MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT VÀ TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG 3
1. Các học thuyết về quản lý và sử dụng lao động 3
1.1. Học thuyết của F.W.Taylor 3
1.2. Học thuyết của Henry Mayo 5
2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và tuyển chọn lao động 6
2.1. Vai trò 6
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút và tuyển chọn lao động 7
3. Thu hút lao động 12
3.1. Nguồn nội bộ 12
3.2. Nguồn bên ngoài 13
4. Quy trình tuyển chọn lao động 18
4.1. Phỏng vấn sơ bộ 19
4.2. Xem xét mẫu đơn xin việc 19
4.3. Trắc nghiệm 20
4.4. Phỏng vấn sâu 26
4.5. Điều tra lý lịch 35
4.6. Khám sức khoẻ và quyết định tuyển dụng 37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU HÚT VÀ TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN 38
1. Khái quát về Công ty Thạch Bàn 38
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 38
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 41
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trở lại đây 42
2. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác thu hút và tuyển chọn lao động của Công ty 44
2.1. Đặc điểm bộ máy quản trị 44
2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm 49
2.3. Đặc điểm dây truyền sản xuất và tổ chức sản xuất 51
2.4. Đặc điểm về lao động 54
3. Thực trạng công tác thu hút và tuyển chọn lao động 59
3.1. Những khó khăn và thuận lợi của Công ty ảnh hưởng đến công tác thu hút và tuyển chọn lao động 59
3.2. Quy trình thu hút lao động 60
3.3. Quy trình tuyển chọn lao động 62
4. Những kết luận rút ra từ thực tiễn công tác thu hút và tuyển chọn lao động 67
4.1. Những ưu điểm và kết quả đạt được 67
4.2. Tồn tại 69
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU HÚT VÀ TUYỂN CHỌN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THẠCH BÀN 70
1. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2005 70
1.1. Mục tiêu định hướng 70
2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác thu hút và tuyển chọn lao động 73
2.1. Sự quan tâm của lãnh đạo 73
2.2 Lập kế hoạch nhân lực cho năm 2002 và các năm tiếp theo 74
2.3. Giải pháp về thu hút lao động 76
2.4. Giải pháp về tuyển chọn lao động 78
2.5. Giải pháp về máy móc, trang thiết bị quản lý 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
99 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác thu hút và tuyển chọn lao động ở công ty Thạch Bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oẻ không phù hợp với công việc thì quy trình tuyển dụng sẽ trở nên vô ích. Chẳng hạn không thể để cho người bị bệnh đau phong thấp làm người giao hàng cũng như không thể cử người bị bệnh xuyễn làm chức vụ đại diện thương mại.
Hiện nay ở Việt Nam cách thông dụng nhất là ứng viên phải nộp phiếu khám sức khoẻ tổng quát khi đến phỏng vấn.
Cuối cùng trước khi quyết định tuyển dụng công ty nên làm một bản tổng kết đánh giá tất cả các ứng viên qua các giai đoạn và quyết định xem ai là người sẽ được chọn vào làm việc.
Trên đây là toàn bộ lý luận về quy trình thu hút và tuyển chọn lao động. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác này công ty cần phải căn cứ vào đặc điểm của mình chứ không nên áp dụng quy trình này một cách máy móc, dập khuôn.
Chương II
Thực trạng công tác thu hút và tuyển chọn Lao động tại Công ty thạch bàn
1. Khái quát về Công ty Thạch Bàn.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty.
Hiện này cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đã phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã, chất lượng ngày một cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Là một doanh nghiệp lớn trong ngành vật liệu xây dựng, những năm qua Công ty Thạch Bàn đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển vật liệu xây dựng của Bộ xây dựng cũng như ở nhiều địa phương trong cả nước. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thạch Bàn không tách dời sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ xây dựng, của Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng. Đó cũng là thành quả từ qúa trình lao động hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Tháng 10 năm 1958, Đảng uỷ và ban giám đốc Sở thương nghiệp Hà Nội đã lập tổ công tác đi điều tra thực địa để mở một Công ty sản xuất gạch phục vụ cho nhu cầu xây dựng của thủ đô. Sau một thời gian nghiên cứu tổ công tác đã chọn địa điểm mở công trường tại xã Thạch Bàn huyện Gia Lâm (khi đó còn thuộc tỉnh Bắc Ninh).
