MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I : Những vấn đề chung về tín dụng và chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu. 3
1.1. Tín dụng ngân hàng 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 4
1.2 Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 6
1.2.1 Khái niệm tín dụng tài trợ XNK của ngân hàng 6
1.2.2 Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế 7
1.2.3 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 8
1.2.4. Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 9
1.2.5. Những rủi ro trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại 14
1.3. Chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu 16
1.3.1. Khái niệm 16
1.3.2 Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng 17
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 18
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 20
Chương2: Thực trạng về chất lượng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội. 24
2.1 Khái quát chung về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu và ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội. 24
2.1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 24
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng .26
2.1.3 Các dịch vụ của ngân hàng 26
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 27
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng TMCP XNK chi nhánh Hà Nội. 33
2.2.1.Quy trình tín dụng tài trợ XNK .33
2.2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tài trợ XNK tại Eximbank chi nhánh Hà Nội 34
2.2.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK theo các chỉ tiêu phản ánh quy mô 34
2.2.2.2. Phân tích chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK.43
2.3 Đánh giá về chất lượng tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng 43
2.3.1 Kết quả đạt được 43
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 45
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 48
3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội trong những năm tới. 48
3.1.1 Định hướng chung 48
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng 50
3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội. 51
3.2.1. Nâng cao khả năng tài chính của chi nhánh 51
3.2.2. Mở rộng mạng lưới khách hàng và đa dạng các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu. 52
3.2.3 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và ứng dụng Marketing hiệu quả. 53
3.2.4 Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên 55
3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng 59
3.2.6.Các biện pháp phòng ngừa rủi ro và hạn chế nợ quá hạn 57
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Eximbank Chi nhánh Hà Nội. 59
3.3.1 Kiến nghị đối với Eximbank Việt Nam 59
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước và cơ quan ban ngành có liên quan. 59
KẾT LUẬN 61
52 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3118 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu. Vì vậy, sự hiểu biết về pháp luật và các tập quán thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng.
Chương2:
Thực trạng về chất lượng tài trợ xuất nhập khẩu tại
ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội.
2.1. Khái quát chung về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu và ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 8.800 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới.
Chi nhánh Hà Nội của Eximbank được thành lập theo quyết định số195/EIB/VP ngày 10/08/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHTMCP XNK Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản số 002/GCT ngày 22/9/1992 theo giấy phép đặt văn phòng chi nhánh số 0503/GP.UB của UBND TP Hà Nội. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/11/1992, địa điểm hiện tại ở 19 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ngoài ra Eximbank Hà Nội còn có các chi nhánh khác ở Hà Nội là Chi nhánh Láng Hạ, Long Biên và Hai Bà Trưng.
Tuy hoạt động độc lập nhưng Eximbank Hà Nội vẫn là một chi nhánh của hộ sở vì vậy nó vẫn thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình:
Thực hiện đầy đủ các quy định, chỉ thị của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Eximbank Việt Nam.
Chấp hành thống nhất các quy tắc về nghiệp vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối…và chế độ hạch toán kế toán.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Eximbank chi nhánh Hà Nội
Để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Sau gần 20 năm thành lảp và hoạt động, cơ cấu tổ chức của chi nhánh Eximbank Hà Nội đã có nhiều thay đổi để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Được sự tín nhiệm của Hội đồng quản trị và cổ đông, tập thể lãnh đạo cùng hơn 100 cán bộ công nhân viên của Eximbank chi nhánh Hà Nội đã phát huy sức mạnh và ngày càng khẳng định vị thế của mình là chi nhánh lớn nhất của Eximbank trên địa bàn Hà Nội.
