MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ
Lời mở đầu .1
Chương 1 – Tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp xây lắp .3
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại .3
1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại .4
1.2. Hoạt động tín dụng của NHTM .5
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng .5
1.2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng .6
1.2.2.1. Căn cứ theo thời gian 6
1.2.2.2. Căn cứ theo hình thức tài trợ tín dụng .6
1.2.2.3. Căn cứ theo tài sản bảo đảm .7
1.2.3. Tín dụng trung, dài hạn của NHTM .7
1.2.3.1. Khái niệm và các hình thức tín dụng trung, dài hạn .8
1.2.3.2. Đặc điểm của tín dụng trung, dài hạn .9
1.3. Doanh nghiệp xây lắp .10
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp xây lắp .10
1.3.2. Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp xây lắp 10
1.3.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp .12
1.3.3.1. Về sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp .12
1.3.3.2. Về hoạt động của doanh nghiệp xây lắp .14
1.3.3.3. Về tình hình tài chính của doanh nghiệp xây lắp .14
1.3.3.4. Về tổ chức quản lý của doanh nghiệp xây lắp 15
1.4. Vai trò của tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp 16
1.5. Chất lượng tín dụng trung, dài hạn của NHTM .18
1.5.1. Khái niệm chất lượng tín dụng trung, dài hạn .18
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn .20
1.5.2.1. Các chỉ tiêu định tính .20
1.5.2.2. Các chỉ tiêu định lượng .21
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn .26
1.5.3.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng .26
1.5.3.2. Các nhân tố từ phía khách hàng .29
1.5.3.3. Các nhân tố khác 30
Chương 2 - Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .32
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động .34
2.1.3. Các dịch vụ của Ngân hàng .36
2.1.4. Kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây (2005-2007) 36
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn .36
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn 38
2.1.4.3. Các hoạt động khác 39
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội 41
2.2.1. Quy trình tín dụng trung, dài hạn .41
2.2.2. Thực trạng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng.45
2.2.2.1. Quy mô tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL .45
2.2.2.2. Nợ quá hạn trung, dài hạn đối với DNXL .50
2.2.2.3. Chỉ tiêu lợi nhuận .51
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .53
2.3.1. Kết quả đạt được .53
2.3.2. Hạn chế 55
2.3.3. Nguyên nhân .56
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng .56
2.3.3.2. Nguyên nhân từ phía DNXL .58
2.3.3.3. Các nguyên nhân khác 59
Chương 3 - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .60
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong thời gian tới .60
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội .63
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với DNXL 63
3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng .66
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định khi cho vay 67
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay .68
3.2.5. Nâng cao các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu .69
3.2.6. Tăng cường huy động vốn trung, dài hạn .71
3.2.7. Đổi mới và hoàn thiện công nghệ ngân hàng .71
3.3. Kiến nghị .72
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước .72
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 73
Kết luận .75
Tài liệu tham khảo .76
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c
- Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế có tác động gián tiếp đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp thì hoạt động tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn và có độ rủi ro cao.
- Sự quản lý, điều hành, các chính sách của chính phủ cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn. Các chính sách của chính phủ góp phần ổn định môi trường chính trị-xã hội, giúp các doanh nghiệp yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng mạnh dạn đầu tư vào các dự án trung và dài hạn đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu chính trị không ổn định, sự điều hành của chính phủ không chặt chẽ, các ngân hàng sẽ hạn chế cho vay do rủi ro cao, đặc biệt đối với tín dụng trung, dài hạn.
- Các nhân tố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn bất ngờ cũng tác động đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đối với DNXL, các công trình xây dựng ở ngoài trời, chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên sẽ làm giảm chất lượng công trình, phát sinh cho DNXL nhiều chi phí để khắc phục, sửa chữa, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
Tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự hoàn thiện môi trường pháp lý cũng như trình độ cán bộ ngân hàng mà các nhân tố trên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung, dài hạn ở các mức độ khác nhau. Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung cũng như chất lượng tín dụng trung, dài hạn nói riêng, các ngân hàng cần đánh giá cụ thể sự tác động của từng nhân tố, trên cơ sở đó có những chính sách phù hợp.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957 trực thuộc Bộ Tài chính theo nghị định số 117/TTG của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 27/5/1957, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội (tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội hiện nay) nằm trong hệ thống Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập. Trụ sở của Ngân hàng đặt tại số 4B Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhiệm vụ là nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản.
