Chuyên đề Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại 3

1.1.2. Nội dung hoạt động cho vay theo dự án tại ngân hàng thương mại 4

1.1.2.1. Khái niệm dự án và vai trò cho vay theo dự án tại các ngân hàng thương mại 4

1.1.2.2. Quy trình cho vay theo dự án 8

1.2. Thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân hàng thương mại 9

1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải thực hiện thẩm định TCDA 9

1.2.1.1. Khái niệm về thẩm định TCDA 9

1.2.1.2. Sự cần thiết phải thực hiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay của NHTM 10

1.2.2. Các nội dung thẩm định tài chính dự án 11

1.2.2.1. Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các phương thức tài trợ dự án 11

1.2.2.2. Xác định dòng tiền của dự án 14

1.2.2.3. Dự tính lãi suất chiết khấu 16

1.2.2.4. Một vài chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án 18

1.2.2.5. Phân tích độ nhạy trong đánh giá rủi ro dự án 24

1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án 25

1.3.1. Quan niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay 25

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay 26

 

1.3.2.1. Thời gian và chi phí tiến hành thẩm định tài chính dự án 26

1.3.2.2. Kết quả hoạt động cho vay dự án 27

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 28

1.3.3.1. Đội ngũ cán bộ 28

1.3.3.2. Trang thiết bị, công nghệ 29

1.3.3.3. Thông tin 29

1.3.3.4. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 30

2.1. Tổng quan về Sở giao dịch Hà Nôi – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền của SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 30

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 31

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 34

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 35

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng 37

2.1.3.3. Tình hình tổng kết tài sản và thu nhập tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 40

2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 42

2.2.1. Các nguyên tắc khi tiến hành thẩm định và thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 42

2.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội 44

2.2.3. Tình hình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội 44

 

2.2.3.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần nhựa Đông Á 45

2.2.3.2. Giới thiệu về dự án 45

2.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch Hà Nội -ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 58

2.3.1. Những kết quả đạt được 58

2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 62

2.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thưong mại cổ phần Á Châu 62

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI SGD HÀ NỘI – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 70

3.1. Định hướng phát triển của SGD Hà Nội – Ngân hang TMCP Á Châu trong thời gian tới 70

3.1.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu 70

3.1.2. Những mục tiêu đề ra trong công tác cho vay và thẩm định tài chính dự án 71

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 72

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động thẩm định tài chính dự án 72

3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy trình, phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án 73

3.2.2.1. Đối với quy trình cho vay dự án 73

3.2.2.2. Đối với phương pháp thẩm định 74

3.2.2.3. Đối với nội dung thẩm định tài chính dự án 75

3.2.3. Giải pháp về công tác cán bộ và tổ chức thẩm định 81

 

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định 81

3.2.3.2. Tăng cường chuyên môn hóa công tác thẩm định tài chính dự án 82

3.2.3.3. Các giải pháp về trang thiết bị phục vụ thẩm định 82

3.2.4. Các giải pháp về thông tin trong hoạt động thẩm định 82

3.2.5. Sử dụng hiệu quả hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, tăng cường đôn đốc việc thực hiện dự án 84