Ngày 15-2-1959- UBHC Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc Công ty sản xuất vật liệu kiến trúc Hà Nội. Đồng chí Lê Văn Hiền là trưởng ban chỉ huy công trường. Thời kỳ này các khâu sản xuất trên công trường hoàn toàn là lao động thủ công. Công việc sản xuất gạch rất vất vả người thợ phải đóng gạch, phơi khô trên sân đất sau đó mới gánh gạch vào lò. Lò nung trong công trường khi đó là loại lò bầu công suất 3-4 vạn viên một mẻ.
Ngày 6-12-1962, với quyết định số 1893-BKT của bộ trưởng Bộ kiến trúc, xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã chính thức ra đời, giám đốc xí nghiệp là đồng chí Vũ Đình Cừ. Những năm 1963, 1964 sản xuất của xí nghiệp vẫn là quy mô nhỏ và công cụ lao động đơn giản, sản lượng toàn xí nghiệp đạt 3-4 triệu sản phẩm / năm.
Tháng 7-1964 đồng chí Vũ Đức Bao nhận nhiệm vụ quyền giám đốc xí nghiệp đến tháng 2-1965 Bộ kiến trúc bổ nhiệm đồng chí Đinh Văn Roan làm giám đốc mới. Với tinh thần học hỏi và sáng tạo, giám đốc mới đã có những bước đi mạnh bạo trong sản xuất. Lần đầu tiên ở xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn, các máy chế biến tạo hình của nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng) và sau đó là máy gạch của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội) được lắp đặt để đưa vào sản xuất. Các máy này có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực sản xuất của xí nghiệp. Đồng thời còn giảm bớt sự vất vả của người công nhân làm gạch. Từ đây quy trình sản xuất của xí nghiệp Thạch Bàn đã mang tính công nghiệp.
Từ 8-1968 đến 3-1991 với công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung là hệ máy gia công chế biến tạo hình EG5, hệ máy hút chân không Bangan - sấy Tuynel kiểu cũ 10 hầm nung đốt lò đứng có công suất là 8-10 vạn viên/ mẻ và sản lượng toàn xí nghiệp đạt 14-16 triệu sản phẩm/năm. Thời gian này giám đốc xí nghiệp là đồng chí Vũ Đức Bao.
Từ 4-1991 đến 12-1994 với một quyết tâm cao, giám đốc mới của xí nghiệp là đồng chí Nguyễn Thế Cường đã có nhiều đổi mới và cải tiến quy trình sản xuất gạch. Lò Tuynel nung đốt kiểu mới rồi nhà kính phơi gạch đã được xây dựng. Những đổi mới này đã đưa công suất của xí nghiệp tăng lên 25 triệu sản phẩm/năm. Tháng 4-1993 Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định tách xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành một đơn vị trực thuộc Bộ. Sau đó đến 8-1994, để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 480/Bộ Xây Dựng-TCLĐ đổi tên xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn thành Công ty Thạch Bàn. Trong thời gian này sản lượng của Công ty đạt trên 30 triệu sản phẩm / năm, những sản phẩm này có chất lượng tốt và được thị trường chấp nhận.
Tháng 11-1995, được Nhà nước và Bộ xây dựng cho phép Công ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát Granite nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam, với công nghệ và thiết bị đồng bộ của Italia, công suất giai đoạn 1 là 1 triệu m2/ năm. Công trình hoàn tất vào tháng 11-1996 và đưa vào hoạt động tháng 12-1996. Cũng từ 1996 sản phẩm gạch đỏ của Công ty được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đông Nam á.