Như vậy, tính đến năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã trải qua gần 50 năm hoạt động, ghi dấu sự tồn tại và phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng với các tên gọi lịch sử như sau:
Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội (1957-1981)
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thành phố Hà Nội (1982-1989)
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội (1990 đến nay), gọi tắt là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Trải qua nửa thế kỷ hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đóng góp vào quá trình phát triển của đất nước nói chung và của Thành phố Hà Nội nói riêng :
- Năm 1957-1965 : Chi hàng cung cấp vốn phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội từ khi mới thành lập với mô hình tổ chức chỉ có 2 phòng là Phòng Cấp phát và Phòng Kế toán đã thực hiện cung ứng 350 triệu đồng phục vụ cho 912 công trình, các khu công nghiệp quan trọng, phục hồi giao thông và hạ tầng kĩ thuật đô thị, đầu tư xây dựng mới vành đai công nghiệp phía Nam Hà Nội như Nhà máy Điện Yên phụ, xây dựng lại đường sắt nối Thủ đô với các tỉnh phía Bắc…
- Năm 1965-1975: Thời kỳ phục vụ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong giai đoạn này, Chi hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội vừa phục vụ xây dựng, vừa tham gia chiến đấu, đã cung ứng vốn kịp thời phục vụ nghi trang, ngụy trang, bảo vệ an toàn các cơ sở công nghiệp của thủ đô, sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hỏng, hoàn thành tốt công tác phòng không, sơ tán, bảo vệ các cơ quan của Đảng, Nhà nước đóng trên địa bàn Thủ đô.
- Năm 1975-1995: sau khi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hoàn toàn thắng lợi, Chi hàng Kiến thiết Hà Nội thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới, đó là cung ứng vốn phục vụ công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô.
Ngân hàng đã cung ứng vốn xây dựng các công trình quan trọng như: công trình cầu Chương Dương, tuyến đường vành đai Trần Nhật Duật, mạng vi ba Bắc Nam, công trình cáp thuê bao…Về văn hóa, xã hội, y tế đã xây dựng Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, bệnh viện Nhi Thụy Điển…
- Từ năm 1995 đến nay, Ngân hàng chuyển sang giai đoạn mới : Kinh doanh đa năng tổng hợp, thực sự trở thành một ngân hàng thương mại quốc doanh, phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển trong cơ chế thị trường, thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hợp lý theo hướng phát triển mạng lưới Ngân hàng bán lẻ, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ cơ động.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP Hà Nội là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, được phân cấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp 1, xếp hạng doanh nghiệp hạng 1 (Theo quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được chia thành các khối như sau:
- Khối Tín dụng
Khối tín dụng gồm 4 phòng tín dụng thực hiện nhiệm vụ tín dụng doanh nghiệp và tín dụng dân cư.
+ Phòng Tín dụng 1: Chuyên sâu phục vụ khách hàng là doanh nghiệp giao thông.
+ Phòng Tín dụng 2 : Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế địa phương (trực thuộc các Sở, ban, ngành, ủy ban)
+ Phòng Tín dụng 3 : Chuyên sâu phục vụ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Phòng Tín dụng 4 : Chuyên sâu phục vụ khách hàng khối kinh tế TW trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp.
- Khối Dịch vụ :
+ Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức.
+ Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân : chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng cá nhân.
+ Phòng Kinh tế đối ngoại và Thanh toán quốc tế : thực hiện các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng, dịch thư Bảo lãnh…
- Khối chức năng :
+ Phòng Kế hoạch - nguồn vốn
+ Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng
+ Phòng Tài chính kế toán
+ Phòng Tổ chức cán bộ
+ Phòng Tiền tệ kho quỹ
+ Phòng Thông tin điện toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc
Khối
Dịch vụ
Khối
Tín dụng
Các đơn vị trực thuộc
Khối
Chức năng
Phòng TD 1
Phòng DVKHDN
Phòng KHNV
Các phòng giao dịch
1, 2, 6, 10, 11, 12, 17, 18
Phòng TD 2
Phòng DVKHCN
Phòng
Thẩm định
Phòng TD 3
Phòng TTQT
Phòng TCKT
Phòng Tiền tệ kho quỹ
Phòng TD 4
Phòng TCCB
2.1.3. Các dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với lãi suất linh hoạt
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán qua mạng vi tính và ngoài hệ thống Đầu tư phát triển trên phạm vi toàn quốc
- Thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT
- Chi trả kiều hối
- Thanh toán các loại thẻ tín dụng Quốc tế Visa, Mastercard, JCB Card
- Bán và thanh toán Séc du lịch
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa Việt Nam và Lào
- Dịch vụ bảo lãnh các loại : Bảo lãnh trong xây dựng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh vay vốn nước ngoài…
- Các dịch vụ Ngân hàng khác :
+ Dịch vụ ngân quỹ, cung ứng tiền mặt tại nhà, thu đổi ngân phiếu thanh toán
+ Dịch vụ chi hộ lương và thanh toán hộ các khoản tiền cố định như tiền điện, điện thoại, tiền nước cho cán bộ công nhân viên các Công ty
+ Dịch vụ giữ hộ chứng từ có giá
+ Làm đại lý các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ đối với khách hàng là nhà đầu tư nước ngoài và khách hàng có quan hệ tín dụng với hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển như bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trong xây dựng, cháy nổ, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu…
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư
+ Kiểm định ngoại tệ.
2.1.4. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm gần đây (2005-2007)
2.1.4.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây (2005-2007)
Huy động vốn là hoạt động rất quan trọng của tất cả các ngân hàng thương mại, quyết định sự tồn tại của chính các ngân hàng. Vì vậy, đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, toàn thể ban lãnh đạo cùng các nhân viên luôn nhận thức được vai trò, vị trí của công tác huy động vốn, đặt mục tiêu xây dựng cơ cấu vốn với chi phí hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Về tình hình huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội, ta có thể thấy qua bảng sau :
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Tăng trưởng
Năm 2007
Tăng trưởng
Tổng nguồn vốn
4.559.988
5.882.721
129%
7.048.924
119%
1. Tiền gửi dân cư
1.284.045
1.546.280
120%
1.770.115
115%
2. Tiền gửi TCKT
2.896.838
3.895.979
135%
5.102.837
131%
3. Kỳ phiếu, trái phiếu
379.103
440.462
116%
175.972
- 60%
( Nguồn : Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội )
Qua Bảng số liệu trên, ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 không ngừng tăng trưởng. Năm 2006 có sự gia tăng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động, tăng lên 1.322.733 triệu đồng so với năm 2005, với tốc độ tăng trưởng là 129%. Sang năm 2007, tốc độ tăng trưởng tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao, 119% tương ứng với số vốn huy động là 7.048 tỷ đồng.
Vốn huy động ở cả 2 nguồn là dân cư và tổ chức kinh tế đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2005: 63,5%, năm 2006: 66,23%, năm 2007: 72,39%). Nguyên nhân do khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế. Trong những năm tới, Ngân hàng đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng hơn nữa nguồn vốn huy động trong dân cư.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng có hiệu quả các nguồn vốn huy động, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp như: mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch để huy động trong dân cư, đổi mới phong cách phục vụ khách hàng, tăng cường tiếp thị quảng cáo…Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ngoài các sản phẩm truyền thống, Ngân hàng đã triển khai thêm các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng như sản phẩm tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá…
2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn trong 3 năm gần đây (2005-2007)
Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng được thể hiện qua Bảng sau :
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Tỷ lệ %
Năm 2006
Tỷ lệ %
Năm 2007
Tỷ lệ %
Tổng dư nợ
3.459.374
100
3.823.014
100
3.790.552
100
Cho vay ngắn hạn
2.527.792
73
2.994.203
78
3.055.307
80
Cho vay TDH
793.920
23
761.801
20
732.870
19,3
Cho vay theo KHNN
64.291
14.485
2.375
Khoanh, chờ xử lý
10.257
0
0
ODA
63.113
52.525
( Nguồn : Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội)
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội sử dụng vốn chủ yếu trong hoạt động cho vay. Hoạt động cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng trưởng trong những năm qua, thể hiện sự cố gắng rất lớn của Ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Ngân hàng một mặt vẫn giữ vững quan hệ với các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, mặt khác đã tích cực mở rộng các sản phẩm tín dụng cho các đối tượng khác như cho vay tiêu dùng đối với cá nhân…
Nhìn vào Bảng tình hình sử dụng vốn, ta có thể thấy tổng dư nợ của Ngân hàng trong năm 2006 bằng 105% so với năm 2005. Từ chỗ chỉ có cho vay ngắn hạn, trung dài hạn phục vụ chủ yếu cho các đơn vị xây lắp, cho đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã đưa ra nhiều hình thức tín dụng đáp ứng đa dạng phù hợp với nhu cầu của khách hàng như tín dụng dự phòng, đồng tài trợ, tài trợ thương mại, cho vay tiêu dùng. Đến năm 2007, dư nợ tín dụng của ngân hàng có giảm nhẹ, khoảng 0,8% so với năm 2006.
Về cơ cấu dư nợ cũng đã có sự chuyển dịch giữa cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm (Năm 2005: 73%, năm 2006: 78%). Riêng năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn là 3.055.307 triệu đồng vẫn chiếm giữ tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (80%). Sự chuyển dịch trong cơ cấu dư nợ như trên phù hợp với sự phát triển cũng như với những mục tiêu đặt ra của Ngân hàng trong những năm tiếp theo. Ngân hàng có chính sách là tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ, giảm tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn (nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng của dư nợ trung, dài hạn) vì các khoản cho vay ngắn hạn thường ít rủi ro hơn so với các khoản trung, dài hạn.
2.1.4.3. Các hoạt động khác
Các hoạt động khác như hoạt động bảo lãnh, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế… đều thu được kết quả đáng kể.
Đối với hoạt động bảo lãnh, trước đây Ngân hàng chủ yếu phục vụ các đơn vị trong lĩnh vực xây lắp do vậy sản phẩm bảo lãnh của Ngân hàng bị giới hạn. Cho đến nay, Ngân hàng đã phát triển thêm nhiều loại hình bảo lãnh như bảo lãnh đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tạm ứng, bảo hành, nhận hàng…
Nhờ có những loại hình bảo lãnh mới, hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng đã ngày càng được mở rộng. Số dư bảo lãnh tăng lên qua các năm, được thể hiện thông qua biểu đồ sau :
Biểu đồ 2.1: Tình hình dư bảo lãnh
Đơn vị : tỷ đồng
(Nguồn : Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội )
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy tổng dư bảo lãnh của Ngân hàng trong 3 năm 2005, 2006, 2007 đã tăng trưởng cao. Tỷ lệ tăng trưởng của năm 2006 là 120% so với năm 2005, năm 2007 vẫn giữ ở mức cao là 118% tương ứng với 2.370 tỷ đồng. Các loại hình bảo lãnh mới đã đem lại hiệu quả, an toàn đối với hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cũng nâng cao được tỷ trọng thu dịch vụ phí trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế cũng phát triển mạnh trong những năm gần đây. Doanh số thanh toán quốc tế tăng lên qua từng năm, năm 2005 là 4.480 tỷ đồng, năm 2006 là 5.440 tỷ đồng, đến năm 2007 tăng lên 6.560 tỷ đồng.
Các hoạt động khác của Ngân hàng trong những năm qua cũng đã được đổi mới và phát triển. Ngân hàng đã không ngừng đầu tư vào các trang thiết bị, hệ thống công nghệ thông tin bao gồm phần cứng, phần mềm, viễn thông và các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Nhờ đầu tư công nghệ hiện đại vào hoạt động, đã giúp Ngân hàng phát triển được nhiều loại hình sản phẩm hiện đại như thanh toán không dùng tiền mặt, các sản phẩm thẻ, séc, homebanking, mobilebanking…
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với doanh nghiệp xây lắp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
2.2.1. Quy trình tín dụng trung, dài hạn
Quy trình tín dụng trung, dài hạn là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn, trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy trình tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội bao gồm những bước sau :
Bước 1 : Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ
- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Hồ sơ gồm những nội dung cơ bản sau :
+ Giấy đề nghị vay vốn
+ Hồ sơ pháp lý về khách hàng
+ Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính
+ Hồ sơ về dự án vay vốn
+ Hồ sơ về bảo đảm tiền vay
- Kiểm tra hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn.
Bước 2 : Thẩm định hiệu quả và khả năng trả nợ
Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chịu trách nhiệm tiến hành thẩm định những nội dung sau :
- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng
- Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lực hoạt động và uy tín của khách hàng
- Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi suất, thời hạn cho vay của ngân hàng
- Thẩm định về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án
- Thẩm định về kinh tế kỹ thuật của dự án
- Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay
Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ lấy ý kiến tham gia của các phòng chức năng khác như phòng nguồn vốn, phòng thẩm định…
Sau khi tiến hành thẩm định chung theo các nội dung trên, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm lập tờ trình trình Trưởng phòng, trong đó nêu rõ ý kiến có đồng ý cho vay không, lý do.
Bước 3 : Quyết định cho vay
- Xét duyệt cho vay
Lãnh đạo căn cứ vào quy định về thẩm quyền xét duyệt cho vay của Chi nhánh để quyết định trực tiếp xét duyệt hay đưa ra Hội đồng Tín dụng. Quyết định cho vay của lãnh đạo phải thể hiện rõ các ý kiến sau :
+ Chấp thuận cho vay, các điều kiện đề nghị khách hàng phải thực hiện trước khi ký hợp đồng tín dụng và trước khi giải ngân
+ Hoặc đề nghị các phòng tham gia thẩm định giải trình thêm các vướng mắc.
+ Từ chối, không cho vay, nêu rõ lý do từ chối
- Thông báo cho khách hàng
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm dự thảo văn bản trả lời khách hàng theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo.
- Thời hạn xem xét quyết định cho vay
Trong thời gian không quá 25 ngày làm việc đối với dự án nhóm A và 18 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và 12 ngày làm việc đối với dự án còn lại kể từ khi Chi nhánh nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Chi nhánh, Chi nhánh phải quyết định.
- Ký hợp đồng tín dụng
Cán bộ tín dụng và khách hàng tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng. Sau khi kiểm tra lại các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng, Lãnh đạo Chi nhánh và khách hàng tiến hành ký hợp đồng tín dụng. Hoẹp đồng tín dụng được lập thành 02 bản : khách hàng vay vốn giữ 01 bản, ngân hàng giữ 01 bản và được lưu ở bộ phận kế toán để giải ngân và thu nợ.
Bước 4 : Giải ngân, kiểm tra, giám sát
- Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm chuẩn bị hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Sau khi kiểm tra, Lãnh đạo và khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Giải ngân
Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tiếp nhận bảng kê rút vốn kèm các chứng từ thanh toán của khách hàng, kiểm tra các căn cứ phát tiền vay, trinh Trưởng phòng tín dụng.
Lãnh đạo chịu trách nhiệm xem xét trên cơ sở đề nghị của phòng tín dụng để có ý kiến quyết định.
Phòng kế toán phát tiền vay cho khách hàng theo các nội dung đã được Lãnh đạo duyệt và thực hiện hạch toán theo quy trình hạch toán.
- Kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng
Cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng số vốn đã giải ngân, kiểm tra khối lượng thực hiện, tài sản đã mua sắm, đối chiếu với mục đích đầu tư theo dự án, dự toán đã phê duyệt và hợp đồng tín dụng đã ký kết.
Cán bộ tín dụng theo dõi các vấn đề về tổ chức, nhân sự, tình hình hoạt động nội bộ, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, nếu có những biến động bất lợi, cần báo cáo Lãnh đạo ngay để cùng khách hàng tìm giải pháp khắc phục. Đồng thời, cán bộ tín dụng cũng thực hiện theo dõi, đánh giá tình hình phát huy hiệu quả dự án đầu tư, khả năng trả nợ và các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Bước 5 : Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh
Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký cho từng dự án, từng khách hàng, định kỳ thống kê các khoản vay đến hạn trả, chuẩn bị và gửi phiếu nhắc trả nợ đến đơn vị vay vốn trước thời điểm phải thu ít nhất là 05 ngày.
Đối với các tình huống phát sinh như khách hàng trả nợ trước hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xử lý thu nợ quá hạn…, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Cán bộ tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá tình hình thực tế của khách hàng, chuyển hồ sơ cho các phòng chức năng khác liên quan có ý kiến tham gia, lập tờ trình trình Lãnh đạo quyết định.
Bước 6 : Kết thúc hợp đồng tín dụng
- Tất toán khoản vay : Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu, kiểm tra với phòng kế toán về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí để tất toán khoản vay.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng :
Theo điều kiện của hợp đồng tín dụng, khi hợp đồng hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng, nhưng nếu khách hàng có yêu cầu, cán bộ tín dụng cùng khách hàng dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng sau đó báo cáo Lãnh đạo thống nhất để ký chính thức biên bản.
Đối với tài sản bảo đảm tiền vay, khi thu hết nợ gốc, lãi vay, tất toán khoản vay, cán bộ tín dụng cùng bộ phận kho quỹ tiến hành giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản theo quy định.
Phòng tín dụng và các phòng có liên quan thực hiện lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khoản vay.
2.2.2. Thực trạng tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội
2.2.2.1. Quy mô tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL
Với bề dày 50 năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển, nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã được đầu tư thông qua các chương trình lớn, các công trình trọng điểm. Bằng sự lựa chọn và thẩm định các dự án, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã góp phần đáng kể vào việc cho vay các dự án, các công trình quan trọng quốc gia.
Trong những năm qua, tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng không ngừng được mở rộng, quy mô tín dụng trung, dài hạn cũng có sự thay đổi, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong xã hội ngày càng cao.
Hiện nay, khách hàng truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội vẫn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, dệt may. Ngân hàng đang có quan hệ tín dụng với nhiều Tổng công ty lớn, nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác hoạt động trong lĩnh vực xây lắp như Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty cơ giới và xây dựng (LICOGI), Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Tổng công ty xây dựng và công nghiệp Việt Nam (VINAINCON).
Quy mô tín dụng trung, dài hạn đối với DNXL được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Chỉ tiêu về doanh số cho vay trung, dài hạn đối với DNXL, doanh số thu nợ trung, dài hạn đối với DNXL và dư nợ tín dụng đối với DNXL.
Quy mô tín dụng trung, dài hạn của DNXL trong 3 năm 2005-2007 được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.3 : Tình hình cho vay trung, dài hạn đối với DNXL
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
ST
Tỷ lệ
%
ST
Tỷ lệ
%
ST
Tỷ lệ %
DS cho vay TDH
- DNXL
582.769
407.938
100
70
874.769
594.842
100
68
1.030.619
638.983
100
62
Doanh số thu nợ TDH
- DNXL
891.263
561.495
100
63
906.888
631.918
100
69
1.059.550
694.722
100
65
Dư nợ TDH
- DNXL
793.920
539.865
100
68
761.801
502.789
100
66
732.870
447.050
100
61
( Nguồn : Phòng Nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội )
Biểu đồ 2.2 : Tình hình cho vay trung, dài hạn đối với DNXL
Đơn vị : triệu đồng
* Về doanh số cho vay trung, dài hạn đối với DNXL
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh số tiền ngân hàng cho khách hàng vay trong kỳ (thường là trong 01 năm). Doanh số cho vay là chỉ tiêu mang tính chất thời kỳ.
Qua bảng số liệu và đồ thị trên, ta thấy quy mô hoạt động tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng qua các năm không ngừng tăng trưởng. Doanh số cho vay trung, dài hạn đối với DNXL tăng lên qua từng năm. Doanh số cho vay năm 2006 bằng 145,8% so với năm 2005, sang năm 2007 tuy tỷ lệ tăng trưởng có giảm nhưng vẫn ở mức cao là 107,4%. Việc tăng trưởng doanh số cho vay trung, dài hạn đối với DNXL đã góp phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng, phục vụ cho thi công, xây dựng, mua sắm trang thiết bị mới của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, tỷ trọng doanh số cho vay trung, dài hạn đối với DNXL trên doanh số cho vay trung, dài hạn của toàn ngân hàng lại có sự biến động ngược lại, tức là tỷ trọng giảm qua các năm. Năm 2005, doanh số cho vay đối với DNXL chiếm 70% tổng doanh số cho vay trung, dài hạn; năm 2006 giảm xuống 68%, đến năm 2007 tỷ trọng chỉ còn 62%. Điều này phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng trong những năm gần đây là giảm tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
* Về doanh số thu nợ trung, dài hạn đối với DNXL
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền gốc khách hàng trả trong kỳ (tính trong 1 năm). Doanh số thu nợ là chỉ tiêu mang tính thời kỳ.
Doanh số thu nợ trung, dài hạn đối với DNXL của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả tốt. Năm 2006 tăng 12,5% so với năm 2005, đến năm 2007 tăng 9,9% tương ứng với 62.804 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu tốt về chất lượng tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. Sở dĩ doanh số thu nợ trung, dài hạn đối với DNXL tăng cao như vậy là do ngân hàng đã ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2776.doc