3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án 85

3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan cấp cao 85

3.3.1.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành 85

3.3.1.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 85

3.3.2. Kiến nghị đối với chủ đầu tư 86

3.3.3. Kiến nghị với SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu 87

KẾT LUẬN 88

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị được xếp loại A, theo đánh giá, xếp loại nội bộ của ACB. Để đạt được như vậy trong một năm nhiều khó khăn có thể coi là một trong những thành tích khá tốt đối với một đơn vị mới ra đời như Sở giao Dịch Hà Nội. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Sau gần hai năm đi vào hoạt động, Sở giao dịch Hà Nội đã tiến hành huy động vốn từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động tăng cao qua các thời điểm. Tại thời điểm 31/12/2007 lượng vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nền kinh tế mới chỉ đạt 142.907 triệu đồng thì đến 30/6/2008 đã tăng lên 406.410 triệu đồng và đạt 687.000 triệu đồng vào 31//12/2008. Như vậy tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi đã đạt 184% trong 6 tháng đầu năm 2008 và đạt 69% trong 6 tháng cuối năm 2008. Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn tại SGD Hà Nội - Ngân hàng TMCP Á Châu Đơn vị: triệu đồng (nguồn: báo cáo nội bộ, phòng KHDN, ngân hàng Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, các khoản mục vay từ ngân hàng NN và các TCTD, khoản mục tiền gửi của TCTD, trái phiếu ACB đều bằng không qua các thời điểm. Nguồn vốn huy động có được tại Sở chủ yếu tập trung vào nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, cùng tiền gửi kí quỹ đảm bảo. Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn phân theo loại hình (nguồn: số liệu báo cáo nội bộ, phòng khách hàng doanh nghiệp, Sở giao dịch Hà Nôi, ngân hàng TMCP Á Châu) Tiền gửi thanh toán tăng dần qua các thời điểm và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Tỷ lệ tiền gửi thanh toán trên tổng tiền gửi tại ngân hàng thường chiếm khoảng từ 15-20% tổng nguồn vốn huy động tại ngân hàng. Tỷ lệ này là 22% tại thời điểm 31/12/2007, 18% tại thời điểm 30/6/2008 và 10% tại thời điểm 31/12/2008. Tiền gửi tiết kiệm là khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trong tổng các nguồn tiền huy động, thường chiếm khoảng 50-70% tổng tiền gửi huy động được. Lượng tiền gửi tiết kiệm huy động được tại thời điểm 31/12/2008 đã tăng mạnh so với 31/12/2007. Khác với khoản mục tiền gửi thanh toán, khoản mục tiền gửi tiết kiệm chủ yếu đến từ các cá nhân trong nền kinh tế. Sự tăng lên của khoản mục này qua các thời điểm đã cho thấy sự tín nhiệm của khách hàng với hoạt động của ngân hàng Á Châu, Sở giao dịch Hà Nội. Kí quý đảm bảo là khoản mục có biến động nhiều nhất qua ba thời điểm. Tại thời điểm 31/12/2007, ký quỹ đảm bảo chỉ chiếm 8% tổng tiền huy động được, sau đó con số này tăng lên 11% tại thời điểm 30/6/2008, và đạt 38% vào thời điểm 31/12/2008. Sự tăng lên đột biến của khoản mục này vào cuối năm 2008 có thể giải thích bởi sự tăng lên của các khoản cho vay cần kí quỹ đảm bảo. 2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng Cùng với sự tăng lên về quy mô của hoạt động huy động tiền gửi, hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội thời gian qua đã được những kết quả nhất định. Các nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng cung cấp không ngừng được đa dạng về loại hình và nâng cao về chất lượng; tuy nhiên, doanh số đạt được hiện chủ yếu chỉ tập trung ở hoạt động cho vay các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh khác tại đây nhìn chung phát triển chưa nhiều. Chỉ sau gần hai năm đi vào hoạt động, hoạt động tín dụng tại ngân hàng luôn đạt một mức tăng trưởng tốt. Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng qua 4 thời điểm tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu (nguồn: số liệu báo cáo nội bộ, phòng khách hàng doanh nghiệp, Sở giao dịch Hà Nôi, ngân hàng TMCP Á Châu) Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy, dư nợ tín dụng tại ngân hàng đã tăng nhanh qua các thời điểm. So với thời điểm 30/6/2007, dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm 2008 đã tăng lên 14 lần. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng qua các thời điểm thường ở mức 100% - 200%. Đây là những con số khá ấn tượng nhưng có thể dễ dàng giải thích. Năm 2007 là năm Sở giao dịch Hà Nội mới đi vào hoạt động nên doanh số cho vay chưa cao, sau một thời gian đi vào hoạt động ổn định, doanh số cho vay tăng lên, đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao. Sự tăng lên của con số này cho thấy các sản phẩm tín dụng tại đây đã và đang góp phần cung cấp và đáp ứng các nhu cầu về vốn của các khách hàng trong nền kinh tế. Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, với quy trình và nghiệp vụ cho vay chặt chẽ ngày càng được hoàn chỉnh, đảm bảo đầy đủ các bước kiểm tra trước, trong và sau cho vay, Sở giao dịch Hà Nội đã đảm bảo không phát sinh nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở mức rất thấp. Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong nền kinh tế Đơn vị: triệu đồng (nguồn: phòng KHDN, ngân hàng TMCP - Sở giao dịch Hà Nôi) Nhìn vào bảng trên, có thể thấy Ngân hàng Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội thời gian qua đã duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn khá thấp chỉ chiếm khoảng gần 0.07% tổng dư nợ. Hầu hết các khoản nợ đến hạn là các khoản vay thuộc đối tượng khách hàng cá nhân, cho vay với đối tượng khách hàng doanh nghiệp không phát sinh nợ quá hạn. Để đạt kết quả này là do ngân hàng đã có một hệ thống các quy chế kiểm soát khá chặt chẽ, đảm bảo thu hồi được nợ. Tuy nhiên, kết quả này cũng có thể do sở giao dịch mới được thành lập, do đó tồn tại những khoản vay dài hạn (VD: cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà với thời hạn dài) chưa đến hạn trả nợ, nên chưa phát sinh nợ quá hạn. Hình 2.4: Biểu đồ phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế tại hai thời điểm31/12/2007 và 31/12/2008 ( nguồn: số liệu báo cáo nội bộ, phòng KHDN, SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu) Hình 2.5: Biểu đồ dư nợ tín dụng phân theo loại hình cho vay tại hai thời điểm 31/12/2007 và 31/12/2008 (nguồn: số liệu báo cáo nội bộ, phòng KHDN, SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu) 2.1.3.3. Tình hình tổng kết tài sản và thu nhập tại SGD Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu Qua gần hai năm đi vào hoạt động, quy mô tổng tài sản tại ACB - Sở giao dịch Hà Nội có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Quy mô tổng tài sản tại 31/12/2008 đã đạt 2.483.149 triệu đồng, tăng gấp hơn năm lần so với thời điểm 31/12/2007. Bảng 2.3: Bảng tổng kết tài sản tại Sở giao dịch Hà Nội (Đơn vị: Triệu đồng) ( nguồn: Báo cáo nội bộ, Phòng kế toán, Ngân hàng TMCP Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội) Các tài sản có chủ yếu tồn tại dưới hình thức tiền mặt và giấy tờ có giá, tiền cho vay các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế, tài sản cố định và các tài sản khác. Trong đó, khoản mục cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong cả nước chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngân hàng ACB - Sở giao dịch Hà Nội không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước, các TCTD khác; đồng thời, ngân hàng này cũng không nắm giữ các trái phiếu chính