Tháng 4-1997 Bộ xây dựng quyết định sát nhập Công ty Thạch Bàn vào Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng theo chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp của nhà nước, năm 1998 Công ty Thạch Bàn đã hoàn tất việc cổ phần hoá một thành viên trực thuộc là nhà máy gạch ngói đất sét nung và từ 1-1-1999 Công ty cổ phần gạch ngói Thạch Bàn đã đi vào hoạt động độc lập. Mặc dù tách Công ty nhưng doanh thu cuả toàn Công ty vẫn đạt trên 100 tỷ đồng, với sản lượng trên 1 triệu m2 / năm. Hiện nay sản phẩm gạch của Công ty được tiêu thụ trên toàn quốc với các chi nhánh ở 3 miền, hơn 330 đại lý và bước đầu đã xuất khẩu sang một số nước Đông Nam á, Đông Âu.
Ngoài ra từ 1993-1999 Công ty còn tham gia công tác xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò Tuynel cho hơn 30 nhà máy gạch trong cả nước. Các nhà máy gạch này đã đi vào sản xuất ổn định, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Có thể nói Công ty Thạch Bàn đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam, đưa kỹ thuật và công nghệ sản xuất gạch ngói ở nước ta lên vị trí cao trong khu vực.
Đồng thời để phù hợp với các chính sách kinh tế - xã hội và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, trong những năm gần đây, Công ty đã chú trọng đa dạng hoá ngành nghề và mặt hàng kinh doanh, cụ thể là:
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất và thiết bị phục vụ ngành xây dựng.
- Thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Tư vấn đầu tư và thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Xây lắp, chuyển giao công nghệ các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
Cùng với việc đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, Công ty quyết định xây dựng và áp dụng có hiệu quả (Hệ thống quản lý chất lượng) theo ISO 9002. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển Công ty Thạch Bàn đã từng bước tạo dựng, khẳng định vai trò của mình trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Trong nền kinh tế nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng, bất cứ một doanh nghiệp nào được thành lập cũng đều có một chức năng nhiệm vụ nhất định. Công ty Thạch Bàn cũng vậy Công ty cũng có chức năng nhiệm vụ của mình. Dưới đây là những chức năng nhiệm vụ của Công ty.
- Nhiệm vụ đầu tiên của Công ty đó là tổ chức thực hiện lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Đồng thời Công ty còn phải hoàn thành các nhiệm vụ và kế hoạch mà Bộ xây dựng và Tổng Công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng giao cho. Để hoàn thành các nhiệm vụ này Công ty cần phải vạch ra cho mình những chiến lược cũng như tổ chức thực hiện các chiến lược này .
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra.
+ Tăng cường nghiên cứu khoa học phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, giảm thiểu tối đa các sự cố công nghệ, giảm tiêu hao vật tư nguyên, nhiên liệu trong sản xuất.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo ISO 9002
+ Củng cố hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tiếp tục mở rộng thị trường và tăng mức tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức hạch toán tài chính kế toán theo qui định của pháp luật.
+ Sử dụng có hiệu quả, bảo quản tốt và phát triển vốn cũng như mạng lưới cơ sở vật chất.
+ Hạch toán phân tích kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế.
- Chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
+ Thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước với người lao động về an toàn lao động và vệ sinh cá nhân, thực hiện tốt chế độ trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 3 năm trở lại đây.
Là một doanh nghiệp đang trên đà phát triển, những năm gần đây bộ mặt Công ty đã có nhiều thay đổi lớn. Quy mô sản xuất luôn được mở rộng, doanh thu tăng, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 1999 - 2001
TT
Chỉ tiêu
ĐV
1999
2000
2001
Tỷ lệ%
00/99
01/00
I
Giá trị tổng sản lượng.
Gạch ốp lát Granite
Xây lắp và tư vấn
Nhập khẩu
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
132.732,9
126.912,9
5.820
580,8
144.244,3
134.567,3
8.643
1.034
191.844,4
180.305
9.732
1.807,4
108,6
106
148,5
178
134,6
133,9
112,6
174,8
II
Sản lượng sản xuất
Gạch Granite
Xây lắp và tư vấn
M2
Tr.đ
1.189.960
5.820
1.301.200
8.643
1.920.000
9.732
109,3
148,5
147,5
112,6
III
Sản lượng tiêu thụ
Gạch Granite
Xây lắp tư vấn
Kinh doanh lan can inox
M2
Tr.đ
Tr.đ
1.194.736
5.820
1.320.430
8.643
870.400
1.542.890
9.732
1.342,5
110,5
148,5
116,8
112,6
154,2
IV
Lao động tiền lương
Lao động bình quân
Thu nhập bình quân / tháng
Người
Nghìnđ
366
1284
425
1.442,2
562
1.626,9
116,1
112,3
132,2
112,8
V
Tài chính
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Nộp ngân sách
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
131.300
5.304,9
8.116,8
135.499
7.200
8.255
165.648
2.250
8.769,3
103,2
135,7
101,7
122,2
31,25
106,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh các năm 1999, 2000,2001
Những số liệu trên đây cho thấy sự phát triển vượt bậc của Công ty trong những năm gần đây.
+ Giá trị tổng sản lượng tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước năm 2000 tăng so với năm 1999 là 8,6%, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 34,6%
+ Sản lượng gạch Granite sản xuất các năm 1999 và 2000 đều vượt mức công suất thiết kế năm 2000 so với 1999 sản xuất tăng là 9,3%, còn năm 2001 sản xuất tăng so với năm 2000 là 47,5%.
+ Công tác tiêu thụ sản phẩm luôn được Công ty chú trọng đến, do đó trong hai năm 1999 và 2000 sản lượng tiêu thụ luôn tăng. Mặt hàng lan can cầu thang inox là mặt hàng mới nhưng việc tiêu thụ cũng khá khả quan, năm 2001 so với năm 2000 tăng 54,2%.
+ Thu nhập bình quân đầu người một tháng của Công ty luôn tăng qua các năm, năm 2000 so với năm 1999 tăng 12,3% còn năm 2001 so với năm 2000 là 12,8%. Điều này chứng tỏ là đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao.
+ Về mặt tài chính, mặc dù doanh thu tăng đều qua các năm nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2001 so với năm 2000 rất giảm chỉ còn 31,25%. Lý giải cho điều này là việc lắp đặt, triển khai đưa dây truyền II, sản xuất Granite đi vào hoạt động khiến vốn vay và lãi vay đều phải trả tăng thêm. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo khi thị trường được mở rộng thì lợi nhuận sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Ngoài ra mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là các loại hàng hoá phục vụ sản xuất như: bột màu, đá mài, quả lô kim cương
Có được những kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của ban giám đốc. Đồng thời là sự quan tâm sâu sát của Nhà nước và Bộ xây dựng.
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến công tác thu hút và tuyển chọn lao động của Công ty.
2.1. Đặc điểm bộ máy quản trị.
Công ty Thạch Bàn là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty và được điều hành bởi Giám đốc Công ty. Trong những năm gần đây, số lượng các phòng ban đơn vị trực thuộc có nhiều thay đổi và đang trong quá trình hoàn thiện.
Tính đến cuối quý IV năm 2001 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 562 người (không tính lao động thời vụ) với số nhân viên tương đối lớn nên bộ máy quản trị của Công ty bao gồm:
- Giám đốc Công ty
- Phó giám đốc Công ty: (3 người)
- Phòng ban chức năng: 06 phòng (ban)
- Đơn vị thành viên: 4 đơn vị (Công ty còn có 2 chi nhánh - một ở Miền Trung, một ở Miền Nam, một phòng tiêu thụ ở phía Bắc).
Sự phân chia nhiệm vụ và số lượng lao động của các bộ phận như sau:
- Giám đốc: Chỉ đạo trực tiếp + phụ trách chung
- Phó giám đốc: Một phụ trách về kỹ thuật, một phụ trách về hành chính, đoàn thể, một phụ trách về sản xuất kinh doanh.
- Văn phòng Công ty: Làm công tác tổ chức hành chính lao động, công tác tiền lương, thư ký giám đốc, y tế, vệ sinh công nghiệp, an ninh quân sự và quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. Hiện nay số lao động của văn phòng là 8 người. Mặc dù trong hiện tại số lượng người của Văn phòng là đủ nhưng trong tương lai cần phải bổ sung thêm người để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất của Công ty diễn ra bình thường, quản lý các nguồn vốn kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn, việc tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động kinh doanh khác, tổ chức thu hồi vốn theo kế hoach thực hiện báo cáo thống kê theo chế độ nhà nước.
