LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Phân loại hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.2.1 Phân loại theo đối tượng khách hàng 4
1.1.2.2 Phân loại theo thời hạn của khoản vay 5
1.1.2.3 Phân loại theo phương thức cho vay 5
1.1.2.4 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay 7
1.1.2.5 Một số tiêu thức phân loại khác 7
1.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM 8
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay ngắn hạn 8
1.2.2 Vai trò của cho vay ngắn hạn 9
1.2.2.1. Đối với nền kinh tế 10
1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp 10
1.2.2.3 Đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM 10
1.2.3 Những trường hợp ngân hàng cho vay ngắn hạn 11
1.2.3.1 NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Lưu Động 11
1.2.3.2 NHTM cho vay ngắn hạn để tài trợ Tài Sản Cố Định 11
1.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu 12
1.2.4.1 Cho vay thấu chi 12
1.2.4.2 Cho vay trực tiếp từng lần 13
1.2.4.3 Cho vay theo hạn mức 14
1.2.4.4 Cho vay luân chuyển 15
1.3 Hiệu quả cho vay ngắn hạn 16
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay 16
1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả cho vay 17
1.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính 17
1.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 18
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay 18
b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay 19
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn 20
d. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay 21
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM. 22
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay ngắn hạn của NHTM 23
1.3.4.1 Về phía ngân hàng 23
1.3.4.2 Về phía khách hàng. 26
1.3.4.3 Về phía nền kinh tế 28
Chương 2 29
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 29
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội 29
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình 29
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.1.2 Những mốc lịch sử chính và thành tựu 30
2.1.2 Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội. 31
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 31
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 32
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội 35
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 35
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn 36
2.1.3.4 Một số kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua 40
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội 40
2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại ABBANK Hà Nội 40
2.2.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế 42
2.2.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo 43
2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội. 44
2.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính 44
2.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng 45
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn 45
b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay 45
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn 47
d. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn cho vay 51
2.2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn của chi nhánh Hà Nội 52
2.2.3.1 Những kết quả đạt được 52
2.2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 53
a. Hạn chế 53
b. Những nguyên nhân chủ yếu 55
Chương 3 61
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI 61
3.1 Định hướng hoạt động cho vay của ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội 61
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội 62
3.2.1 Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay 62
3.2.2 Nâng cao trình độ nhân viên của ngân hàng 63
3.2.3 Nâng cao khả năng dự báo những biến động của thị trường trong ngắn hạn và dài hạn. 64
3.2.4 Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng 64
3.2.5 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn. 65
3.3 Một số kiến nghị 66
3.3.1 Đối với ngân hàng TMCP An Bình 66
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 67
3.3.3 Đối với Nhà nước 68
KẾT LUẬN 70
Danh mục tài liệu tham khảo 72
78 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh.
- Công tác tổ chức và quản lý
Tổ chức và quản lý là khâu quan trọng trong mọi hoạt động nói chung. Với hoạt động của ngân hàng, tổ chức và quản lý có vai trò quyết định đến tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay.
Công tác tổ chức và quản lý nếu được phối hợp thực hiện chặt chẽ sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung.
1.3.4.2 Về phía khách hàng.
Khi việc cho vay chưa diễn ra thì vai trò của các điều kiện về phía ngân hàng là quan trọng. Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay được ký kết, khách hàng đã vay được vốn của ngân hàng thì chính khách hàng mới là người quyết định hiệu quả của món vay.
Khả năng trả nợ của khách hàng được quyết định bởi các yếu tố sau:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ những khách hàng có tình hình tài chính tốt mới được xem xét để cho vay. Ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như một kênh thông tin quan trọng nhất để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngân hàng xây dựng các nhóm chỉ số về: Khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, khả năng hoạt động, chỉ số cân đối vốn, nhóm chỉ số phản ánh mức sinh lời.. và qua đó đánh giá khả năng trả nợ, phân tích rủi ro, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nếu tiềm lực tài chính của khách hàng tốt, đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng, khoản vay sẽ ít rủi ro hơn.