phủ, các giấy tờ có giá hay thực hiện đầu tư góp vốn. Khoản mục lớn nhất trong phần nguồn vốn chính là tiền gửi huy động đươc từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế và các tài sản nợ khác bao gồm phải trả khách hàng, phải trả nội bộ, chi phí lãi vay phải trả và các khoản điều chuyển nội bộ. Khoản mục tiền vay và tiền gửi từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác có giá trị bằng không. Bảng 2.4: Bảng tổng kết thu nhập tại ngân hàng TMCP Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội (Đơn vị: Triệu đồng) ( nguồn: Báo cáo nội bộ, Phòng kế toán, Ngân hàng TMCP Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội) Lợi nhuận hoạt động tại ACB - Sở giao dịch Hà nội tăng lên nhanh chóng qua gần hai năm hoạt động. Năm 2007, do mới tồn tại và đi vào hoạt động được 6 tháng nên lợi nhuận hoạt động tại Sở còn thấp chỉ đạt 5375,77 triệu đồng. Tuy nhiên, kết thúc năm 2008, lợi nhuận sau thuế tại đây đã tăng lên 28,967.86 triệu đồng. Sự tăng lên nhanh chóng này có được là do Sở giao dịch Hà Nội đã không ngừng mở rộng hoạt động tiếp thị, mở rộng đối tượng khách hàng mới cũng như tạo quan hệ bền chặt với đồi tượng khách hàng cũ. Nhờ đó, số lượng khách hàng, dư nợ tín dụng, cũng như lợi nhuận hoạt động tăng. Trong cơ cấu thu nhập, thu nhập có được từ chênh lệch thu chi từ lãi lớn hơn thu nhập có được từ hoạt động dịch vụ. Trên đây là những tổng kết sơ qua về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại SDG Hà Nội – Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động truyền thống (hoạt động huy động và hoạt động tín dụng); các hoạt động dịch vụ khác cũng ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng và đem lại một nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD Hà Nội – Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 2.2.1. Các nguyên tắc khi tiến hành thẩm định và thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Hoạt động thẩm định tài chính dự án là một hoạt động có vai trò và ảnh hưởng hết sức quan trọng, do đó, việc tiến hành hoạt động này đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được áp dụng chung cho hoạt động thẩm đinh khách hàng nói chung và hoạt động thẩm định dự án nói riêng. Cũng như tất cả các khoản cho vay khác, để có thể thực hiện tài trợ một khoản cho vay dự án, trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần phải xem xét các vấn đề liên quan đến khách hàng, thông qua đó, xác định được ba vấn đề chính: - Xác định độ tin cậy đối với khách hàng dựa theo phân tích nguyên tắc 6C. Mục đích của việc phân tích theo nguyên tắc này là nhằm đánh giá được độ tin cậy đối với khách hàng vay thông qua các tiêu chí như: Character – Tư cách: Với tiêu chí này, xem xét độ tin cậy cũng như tư cách đạo đức của chủ doanh nghiệp và những người lãnh đạo; xem xét thiện chí hợp tác của khách hàng trong việc cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, độ chính xác của thông tin; Xem xét việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì, ý thức trách nhiệm thanh toán nợ cho ngân hàng. Capacity – Năng lực: Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp, của khoản vay; năng lực kinh nghiệm về quản lý điều hành; năng lực về vốn. Cash flow – Dòng tiền: Là một trong những nội dung thẩm định quan trọng nhất để đánh giá khả năng hoàn trả khi xét đến cho vay Dòng tiền = Lợi nhuận ròng + các chi phí không bằng tiền mặt - các khoản phải chi trả từ lợi nhuận Collateral – Tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo được coi là lá chắn rủi ro trong trường hợp các dòng tiền từ phương án/ dự án không đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng. Khi xem xét cần xác định tính pháp lý của tài sản, hiện trạng chất lượng, giá trị tài sản, mức độ chuyên