Phòng tài chính kế toán có 10 nhân viên, các nhân viên này đều được đào tạo một cách cơ bản nên công việc luôn được giải quyết một cách hiệu quả. Khi công ty chuyển thành mô hình công ty mẹ - công ty con thì cũng cần phải bổ sung người cho phòng tài chính kế toán.
- Phòng kế hoạch đầu tư: Thực hiện công tác đầu tư phát triển, xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, xây dựng hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng ISO 9002 và làm công tác thống kê báo cáo. Với số lượng nhân viên là 7 người thì tất cả các nhiệm vụ của phòng đều được giải quyết tốt do đó không cần phải bổ sung thêm nhân viên cho phòng kế hoạch đầu tư
- Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ của phòng là: Kiểm tra sản xuất, theo dõi công nghệ, theo dõi máy móc thiết bị (tình hình sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa...) kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, nghiên cứu các khả năng đa dạng hoá sản phẩm, tham gia vào công tác đào tạo như chuẩn bị nội dung, chương trình thi nâng bậc. Hiện nay số lượng nhân viên của phòng này là 25 người trong đó số kỹ sư xây dựng là 15 người, còn lại là kỹ sư hoá. Trong thời gian tới khi triển khai các dự án, phòng kỹ thuật cần được bổ sung thêm người để có thể bố trí người cho các dự án.
- Ban KCS: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng nguyên, nhiên liệu, thiết bị nhập về Công ty, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng sản phẩm và chất lượng bán thành phẩm. Số nhân viên trong ban là 8 người, việc quản lý chất lượng nguyên nhiên vật liệu đạt được hiệu quả tốt .Do đó trong thời gian tới không cần bổ sung người cho bộ phận này.
- Phòng vật tư - vận tải: Nhiệm vụ của phòng là khai thác cung ứng toàn bộ vật tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và xây lắp toàn Công ty: quản lý và chủ động khai thác có hiệu quả các phương tiện vận tải thuộc phòng quản lý hoặc hợp đồng thuê ngoài để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý tài sản trong kho của Công ty (kho thành phẩm) đảm bảo khoa học, chính xác, trung thực.
Nhân viên trong phòng hiện có 25 người trong đó 10 người trong bộ phận quản lý số còn lại là các lái xe và nhân viên bốc vác. Với số nhân viên này công việc được giải quyết một cách thuận lợi. Vì vậy không cần phải bổ sung người trong thời gian tới.
- Các đơn vị thành viên:
+ Nhà máy gạch ốp lát Granite: Có nhiệm vụ sản xuất các loại gạch ốp lát Granite cao cấp phục vụ thị trường vật liệu xây dựng trong và ngoài nước. Đây là bộ phân chính của công ty nên số lượng nhân viên sử dụng tương đối lớn là 410 người. Họ đa phần là các nhân viên kỹ thuật được đào tạo từ trường vật liệu xây dựng trong khu vực Hà Nội. Do đó họ đều có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình.
+ Xí nghiệp kinh doanh: bao tiêu toàn bộ sản phẩm do Công ty sản xuất và kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng khác quản lý mạng lưới các cửa hàng, đại lý tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong toàn quốc và tổ chức xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Hiện tại số nhân viên của xí nghiệp làm quản lý là chủ yếu nên chỉ có 20 người, họ đều được đào tạo tại các trường thuộc khối kinh tế do đó có đầy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Xí nghiệp xây lắp và tư vấn: Có nhiệm vụ tư vấn thiết kế và xây dựng công nghiệp, thực hiện công việc xây dựng các công trình dân dụng. Số lao động ở đây đa phần là các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng. Hiện tại số nhân viên của xí nghiệp là 25 người.
+ Phân xưởng cơ điện: Thực hiện gia công sửa chữa lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và xây lắp. Lao động ở đây đa phần là các kỹ sư cơ khí và công nhân điện, đồng thời công việc phụ thuộc vào các công trình xây lắp nên số lượng nhân viên của phân xưởng chỉ có 15 người
+ Các chi nhánh: Đại diện cho công ty Thạch Bàn trong giao dịch làm việc với các đối tác có liên quan đến lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và quản lý mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty tại khu vực, triển khai các hoạt động khác theo chức năng và nhiệm vụ của Công ty khi có điều kiện hoặc do Công ty uỷ thác.Các chi nhánh quản lý toàn bộ số đại lý trong khu vực của mình.
Hiện tại công ty Thạch Bàn, có hai chi nhánh ở Miền Trung và Miền Nam đồng thời các đại lý của công ty trải khắp cả ba miền. Số đại lý của công ty là hơn 1000 đại lý trong đó chủ yếu là các đại lý bán sản phẩm gạch ốp lát Granite.
Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức công ty thạch bàn
Ban giám đốc
Phòng vật tư
Phòng tài chính kế toán
Văn phòng Công ty
Phòng kỹ thuật
Phòng kế hoạch đầu tư
Ban KCS
Nhà máy gạch ốp lát Granite
Xí nghiệp kinh doanh
Phân xưởng cơ điện
Chi nhánh miền Nam
Chi nhánh miền Trung
Xí nghiệp Xây lắp và tư vấn
Phòng kinh tế kế hoạch
Bộ phận nghiệp vụ
Các phân xưởng sản xuất
Phòng thí nghiệm
Phân xưởng gia công nguyên liệu
Các đại lý ký quỹ, đại lý gửi mẫu
Các tổng đại lý
Phân xưởng lò nung
Phân xưởng mài
Nhóm nghiên cứu
Nhóm phục vụ sản xuất
Các cửa hàng
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng tạo hình
: Quan hệ trực tuyến
----------------- : Quan hệ chức năng
Rõ ràng là hệ thống quản trị của Công ty là hệ thống quản trị kiểu trực tuyến - chức năng.
Như vậy mỗi phòng ban chức năng cũng như các đơn vị thành viên đều có một nhiệm vụ riêng. Để thực hiện các nhiệm vụ đó đòi hỏi nhân viên phải có trình độ rất khác nhau: Từ lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật đến cán bộ nghiên cứu rồi cán bộ làm nghiệp vụ. Sự đa dạng về trình độ này làm cho công tác tuyển lao động của Công ty phải rất linh hoạt, đảm bảo nhân viên có đủ trình độ, được giao đúng việc.
2.2. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ là một vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp nào cũng luôn tìm cách thâm nhập và mở rộng thị trường.
Mặc dù sản phẩm gạch ốp lát Granite của Công ty Thạch Bàn mới chỉ xuất hiện cách đây 5 năm nhưng đã được thị trường chấp nhận và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Hiện nay sản phẩm này của Công ty được tiêu thụ chính ở thị trường trong nước chủ yếu tại các thành phố, thị xã, thị trấn. Đối tượng phục vụ là các công trình lớn của nhà nước và tư nhân, công trình nhà ở của tầng lớp thượng lưu và trung lưu trong xã hội. Ngoài ra Công ty đang từng bước thâm nhập vào thị trường Đông Nam á, Đông Âu...Trong những năm gần đây, Công ty đã xuất khẩu mang tính chào hàng sang Nhật bản, Singapore, Ucraina. 1.560,92 m2 và đem lại doanh thu bước đầu là 19.551 USD.
Hiện tại thị trường Miền Nam là thị trường chủ yéu của công ty, hơn 60% sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường này . Trong năm qua doanh số trên thị trường Miền Nam đạt gần 110 tỷ đồng , còn lại thị trường Miền Bắc đạt hơn 40 tỷ và thị trường Miền Trung là hơn 20 tỷ.Dự đoán trong thời gian tới nhu cầu về sản phẩm của công ty sẽ tăng mạnh ở Miền Bắc , Miền Trung do có nhiều công trình mới được xây dựng .Vì vậy công ty nên có chiến lược phù hợp để tiêu thụ sản phẩm .
Nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt, Công ty đã áp dụng nhiều hình thức phân phối sản phẩm với mục đích tiếp cận nhanh chóng với mọi khách hàng có nhu cầu. Với bốn kênh phân phối linh hoạt trong từng trường hợp thì Công ty đã đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.( xem sơ đồ 2).Trong số bốn kênh thì kênh thứ ba được Công ty sử dụng nhiều hơn cả. Bởi vì kênh phân phối này giúp Công ty quản lý một cách có hiệu quả việc tiêu thụ sản phẩm của mình đồng thời chi phí quản lý lại không quá cao.