Phương án sử dụng vốn vay: Phương án sản xuất kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả cho món vay. Một phương án tốt sẽ sử dụng tốt vốn vay, sẽ đem lại mức lợi nhuận cao cho khách hàng, dòng tiền và kết quả kinh doanh tốt sẽ đảm bảo trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng.
Năng lực điều hành, quản lý và đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp
Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng là việc nhân viên tín dụng gặp gỡ trực tiếp và đàm phán với chủ doanh nghiệp. Thông qua quá trình gặp gỡ và trao đổi này thì nhân viên tín dụng có thể hiểu thêm nhiều về đối tượng cho vay, về kinh nghiệm, về kiến thức, về ý thức và quyết tâm kinh doanh. Đây mặc dù là một yếu tố phi tài chính nhưng lại vô cùng quan trọng thuộc về doanh nghiệp và có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Khi chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo tốt thì ngay ở khâu đầu tiên là lập dự án đầu tư cũng đã thể hiện khả năng thành công của dự án, khả năng sử dụng vốn vay từ ngân hàng một cách hiệu quả. Nếu ngược lại, nếu như chủ doanh nghiệp không có đủ trình độ quản lý và kinh nghiệm cần thiết thì khoản vay không phát huy được tác dụng, không đảm bảo được chất lượng cho vay và kết quả xấu nhất là ngân hàng mất vốn. Bên cạnh việc xem xét về trình độ chuyên môn của khách hàng, cán bộ tín dụng cũng phải đánh giá khách hàng trên khía cạnh đạo đức. Tính trung thực, mức độ thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo khoản vay có hiệu quả.
1.3.4.3 Về phía nền kinh tế
Mọi hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng không thể tách rời những biến động chung của thị trường. Bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mô đều có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Sự thay đổi về tốc độ lạm phát cũng như tăng trường kinh tế, sẽ tác động trực tiếp đến mức tổng dư nợ của các NHTM thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia và tác động xấu hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy khi nền kinh tế tăng trưởng tốt cùng với một tỷ lệ lạm phát hợp lý, dư nợ tín dụng hệ thống ngân hàng thường cao hơn rất nhiều sơ với những thời điểm mà nền kinh tế có những biến động không thuận lợi. Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, thu được lợi nhuận cao và đảm bảo được hiệu quả của khoản vay.
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP An Bình
Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
Tên viết tắt : ABBANK
Trụ sở chính: 47 Điện Biên Phủ , Quận 1 TP Hồ chí Minh
Web: WWW.ABBANK.VN
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình là một trong mười ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. ABBANK được thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 1993 có tên là Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình, số vốn điều lệ 1 tỷ và trụ sở đặt tại 138 thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh. Nay đã chuyển về 47 Điện Biên Phủ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Từ lúc mới thành lập cho đến năm 2001, quy mô hoạt động kinh doanh của ABBANK là rất nhỏ. Để đáp ứng được nhu cầu nền kinh tế ngày càng phát triển và xu thế hội nhập kinh tế thế giới tháng 3 năm 2002, ABBANK tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự. Trong năm này vốn điều lệ đã tăng lên 5 tỷ đồng, năm 2003 là 36.10 tỷ đồng, năm 2004 là 70.04 tỷ đồng, năm 2005 là 165 tỷ đồng ,năm 2006 là 1.131 tỷ đồng, đến cuối năm 2007 con số này là 2300 tỷ đồng. Trải qua 13 năm hoạt động với những nỗ lực không ngừng , thương hiệu ABBANK đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.1.2 Những mốc lịch sử chính và thành tựu
Năm 2005:
- Tăng vốn điều lệ lên 165 tỷ đồng.
- Được cấp giấy phép chuyển đổi từ mô hình Ngân hàng Thương Mại cổ phần Nông thôn sang mô hình ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị.