dụng và tính khả mãi, các hình thức bảo hiểm rủi ro Conditions - Điều kiện môi trường: Xem xét các tác động khách quan của môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng thuận lợi hay rủi ro đến phương án/ dự án cần được nhận diện để có biện pháp theo dõi Control - Sự kiểm soát: Là các biện pháp kiểm soát, điều chỉnh thích ứng nhằm hạn chế những vi phạm nguyên tắc hoặc tổn thất gây ra do thay đổi so với nhận định ban đầu khi cho vay. Kiểm soát cần tuân thủ đúng các chính sách và quy định tín dụng; theo dõi đánh giá việc thực hiện phương án/ dự án vay so với nhận định ban đầu và các ảnh hưỏng có thể xảy ra nhằm điều chỉnh các điều kiện quản lý và kiểm soát khoản vay phù hợp hơn. - Hợp đồng tín dụng được cấu trúc với các điều kiện để khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ an toàn cho ngân hàng - Xác lập quyền của ngân hàng với các tài sản, thu nhập của bên vay khi phải xử lý rủi ro với thời gian và chi phí thấp nhất. 2.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội - Xác định mô hình phân tích - Xác lập các cơ sở tính toán và bảng thông số dự án( sản lượng, giá bán, định mức chi phí, WACC…) - Thiết lập các bảng biểu số liệu thu nhập, chi phí, dự phòng nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu vay ngắn hạn - Lập báo cáo lỗ lãi, bảng ngân lưu (cash flow) của dự án - Lập bảng cân đối dự phóng - Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án( NPV, IR, thời gian hoàn vốn). Nhận xét về hiệu quả dự án và dòng tiền trả nợ. Phân tích độ nhạy cảm của dự án theo các yếu tố thay đổi (sản lượng, giá bán, định mức chi phí…) để đánh giá tác động đến hiệu quả và khả năng hoàn trả nợ của dự án - Lập bảng cân đối nguồn vốn trả nợ tổng thể của doanh nghiệp bao gồm cả nguồn và nợ vay ngoài dự án - Đề xuất mức cho vay và các điều kiện khác. 2.2.3. Tình hình thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội Là một đơn vị mới được hình thành, trong gần hai năm vừa qua, các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng cung cấp không ngừng được đa dạng về loại hình nâng cao về chất lượng. Trong số các hoạt động cho vay tại ngân hàng, số lượng các khoản tín dụng tài trợ dự án tuy chưa thực sự nhiều song hoạt động này cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Có được những kết quả này là do công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng đã được thực hiện một cách hiệu quả. Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp cửa Smart window của công ty cổ phần nhựa Đông Á là một trong những dự án hiện đang được tài trợ bởi ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội. Xem xét quy trình thẩm định đối với dự án sẽ cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động này. 2.2.3.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần nhựa Đông Á - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tập đoàn nhựa Đông Á - GCN ĐKKD, GP đầu tư: 0103014564 do sở KH & ĐT Hà Nôi cấp ngày 14/11/2006 - Ngành kinh doanh chính: sản xuất nhựa pano, cửa nhựa uPVC, tấm trần, bạt Hi-Flex, đề can… - Địa chỉ trụ sở: Lô 1 – KCN5 - cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội - Thời điểm bắt đầu hoạt động đối với ngành kinh doanh chính: Năm 1995 - Vốn điều lệ: 100 tỷ đồng - Vốn thực góp tính đến 30/6/2008: 100 tỷ đồng 2.2.3.2. Giới thiệu về dự án a. Tóm tắt thông tin về dự án - Tên dự án: Dự án xây dựng nhà máy láp ráp cửa Smartwindow của công ty nhựa Đông Á - Tên đơn vị thực hiện dự án: Công ty cổ phần tập đoàn nhựa Đông Á - Loại hình dự án: Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh - Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp tự đầu tư - Sự cần thiết và mục tiêu sản phẩm của dự án Tập đoàn nhựa Đông Á là một doanh nghiệp có trụ sở đặt tại miền Bắc. Sản