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank chi nhánh Hà Nội
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
P. Hành chính
nhân sự
P. Tín dụng
P. Thanh toán
quốc tế
P. Giao dịch
P. Kinh doanh
tổng hợp
P. Ngân quỹ
P.Kế toán
2.1.3 Các dịch vụ của ngân hàng
Ban đầu nhiệm vụ chủ yếu của Eximbank Hà Nội là đầu tư phục vụ sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu ở các tỉnh phía Bắc, sau đó chi nhánh đã mở ra thêm nhiều hoạt động khác như :
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay đồng tài trợ, cho vay thấu chi, cho vay sinh hoạt, tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
- Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Séc.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
-Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home-Banking; Telephone-Banking.
Các dịch vụ khác: thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Trong năm 2007 và 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hàng loạt định chế tài chính sụp đổ, đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập nên không tránh khỏi những tác động. Từ những ảnh hưởng bên ngoài cùng với những vấn đề nội tại đã làm cho kinh tế trong nước gặp rất nhiều khó khăn.
Tiếp nối lạm phát từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, cùng với ảnh hưởng của giá xăng dầu đã làm chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao ( từ tháng 10/2008 so với tháng 12/ 2007 CPI tăng 21,87%). Lãi suất tại các ngân hàng cũng bị đẩy lên theo lạm phát, xảy ra hiện tượng đầu cơ và cơn sốt giá lương thực…trước tình hình đó để đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững chính phủ đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Sử dụng đồng bộ quyết liệt các giải pháp thắt chặt tiền tệ. Đến cuối năm 2008 sản xuất kinh doanh đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán suy giảm…trước diễn biến mới của nền kinh tế các nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế như hỗ trợ lãi suất, giảm thuế, cải cách thủ tục xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kích cầu đầu tư và tiêu dùng.
Nhìn chung trong hai năm vừa qua diễn biến kinh tế phức tạp khó lường. Tuy nhiên Eximbank nói chung và chi nhánh Eximbank Hà Nội vẫn duy trì được sự ổn định, tăng trưởng và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn và khả năng thanh khoản.
Hoạt động huy động vốn
Trong năm 2008 để thích ứng với thị trường, chi nhánh Eximbank Hà Nội đã áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. Đồng thời đa dạng các sản phẩm huy động vốn như: tiết kiệm và tiền gửi qua đêm, tiền gửi tiết kiệm tự động điều chỉnh lãi suất, tiền gửi theo kì hạn tự chọn… tổ chức các chương trình gửi tiền tiết kiệm dự thưởng như “Đón xuân sang, hái lộc vàng”, “Vui hè nhộn nhịp, du lịch rộn ràng”, “Gửi USD – vàng nhận ngay quà tặng”…từ đó nguồn vốn huy động của Eximbank vẫn giữ được ổn và tăng trưởng.
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Eximbank Hà Nội
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Tổng nguồn vốn
1.501,26
1.730,29
2.129,31
2.368,02
Vốn huy động
1.421,78
1.663,01
2.083,75
2.302,02
Tăng vốn huy động so với năm trước
17%
25,3%
10,5%
(nguồn : phòng tín dụng Eximbank Hà Nội)
Tổng nguồn vốn của chi nhánh Eximbank Hà Nội năm 2009 đạt trên 2000 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2008 và 36,9% so với năm 2006. Nguồn vốn của Eximbank Việt Nam chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và nguồn đi vay của các tổ chức tín dụng khác.
Mặc dù năm 2009 tình hình kinh tế đã ổn định hơn nhưng tác động của những năm trước vẫn gây không ít khó khăn đối với các ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng Eximbank nói riêng. Có được thành quả như trên là nhờ ngân hàng đã sử dụng đồng bộ, linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với diễn biến thị trường trong từng giai đoạn.
Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 2.3. Hoạt động sử dụng vốn của Eximbank Hà Nội
(Đơn vị : Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
% tăng giảm
Tổng tài sản có
1.730,29
2.029,31
2.368,02
+16,69
Tồn quỹ
97,14
72,40
43,50
+40,00
Tiền gửi NHNN và TCTD
688,30
354,20
503,87
+42,25
Chứng khoán đầu tư
146
100
95
-5,00
Dư nợ cho vay
-Trong hạn
-Quá hạn
763,54
750,60
12,94
1360,94
1299,88
48.35
1697,64
1689,31
36.72
+71,69
+29,96
-24,68
Dự phòng rủi ro
2,26
4,48
7,98
+78,12
TSCĐ
15,47
18,11
20,03
+10,06
Sử dụng khác
17,5
19,18
19,8
+3,23
(nguồn : phòng kinh doanh tổng hợp chi nhánh Eximbank Hà Nội)
Tổng tài sản có của ngân hàng tăng trưởng đều đặn trong 3 năm qua trung bình tăng gần 18% mỗi năm. Tồn quỹ giảm xuống chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng tín dụng, năm 2009 tồn quỹ giảm 40%. Các loại chứng khoán đầu tư cũng sụt giảm năm 2008 giảm 31,5% điều này hợp lý vì trong giai đoạn này thị trường chứng khoán suy giảm mạnh do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vì vậy ngân hàng cũng phải thận trọng với các khoản đầu tư của mình để phòng ngừa rủi ro. Cho vay là khoản mục chiếm phần lớn tài sản của ngân hàng, chiếm hơn 70% tuy nhiên các khoản mục nợ trong hạn chiếm phần lớn, năm 2007 là 98,3% đến năm 2009 nợ trong hạn chiếm 99,5%. Các khoản nợ quá hạn ngày càng giảm, chứng tỏ công tác quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, cho vay đúng đối tượng khách hàng đảm bảo khả năng chi trả cao.
Hoạt động thanh toán quốc tế
Với bề dày kinh nghiệm chuyên môn, đồng thời không ngừng đa dạng sản phẩm, dịch vụ góp phần tạo nên thê mạnh của Eximbank trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, điều này đã được kiểm chứng trong suốt 19 năm hoạt động được nhiều tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới công nhận:
Tháng 2/2008, Eximbank được Wachovia Bank N.A New York trao tặng bằng khen về Thanh toán Quốc Tế Xuất Sắc. Đây là giải thưởng nhằm ghi nhận và đánh giá cao quá trình xử lý nghiệp vụ thanh toán tự động nhanh chóng, chuẩn xác và chuyên nghiệp trong dịch vụ điện thanh toán quốc tế.
Tháng 5/2007, Eximbank nhận được bằng chứng nhận do Ngân hàng HSBC trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế (chất lượng dịch vụ tốt nhất trong lĩnh vực thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán viễn thông liên Ngân hàng)
Tháng 1/2007, đã vinh dự được nhận bằng khen do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng về chất lượng dịch vụ điện thanh toán quốc tế
Các hoạt động dịch vụ khác
- Hoạt động kinh doanh thẻ: trong những năm gần đây thị trường thẻ của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh thẻ của Eximbank Hà Nội có tốc độ phát triển nhanh chóng. Năm 2008 doanh số thẻ là 1.39 triệu USD. Phát hành 617 thẻ quốc tế và 1721 thẻ nội địa, năm 2009 số lượng thẻ phát hành đã tăng trên 30%. Ngoài việc nâng cấp và tăng cường năng lực của hệ thống, trang bị thêm máy ATM và mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ. Eximbank còn hướng đến các sản phẩm công nghệ cao như phát hành thẻ trên nền tảng công nghệ chíp, triển khai công nghệ thanh toán quốc tế và công cụ thanh toán trên mạng Internet nhằm thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ : Eximbank Hà Nội là ngân hàng TMCP đầu tiên trên địa bàn về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, là một trong số ít ngân hàng được phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ phái sinh giữa các ngoại tệ cũng như nghiệp vụ mua bán ngoại tệ theo giá thỏa thuận, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng với tốc độ khá cao từ 25- 30%/ năm.
