Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Xí nghiệp may da – công ty May Chiến thắng

MỤC LỤC

 

Chương I: 1

Lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 3

I. Khái niệm và các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.3

II. Các phương pháp đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4

1.Yêu cầu đặt ra khi đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 4

2. Quan điểm về hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 5

3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả trương trình đào tạo và phát triển. 6

III. Những điều kiện đảm bảo hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 13

1. Cơ sở vật chất , quản lý và con người cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 13

2. Đào tạo và phát triển với vấn đề quản trị nhân lực trong doanh nghiệp ( sơ đồ 1) 15

3. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực với công tác đào tạo và phát triển : 15

4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với vấn đề sử dụng lao động trong doanh nghiệp. 16

IV. Những yêu cầu đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 19

Chương II: 23

Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở xí nghiệp may da – Công ty may chiến thắng 23

I. Giới thiệu chung về Công ty may chiến thắng. 23

1. Quá trình hình thành và phát triển : 23

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty : 25

II. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp may da. 27

1.Sự ra đời và phát triển. 27

2.Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp .28

3.Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức.30

4.Đặc điểm về quy trình công nghệ .32

5.Đặc điểm về mặt hàng sản phẩm . 34

6.Đặc điểm về lao động . 34

7.Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh.34

III. Tình hình hoạt động sản xuất của xí nghiệp trong những năm qua 35

IV. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty nói chung và xí nghiệp nói riêng. 36

1.Tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. 36

2. Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực ở xí nghiệp may da 38

3. Tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở xí nghiệp 39

Chương III: 46

Một số phương pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở xí nghiệp may da – công ty may chiến thắng 46

I. Chiến lược phát triển của công ty trong năm 2002: 46

II. Quan điểm , định hướng chiến lược về đào tạo và phát triển của công ty 47

III. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở xí nghiệp may da – công ty may Chiến Thắng 48