phẩm nhựa uPVC đã được tập đoàn sản xuất thành công và trên thị trường từ năm 2005, mang thương hiệu Smartwindow, chủ yếu tiêu thụ trên thị trường phía Bắc. Bên cạnh thị trường phía Bắc, hiện tập đoàn cũng đã xây dựng một hệ thống kênh phân phối tại khu vực phía Nam. Việc xây dựng nhà máy lắp ráp cửa nhựa uPVC tại khu vực phía Nam sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách kịp thời thay vì phải vận chuyển sản phẩm từ Bắc vào Nam. Ngoài ra, hiện nay Đông Á còn dự định triển khai thêm một nhà máy lắp ráp cửa nhựa uPVC tại Đà Nẵng. Với việc xây dựng và mở rộng các nhà máy, doanh nghiệp đang dần được mục tiêu mở rộng và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Bảng 2.5 Một số giả thiết về các thông tin của dự án STT Chỉ tiêu Giả thiết Đơn vị I Tổng mức vốn đầu tư 27.307 trđ 1 Vốn cố định 25.307 trđ Quyền sử dụng đất 9.994 trđ Nhà xưởng + hạng mục phụ trợ 13.313 trđ Máy móc thiết bị 2.000 2 Vốn lưu động 2.000 trđ II Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 27.307 trđ 1 Vốn tự có 9.607 trđ 2 Vốn vay ngân hàng 17.700 trđ Vay trung dài hạn 15.700 trđ Vốn lưu động 2.000 trđ III Các giả thiết khác 1 Giả thiết về thời gian Thời gian khấu hao quyền sử dụng đất 42 năm Thời gian khấu hao nhà xưởng và công trình khác 15 năm Thời gian khấu hao máy móc thiết bị 5 năm Thời gian khảo sát dự án 10 năm Thời gian dự định vay 5 năm Thời gian ân hạn 1 năm 2 Lãi suất + thuế TNDN Lãi suất cho vay trung dài hạn 0.99% %/tháng Lãi suất cho vay theo hạn mức tín dụng 1% %/tháng Thuế thu nhập doanh nghiệp 28% %/tháng 3 Hoạt động và chi phí Công suất lắp ráp cho hai dây chuyền 180.000 m2 Công suất lắp ráp cho một dây chuyền 90.000 m2 % công suất thực tế theo m2 30% Công suất lắp ráp theo bộ 80 bộ/ngày Tốc độ tăng công suất hàng năm 5% Giá bán/m2 (loại kính đơn) 0,8 trđ/m2 Giá bán/m2 (loại kính hộp) 1,02 trđ/m2 Phụ kiện kim khí - Phụ kiện Trung Quốc + nội địa 0,34 trđ/bộ - Phụ kiện của ngoại 0,75 trđ/bộ Chi phí nguyên vật liệu - Thanh profile 11.3 kg/m2 - Kính an toàn 1 m2 - Lõi thép tăng cường 2 kg/m2 Chi phí nhân công 62 nghìnđ/m2 4 Giả thiết về nhóm sản phẩm Giá bán (Trđ/m2) Tỷ lệ Loại kính đơn + phụ kiện nội (TQ) 1.14 35% Loại kính đơn + phụ kiện ngoại 1.55 20% Loại kính hộp + phụ kiện nội (TQ) 1.36 30% Loại kính hộp + phụ kiện ngoại 1.77 15% (nguồn: phụ lục 2b, tờ trình thẩm định, hồ sơ cho vay dự án đầu tư lắp ráp cửa nhựa của Công ty CP tập đoàn Nhựa Đông Á) b. Thẩm định tài chính dự án Dự toán vốn đầu tư và nguồn hình thành Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp cửa Smartwindow tại khu CN Tân Tạo của công ty cổ phần tập đoàn nhựa Đông Án được đưa ra với mức tổng dự toán vốn đầu tư là 27,307 triệu đồng. Trong đó, đầu tư vào vốn cố định chiếm 25,307 triệu đồng, còn lai là đầu tư vào vốn lưu động. Nguồn hình thành dự án gồm 9,607 triệu đồng vốn tự có, còn lại là vốn vay ngân hàng. Ngân hàng ACB hiện đang tham gia tài trợ cho dự án với mức tài trợ là 15,700 triệu đồng. Bảng dự trù doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty tạm thời sẽ chi đầu tư cho một dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế trên lý thuyết là 90000m2; do đó, công suất thực tế của dự án trong năm đầu là 27000m2 (30% công suất thiết kế). Doanh thu dự kiến của dự án trong năm đầu tiên được xác định là 29.871 triệu đồng. Mức doanh thu này được xác định tương đương với công suất dự án dã được xác định ở trên và căn cứ trên hoạt động quá khứ của doanh nghiệp. Sản phẩm cửa nhựa Smartwindow của Đông Á đã từng có mặt tại thị trường phía Nam, do đó đầu ra cho sản phẩm là tương đối thuận lợi. Doanh thu trung bình của nhà máy tại khu công nghiệp Ngọc Hồi hiện nay là 2500 triệu đồng/tháng, mức tăng trưởng hàng năm vào khoảng 15-20%. Căn cứ vào