- Sự tham gia với tư cách Cổ đông chiến lược của Tập đoàn Điện lực Việt Nam , Công ty Dầu khí mang lại thế và lực mới cho sự phát triển của ABBANK.
- Hoàn thành việc xây dựng Chiến lược phát triển ABBANK và bắt đầu thực hiện điều hành, quản lý ABBANK theo chiến lược đã hoạch định trong đó, nổi bật là việc định hướng phát triển ABBANK trở thành một ngân hàng hiện đại, hoạt động theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế
- Ban hành sổ tay Tín dụng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tín dụng vào năm 2006
- Mô hình hoạt động của ABBANK được nâng cấp thêm một bước thông qua việc tăng cường thành viên của hội đồng Quản trị, Ban điều hành, thành lập các phòng mới tại Hội sở chính, mở rộng mạng lướiĐây là những bước đi đầu tiên để ABBANK đạt đến mô hình Ngân hàng Thương mại hoàn thiện vào năm 2008.
Năm 2006:
- Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) đã tham gia làm cổ đông chiến lược của ABBANK với tỷ lệ góp vốn điều lệ là 40% .
- Ngày 27 tháng 10, khai trương ABBANK Đà nẵng
- ABBANK và công ty chứng khoán An Bình (ABS) phát hành thành công 2000 tỷ trái phiếu bản tệ cho EVN.
- Ngày 07 tháng 11 , ABBANK đã phát hành thành công 1000 tỉ trái phiếu của EVN cùng với ngân hàng Deustch Bank và quỹ đầu tư Vina Capital.
- Ngày 14 và ngày 16 tháng 11, khai trương ABBANK Đinh Tiên Hoàng và ABBANK Trần Khát Chân.
- Ngày 06 tháng 12 năm, ký hợp đồng triển khai Core Banking Solutions với Temenos và khai trương Trung tâm thanh toán quốc tế tại Hà Nội.
- Vốn điều lệ tăng từ VND 165 tỉ vào đầu năm 2006 lên 1.131 tỉ vào cuối năm 2006.
Năm 2007:
- Tháng 01/2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là “Nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á năm 2006”.
- Tăng vốn điều lệ lên 2300 tỷ vào cuối năm 2007.
2.1.2 Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội.
Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội
Tên viết tắt: ABBANK Hà Nội
Địa chỉ: 101 Láng Hạ Hà Nội
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào tháng 2 năm 2006, điều này đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình. Hiện ABBANK Hà Nội có địa chỉ tại toà nhà 101 Láng hạ. Chi nhánh có phạm vi hoạt động rộng lớn, không chỉ trong phạm vi thành phố Hà Nội mà còn mở rộng sang một số tỉnh lân cận thông qua việc mở nhiều PGD trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái nguyên Các khách hàng của ABBANK Hà Nội là các khách hàng thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp, cá nhân khác của nền kinh tế.
Sau khi thành lập, ABANK Hà Nội đã rất cố gắng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, chủ động tìm kiếm khách hàng và đã thu được nhiều thành công, đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển của ngân hàng TMCP An Bình tại khu vực phía Bắc.
Đến thời điểm hiện tại ABANK Hà Nội đã có mạng lưới rộng khắp Hà Nội với 13 phòng giao dịch, tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 200 người.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo:
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
PGĐ 4
Thanh toán quốc tế
PGĐ 3
Khối KH
Cá nhân
PGĐ 2
Kế toán kho quỹ
PGĐ 1
Khối KH
Doanh nghiệp
Các phòng trực thuộc:
Các phòng tại Chi nhánh HN 13 Phòng giao dịch
Phòng hàng chính nhân sự
Phòng kế toán kho quỹ
Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Phòng quan hệ khách hàng cá nhân
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng quản lý nợ và quản lý rủi ro
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng:
Mỗi phòng ban có sự độc lập tương đối, chuyên môn hoá trong lĩnh vực của mình để tham mưu cho ban giám đốc các kế hoạch, các chính sách kinh doanh. Các phòng thống nhất với nhau trong mục đích chung là cùng góp phần vào kết quả kinh doanh của chi nhánh cũng như hoàn thành tốt các nhiệm vụ do ngân hàng TMCP An Bình giao.
- Phòng hành chính nhân sự
Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, lễ tân, lao vụ, đảm bảo thông tin liên lạc, luân chuyển văn thư phục vụ cho các hoạt động ở chi nhánh.
Quản lý, sửa chữa, bảo quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của chi nhánh bao gồm: nhà cửa, kho tàng, máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc.
Đầu mối tiếp xúc với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu làm việc với chi nhánh. Quan hệ giao dịch với các ban ngành đối với các vấn đề liên quan đến công việc chi nhánh.
Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, nhân sự tiền lương và công tác đào tạo của chi nhánh.
- Phòng kế toán kho quỹ
Chịu trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chế độ thi chi tài chính.
Làm quyết toán hàng năm, theo dõi việc thực hiện thanh toán, tính thuế phải nộp, xây dựng kế hoạch tài chính hằng năm.
Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chấp hành các quy chế có liên quan đến tài chính, kế toán, thanh toán.
Thực hiện chức năng mở và quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, nhờ thu, chuyển tiền điện tử, các loại séc...
Thực hiện thu chi tiền mặt, sec lĩnh tiền mặt bằng VNĐ từ tài khoản tiền gửi của khách hàng và thực hiện thu lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay.
Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và của ngân hàng TMCP An Bình, tổ chức điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn.
- Phòng quan hệ khách hàng cá nhân
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
Tiếp xúc và thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với các khách hàng là các tổ chức kinh tế xã hội trong nền kinh tế.
- Phòng quản lý nợ và quản lý rủi ro.
Quản lý rủi ro: phối hợp với phòng quan hệ khách hàng, thực hiện các quy trình quản lý rủi ro đối với các khoản tín dụng.
Quản lý nợ: Thực hiện việc nhập dữ liệu vào hệ thống, mở tài khoản vay, lưu giữu hồ sơ vay vốn, hỗ trợ phòng Quan hệ khách hàng và quản lí rủi ro trong quá trình giám sát khoản vay, thu nợ...
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Hà Nội
Năm 2007, nền kinh tế nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng gặp không ít khó khăn, lạm phát tăng cao và giữ ở mức hai con số (13.6%/năm 2007). Thêm vào đó, với các chính sách mở cửa thị trường tài chính ngân hàng, các NHTM của Việt Nam và đặc biệt là các ngân hàng TMCP sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thử thách.
Bên cạnh đó, một số kênh huy động mới phát triển mạnh mẽ như : Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, vàng làm cho tính cạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở lên khốc liệt.
Tuy gặp phải một số khó khăn nhưng trong năm 2007, Chi nhánh Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Kể từ khi thành lập năm 2006, hoạt động nguồn vốn của Chi nhánh Hà Nội luôn tăng trưởng mạnh. Năm 2007 với chính sách điều chỉnh lãi suất hợp lý và nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tổng huy động của Chi nhánh là 1400 tỷ, tăng 291% so với năm 2006.
BẢNG 2.1 HOẠT ĐỘNG NGUỒN VỐN
Đv : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tăng trưởng
2006
2007
07/06
Tổng vốn huy động
358
1400
291%
Theo nguồn huy động
- Từ khu vực dân cư
36
142
294%
- Từ khu vực doanh nghiệp
310
1008
225%
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006 / 2007
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Công tác quản lý và sử dụng vốn của chi nhánh được thực hiện theo phương châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.
- Hoạt động tín dụng
Tính đến tháng 31/12/2007, dư nợ của chi nhánh đạt 1412 tỷ đồng tăng 443% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách hàng đạt 1058 khách hàng cá nhân và 205 khách hàng doanh nghiệp.