1.Xác định nhu cầu đào tạo : 48

2Xác định hình thức đào tạo .50

3. Đẩy mạnh công tác đào tạo 50

4. Tăng cường hơn nữa kỷ luật lao động. 54

5. áp dụng các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất : 55

Phần kết luận 61

Tài liệu tham khảo 62

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Xí nghiệp may da – công ty May Chiến thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua Đơn vị : VN đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1.Tổng doanh thu 2. lợi nhuận 3. Nộp ngân sách 4. Thu nhập b/q 5. Vốn đầu tư 63.984.179.480 78.757.508.823 82.863.394.000 1.012.463..849 1.130.085.750 1.250.857.928 1.718.948.000 1.025.957.800 900.572.865 815.000 850.000 900.000 15.672.985.246 18.607.589.250 17.372.414.427 *Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : - Thuận lợi : Hơn 30 năm hoạt động trong ngành , Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi , tận tuỵ với nghề . Sản phẩm của Công ty đã bao phủ cả nước thông qua các đại lý chính thức. Quá trình sản xuất được khép kín từ cắt may , là và bao gói , điều này làm tăng tính chủ động trong sản xuất sản phẩm của công ty . Công ty nhận được sự giúp đỡ nhiều mặt của tổng công ty Dệt – May Việt Nam và sự quan tâm của chính phủ trên nhiều phương diện giúp Công ty tập trung máy móc thiết bị để phát triển sản xuất . - Khó khăn : Khó khăn lớn nhất của Công ty là máy móc đã cũ , lạc hậu với khối lượng tương đối lớn được đầu tư từ những năm 60 dẫn đến khó khăn trong việc sản xuất hàng hoá với chất lượng cao . Những năm 95 Công ty đầu tư thêm một số dây truyền mới nhưng hiệu quả chưa cao nên cũng gặp khó khăn . Mặc dù vậy , cán bộ công nhân viên công ty quyết tâm khắc phục khó khăn để sản xuất sản phẩm có chất lượng giữ uy tín trên thị trường . Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một quy luật tất yếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào chứ không riêng với may Chiến Thắng đây là nguyên nhân khách quan cơ bản gây nên khó khăn của Công ty nhưng nó cũng là đòn bẩy giúp Công ty vươn lên thích ứng với nền kinh tế thị trường. Trong năm 2000 , máy móc thiết bị được khai thác triệt để và có tác dụng hơn , lao động phát huy hiệu quả làm việc nên lựo nhuận tăng lên đạt 1,130 tỷ đồng , doanh thu năm 2000 so với năm 1998tăng 36,07% ( đạt 78,757 tỷ đồng ) . Đến nay , nhịp độ sản xuất của Công ty đã đi vào ổn định , Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước , chi trả lương đầy đủ kịp thời cho cán bộ công nhân viên . Thu nhập bình quân đầu người đối với công nhân sản xuất ngày càng tăng. Sản phẩm chính của công ty là các loại áo jacket, trang phục trường học , công sở , các loại găng tay da , găng golf . Ngoài ra , công ty còn có các loại sản phẩm thảm len dệt tay xuất khẩu . Sản phẩm của Công ty được xuất đi các nước : Đức , Mỹ , Nhật , Hàn Quốc , Anh , Tây Ban Nha... II. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp may da. Sự ra đời và phát triển. Phát huy hình thức thu hút vốn đầu tư , năm 1994 Công ty đã hợp tác với hãng HADONG – Hàn Quốc xây dựng công nghệ sản xuất găng tay da tại cơ sở số 10 phố Thành Công và Công ty lại có thêm một công nghệ mới – công nghệ may da chuyên sản xuất găng tay cho những vận động viên chơi golf . Đây là một mặt hàng phức tạp về kỹ thuật , đòi hỏi trình độ tay nghề cao . Song , nhờ biết tổ chức sản xuất tốt , lực lượng công nhân khéo léo, nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật nên dây chuyền sản xuất đã sớm đi vào ổn định . Tháng 12 năm 1994 , xí nghiệp may da chính thức đi vào hoạt động sản xuất. Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp *Chức năng : Là một xí nghiệp thành viên trong mô hình quản lý của Công ty may Chiến Thắng thuộc tổng công ty Dệt May Việt Nam. Xí nghiệp hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh bao cấp . Xí nghiệp không hạch toán độc lập , không có tài khoản và con dấu riêng , không có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh , đầu vào do Công ty cung cấp , đầu ra do Công ty đảm nhận. Xí nghiệp được điều hành theo mệnh lệnh , quy chế , quy định về các nội quy Kế hoạch sản xuất được giao theo một số chỉ tiêu nhất định như sản lượng , tiến độ , doanh thu , chất lượng. *Nhiệm vụ Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất của xí nghiệp sao cho hợp lý và phù hợp với mô hình chung của Công ty. Có biên pháp tổ chức và điều hành sản xuất đạt hiệu quả cao nhằm phát huy tối đa các tiềm năng về nhà xưởng , thiết bị , lao động , nguyên vật liệu và vật tư. Nghiêm chỉnh chấp hành mọi mệnh lệnh trong sản xuất , chấp hành đúng các nội quy , quy định , quy chế của Công ty và mọi chủ chương chính sách của Đảng , pháp luật của nhà nước và các tổ chức xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiến tới các biện pháp khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất đã được giao cho xí nghiệp hàng tháng , quý , năm cả về sản lượng , tiến độ , doanh thu và chất lượng sản phẩm hàng hoá. Phải có biện pháp để quản lý nhà xưởng , thiết bị máy móc để phát huy tối đa công suất và hiệu suất sử dụng thiết bị , nâng cao năng suất máy móc , kéo dài thời gian tuổi thọ của máy Phải có biện pháp đề ra các quy trình công nghệ hợp lý và quản lý tốt các quy trình công nghệ đã đề ra nhằm hợp lý hoá quy trình công nghệ , nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu. Động viên đội ngũ cán bộ công nhân viên hăng hái phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm hoàn thiện và hợp lý hoá trong sản xuất , tích cực thu gom tân dụng các loại vật tư thừa , phế liệu , phế phẩm để tái sử dụng vào sản xuất , có biện pháp sử dụng nguyên vật liệu , vật tư đúng mục đích và đúng định mức kinh tế kỹ thuật Phải sử dụng lao động một cách có hiệu quả . Tăng công nhân trực tiếp , giảm công nhân phục vụ , sử dụng lao động đúng mục đích , đúng người đúng việc . Thường xuyên cai tiến , hợp lý hoá quy trình sản xuất để tăng năng suất lao động nhằm mục đích giảm lao động . Tăng cường các biện pháp quản lý lao động và duy trì kỷ luật lao động trong sản xuất , công tác một cách nghiêm minh , chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo lại , đào tạo chuyên sâu , đào tạo nâng cao nhằm trang bị cho kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân những kiến thức cơ bản và khả năng chuyên môn hoá. Có biên pháp tăng nguồn tiền lương cho cán bộ công nhân viên thông qua việc nâng cao năng suất , nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm . Có gải pháp thu nhập hợp lý thông qua các cơ chế khoán quỹ lương , quy chế thưởng phạt theo năng suất , chất lượng , tay nghề gắn trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân với tổ sản xuất , với sản phẩm do mình làm ra. Đảm bảo việc làm , thu nhập cho người lao động , quan tâm đến điều kiện , phương tiện làm việc , cải thiện môi trường làm việc. Tổ chức các phong trào thi đua , giáo dục động viên cán bộ công nhân viên hăng hái thi đua lao động sản xuất Tổ chức tổng kết đánh giá kết quả sản xuất hàng quý , năm để rút ra những mặt tồn tại , đánh giá nguyên nhân và tìm các biện pháp khắc phục. Xây dựng kế hoạch sản xuất và các giải pháp cho kỳ kế hoạch sau trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ chung của Công ty và tình hình nhiệm vụ của xí nghiệp có tính đế phần trăm tăng trưởng. * Quyền hạn: Được quyền báo cáo những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với lãnh đạo cấp trên. Được quyền kiến nghị giải quyết một số vấn đề cần thiết