để sử dụng nhằm thu lợi nhuận. Do giới hạn về quy mô hoạt đ và do đặc thù của ngân hàng nên trong hạot động sử dụng vốn chủ yếu đề cập đến hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng bao gồm: hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu. Nói về hoạt động cho vay trước hết cần xem xét tình hình dư nợ của ngân hàng trong những năm qua Bảng 2.3 Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2006/2005 Tăng/giảm 2007/2006 Tổng dư nợ 1270 1497 2008 227 17.87% 511 34.13% Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005-2007 Hoạt động tín dụng của chi nhánh tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2006 là 1497 tỷ đồng ( kể cả cho cay theo UTĐT và cho vay theo chỉ định) tăng 227 tỷ và bằng 118% so với năm 2005. Tổng dư nợ năm 2007 đạt 2008 tỷ( kể cả cho vay UT và cho vay theo chỉ định) tăng 511 tỷ và bằng 134.135 so với năm 2006. Có được kết quả đó chi nhánh đã thực hiện các biện pháp: + Nắm vững các định hướng phát triển, phát huy vai trò, vị thế của chi nhánh trên toàn địa bàn + Chi nhánh thường xuyên thực hiện công tác tiếp thị với phương châm lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, từ các tổ chức tín dụng khác để từ đó kịp thời điều chỉnh các thủ tục, lãi suất cho phù hợp với phương châm “ Cạnh tranh lành mạnh để đi lên” + Thường xuyên sàng lọc, phân loại khách hàng, xác định rủi ro trên từng lĩnh vực đầu tư trong từng ngành kinh tế. 2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ Bảng 2.4 Kết quả hoạt động dịch vụ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thu từ DVTT DVUTĐL DVBL DVNQ Năm 2005 1796 16.4 483 4.6 Năm 2006 1786 305.398 456.52 4.082 Năm 2007 3068 418.813 1061 10.187 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Biểu đồ 2.2 Kết quả hoạt động dịch vụ Đơn vị: Triệu Đồng Đây là hoạt động mà ngân hàng thực hiện theo yêu cầu của khách hàng nhằm tăng tiện tích cho các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp đồng thời đây cũng là loại hình hoạt động mang lại thu nhập cao và nâng cao tính cạnh tranh cho ngân hàng. Hoạt động dịch vụ của ngân hàng NN&PTNT Tây Hà Nội vẫn chủ yếu bao gồm hoạt động thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân quỹ. Tuy nhiên do là ngân hàng mới thành lập cách đây không lâu nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng vẫn còn nhỏ và chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng thu nhập của ngân hàng, Trong năm 2005 chi nhánh mới bắt đầu triển khai dịch vụ thẻ ATM. Cho đến thời điểm cuối năm 2005 đã có tới 1500 khách hàng sử dụng thẻ ATM của chi nhánh. Đến năm 2006 số người dùng thẻ ATM là 3600 người tăng 2100 khách hàng, tăng gần gấp đôi. Sang năm 2007 lượng khách hàng này là 8132 khách hàng nâng tổng doanh thu từ thẻ lên 246.723 tr dồng tăng 115 tr so với năm 2006. Trong năm 2007 chi nhánh đã thực hiện kết nối internetbanking nâng cao hiệu quả dịch vụ và tiện ích cho hoạt động thanh toán của mình. 2.1.2.4 Kết quả tài chính Trong những năm qua chi nhánh không ngừng mở rộng và nâng cao hoạt động của mình trên điạ bàn quận cũng như trên trên toàn thành phố. Ngân hàng cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Về kết quả thu nhập và chi phí của ngân hàng ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.5 Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Lương Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Tổng thu 206 232.206 280.589 26.206 12.70% 48.383 20.84% Thu lãi 202 228.968 272.571 26,96 13.3% 43.603 19.04% Thu dịch vụ 2.3 2.159 4.159 (0,14) (6.1) 2 92.60% Tổng chi 179 199.262 243.9 20.26 11.3 44.638 22.40% Chi lãi 152 162.213 175 10.21 6.70% 12.765 7.87% Trong đó: trả phí 2 3 5.01 (1) (50%) 2.01 67% Chi khác 25 37.049 68.922 12.04 48% 31.873 86.03% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005,2006, 2007 Nhận xét: Có thể nói hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ song vẫn còn có những khía cạnh cần phải khắc phục để có thể sánh với tầm vóc của NHNo&PTNT Việt Nam, để nâng cao sức cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của mình. Điều này thể hiện của thu nhập của ngân hàng trong thời gian qua: Năm 2006 tổng thu đạt 232 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 25 tỷ. Trong đó thu lãi 229 tỷ thu dịch vụ là 2.2 tỷ . Tổng chi là 199 tỷ tăng so với 31/12/2005 là 20 tỷ. Trong đó chi trả lãi là 162 tỷ chiếm 81% trong tổng chi phí. Năm 2007: Tổng thu: 281 tỷ, tăng so với 31/12/2006 là 48 tỷ trong đó thu lãi là 272 tỷ thu dịch vụ là 4.2 tỷ. Tổng chi 244 tỷ tăng so với 31/12/2007 là 45 tỷ trong đó chi trả lãi là 175 tỷ chiếm 72% trong tổng chi. Chênh lệch thu nhập chi phí là 30 tỷ giảm nhẹ so với năm 2006. Qua đây ta thấy hoạt động ngân hàng trong năm 2007 có suy giảm so với đầu năm. Mặc dù doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng nhiều hơn. Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng vẫn là thu từ hoạt động tín dụng, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ là không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng và chưa thực sự trở thành thế mạnh cảu chi nhánh. Những thay đổi về lợi nhuận đạt được của chi nhánh phần nào đã phản ánh tình hình hoạt động trên đây nhưng nó cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác như chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo ngân hàng trong từng thời kì. Với những thành quả đạt được hoạt động kinh doanh của chi nhánh nếu phát huy được những thế mạnh sẵn có và khắc phục được những hạn chế sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT Tây Hà Nội 2.2.1 Thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong thời gian qua 2.2.1.1 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế bao gồm: Cho vay cá nhân, hộ kinh doanh, Cho vay doanh nghiệp nhà nước, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay khác; đánh giá tình hình này của NHNo&PTNT Tây Hà Nội ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.6 Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2006/2005 Tăng/giảm 2007/2006 Tổng dư nợ 1270 1497 2008 227 17.87% 511 34.13% Dư nợ với hộ KD Lượng 133 141 188.35 8 6.02% 47.354 33.58% Tỷ trọng (%) 10.47 9.42 9.38 Dư nợ với DNNN Lượng 473 666 334 193 40.80% (332) (49.85%) Tỷ trọng (%) 37.24 44.49 17.00 Dư nợ với DNNQD Lượng 661 688 1353 27 4.08% 665 96.66% Tỷ trọng (%) 52.10 45.96 67.38 Cho vay khác Lưọng 3 2 132.45 (1) (33%) 130.45 6522.30% Tỷ trọng (%) 0.24 0.00 7.00 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Nhìn chung dư nợ của ngân hàng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, với nền kinh tế theo cơ chế thị trường và tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm ưu thế trong nền kinh tế là điều dễ hiểu và đây cũng là đối tượng chính mà các ngân hàng thường hướng tới. Dư nợ cho vay đối với thành phần này ở chi nhánh Tây Hà Nội tăng dần qua các năm cả về lượng và tỷ trọng. Dư nợ DNNQD năm 2006 chiếm 46% tổng dư nợ, Tính đến năm 2007 tăng lên đến 1352 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi. Dư dợ đối với DNNN năm 2006 là 666 tỷ chiếm 44,5 % tổng dư nợ, đến năm 2007 dư nợ cho vay đối với thành phần này giảm xuống chỉ còn 334 tỷ giảm xuống 49.45% so với năm 2006. Dư nợ cho vay đôí với hộ kinh doanh cũng tăng lên mạnh. Qua đây ta thấy có sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay của ngân hàng theo đó giảm dần tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước và tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần cũng như đối với hộ kinh doanh. Những con số này cho thấy chi nhánh đã đi đúng hướng, đúng đường lối, chính sách hỗ trợ DNVVN, DNNQD nhằm phát triển mô hình này trong mục tiêu đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước cũng như tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tình hình dư nợ theo thời gian của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Phân loại dư nợ theo thời gian bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn, dư nợ dài hạn. Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng trong thời gian qua. Trong năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 815 tỷ tăng 242 tỷ so với năm 2005 (chiếm 42.27 %) dư nợ trung và dài hạn chỉ có 682 tỷ chiếm 46% tổng dư nợ. Đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 1247 tỷ tăng so với năm 2006 là 433.987 tỷ và chiếm 62% tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn là 761 tỷ chiếm 38% tổng dư nợ. Bảng 2.7 Dư nợ theo thời gian của NHNo&PTNT Tây Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng/giảm 2006/2005 Tăng/giảm 2007/2006 Tổng dư nợ 1270 1497 2008 227 17.87% 511 34.13% Dư nợ NH Lượng 573 815.2 1247 242.2 42.3% 431.8 52.97% Tỷ trọng (%) 45.12 54.46 62.10 Dư nợ TH Lượng 444 296 453 (148) (33.3%) 157 53.04% Tỷ trọng (%) 34.96 19.77 23.00 Dư nợ DH Lượng 253 387 308 134 52.96% (79) 20.41% Tỷ trọng (%) 19.92 25.85 15.34 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Tây Hà Nội Qua trên ta thấy trong những năm qua cơ cấu nợ của ngân hàng vẫn còn mất cân đối, nguồn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu. Đặc điểm của nguồn này là thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro cho ngân hàng nhưng đồng thời nó không đem lại nguồn thu nhập lâu dài cho ngân hàng. Điều này có thể lý giải là do ngân hàng No&PTNT Tây Hà Nội là ngân hàng mới thành lập trên địa bàn do đó còn nhiều hạn chế và chưa có được những điều chỉnh hợp lý trong hoạt động của mình. Các dự án lớn đã được Hội đồng tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt + Dự án thuỷ điện Bắc Bình Hạn mức đầu tư: 100 tỷ Thực hiện đến 31/12/2007: 28.5 tỷ, thực hiện 28,5% dự án. + Dự án thuỷ điện Sê San 3A; Hạn mức đầu tư: 150 tỷ Dư nợ đến 31/12/2007: 123.4 tỷ, thực hiện 82% dự án + Dự án thuỷ điện Bắc Hà: Hạn mức đầu tư: 200 tỷ Thực hiện đến ngày 31/12/2007: 8.4 tỷ, thực hiện 4.2 % dự án. Dư nợ tín dụng theo hình thức Ngân hàng No&PTNT cũng như các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, ngoài hoạt động cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước còn thực hiện các nghiệp vụ như: Chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê. Tuy nhiên hoạt động tín dụng chủ yếu hiện nay vẫn là cho vay. Dư nợ chiết khấu và bảo lãnh đều chiếm tỷ trọng rất thấp trong hoạt động. Hoạt động cho thuê tài chính của ngân hàng cũng chưa phát triển. Ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau: Bảng 2.8 Dư nợ tín dụng theo hình thức Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng /giảm (%) Tăng/ giảm (%) Lượng Tỷ lệ (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3362.doc.doc
Tài liệu liên quan