đây, doanh thu dự tính cho nhà máy tại khu công nghiệp Tân Tạo là có thể đạt được. Các chi phí biến đổi như: chi phí nguyên liệu vật liệu, chi phí cho phụ kiện kim khí, chi phí nhân công sẽ tăng lên theo sự tăng lên của công suất thực tế; đồng thời được tính toán căn cứ công suất và những giả thiết về định mức chi phí cho việc sản xuất mỗi m2 sản phẩm. Giả định của dự án về tốc độ tăng công suất thực tế hàng năm là 5%. Các chí điện nước được dự tính sẽ thay đổi 2 lần. Chi phí này chiếm khoảng 320 triệu đồng trong hai năm đầu của dự án, tăng lên 350 triệu đồng trong ba năm tiếp theo, sau đó chiếm 400 triệu đồng. Chi phí khấu hao được xác định theo phương pháp khấu hao đường thẳng, cụ thể: - Quyền sử dụng đất được khấu hao trong 42 năm, chi phí khấu hao mỗi năm là: 9.994 triệu đồng /42 = 238 triệu đồng - Nhà xưởng, công trình được khấu hao trong 15 năm, chi phí khấu hao mỗi năm là: 13.313 triệu đồng / 15 = 887.5 triệu đồng - Máy móc thiết bị được khấu hao trong 5 năm, chi phí khấu hao mỗi năm là: 2.000 triệu đồng / 5 = 400 triệu đồng. Tới năm thứ 4 dự án, máy móc thiết bị sẽ được tái đầu tư, nên khấu hao tính cho năm thứ 5 là 800 triệu đồng (gồm 400 triệu khấu hao cho máy móc thiết bị đầu tư lần 1 và 400 triệu đồng tính khấu hao máy móc thiết bị đầu tư lần 2). Năm thứ 10 của dự án khấu hao bằng 0. à Tổng chi phí khấu hao mỗi năm là: 1525.5 triệu đồng/ năm, xấp xỉ 1526 triệu đồng/năm. Năm thứ 5 của dự án, tổng chi phí khấu hao là 1926 triệu đồng, năm thứ 10 là 1126 triệu đồng Chi phí lãi vay tính theo căn cứ về kế hoạch trả nợ vay Kế hoạch trả nợ vay của dự án được xác định, tính toán như bảng tính dưới đây Bảng 2.6 Bảng dự tính kế hoạch trả nợ vay (nguồn: phụ lục 2b, tờ trình thẩm định, hồ sơ cho vay dự án đầu tư lắp ráp cửa nhựa của Công ty CP tập đoàn Nhựa Đông Á) Dựa trên những giả định tính toán về doanh thu và các loại chi phí, nhân viên tín dụng lập ra bảng kết quả kinh doanh dự phóng như sau: Bảng 2.7: Bảng kết quả kinh doanh dự phóng (đơn vị: triệu đồng) (nguồn: phụ lục 2b, tờ trình thẩm định, hồ sơ cho vay dự án đầu tư lắp ráp cửa nhựa của Công ty CP tập đoàn Nhựa Đông Á) Xác định dòng tiền của dự án Trong việc xác định dòng tiền của dự án, nhân viên thẩm định lựa chọn thời gian khảo sát tính hiệu quả của dự án là 10 năm, giả định đến đầu năm thứ 5, công ty phải tiếp tục đầu tư thêm 2000 triệu đồng tiền bổ sung máy móc thiết bị. Giá trị còn lại của máy móc trang thiết bị tại thời điểm cuối năm thứ 10 là 12052 triệu đồng trong đó quyền sử dụng đất thuê là 7614 triệu đồng (thời gian khấu hao tính là 42 năm) và nhà xưởng là 4438 triệu đồng (thời gian khấu hao là 15 năm). Với vai trò là nhà tài trợ, việc tính toán dòng tiền của ngân hàng được thực hiện trên quan điểm tổng vốn đầu tư như sau: Bảng 2.8: Bảng tính toán dòng tiền của dự án (đơn vị: triệu đồng) (nguồn: phụ lục 2b, tờ trình thẩm định, hồ sơ cho vay dự án đầu tư lắp ráp cửa nhựa của Công ty CP tập đoàn Nhựa Đông Á) Kết quả tính toán dòng tiền tiếp tục được sử dụng tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, phân tích độ nhạy. Tính toán các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án - Tính toán NPV: Lãi suất chiết khấu được sử dụng trong tính toán chỉ tiêu NPV của dự án được nhân viên thẩm định ước lượng dựa trên việc tính toán ước lượng lợi tức kì vọng của khách hàng. Tại thời điểm thực hiện dự án, mặt bằng lãi suất tiết kiệm trong nền kinh tế vào khoảng 12-13%, do đó suất chiết khấu được xác định phải cao hơn lãi suất tiết kiệm từ 2-3%. Thông qua việc ước tính như trên, nhân viên thẩm định xác định lãi suất chiết khấu của dự án là 15% NPV của dự án tương ứng với mức lãi suất chiết khấu trên là 2,723 triệu đồng - Tính toán IRR Sử dụng phần mềm Excel, xác định được tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án là 17,19% - Thời gian hoàn vốn của dự án được xác định là : 5 năm 5 tháng - Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án được xác định là: 7 năm 10 tháng à Kết luận: Dự án có NPV > 0, Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án (IRR) lớn hơn so với lãi suất chiết khấu 15%, ở mức chấp nhận được. Phân tích độ nhạy của dự án Khi xem xét phân tích độ nhạy của dự án, nhân viên thẩm định thấy rằng các yếu tố về công suất lắp ráp thực tế, giá bán sản phẩm có mức độ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hay rủi ro của dự án. - Trường hợp tỷ lệ % công suất thực tế/công suất lý thuyết thay đổi: % Công suất thực tế/Công suất lý thuyết 25% 30% 35% 40% NPV(15%) (1,875) 2,723 7,321 11,920 IRR 13.48% 17.18% 20.83% 24.42% - Trường hợp giá bán sản phẩm thay đổi so với phương án cơ sở % Giá bán thay đổi -10% -5% 0% 5% 10% NPV (15%) (6,894) (2,085) 2,723 7,532 12,340 IRR 9.35% 13.31% 17.18% 20.99% 24.75% - Trường hợp NPV thay đổi khi tỷ lệ đạt công suất và giá bán cũng thay đổi NPV (triệu đồng) Giá bán thay đổi -10% -5% 0% 5% 10% Công suất thay đổi 25% (9,889) (5,882) (1,875) 2,132 6,139 30% (6,894) (2,085) 2,723 7,532 12,340 35% (3,898) 1,711 7,321 12,931 18,541 40% (903) 5,508 11,920 18,331 24,742 -Trường hợp IRR thay đổi khi tỷ lệ đạt công suất và giá bán cùng thay đổi IRR(%) Giá bán thay đổi -10% -5% 0% 5% 10% Công suất thay đổi 25% 6.83% 10.19% 13.48% 16.71% 19.90% 30% 9.35% 13.31% 17.18% 20.99% 24.75% 35% 11.83% 16.38% 20.83% 25.21% 29.54% 40% 14.27% 19.40% 24.42% 29.38% 34.28% Dự án có sự nhạy cảm về công suất và giá bán, nếu mức công suất hoạt động thực tế chỉ bẳng 25% so với công suất thiết kế là dự án không hiệu quả. Phương án cơ sở là công suất hoạt động đạt ở mức 30%. Phân tích khả năng trả nợ vay - Lịch trả nợ - Nghĩa vụ trả nợ vay tại ACB Công ty đề nghị vay ACB số tiền từ 20-22 tỷ đồng để đầu tư cho dự án, tổng thời gian vay là 60 tháng trong đó thời gian ân hạn là 12 tháng. Nguồn trả nợ lãi năm đầu tiên cho ACB từ hoạt động hiện tại của tập đoàn nhựa Đông Á gồm khối văn phòng tập đoàn, Công ty TNHH 1 thành viên nhựa Đông Á, Công ty TNHH 1 thành viên S.M.W. Nguồn trả nợ gốc từ lợi nhuận và khấu hao của nhà máy mới xây dựng tại Tân Tạo khi nhà máy này đi vào hoạt động. Khi phân tích khả năng trả nợ của khách hàng, nhân viên thẩm định xem xét cân đối giữa nghĩa vụ trả nợ gốc với vốn vay tài trợ dự án của ACB và nguồn trả nợ (lợi nhuận hoạt động và khấu hao). Thực chất của việc này là xác định dòng tiền của dự án dựa trên quan điểm vốn chủ sở hữu. Đây sẽ là dòng tiền chủ dự án nhận được sau khi thanh toán tất cả các nghĩa vụ trả nợ cho các nhà tài trợ. Sau khi tính toán, ta thấy, dòng tiền của dự án trên quan điểm này qua các năm là dương, chủ dự án có đủ khả năng thanh toán nợ: Bảng 2.9: Bảng cân đối nguồn trả nợ vay (đơn vị: triệu đồng) (nguồn: phụ lục 2b, tờ trình thẩm định, hồ sơ cho vay dự án đầu tư lắp ráp cửa nhựa của Công ty CP tập đoàn Nhựa Đông Á) - Nghĩa vụ trả nợ với các khoản vay khác Tính đến thời điểm thẩm định, ngoài ACB Công ty cổ phần tập đoàn nhựa Đông Á có quan hệ tín dụng với BIDV . Nhân viên tín dụng tạm tính số tiền phải trả của công ty theo lịch trả nợ trên các hợp đồng tín dụng. Theo lịch thanh toán khi các khoản nợ trung hạn đến hạn phải trả của Đông Á là 8047 triệu đồng/năm. Đây đều là các khoản vay xây dựng nhà xưởng (vay VND) và vay mua bổ sung máy móc thiết bị (vay USD) tại BIDV. Lợi nhuận sau thuế (theo số nội bộ) của Đông Á trong năm 2006 là 14,498 triệu đồng, mức kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao công tác thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Sở giao dịch Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan