Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch I-Ngân hàng công thương Việt Nam

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ

Lời mở đầu

Chương 1 cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1. hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1. khái niệm và đặc trưng tín dụng ngân hàng

1.1.1.1. khái niệm:

1.1.1.2. đặc trưng của hoạt động tín dụng ngân hàng

1.1.1.3. Các hình thức cho vay của NHTM

2/ Cho vay phân theo tính chất có đảm bảo và không có đảm bảo

a/. Cho vay có đảm bảo

b/. Cho vay không có đảm bảo :

3/. Cho vay theo thời gian

4/. Cho vay phân theo phương pháp hoàn trả :

1.1.1.4. hai nguyên tắc tín dụng cơ bản

1.2. Chất lượng tín dụng của NHTM

1.2.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng

1.2.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng NHTM

1.2.2.1. Chỉ tiêu định lượng.

1.2.2.1.1. Chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu.

1.2.2.1.2. Vòng quay vốn tín dụng

1.2.2.1.3. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

1.2.2.1.5.Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích

1.2.2.2. Chỉ tiêu định tính về chất lượng tín dụng

1.2.3. Sự cần thiết của nâng cao chất lượng tín dụng

1.2.3.1. Đối với Ngân hàng

1.2.3.2. Đối với phát triển kinh tế –xã hội:

1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

1.2.4.1. Những nhân tố khách quan.

1.2.4.2. Những nhân tố chủ quan.

Chương 2 thực trạng tín dụng tại sgdi- nhctvn

2.1. kháI quát về sgdi - nhctvn

2.1.1. quá trình hình thành và phát triển SGDI – NHCTVN.

2.1.2 Các phòng ban.

2.2.2. Tình hình đầu tư cho vay:

2.2.3. Các hoạt động khác:

2.3. Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2007

2.4. Thực trạng về chất lượng hoạt động tín dụng tại SGDI- NHCT VN trong vài năm gần đây

2.4.3. chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

1.4.4. Chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng vốn vay sai mục đích.

1.4.5. chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng.

2.5. đánh giá chất lượng tín dụng tại SGDI- NHCT VN:

2.5.1. Những kết quả đạt được.

2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân.

CHƯƠNG 3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SGDI – NHCT Việt Nam

3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của SGDI – NHCT VN

3.2 GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại SGDI- NHCT VN.

3.2.1. Nghiêm túc thực hiện quy trình tín dụng

3.2.2. Thực hiện tốt thu thập thông thin về khách hàng

3.2.3. Đa dạng hóa phương thức và hình thức cho vay

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ quá hạn

3.2.5. Nâng cao năng lực CBTD.

3.2.6. Thực hiện tốt chính sách khách hàng , chủ động tìm kiếm khách hàng

3.2.7. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường

3.2.8. Các giải pháp có liên quan

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt nam.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch I-Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường cơ sở vật chất như: mở rộng mạng lưới hoạt động, mua sắm phương tiện máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay thể hiện quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn chính chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Do vậy tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng phải dựa vào khả năng tăng trưởng nguồn vốn huy đông, cơ cấu nguồn vốn với lãi suất tương ứng, đó là mức giá phải trả cho “ chi phí đầu vào “ của Ngân hàng. Các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ Ngân hàng hiện đại, môi trường làm việc văn minh, lịch sự là yếu tố không thể thiếu và không ngừng đổi mới thì mới tạo điều kiện để Ngân hàng từng bước nâng cao chất lượng tín dụng. e/ Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Việc bố trí các nguồn lực (bao gồm mạng lưới hoạt động, con người, cơ sở vật chất và vốn) cho quá trình hoạt động kinh doanh có vai trò rất quan trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà chủ yếu là hiệu quả hoạt động tín dụng. Nếu có một cơ cấu tổ chức thích hợp sẽ khai thác tốt tiềm năng “vật chất” cả bên trong lẫn bên ngoài Ngân hàng. Phục vụ tốt nhu cầu về Ngân hàng đối với khách hàng. Ngược lại cơ cấu tổ chức Ngân hàng không hợp lý sẽ làm tiêu hao “vật chất”, gánh nặng về tài chính cho Ngân hàng do những tổn thất lớn từ những khoản nợ khó đòi, đầu tư không đúng đối tượng, đầu tư kém hiệu quả. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng cần được bố trí một cách khoa học trên cơ sở nghiên cứu thị trường, tránh phô trương hình thức không cần thiết, phảI kết hợp phong phú các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị – xã hội, bảo đảm duy trì và phát triển trong mối quan hệ tổng thể và hệ thống. Tóm lại: Khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại, ta thấy: Tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế – xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng Ngân hàng mà các nhân tố có ảnh hưởng khác nhau đến chẩt lượng tín dụng của mỗi Ngân hàng. Do đó cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng và biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và đồng bộ các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế của mỗi Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng. Chương 2 Thực trạng tín dụng tại Sở Giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam 2.1. Khái quát về Sở Giao dịch I - Ngân hàng Công thương VN. Sở Giao dịch I có trụ sở tại số 10 Lê Lai, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi tập trung các trung tâm kinh tế, thương mại phát triển, dân cư đông, trình độ dân trí cao, an ninh xã hội được bảo đảm. Là địa bàn có nhiều cơ quan Nhà nước như: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Bưu điện Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt nam và có nhiều NHTM… đặc biệt tập trung nhiều Công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính mạnh, nơi hoạt động kinh doanh thương mại phát triển. Kinh doanh trên địa bàn có nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều đối thủ cạnh tranh, Sở giao dịch I luôn khẳng định được vị thế của mình, luôn đổi mới để phát triển, có nhiều đóng góp quan trọng vào lộ trình đổi mới và phát triển kinh tế của Thủ đô cũng như của ngành ngân hàng. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển SGDI – NHCTVN. Thực hiện Nghị định 53 HĐBT ( 26/03/1988) của Hội đồng Bộ trưởng về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh doanh và hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp. Ngày 01/07/1988, Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở Vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Trung ương cùng với các phòng tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của 17 chi nhánh ngân hàng Nhà nước địa phương. Cùng với sự phát triển đổi mới của đất nước và ngành ngân hàng, ngân hàng Công thương Việt Nam ngày càng phát triển vững chắc và là một trong 5 NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam. Trong quá trinh xây dựng và phát triển NHCT Việt Nam đó góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, thực thi các chính sách tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Chi nhánh ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 198 NH-TCCB (07/1988) của Tổng giỏm đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 24/03/1993: Tổng giám đốc NHCT Việt Nam quyết định số 93 NHCT-TCCB chuyển các hoạt động tại hội sở chi nhánh ngân hàng Công thương Hà Nội thành Hội sở chính NHCT Việt Nam. 05/1995: Hội sở chính NHCT Việt Nam đổi tên thành Sở giao dịch I – NHCTVN 30/12/1998: Sở giao dịch I – NHCT Việt Nam tách khỏi trụ sở chính NHCT Việt Nam hoạt động như một đơn vị thành viên trong hệ thống NHCT Việt Nam, theo quyết định số 134 của Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam. 20/10/2003: Mô hình tổ chức của Sở giao dịch I được đổi mới theo dự án hiện đại hoá ngân hàng do ngân hàng Thế giới tài trợ. Theo đó máy tổ chức không ngừng được củng cố, hoàn thiện. Ban lãnh đạo gồm 5 đồng chí trong ban giám đốc và một chủ tịch Công đoàn chuyên trách. Về mạng lưới gồm 11 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch, 8 quỹ tiết kiệm. Tổng số CBNV cú 285 người, trong đó 75% có trình độ Đại học, 18 đ/c là Thạc sỹ kinh tế Vai trò của SGDI – NHCTVN. - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. - Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các hình thức huy động vốn khác phục vụ quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tỏ chức kinh tế, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước và quy định của NHCT VN. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ có giá khác. - Thực hiện thanh toán quốc tế như: thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối… - Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ: bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng; đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán một cách chính xác, kịp thời. - Thực hiện các nghiệp vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn, các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. - Theo dõi, kiểm tra kho ấn chỉ của NHCT VN, đảm bảo xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh NHCT phía Bắc. - Thực hiện một số các nghiệp vụ khác do NHCT VN giao. 2.1.2 Các phòng ban. a/ p hòng khách hàng 1 ( doanh nghiệp lớn ) b/ phòng khách hàng 2 ( doanh nghiệp vừa và nhỏ ) c/ phòng khách hàng cá nhân d/ phòng quản lý rủi ro e/ Phòng kế toán giao dịch f/ Phòng kế toán tài chính g/ Phòng tiền tệ kho quỹ h/ Phòng kế toán tài chính i/ Phòng thông tin điện toán k/ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu l/ Phòng tổ chức hành chính. m/ phòng tổ chức hành chính. 2.2. Tình hình hoạt động của SGDI- NHCT VN trong những năm gần đây. 2.2.1. Tình hình huy động vốn. Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh của Ngân hàng. Hoạt động này thu hút toàn bộ lượng vốn nhàn rỗi của nền kinh tế vào Ngân hàng nhờ đó mà Ngân hàng có thể thực hiện được các hoạt động khác, đặc biệt là cho vay. Bởi vì hoạt động thực chất của Ngân hàng là đi vay để cho vay. Tình hình huy động vốn của Sở Giao dịch I – NHCT VN Đơn vị: Tỷ VND TG CT 2005 2006 2007 Số tiền 05/04(%) Số tiền 06/05(%) Số tiền 07/06(%) Tổng NV 16.071 114% 17.448 109% 16.718 96% I. Phân loại theo đối tượng TG DN 10.399 105% 9.859 94,8% 12.735 129% Tỷ trọng 64,70% 56,50% 76,2% TG TK 3.220 94,7% 3.370 105% 2.736 70,5% Tỷ trọng 20,03 19,31 16,36% CTCG 688 - 620 90,11% 676 109% Tỷ trọng 4,28% 3,55% 4,04% TGK 1.764 3.599 571 Tỷ trọng 10,99% 20,64% 3,4% II.Phân loại theo tiền gủi. VND 13.709 115% 14.953 108% 14.270 95,4% Tỷ trọng 85,3% 85,70% 85,4 NT 2.362 114% 2.495 106% 2.448 98% Tỷ trọng 14,7% 14,30% 14,6% III. Phân loại theo kỳ hạn. KKH 9.231 109% 3.369 0.36% 4.414 131% Tỷ trọng 57,43 19,30 26,40 CKH 6.840 122% 14.079 206% 12.304 87.4% Tỷ trọng 42,57 80,70 73,60 Đến 31/12/2006, nguồn vốn huy động đạt tỷ đồng, tăng 1.377 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 8,5%, xấp xỉ đạt kế hoạch được giao năm 2006. Trong đó: - Nguồn VND đạt 14.953 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,7%, tăng 1.244 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 9%. - Ngoại tệ quy VND đạt 2.495 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,3%, tăng 133 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 5,6%. - Tiền gửi doanh nghiệp đạt 9.859 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,5%, giảm 540 tỷ đồng (-5,2%) so với năm 2005. - Tiền gửi tiết kiệm đạt 3.370 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,3%, tăng 150 tỷ đồng, tốc độ tăng 4,6% so với năm 2005. - Tiền gửi khác (Công cụ nợ + tiền gửi TCTD + tiền gửi tổ chức khác) đạt 4.219 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,2%. Để giữ vững và tăng cường huy động vốn, Sở giao dịch I đó chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như: Áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang linh hoạt theo số tiền và kỳ hạn gửi tiền; triển khai đầy đủ các sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; mở rộng đối tượng huy động vốn là TCTD phi NH; TCKT khác; các quỹ công đoàn...Triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mại; Chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng...Kết quả, Sở giao dịch I đó duy trì được nguồn vốn ổn định và tăng trưởng, tiếp tục giữ vững là đơn vị có nguồn vốn huy động lớn nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, đáp ứng đủ vốn cho thanh toán và đầu tư phát triển của mọi đối tượng khách hàng. Đến 31/12/2007, nguồn vốn huy động đạt 16.718 tỷ đồng, đạt 95% kế hoặc huy động vốn của năm 2007. Trong đó: - Nguồn VND đạt 14.170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,4%, giảm 683 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 4,5%. - Ngoại tệ quy VND đạt 2.448 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,6%, giảm 47 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ giảm 1,9 %. - Tiền gửi doanh nghiệp đạt 17.735 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76.2%, tăng 2.876 tỷ đồng (29%) so với năm 2006. - Tiền gửi tiết kiệm đạt 3.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,4%, giảm 578 tỷ đồng, tốc độ giảm 14,5% so với năm 2006. - Tiền gửi khác (Công cụ nợ + tiền gửi TCTD + tiền gửi tổ chức khác) đạt 571 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3, 4%. Năm 2007, việc huy động vốn của Sở giao dịch I gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh huy động vốn giữa các NH ngày càng gay gắt với việc mở rộng màng lưới hoạt động; Các ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất huy động vốn của NHCT Việt nam luôn duy trì thấp hơn. Đặc biệt là trong năm qua, các doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn tại Sở I thực hiện gửi tiền có kỳ hạn theo lãi suất đấu thầu cạnh tranh đã làm lãi suất bình quân đầu vào tăng lên nhiều so với các năm trước (+0, 13%) ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I. 2.2.2. Tình hình đầu tư cho vay: Song song với việc hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn bao gồm nhiều hình thức nhưng chủ yếu là cho vay và bảo lãnh. Tình hình sử dụng vốn của Sở Giao dịch I – NHCT VN. Đơn vị: Tỷ đồng TG CT 2005 2006 2007 Số tiền 05/04(%) Số tiền 06/05(%) Sô tiền 07/06(%) Tổng 1.889 108% 1.906 101% 2.902 152% I. Phân loại theo thời hạn NH 675 119% 653 96.74% 809 124% Tỷ trọng 35.75 % 34.26% 27.87% T&DH 1.214 107% 1.253 103% 2.093 167% Tỷ trọng 64.27% 65.74% 72.12% Đến 31/12/2007, dư nợ đầu tư và cho vay đạt 4.499 tỷ đồng, tăng 560 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng 14% so với năm 2006. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng (-0,4%) so với năm 2006, đạt 90% kế hoạch NHCT Việt nam giao. Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế như sau: - Dư nợ VND đạt 1.907 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,7% trong tổng dư nợ, tăng 18 tỷ đồng so với năm 2006, đạt 88% kế hoạch được giao. - Dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,3% trong tổng dư nợ, giảm 29 tỷ đồng so với năm 2006, đạt 91,6% kế hoạch được giao. - Dư nợ ngắn hạn đạt 896 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,2% trong tổng dư nợ, giảm 92 tỷ đồng so với năm 2006. - Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.881 tỷ đồng, chiếm trọng 67,8% trong tổng dư nợ, tăng 81 tỷ đồng so với năm 2006. - Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.082 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75%, tăng nhẹ so với năm 2006. - Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 695 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ, không tăng so với năm 2006. Công tác cho vay được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng...nhằm đa dạng hóa khách hàng theo hướng chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông…các khoản vay đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế. Sở giao dịch I được NHCT Việt Nam chọn làm ngân hàng đầu mối giải ngân dự án Vệ tinh VINASAT của Tập đoàn BCVT Việt Nam, với số tiền 164 triệu USD. Trong đó, NHCT Việt nam tham gia 86 triệu USD, dự án đó ký hợp đồng tín dụng, việc giải ngân thực hiện trong năm 2007. Trong năm qua, do tích cực làm tốt công tác tiếp thị, Sở giao dịch I đã có thêm 200 khách hàng vay mới, với dư nợ tăng lên trên 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, dư nợ cuối năm có giảm so với kế hoạch là do: - Một số Tổng công ty trả nợ Ngân hàng theo kế hoạch chưa vay lại như Tập đoàn BCVTVN giảm dư nợ trên 100 tỷ đồng; Công ty FPT giảm dư nợ 70 tỷ đồng. - Nhiều doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa, hoạt động kinh doanh có hiệu quả đó tận dụng vốn tự có để kinh doanh, không vay vốn ngân hàng. Ngoài duy trì quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn, Sở giao dịch I luôn chú trọng đầu tư đối với các DNV&N, cho vay tiêu dùng, là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, an toàn hơn, mà cũng phát triển được các loại hình dịch vụ, gúp phần làm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cho vay đối với các DNV&N chưa đạt được tốc độ tăng trưởng là do: Các DNV&N thường cú quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu ít lại thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Trong khi cơ chế cho vay của ngân hàng yêu cầu DN phải có hệ số tự tài trợ trên 15% để đảm bảo an toàn vốn, do vậy Sở giao dịch I rất khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay đối với thành phần này. Đến 31/12/2007, dư nợ đầu tư và cho vay đạt 4.359 tỷ đồng, giảm 140 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006, đạt 87,5 % kế hoặc của năm 2007. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.902 tỷ đồng, tăng 324 tỷ đồng (+11,7%) so với năm 2006, đạt 97% kế hoạch NHCT Việt nam giao. Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế như sau: - Dư nợ trung và dài hạn đạt 2.093 tỷ đồng, chiếm trọng 67,5% trong tổng dư nợ, tăng 212 tỷ đồng so với năm 2006. - Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.341 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,5%, tăng 260 (12,5%) tỷ đồng so với năm 2006. - Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 760 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,5% trong tổng dư nợ, tăng 65 tỷ đồng ( 9,3%) so với năm 2006. - Dư nợ VND đạt 1.958 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63% trong tổng dư nợ, tăng 52 tỷ đồng so với năm 2006, đạt 93,2% kế hoạch được giao. - Dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 1.143 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37% trong tổng dư nợ, tăng 272 tỷ đồng so với năm 2006, vượt 3,9% so với kế hoạch được giao. - Dư nợ ngắn hạn đạt 1.008 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,5% trong tổng dư nợ, tăng 112 tỷ đồng so với năm 2006. Công tác cho vay được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng...nhằm đa dạng hóa khách hàng theo hướng chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông…các khoản vay đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế. Sở giao dịch I được NHCT Việt Nam chọn làm ngân hàng đầu mối giải ngân dự án Vệ tinh VINASAT của Tập đoàn BCVT Việt Nam, với số tiền 164 triệu USD. Trong đó, NHCT Việt nam tham gia 86 triệu USD, dự án đã ký hợp đồng tín dụng, việc giải ngân đã được thực hiện trong năm 2007. Trong năm qua, do tích cực làm tốt công tác tiếp thị, Sở giao dịch I đã có thêm 200 khách hàng vay mới, với dư nợ tăng lên trên 100 tỷ đồng. Chất lượng tín dụng: Nhờ làm tốt thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nợ quá hạn đến 31/12/2006 chỉ có 1 tỷ 470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,05% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Năm 2007 Nhờ làm tốt thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay, nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nợ quá hạn đến 31/12/2007 chỉ có 1 tỷ 500 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,05% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Thu hồi nợ tồn đọng: Việc giải quyết thu hồi nợ đọng (đó hạch toán ngoại bảng) trong năm qua gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết các khoản nợ đều phát sinh từ nhiều năm trước, các đơn vị có nợ đọng hoạt động cầm chừng, nguồn thu rất ít; có đơn vị đó cam kết trả nợ nhưng không thực hiện, Sở giao dịch I luôn tích cực bám sát, đôn đốc và đó thu hồi được 1 tỷ 200 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ đọng cả năm chưa đạt kế hoạch NHCT Việt Nam giao. 2.2.3. Các hoạt động khác: a/ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2007 đạt 198 triệu USD, tăng 5% so với năm 2006. Trong đó: L/C nhập đạt 861 món, tăng 6% về số món. Nhờ thu nhập thông báo 437 món, tăng 37% về số món và 30% giá trị. Bảo lãnh trong nước phát hành 736 món, trị giá 171,4 tỷ đồng, tăng 5,6% về số món và 40% giá trị. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ khá thuận lợi, tỷ giá ngoại tệ chỉ tăng 0,9% so với năm 2006. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 453 triệu USD, không tăng so với năm trước, do từ tháng 2/2006 NHCT Việt Nam yêu cầu ngừng giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên NH. Sở giao dịch I ngoài mua ngoại tệ từ NHCT Việt nam, đó tăng cường mua từ doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Các hoạt động khác như giải ngân dự án ODA, WB đều thực hiện tốt. Các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ được củng cố, chấn chỉnh, đảm bảo kinh doanh an toàn, có hiệu b/ Hoạt động thanh toán: Với sự phát triển khá toàn diện của các mặt hoạt động kinh doanh với công nghệ ngày càng được hoàn thiện. Hoạt động kế toán không chỉ hoàn thành khối lượng công việc lớn của mình, mà còn thực hiện tốt vai trò " đầu mối thanh toán bắc cầu" cho một số chi nhánh NHCT trong cả nước và các ngân hàng khác hệ thống. Doanh số thanh toán cả năm lờn tới 590 ngàn tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2006 trong đó doanh số thanh toán chuyển khoản luôn chiếm trên 97%, song đều được xử lý, hạch toán cập nhật, kịp thời, chính xác. Các hoạt động thanh toán thẻ, séc du lịch, chi kiều hối, thanh toán TTR đều tăng trưởng mạnh so với năm 2006. Nhờ làm tốt công tác thanh toán nên trong năm đó có 570 khách hàng là tổ chức và cá nhân mở tài khoản giao dịch. Đến nay đó có 8892 khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế gửi tiền, vay tiền và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hơn 75 ngàn khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại Sở giao dịch I. Hoạt động kế toán còn làm tốt nhiệm vụ đầu mối thu thập thông tin, giúp Ban lãnh đạo kịp thời điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là đối với công tác huy động vốn. 2.3. Mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2008 Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2007, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp kinh doanh của NHCT Việt Nam, Sở giao dịch I đề ra các mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2008 như sau : 2.3.1 .CÁC MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 1. Nguồn vốn huy động tăng 5 -7% so với năm 2007 (Tăng 1.200 tỷ đồng) 2. Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 10- 15%, đạt 3.100 tỷ đồng (cho vay Dự án Vinasat) Trong đó: - Dư nợ DNNN: 70% - Dư nợ có tài sản đảm bảo: 45% 3. Lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt 350 tỷ đồng. 4.Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%. 5.Thu phí dịch vụ tăng 15 - 20%, đạt 17 tỷ đồng. 6.Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro: Theo số NHCT Việt Nam giao. 2.3.1. NHIỆM VỤ KINH DOANH NĂM 2008 1. Về nguồn vốn: Theo dõi sát thị trường, tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư. vận dụng chính sách lãi suất và chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng; duy trì ổn định khách hàng tiền gửi truyền thống. Chú trọng khai thác nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, chính trị, đoàn thể xã hội, tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới, tạo được cơ cấu nguồn vốn cân đối, ổn định. Làm tốt công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng kể cả doanh nghiệp và dân cư có nguồn tiền gửi lớn để đàm phán giữ nguồn khi đến hạn. Tiếp tục đưa ra nhiều hình thức khuyến mại mới (quà tặng; lãi suất) phù hợp và hấp dẫn khách hàng gửi tiền. Đặc biệt phải quan tâm việc cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ khách hàng văn minh doanh nghiệp. 2. Hoạt động tín dụng: Định hướng cơ bản là tăng trưởng tín dụng phải tuyệt đối an toàn với cơ cấu tín dụng cân đối, hiệu quả, bền vững. Do đó, cần tập trung vào một số nội dung sau: + Tăng cường nắm bắt thông tin nhiều chiều về khách hàng, nhất là khách hàng có dư nợ lớn, có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra. + Rà soát lại toàn bộ khách hàng đang có dư nợ tín dụng, phân tích, đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng để có hướng đầu tư đúng, đảm bảo an toàn vốn. Đối với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, công nợ nhiều, kinh doanh thua lỗ thì giảm dần dư nợ tiến tới chấm dứt quan hệ tín dụng. Tiếp tục áp dụng các biện pháp cần thiết để tận thu các khoản nợ khó đòi. + Tích cực tìm kiếm, tiếp cận khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, lựa chọn các dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả cao, nguồn trả nợ chắc chắn để cho vay, đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng, an toàn và hiệu quả. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ cho vay các DNV&N, doanh nghiệp tư nhân, cá thể có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh, nhằm tích cực chuyển cơ cấu dư nợ. + Cán bộ tín dụng cần nâng cao năng lực phân tích những diễn biến của kinh tế thị trường để có chiến lược đầu tư đúng hướng. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro. Có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt việc thẩm định và quyết định cho vay. Tính toán, xác định đúng kỳ hạn trả nợ, trả lãi vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh, theo dõi kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, tuyệt đối không để phát sinh nợ quá hạn. + Tăng cường tự kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động, đảm bảo an toàn tài sản của cả Ngân hàng và khách hàng. 3. Hoạt động phát triển dịch vụ: Đánh giá toàn diện và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ hiện có, đẩy mạnh cung cấp các loại hình dịch vụ đến các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Tiếp tục triển khai mạnh các dịch vụ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng nhằm tăng cường thu phí dịch vụ như: Dịch vụ chuyển tiền nhanh, Internet banking, cho vay du học. Tiếp tục đề nghị NHCT Việt Nam đẩy nhanh việc nhập két sắt để cho thuê với số lượng khách hàng lớn. Phối hợp chặt chẽ với các trường Đại học và các đơn vị có quan hệ giao dịch để phát triển thẻ ATM, VISACARD, MASTERCARD. Năm 2008, thực hiện thành công việc nối mạng thanh toán nội bộ với NHPT Việt Nam. Tiếp tục tìm thuê địa điểm để mở thêm điểm giao dịch mẫu, thu hút khách hàng mới. 4. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng: Xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng thiết thực và phải gắn quyền lợi vật chất với các mục tiêu thi đua, để thi đua thực sự là động lực khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ, là nơi để cán bộ thể hiện tài năng, trách nhiệm của mình đối với cơ quan. Thường xuyên phát động các phong trào thi đua gắn với mục tiêu phát triển HĐKD trong từng giai đoạn. 5. Đổi mới cơ chế tiền lương kinh doanh: Đây là vấn đề nhạy cảm luôn được người lao động quan tâm, không đơn thuần là quyền lợi vật chất mà quan trọng hơn là sự ghi nhận, đánh giá đúng đắn của tập thể đối với sự đóng góp của người lao động. Do đó, việc áp dụng cơ chế lương kinh doanh của NHCT Việt Nam phải thật sự gắn liền với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của từng phòng và từng người lao động, qua đó có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả chi nhánh. 6. Công tác tổ chức cán bộ: Căn cứ mô hình tổ chức mới của NHCT, sắp xếp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ theo từng chuyên đề, đặc biệt đào tạo cán bộ giỏi, chuyên sâu ở những nghiệp vụ mới; chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức kinh tế thị trường…chú trọng xây dựng phong cách văn hoá giao dịch, đề cao lề lối làm việc có kỷ cương, kỷ luật trong toàn cơ quan. 7. Hoạt động đoàn thể: Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn thể trong chỉ đạo thực hiện mọi nhiệm vụ kinh doanh. Duy trì các hoạt động văn nghệ thể thao, các hoạt động từ thiện để nâng cao thể chất,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33352.doc
Tài liệu liên quan