Danh mục tín dụng phân loại theo ngành nghề kinh doanh.
BẢNG 2.2: DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Đv. Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2007
Dư nợ
% tổng dư nợ
- Khai thác và xây dựng
1.41
0.01%
- Năng lượng
33.89
2.4%
- Sản xuất chế biến
38.12
2.7%
- Thương mại dịch vụ
1150
81.44%
- Giao thông vận tải
7.34
0.52%
- Bất động sản
148.12
10.49%
- Đầu tư chứng khoán
30.07
2.13%
Tổng
1412
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12 năm 2007
Ngành thương mại dịch vụ chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong danh mục tín dụng, tỷ trọng của ngành này là 81,44%. Con số này của ngành bất động sản là 10,79% và là ngành có tỷ trọng lớn thứ hai. Cho vay ngành điện chiếm 2,4% tổng dư nợ.
BẢNG 2.3 DANH MỤC TÍN DỤNG PHÂN THEO LOẠI TIỀN TỆ
Đv : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
VND
USD
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Dư nợ
1159
82.1%
253
17.8%
Huy động
5507
99%
55
1%
Nguồn : Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2007
Tính đến 31/12, trong tổng nguồn của chi nhánh (gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi), chỉ có khoảng 1% là USD, trên 99% là VND, bên cạnh đó dư nợ USD của chi nhánh lại chiếm đến 19.51%. Điều đó cho thấy ngân hàng đang gặp phải rủi ro về sự không tương xứng giữa nguồn vốn và dư nợ. Ngân hàng đang gặp phải tình trạng dư thừa vốn VND trong khi thiếu hụt nguồn USD.
Các số liệu trên cũng cho thấy ngân hàng đang có trạng thái thanh khoản dương, có nghĩa là ngân hàng có thể không gặp phải vấn đề về thanh khoản trong giai đoạn hiện tại. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là hiệu quả sử dụng nguồn của chi nhánh chưa cao. Điều này ảnh hưởng đến chi phí cơ hội đầu tư và huy động vốn của ngân hàng.
- Kinh doanh dịch vụ
Với chiến lược phát triển thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam, việc phát triển đa dạng và hiện đại hoá các loại hình dịch vụ ngân hàng luôn được quan tâm và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo ngân hàng. Thông qua việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích của ngân hàng cộng với các chiến lược Marketing, ngân hàng đã thu hút được một lượng đông đảo khách hàng ở thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, tăng tỷ trọng thu phí từ các dịch vụ ngân hàng đã tác động trực tiếp làm tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng, góp một phần không nhỏ giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong năm.
BẢNG 2.4 THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
Đv. VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
Tăng trưởng 07/06
1.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
562365739
2852833623
2. Chi phí hoạt động dịch vụ
89811645
937170804
3.Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
472554094
1915662819
305%
Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006/2007
Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn, với những nỗ lực của mình ABBANK Hà Nội đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ , mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, qua đó đạt kết quả kinh doanh khả quan.
BẢNG 2.5. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đv: vnđ
Chỉ tiêu
2006
2007
Tăng trưởng 07/06
1. Doanh thu
20923420410
277264813000
2. Chi phí
17227117880
234930498400
3. Lợi nhuận trước thuế
3696302520
42334314594
1045%
4. Tổng tài sản
898594876828
4240723846784
372%
Nguồn báo cáo tài chính 2006/2007
2.1.3.4 Một số kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua
Chính thức thành lập đầu năm 2006. Trong 2 năm trở lại đây, ABBANK Hà Nội đang ngày một phát triển, cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Điều này thể hiện ở một số điểm sau:
- Mạng lưới hoạt động của chi nhánh không ngừng được mở rộng với 13 phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
- Cơ sở vật chất không ngừng được cải thiện với công nghệ hiện đại. Đặc biệt trong năm 2007 ABBANK Hà Nội đã chính thức chuyển giao công nghệ từ Gold River sang Core Banking Temenos 24 của Thụy Sĩ, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ tiện ích và an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
- Cơ cấu tổ chức với các phòng ban chức năng được sắp xếp lại theo hướng chuyên môn hoá, tách biệt từng khâu, từng mảng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, nhằm mục đích tăng hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
- Các sản phẩm dịch vụ mà ABBANK Hà Nội cung cấp ngày càng đa dạng, phát triển nhiều dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ cao, điển hình là sản phẩm thẻ YOUCARD mới được ra mắt.
- Kết quả kinh doanh của ABBANK Hà Nội tăng trưởng cao và cao tương đối so với toàn hệ thống. Điều này phù hợp với vai trò là đơn vị tiêu biểu, quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống các chi nhánh của ngân hàng TMCP An Bình khu vực phía bắc.
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP An Bình –Chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Tình hình cho vay ngắn hạn tại ABBANK Hà Nội
Tại ABBANK Hà Nội, cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Cụ thể năm 2006 chiếm 64% và năm 2007 chiếm 67%/ Tổng dư nợ. Số liệu trên cho thấy, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng, tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2007 đạt mức 460% so với năm 2006. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động của ABBANK Hà Nội.
BẢNG 2.6 DƯ NỢ VÀ DƯ NỢ NGẮN HẠN
đv. Tỷ đồng
Các chỉ tiêu
2006
2007
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
So sánh 07/06 %
Tổng dư nợ cho vay
260
100.00%
1412
100.00%
443%
Ngắn hạn
166.4
64%
946.04
67%
468%
trung hạn
62.4
24%
353
25%
466%
Dài hạn
31.2
12%
112.96
8%
262%
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2007
Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc điểm là vòng quay vốn nhanh, việc cho vay là thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn luôn là một trong những hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng.
2.2.1.1 Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế
Đối tượng khách hàng của ABBANK Hà Nội là tất cả các tổ chức kinh tế và cá nhân có đủ điều kiện được vay, trong đó ưu tiên các khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Ngành Sản xuất chế biến và Thương mại – Dịch vụ trong những năm vừa qua đã có các bước phát triển bền vững, do vậy luôn là ngành chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tại ABBANK Hà nội và có xu hướng tăng dần tỉ trọng. Cụ thể,năm 2006 dư nợ cho vay là 153 tỷ đồng, chiếm 60%, năm 2007 tăng lên 1058 tỷ đồng, chiếm 81.44% tổng dư nợ.
Với việc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tham gia với tư cách là cổ đông chiến lược của ngân hàng TMCP An Bình, khách hàng ngành điện luôn nhận được những sự ưu tiên đặc biệt từ ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ trọng dư nợ của EVN luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của ABANK Hà Nội.
BẢNG 2.7 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ
Đv: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Dư nợ
Tỉ trọng
Dư nợ
Tỉ trọng
Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn
166.4
100%
946.04
100%
Sản xuất chế biến
3.3
2%
47.3
5%
Thương mại - Dịch vụ
103.17
62%
823.05
87%
Giao thông vận tải
1.67
1%
4.73
0.5%
Khai thác và xây dựng
0.66
0.4%
0.95
0.1%
Khác
-
-
-
-
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2007
2.2.1.2 Cơ cấu cho vay ngắn hạn phân theo tài sản đảm bảo
Năm 2007 dư nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản chiếm 70,83% tổng dư nợ ngắn hạn, so với mức 83% của năm trước, trong đó 38,72% dư nợ được bảo đảm bằng bằng Bất động sản (BĐS), các khoản nợ được bảo đảm bằng bảo lãnh của ngân hàng khác chiếm 9%, bảo đảm bằng giấy tờ có giá chiếm 6%. Dư nợ được bảo đảm bằng máy móc thiết bị và hàng tồn kho (thường được xếp hạng B với tính thanh khoản thấp) chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng dư nợ.
Cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm gần 30% tổng dư nợ, tăng so với mức 27% của năm trước. Điều này một phần là do ngân hàng đang mở rộng quy mô hoạt động và quan hệ với nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng đối với ngân hàng do rủi ro đối với hình thức cho vay tín chấp rất cao, ngân hàng cần hạn chế cho vay dưới hình thức này.
BẢNG 2.8 CƠ CẤU DƯ NỢ NGẮN HẠN PHÂN LOẠI THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO
TT
Tiêu chí
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ lệ/Tổng dư nợ
A.
Có tài sản đảm bảo
670.04
70.83%
1
BĐS
366.28
38.72%
2
Máy móc thiết bị và hàng tồn kho
23.65
2.5%
3
Giấy tờ có giá
56.76
6%
4
Bảo lãnh từ ngân hàng khác
85.14
9%
5
Bảo lãnh của Chính phủ
56.76
6%
6
Bảo lãnh khác
81.45
8.61%
B.
Không có tài sản đảm bảo
276
29.17%
Tổng
946.04
100%
Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng tháng 12/2007
Danh mục tín dụng năm 2007 nhìn chung có sự cải thiện, hợp lý hơn so với danh mục tín dụng trong năm 2006 xét ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản gia tăng so với năm trước và ngân hàng vẫn gặp phải rủi ro tín dụng tập trung xét cả về số lượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh và loại hình sở hữu.
Trên cơ sở đó, Ngân hàng cần phải đa dạng hoá ngành nghề cho vay; tiếp cận và khai thác các khách hàng có thị phần lớn, uy tín thuộc các ngành nghề; chú trọng khai thác khách hàng là các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty tài chính nhằm đa dạng hóa loại hình sở hữu của khách hàng; khai thác các khách hàng cá nhân tiềm năng...thực hiện đúng theo chỉ đạo của ngân hàng TMCP An Bình về việc xây dựng một cơ cấu cho vay theo định hướng “ An toàn và hiệu quả ”.
2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Nội.
2.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính
Thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng TMCP An Bình, trong những năm qua, ABBANK Hà nội đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay của ngân hàng TMCP An Bình. Bên cạnh việc nỗ lực mở rộng quy mô cho vay, ABBANK Hà Nội đã cố gắng nâng cao hiệu quả các khoản cho vay bằng việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc hơn các điều kiện về qui trình, kiểm tra, giám sát.. trong hoạt động cho vay. ABBANK Hà Nội đã tiếp cận và đặt quan hệ được với những khách hàng lớn, xây dựng quan hệ lâu dài và trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay đã được nâng cao, điều này thể hiện ở việc không chỉ cung cấp vốn kịp thời, chính xác, hiệu quả cho khách hàng, mà còn tạo được niềm tin đối với khách hàng. Cũng từ đó, khách hàng có thể tin tưởng và kinh doanh hiệu quả, thực hiện trả gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn
Chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn tuyệt đối và tương đối phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay xét về quy mô.
BẢNG 2.9 TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ CHO VAY NGẮN HẠN
Đv. Tỷ đồng
Năm
2006
2007
Mức tăng trưởng tuyệt đối
Mức tăng trưởng tương đối
Dư nợ cho vay ngắn hạn
166.4
946.04
779.64
568%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2006 / 2007
Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2007 ABBANK Hà Nội đạt mức tăng trưởng lớn về dư nợ cho vay ngắn hạn, mức tăng trưởng tuyệt đối là 779.64 tỷ và mức tăng trưởng tương đối là 568%. Bên cạnh đó, mức dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2006 là 64% và con số này của năm 2007 là 67% của tổng dư nợ. Điều này cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng có hiệu quả cao, đảm bảo an toàn và sinh lời cho ngân hàng.
b. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay
Vòng quay vốn ngắn hạn phản ánh tốc độ chu chuyển vốn ngắn hạn của ngân hàng. Vòng quay này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, kỳ thu tiền bình quân, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thiện trí trả nợ của khách hàng. Do vậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7555.doc