trong quá trình quản lý và điều hành sản xuất. Được quyền điều hành trong quản lý sản xuất theo chức năng , nhiệm vụ và các nội quy , quy định của công ty. Đặc điểm về cơ cấu bộ máy tổ chức của xí nghiệp. Tổ hoàn thiện(2 Tổ) Tổ may (6 tổ) Tổ cắt (3 tổ) Phó giám đốc 1 Kỹ thuật Thống kê kế toán PHÓ GIÁM ĐỐC 2 Giám đốc xí nghiệp Bảng 3 : Sơ đồ bộ máy quản lý của xí nghiệp Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp được áp dụng theo cơ cấu trực tuyến chưc năng , đứng đầu là giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất và điều hành xí nghiệp . Giúp việc và tham mưu cho giám đốc có hai phó giám đốc và các phòng , tổ chức năng . Sơ đồ ( bảng 3 ) cho chúng ta thấy cơ cấu tổ chức này đã đảm bảo được nguyên tắc tập chung dân chủ , đảm bảo chế độ một thủ trưởng toàn xí nghiệp . Để hiểu rõ hơn chúng ta đi vào tìm hiểu chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu . 3.1 Chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn của Giám đốc xí nghiệp. * Chức năng : Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất và tài sản của xí nghiệp do Công ty giao . Là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong công tác quản lý sản xuất của xí nghiệp gồm mọi mặt : Kế hoạch điều hành sản xuất , quản lý lao động , quản lý kỹ thuật chất lượng , quản lý vật tư . * Nhiêm vụ : Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ , công tác kỹ thuật, chất lượng đào tạo thi đua. Xây dựng mô hình tổ chức của xí nghiệp phù hợp với yêu cầu của sản xuất và mô hình chung của công ty. Tổ chức điều hành đạt hiệu quả cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng về nhà xưởng , thiết bị , lao động , vật tư , nguyên liệu. Chỉ đạo công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp. * Quyền hạn : Ký những văn bản được Tổng giám đốc uỷ quyền. Được quyền tạm đình chỉ công tác người lao động vi pham kỷ luật tối đa 3 ngày để xem xét kiểm điểm Được quyền ngừng sản xuất khi nguyên vật liệu , phụ liệu không đảm bảo chất lượng và báo cáo Tổng giám đốc giải quyết. 3.2 Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Phó giám đốc. * Chức năng : Quản lý điều hành công tác sản xuất định mức kinh tế kỹ thuật , triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất để đảm bảo chế độ sản xuất đạt kết quả cao. Quản lý chất lượng sản phẩm , đề ra sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Tổ chức việc thực hiện các quy trình công nghệ , quy định kỹ thuật nhằm đạt được hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao trên toàn bộ dây truyền sản xuất. Thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao , chịu trách nhiệm về phạm vi công tác của mình 3.3 Chức năng , nhiệm vụ của kỹ thuật xí nghiệp. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác kế hoạch , kỹ thuật , xây dựng các quy định , tiêu chuẩn kỹ thuật , đề xuất ý kiến cải tiến chất lượng sản phẩm , tiết kiệm trong sản xuất. Là bộ phận tiếp nhận các thông báo , văn bản thiết kế kỹ thuật của các sản phẩm may mặc , các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. 3.4 Chức năng , nhiệm vụ của thống kê , kế toán. * Đối với cán bộ thống kê : Tham mưu , giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch và điều hành sản xuất chung của toàn xí nghiệp. Nghiên cứu, tổ chức , xây dựng và ban hành các quy định về công tác kế hoạch , công tác thống kê báo cáo , thông tin sản xuất của xí nghiệp. Căn cứ vào kế hoạch của Công ty giao , xem xét khả năng của từng phân xưởng để giao kế hoạch sản xuất hàng tháng cho các phân xưởng. Xây dựng tiến độ tác nghiệp sản xuất trong xí nghiệp. Được quyền yêu cầu các tổ sản xuất cung cấp các số liệu , thông tin liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất Được quyền kiến nghị với cấp trên xem xét tiến độ giao hàng do khả năng sản xuất không đáp ứng được * Đối với cán bộ kế toán: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công tác tiền lương , tiền thưởng các khoản phụ cấp trong xí nghiệp Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. 4. Đặc điểm về quy trình công nghệ : Nhìn vào sơ đồ ( trang bên ) ta thấy tuỳ theo kế hoạch sản xuất và tuỳ vào từng mã hàng , bộ phận kho có nhiệm vụ phân loại phôi và nhập vào kho phôi . Từ đây các loại phôi được vận chuyển đến tổ cắt , sau khi cắt , phôi cắt lại được nhập vào kho cắt . Tuỳ theo từng mã hàng có thể thêu sau đó được đưa lên chuyền may . Sản phẩm may được đưa lên bàn thu hoá sản phẩm và được kiểm tra chất lượng 100% các sản phẩm , loại bỏ sản phẩm bị lỗi , hỏng.Tiếp tục sản phẩm được đưa vào là , sau khi là xong sản phẩm lại được kiểm tra lần thứ hai 100% sản phẩm . Khi đơn hàng hoàn thành thì sản phẩm sẽ được chuyên gia của hãng HADONG kiểm tra ngẫu nhiên 1% . Sau khi kiểm tra lần cuối sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được bao gói và chuyển xuống nhập kho thành phẩm. Bảng 4 : Sơ đồ quy trình công nghệ Kho phôi Cắt phôi Nhập kho cắt Thêu Chuyên may Kiểm tra lần 1 100% Là Kiểm tra lần 2 100% Chuyên gia kiểm tra CLSP 1% Bao gói đóng kiện Nhập kho thành phẩm 5.Đặc điểm về mặt hàng sản phẩm : Mặt hàng sản xuất chính của xí nghiệp chủ yếu là các sản phẩm may găng tay da phục vụ cho các vận đông viên chơi golf . Các sản phẩm chính là các loại găng WEATHER – SOF , XGT , CHOICE , SOF – JOI , DRY – ICE , RAIN – GRIP ... bên cạnh đó xí nghiệp còn sản xuất các loại găng tay da mùa đông 6.Đặc điểm về lao động. Do đặc điểm của sản xuất , lao động của xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ , chiếm gần 85% tổng số lao động . Đây chính là đặc điểm nổi bật trong vấn đề lao động của xí nghiệp. Số lượng lao động của xí nghiệp : 467 người trong đó 397 lao động là nữ chiếm 85,01% và 70 lao động nam chiếm 14,99% Lao động chủ yếu tập chung ở lứa tuổi từ 20 – 30 tuổi ( chiếm 85% ) . Đây là lứa tuổi mà người lao động bước vào xây dựng gia đình , phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ , thai sản lớn . Điều này dẫn đến sự biến động lao động thương xuyên số lao động trong xí nghiệp do sự tăng giảm lao động , nghỉ việc do đó dẫn đến hàng loạt những khó khăn trong việc tuyển chọn lao động mới , đào tạo và phân bố lao động trong xí nghiệp . Ngoài ra đặc điểm về cơ cấu trình độ tay nghề của công nhân sản xuất thấp . Công nhân chủ yếu là tay nghề bậc 2 và bậc 3 , công nhân bậc cao ít trong khi phải chịu sức ép của dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại . Chính vì vậy xí nghiệp cần phải đào tạo công nhân có trình độ tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất . 7.Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh : Thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là xuất khẩu sang các nước Anh , Đức , Hàn Quốc , Hà Lan , Singapore , Mỹ , Nhật chính do đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp mà trong một số năm qua do khủng hoảng kinh tế khu vực nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn . Để giải quyết được điều này buộc xí nghiệp phải nhận nhiều đơn đặt hàng với nhiều mã hàng khác nhau nhưng số lượng mỗi mã và mỗi đơn đặt hàng ít , điều này dẫn đến việc tổ chức sản xuất và bố trí lao động đặc biệt là việc định mức gặp nhiều khó khăn Đối thủ cạnh tranh của xí nghiệp là các doanh nghiệp mà hãng HADONG ký kết hợp đông sản xuất găng tay ở các nước Trung Quốc , Thái Lan, Ấn Độ ... vì vậy việc cạnh tranh về giá cả gia công và chất lượng sản phẩm là rất gay gắt . Chính vì vậy mà xí nghiệp luôn coi ‘chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp’ , nên xí nghiệp luôn coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm. III. Tình hình hoạt động sản xuất của xí nghiệp trong những năm qua Do biến động của tình hình kinh tế khu vực và đặc biệt do đặc điểm của xí nghiệp là sản xuất chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước Nhật Bản , Đài Loan , Hàn Quốc và các nước EU, các nước này lại bị ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua nên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn . Mặc dầu vậy với sự nhanh nhậy trong quản lý sản xuất cùng với quyết tâm vượt qua khó khăn của ban lãnh đạo xí nghiệp nên xí nghiệp vẫn đứng vững và không ngừng đi lên . Việc sắp xếp lại lao động , tinh giảm biên chế , tổ chức sản xuất phù hợp đã giúp cho xí nghiệp từng bước tháo gỡ những khó khăn . Để thấy rõ được điều này ta hãy xem bảng sau qua các chỉ tiêu một số năm Bảng 5 : Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất một số năm Các chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Tỷ lệ tăng trưởng 2000/1999 2001/2000 Giá trị TSL Lao động bình quân Thu nhập bình quân Tỷ đồng Người VNĐ 6,85 595 760.000 7,36 544 840.000 8,4 467 880.000 107 114 91,42 111 105 85,84 Qua bảng trên ta thấy , mặc dù bị ảnh hưởng do thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn , song mức doanh thu của xí nghiệp vẫn đảm bảo không giảm . Nhờ sự sắp xếp , bố trí lại lao động , số lượng lao động bình quân giảm do đó thu nhập của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp vẫn được đảm bảo và không ngừng tăng .Đây chính là thàng công của xí nghiệp trong việc bố trí và sử dụng nhân lực. IV. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty nói chung và xí nghiệp nói riêng. Để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có nhiều cách đánh giá khác nhau nhưng ở đây ta chỉ xét từ góc độ lợi nhuận của công ty . Nhìn vào bảng 2 ta thấy lợi nhuận của công ty luôn dương tức là doanh thu mà công ty đạt được có thể bù đắp những chi phí cho đào tạo phát triển và chi phí kinh doanh bỏ ra tức là công ty hoạt động kinh doanh có lãi và kết quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã phát huy được hiệu quả của nó . 1.Tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty. -Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty gồm : 2700 người trong đó :2295 nữ chiếm 85% 405 nam chiếm 15% -Về trình độ học vấn : đại học 86 người trung cấp 114 người công nhân kỹ thuật 2500 người -Tổ chức và quản lý đào tạo nguồn nhân lực trong công ty phụ thuộc và bộ máy hành chính , gồm 2 khối sau: +Khối quản lý kinh doanh +Khối sản xuất Về quan điểm chủ trương thì công tácđào tạo của công ty được quản lý thống nhất trong toàn công ty và tổ chức thực hiện theo phân cấp trong đó :Công ty may Chiến Thắng là cơ quan quản lý có trách nhiệm quản lý thống nhất công tác đào tạo trong toàn công ty .Các đơn v ị thuộc khối sản xuất kinh doanh có trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu công tác và sản xuất kinh doanh. Công tác đào tạo trong những năm qua được tổ chức thực hiện như sau : Về mặt hình thức : công ty đã tiến hành tổ chức thực hiện theo các hình thức đào tạo phong phú đa dạng như :đào tạo cơ bản dài hạn , đào tạo cơ bản ngắn hạn , đào tạo tập trung , đào tạo tại chỗ , bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ với qui mô toàn công ty và qui mô trong từng đơn vị thành viên. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình đổi mới hoạt động của doanh nghiệp , chuẩn bị cho sự hội nhập với nền kinh tế thị trường trong khu vực và thế giới đón bắt cơ hội thị trường xuất khẩu mở ra do việc ký kết hiệp định thương mại Vịêt Nam- Hoa Kỳ . Công ty đã chú trọng có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ , nâng cao tay nghề tiếp thu công nghệ mới cho cán bộ công nhân viên .Cụ thể : -Mời chuyên gia nước ngoài , trong nứơc tập huấn tại công ty cho đội ngũ cán bộ quản lý về các lĩnh vực quản lý sản xuất , quản lý chất lượng sản phẩm , công tác kỹ thuật và quản lý tổ sản xuất.Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. Để phục vụ công tác xúc tiến thương mại., công ty đã tổ chức 2 lớp tiếng Anh thương mại cao cấp và sơ cấp tại công ty do chuyên gia người Anh trực tiếp giảng dạy , đào tạo cho cán bộ lãnh đạo , cán bộ quản lý và nghiệp vụ có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng nước ngoài. - Cử người đi học các lớp tại chức ngắn hạn , dài hạn về các lĩnh vực : tin học , câph nhật về những kiến thức mới về nghiệp vụ xuất nhập khẩu , tài chính kế toán , văn phòng , quản trị kinh doanh . - Đào tạo tại chỗ , nâng cao tay nghề cho công nhân đào tạo giác mẫu trên máy vi tính. - Có kế hoạch quy hoạch đào tạo đội ngũ lãnh đạo cho công ty và cho các đơn vị thành viên . Đã bổ nhiệm cán bộ cấp phó cho các đơn vị thành viên . - Mở các lớp đào tạo công nhân may ,chủ động cung ứng lao động có tay nghề để sung và mở rộng sản xuất . Trong năm đã đào tạo trên 600 công nhân mới có trình độ tay nghề đáp ứng với sản xuất may công nghiệp - Sắp xếp , điều chỉnh , bổ xung các đơn vị trong công ty để đáp ứng với yêu cầu đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh : thành lập phòng chuẩn bị sản xuất , xí nghiệp may 10 , xưởng chuyên sản xuất áo sơ mi phân xưởng 2 thuộc xí nghiệp may 9. Mở văn phòng đại diện của công ty tại nước ngoài . 2. Thực trạng về số lượng nguồn nhân lực ở xí nghiệp may da Bảng 6 : Cơ cấu tổng quát về nguồn nhân lực trong xí nghiệp 1999 Số lượng người Tỷ lệ % Số lượng người Tỷ lệ % Số lượng người Tỷ lệ % 2000 2001 Chỉ tiêu Tổng số 595 100 544 100 467 100 Phân theo giới tính Nam Nữ 86 509 14,46 85,54 14,46 85,54 79 465 14,52 85,48 70 397 14,99 85,01 Theo độ tuổi 20-30 30-40 >40 501 79 15 84,2 13,27 2,01 451 70 23 83 12,86 4,22 401 43 23 85,86 9,22 4,92 83 12,86 4,22 Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp Theo hình thức lao động 30 565 Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp 5,04 94,96 32 512 5,88 94,22 25 442 5,36 94,64 Theo chức vụ C B lãnh đạo CNV 7 588 1,18 98,82 7 537 1,29 98,71 5 462 1,07 98,93 Theo trình độ học vấn LĐ phổ thông Trung cấp Đại học 567 25 3 95,3 4,2 0,5 512 30 2 95,01 4,59 0,4 439 25 3 94,1 5,35 0,55 Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy : - Số lượng nhân lực không biến dộng mấy so với các năm , số lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn ( 85%) điều này cũng gây ảnh hưởng đến đào tạo và phân bố lao động trong xí nghiệp . Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn (84%) cho thấy xí nghiệp luôn chú trọng trẻ hoá nguồn nhân lực nhưng số này lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong thời đại công nghiệp hoá , hiện đại hoá do đó xí nghiệp cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho số đối tượng này để họ phát huy hiệu quả , năng suất lao động . - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chiếm 1,07% là phù hợp . Điều này có nghĩa là bộ máy lãnh đạo gọn nhẹ , mệnh lệnh truyền đi nhanh, chính xác cho thấy sự linh hoạt trong điều hành sản xuất của lãnh đạo xí nghiệp. - Năm 2001 số lượng nhân lực giảm so với năm 2000 là do tách phân xưởng cắt ra khỏi xí nghiệp làm giảm 77 người - Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn (94,64%) trong tình hình khó khăn về sản xuất , công tác đào tạo lại có nhiều hạn chế như : kinh phí đào tạo , nghiệp vụ đào tạo ... bên cạnh đó khả năng tiếp thu kiến thức và chuyên môn của số công nhân mới có khó khăn nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất . Trong năm số lao động xin thôi việc và chuyển công tác khác là 54 người , số lao động mới được tiếp nhận là 53 người nhìn vào đây ta thấy số lượng nhân lực tuy không thay đổi nhưng chất lượng thì đã khác , số lao động xin thôi việc hoặc chuyển công tác đều là lao động có tay nghề vững do đó khi họ ra đi xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí sắp xếp lao động vì số lao động mới vào nghề chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao 3. Tình hình công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở xí nghiệp 3.1 Đào tạo trong công việc Đào tạo trong công việc vốn dĩ đã hình thành cùng với lịch sử phát triển của ngành may mặc nói chung và của công ty may Chiến Thắng nói riêng . Thực tế cho thấy hình thức đào tạo này rất có hiệu quả mà chi phí lại thấp , chính vì vậy mà xí nghiệp luôn chú trọng tới hình thức đào tạo này . Khi xí nghiệp có nhu cầu cần nhân lực sẽ báo cáo lên công ty , công ty sẽ bổ xung số lượng nhân lực mà xí nghiệp cần . Số nhân lực này tuy có biết về may quần áo nhưng với công nghệ may găng tay da là hoàn toàn mới do đó xí nghiệp phải đào tạo tay nghề cho họ vì vậy hình thức đào tạo trong công việc được xí nghiệp áp dụng một cách triệt để và hiệu quả của nó cũng rất lớn cụ thể : số công nhân mới khi vào xí nghiệp họ sẽ được sự hướng dẫn của công nhân lành nghề có chuyên môn vững , họ sẽ được giới thiệu và giải thích về mục tiêu của công việc , được chỉ dẫn tỷ mỉ theo từng bước , từng thao tác về cách thực hiện các tác nghiệp . Người học sẽ nắm được kỹ năng công việc qua quan sát , trao đổi , học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy Với phương châm ‘ giỏi một việc , thành thạo nhiều việc khác’. Xí nghiệp có kế hoạch đào tạo thêm các tiểu tác cho công nhân bằng cách luân chuyển một số công nhân ở bộ phận này ( khi họ hết việc ) sang học ở bộ phận khác để nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm . Xí nghiệp đã đưa chỉ tiêu này vào thi đua và nâng bậc thi tay nghề hàng năm cho công nhân. Áp dụng phương châm này xí nghiệp đã tháo gỡ được khó khăn trong việc bố trí , sắp xếp lao động trong dây chuyền sản xuất khi có số lao động bỏ việc và số lao động mới chưa đáp ứng kịp với nhịp độ sản xuất của xí nghiệp . Với hình thức đào tạo trong công việc , công nhân mới có thể nhanh chóng nắm vững kỹ năng công việc đào tạo mang lại kết quả tốt và đặc biệt là tính kinh tế cao 3.2 Đào tạo ngoài công việc Đào tạo ngoài công việc cũng được xí nghiệp áp dụng . Đối với các mã hàng khó , yêu cầu kỹ thuật cao xí nghiệp đã tổ chức các lớp đào tạo do chuyên gia của hãng trực tiếp hướng dẫn , chỉ bảo . Đối tượng của hình thức này là các cán bộ kỹ thuật của xí nghiệp . Sau khi học song số cán bộ kỹ thuật này sẽ hướng dẫn các quy trình công nghệ , các thông số kỹ thuật mà họ đã được học cho công nhân trong dây chuyền sản xuất . Bên cạnh đó xí nghiệp luôn chú trọng tới việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các tổ trưởng , tổ phó các tổ sản xuất , tổ trưởng công đoàn bằng cách cử họ đi học các lớp đào tạo cơ bản về nghiệp vụ , điều hành quản lý tổ do công ty tổ chức 3.3 Kết quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của xí nghiệp Về chất lượng đào tạo : sau khi được đào tạo qua các khoá học các học viên đã nhân thức được những vấn đề về chuyên môn , có thái độ , nhận thức chính trị cũng như đạo đức nghề nghiệp tốt Về năng lực chuyên môn nghiệp vụ : các học viên được học những kiến thức chuyên ngành như kỹ thuật cắt , may , là . Học viên được đào tạo cơ bản nên khả năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao hiệu quả công tác đào tạo & phát triển nguồn nhân lực ở Xí nghiệp may da – công ty May Chiến thắng.doc
Tài liệu liên quan