Đánh giá chung
Điểm mạnh
Về năng lực tài chính: là chi nhánh lớn nhất của Eximbank trên địa bàn Hà Nội, là chi nhánh có vốn điều lệ lớn nhất. Thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đầu tư nhiều hơn vào phát triển sản phẩm mới. Chi nhánh hoạt động rất năng động, nhạy bến trước thay đổi của nền kinh tế.
Mạng lưới trong nước và quốc tế : hiện nay ngân hàng có 4 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội, thiết lập mối quan hệ đại lý với nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Các hợp tác liên minh chiến lược này là nền tảng của Eximbank nâng cao sức cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững.
Sản phẩm dịch vụ: có thế mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tốt cho hoạt động của doanh nghiệp như thanh toán quốc tế, sản phẩm phái sinh, chính sách khách hàng linh hoạt.
Điểm yếu
Số vốn còn ít ỏi so với các ngân hàng TMQD hạn chế trong hoạt động cho vay, bảo lãnh, đầu tư. Mạng lưới của chi nhánh còn ít do đó khó tiếp cận với khách hàng để triển khai rộng khắp các dịch vụ và sản phẩm, đặc biệt các khu vực xa địa bàn Hà Nội
Công nghệ: nền tảng công nghệ và hạ tầng cơ sở của ngân hàng cần được nâng cấp thêm để đáp ứng yêu cầu của hội nhập
Cơ hội
Tiếp cận với các ngân hàng hiện đại: là NHTMCP đầu tiên được chọn tham gia vào dự án “Hệ thống thanh toán và hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam”, chi nhánh Eximbank Hà nội có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại như: quản lý rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự…
Đa dạng hóa sản phẩm dịch: tiếp cận với các sản phẩm tài chính hiện đại trên thế giới. Thị trường cho hoạt động ngân hàng nói chung và thị trường xuất nhập khẩu nói riêng ngày càng phát triển, đây là cơ hội để ngân hàng phát huy thế mạnh của mình, đặc biệt là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu.
Thách thức
Áp lực cạnh tranh từ hội nhập: cùng với tiến trình mở cửa của thị trường tài chính tiền tệ, ngân hàng sẽ chịu sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế về vốn và công nghệ.
Sản phẩm dịch vụ thay thế: sự phát triển của thị trường vốn là nhân tố tiềm tàng ảnh hưởng tới nhu cầu của các cá nhân tổ chức về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tài trợ XNK tại ngân hàng TMCP XNK chi nhánh Hà Nội.
2.2.1. Quy trình tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
Eximbank Chi nhánh Hà Nội không ngừng tìm kiếm các phương thức tài trợ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, các dịch vụ trọn gói Xuất nhập khẩu đem lại cho khách hàng sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cạnh tranh nhất.
Ngân hàng xây dựng quy trình tín dụng chung cho toàn bộ chi nhánh bao gồm các bước :
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
Điều tra thu thập thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
Kiểm tra xác minh thông tin
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định phương án vay, dự án đầu tư
Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
Xác định phương thức và nhu cầu cho vay
Phê duyệt khoản vay, kí kết hợp đồng liên quan và giải ngân
Kiểm tra giám sát khoản vay
Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh
Thanh lý hợp đồng tín dụng và giải tỏa tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó ngân hàng xây dựng quy trình riêng cho từng hoạt động tín dụng cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay một cách linh hoạt, nhanh chóng.
Nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp XNK được nhanh chóng, thuận tiện Eximbank Hà Nội đưa ra các sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
Chương trình tài trợ XNK 1:
- Khách hàng được tài trợ với lãi suất thấp
- Phương thức thanh toán đa dạng
- Tài trợ linh hoạt từ khi mua nguyên vật liệu để sản xuất đến khi nhận được tiền thanh toán từ bên mua hàng
-Khách hàng có thể vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo
Chương trình tài trợ XNK 2:
- Lãi suất vay ưu đãi
-Khách hàng có thể trực tiếp thương lượng giá bán USD
- Nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động, tăng vòng quay sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tài trợ XNK tại Eximbank chi nhánh Hà Nội
2.2.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng tài trợ XNK theo các chỉ tiêu phản ánh quy mô
Hoạt động cho vay XNK
Đây là thế mạnh của Eximbank nói chung và cũng là thế mạnh của Eximbank chi nhánh Hà Nội. Trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ.
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay XNK
ĐVT: Ngàn USD
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
(± %)
Xuất khẩu
Doanh số cho vay
3,758.78
7,024.89
86.9
Dư nợ cho vay
106.83
843.3
689.4
Nhập khẩu
Doanh số cho vay
33,847.61
164,952.57
387.33
Dư nợ cho vay
20,711.87
51,200.05
147.2
Tổng cho vay XNK
Doanh số cho vay
37,606.39
171,977.46
357.3
Dư nợ cho vay
20,818.71
52,043.35
145
(Báo cáo tín dụng thường niên Eximbank Chi nhánh Hà Nội)
Ta có thể thấy cả doanh số cho vay và dư nợ đều tăng lên trong năm 2009, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn hơn rất nhiều so với dư nợ cho vay(lần lượt đạt 357,3% và 145%). Mặt khác tỷ lệ của doanh số cho vay trên dư nợ cho vay trong 2 năm 2008 và 2009 là 1,8 lần và 3,3 lần có thể cho ta thấy khả năng thu nợ của ngân hàng năm 2009 là tốt hơn. Đây là một tín hiệu khả quan cho ngân hàng.
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ của hoạt động cho vay XNK
(ĐVT: ngàn USD)
Chỉ tiêu
31/12/2008
31/12/2009
Dư nợ cho vay xuất khẩu
106.83
(0.5%)
843.3
(1.62%)
Dư nợ cho vay nhập khẩu
20,711.87
(99.5%)
51,200.05
(98.38%)
Tổng dư nợ
20,818.71
52,043.35
(Báo cáo tín dụng thường niên Eximbank Chi nhánh Hà Nội)
Qua bảng số liệu thống kê về tình hình cho vay XNK tại Eximbank Chi nhánh Hà Nội cho thấy hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay nhập khẩu. Năm 2008 cho vay nhập khẩu chiếm 99.5% tương đương 20,818.71 ngàn USD trong khi đó cho vay xuất khẩu chỉ chiếm 0.5%. Sang năm 2009 dư nợ cho vay XNK đều tăng lên rất cao, dư nợ cho vay nhập khẩu tăng gấp đôi và dư nợ cho vay xuất khẩu tăng lên hơn 6 lần, tuy nhiên dư nợ cho vay nhập khẩu vẫn chiếm đến 98.38% trong tổng dư nợ cho vay XNK.
Doanh số cho vay xuất khẩu năm 2009 tăng gần gấp đôi so với năm 2008 trong khi doanh số cho vay nhập khẩu tăng hơn 4 lần, điều này chứng tỏ việc tài trợ cho hoạt động xuất khẩu vẫn chưa được chú trọng nhiều mặc dù đây là hoạt động mang lại nguồn ngoại tệ cho chi nhánh ngân hàng.
Nguyên nhân của việc doanh số cho vay XNK tăng đột biến vào năm 2009 là năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt các hoạt động xuất khẩu. Sang năm 2009 nền kinh tế phục hồi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đã khả quan hơn vì vậy hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung đều tăng lên và hoạt động tín dụng tài trợ XNK có doanh số tăng đáng kể.
Bảng 2.6. Quy mô của hoạt động tín dụng tài trợ XNK
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2008
2009
Dư nợ cho vay XNK
354.18
936.78
Tổng dư nợ cho vay
1360.94
1697.64
Dư nợ cho vay XNK/Tổng dư nợ cho vay
26%
55.18%
(Báo cáo tín dụng thường niên Eximbank Chi nhánh Hà Nội)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động cho vay XNK ngày càng được cải thiện và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay nói chung. Nếu như trong năm 2008 dư nợ cho vay XNK chỉ chiếm 26% tổng dư nợ cho vay và chỉ đạt 354.18 tỷ đồng thì sang tới năm 2009 tỷ trọng của nó đã chiếm hơn một nửa. Đây cũng là một xu thế phát triển hợp lý bởi vì khách hàng trọng tâm của Eximbank chính là các doanh nghiệp XNK, hơn thế nữa năm 2009 là năm mà nền kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục. Do vậy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp là rất lớn.
Hoạt động cho vay XNK xét theo loại tiền tệ
Hoạt động tài trợ XNK liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau nhưng chủ yếu là VNĐ, USD ngoài ra có EUR, JPY,GBP.
Bảng 2.6. Doanh số cho vay xuất khẩu theo loại tiền tệ
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
%tăng
(giảm)
2009
%tăng
(giảm)
Cho vay xuất khẩu
56752.95
107557.63
90%
324797.9
202%
Cho vay bằng VNĐ
56052.88
106782.7
91%
323292.1
203%
Cho vay bằng ngoại tệ
(quy đổi VNĐ)
700.07
774.93
11%
1505.84
94%
(Nguồn :Báo cáo tín dụng thường niên của Eximbank Chi nhánh Hà Nội)
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy cho vay xuất khẩu chủ yếu là cho vay bằng VNĐ, chiếm gần 95% tương đương 323292,1 triệu đồng năm 2009 cho vay bằng ngoại tệ chỉ chiếm 5% tương đương 1505,84 triệu đồng (đã quy đổi ra VNĐ), và ta thấy cho vay bằng VNĐ tăng mạnh hơn nhiều so với cho vay bằng ngoại tệ. Năm 2008 cho vay bằng VNĐ tăng 91% trong khi cho vay bằng ngoại tệ chỉ tăng 11%, đến năm 2009 mặc dù cho vay bằng VNĐ và cả ngoại tệ đều tăng mạnh, mặc dù cho vay bằng ngoại tệ tăng lên 94% nhưng cho vay bằng VNĐ tăng đến 203%. Cho thấy đối với hoạt động xuất khẩu chủ yếu vẫn là cho vay bằng VNĐ.
Bảng 2.7. Doanh số cho vay nhập khẩu theo loại tiền tệ
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2007
2008
%tăng
(giảm)
2009
%tăng
(giảm)
Cho vay nhập khẩu
858538.81
1364377.5
59%
2926411.7
114%
Cho vay bằng VNĐ
54200.58
89501.42
65.13%
249171.96
178.4%
Cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi sang VNĐ)
804338.23
1274876.1
58.5%
2677239.8
110%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng thường niên của Eximbank chi nhánh Hà Nội)
Ngược lại với hoạt động cho vay xuất khẩu, doanh số cho vay nhập khẩu chủ yếu là ngoại tệ chiếm đến 90% tổng doanh số cho vay, vì phần lớn doanh nghiệp nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho hàng nhập khẩu. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay bằng VNĐ năm 2008 tăng 59% sang năm 2009 đã tăng lên 178.4% trong khi doanh số cho vay bằng ngoại tệ năm 2009 chỉ tăng 110%, chứng tỏ nhu cầu tài trợ XNK bằng VNĐ vẫn cao hơn USD , nguyên nhân là năm 2009 diễn biến tỷ giá ngoại tệ thất thường, đặc biệt là giá USD có lúc lên đến 21000 VNĐ/USD cùng với sự khan hiếm USD ở thời điểm hiện nay diễn biến giá USD vẫn chưa ổn định khiến nhiều doanh nghiệp thiệt hại lớn do rủi ro tỷ giá đặc biệt là doanh nghiệp nhập khẩu, vì vậy doanh nghiệp chuyển sang vay vốn bằng VNĐ.
Dư nợ cho vay theo thời hạn vay
Bảng 2.8. Tình hình dư nợ theo thời hạn vay XNK
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Cho vay ngắn hạn
457,71
341,83
841,04
Cho vay trung – dài hạn
38,14
39,35
95,74
Tổng cộng
495,85
354,18
936,78
(Nguồn: báo cáo tín dụng thường niên Eximbank chi nhánh Hà Nội)
Bảng 2.9. Biểu đồ tình hình dư nợ theo thời hạn vay XNK
(ĐVT: tỷ đồng)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2008 dư nợ tín dụng giảm 133,8 tỷ đồng so với năm 2007, vì doanh số cho vay 2008 lớn hơn năm 2007 nên có thể do tình hình kinh tế năm 2008 bất ổn nên ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp để thu hồi nợ để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên sang năm 2009 dư nợ cho vay đột biến tăng hơn 499,21 tỷ đồng (tương đương 146%) điều này cho thấy tăng trưởng tín dụng tăng rất nhanh trong năm 2009 nguyên nhân do sang năm 2009 tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều khả quan hơn, sản xuất kinh doanh dần được khôi phục, chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ được đưa ra giúp doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp để sản xuất. Tuy nhiên tín dụng tăng trưởng quá nóng như vậy có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, dư nợ tăng cao có thể kéo theo nợ quá hạn cũng tăng lên.
Tình hình cho vay trung và dài hạn của ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, năm 2008 chỉ tăng 1,21 tỷ sang năm 2009 tăng lên 56,39 tỷ đồng chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng vào việc cho vay trung và dài hạn.
Qua biểu đồ ta thấy chiếm phần lớn vẫn là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Mặc dù cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm 7,69% trong năm 2007 và tăng lên 10,22% trong năm 2009.
Các hoạt động khác
Bảng 2.10. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng
ĐVT: Ngàn USD
Chỉ tiêu
2008
2009
%tăng(giảm)
Thanh toán xuất khẩu
L/C
Số món
347
342
Giá trị (ngàn USD)
61484.21
53286.04
-13.36
Nhờ thu
Số món
139
397
Giá trị (ngàn USD)
3111.79
6728.74
116.23
TTR
Số món
1191
1189
Giá trị (ngàn USD)
27401.45
23205.53
-15.3
Tổng
91997.45
83220.31
-9.5
Thanh toán nhập khẩu
L/C
Số món
528
406
Giá trị (ngàn USD)
97903.47
79463.41
-18.83
Nhờ thu
Số món
74
254
Giá trị (ngàn USD)
2681.98
6539.45
143.83
TTR
Số món
970
1058
Giá trị (ngàn USD)
51172.87
46514.92
-9.1
Tổng
151758.32
132517.78
-12.6
(Nguồn : Báo cáo tín dụng thường niên của Eximbank Hà Nội)
Hoạt động thanh toán quốc tế năm 2009 giảm khá lớn so với năm 2008, thanh toán cho hoạt động xuất khẩu giảm 9.5%, hoạt động nhập khẩu giảm 12.6%, duy chỉ có phương thức nhờ thu là tăng lên khá cao tăng hơn 100% còn cả thanh toán bằng L/C và TTR đề giảm, thanh toán bằng L/C xuất khẩu giảm 13.36%, L/C nhập khẩu giảm 18.83%, thanh toán bằng TTR đều giảm gần 10% . Như vậy thanh toán bằng phương thức nhờ thu đang có xu hướng tăng lên nhưng L/C vẫn là hình thức phổ biến nhất chiếm hơn 70% giá trị của các món vay.
2.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ XNK
Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.11. Nợ quá hạn của Eximbank Hà Nội
(ĐVT: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tổng dư nợ cho vay
763.54
1306.94
1696.64
Quá hạn
12.94
1.69%
48.35
3.7%
36.73
2.2%
Tổng dư nợ XNK
310.9
933.66
1072.99
Quá hạn
4,36
1.4%
30.43
3.26%
20.38
1.9%
(Nguồn : Eximbank Hà Nội)
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và sau đó là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 150.doc