Trong hệ thống phân phối này số lao động sử dụng chủ yếu là các lao động quản lý.Họ đều được đào tạo một cách bài bản từ các trường đại học khối kinh tế . Rất ít các nhân viên chính thức của Công ty trực tiếp bán hàng.Việc bán hàng đa phần là được giao cho các đại lý.Tuy nhiên Công ty vẫn có các cửa hàng riêng của mình . Nhưng trong thời gian tới Công ty nên tuyển mới các nhân viên bán hàng đủ khả năng để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình tốt hơn
Sơ đồ 2: sơ đồ các kênh phân phối
Khách
hàng
Đại lý
Công ty
Tổng đại lý
Tổng đại lý
Chi nhánh
Đại lý
Đại lý
Mặc dù sản lượng tiêu thụ vẫn tăng đều qua các năm nhưng không phải vì thế mà Công ty bớt được khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, hiện nay đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là: Công ty Taicera, Granite Đồng tâm... Đặc biệt là gạch ốp lát Trung quốc tràn lan với giá rất rẻ. Vì vậy bên cạnh các biện pháp nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, củng cố và phát triển mạng lưới bán hàng thì Công ty cũng phải chú ý tới việc tuyển chọn đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng đủ trình độ, có trách nhiệm, tận tâm với công việc. Song song với vấn đề đó là việc bồi dưỡng đào tạo để họ có đủ kiến thức kỹ năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình.
2.3 Đặc điểm dây truyền sản xuất và tổ chức sản xuất
Nguyên liệu bột màu
Kho phế liệu
Nguyên liệu chính
Sơ đồ 3:sơ đồ Dây chuyền sản xuất gạch granite
Máy cấp liệu thùng
Cồn định lượng
Hệ thống băng tải
Tời điện
Hệ thống nghiền bi
Hệ thống bể hồ
Máy nghiền bi
Sàng nung lọc khuấy
Tháp sấy phun
Sàng nung
Lò nung thanh lăn
Hệ thống silo đơn
đa màu
Hệ máy chọn tự động
Sàng rung
Kho bán thành phẩm
Mài bóng vát cạnh
Máy ép
Lựa chọn đóng hộp
Máy sấy đứng
Kho thành phẩm
Dây truyền tráng men sấy muối tan
Dây truyền tráng engobe
Hệ thống vận chuyển
Lò sấy tuynel
Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nhà nước Công ty luôn mạnh dạn đầu tư mới vào máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như đa dạng hoá sản phẩm. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các công nghệ tiên tiến của nhiều nước đồng thời được sự cho phép của Nhà nước, tháng 11/1995, Công ty đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất Granite nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam.
Đây là một nhà máy hiện đại gần như tự động hoá hoàn toàn thiết bị và công nghệ được nhập đồng bộ của Italia. Công trình này hoàn thành vào tháng 11/1996 và đã đi vào hoạt động ngay sau đó. Đây cũng là máy móc thiết bị mới được lắp ráp nên chưa có một thay đổi nào trong dây chuyền. Dây chuyền sản xuất được bố trí như sau (Xem sơ đồ 3).
Do dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại nên trong quá trình vận hành máy không cần có công nhân đứng máy mà chỉ cần các công nhân kỹ thuật kiểm tra các thông số và điều chỉnh máy. Phần lớn công nhân tập trung ở các khâu như: nạp liệu đóng hộp và bốc vác.
Qui trình sản xuất Granite bao gồm nhiều khâu phức tạp được thực hiện bởi bộ phận nghiệp vụ và 5 phân xưởng sản xuất đó là: phân xưởng gia công nguyên liệu, phân xưởng tạo hình, phân xưởng mài, phân xưởng lò nung và phân xưởng cơ điện. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm ở một khâu trong quá trình sản xuất. Cũng vì đặc điểm này mà yêu cầu về trình độ của người lao động trong các tổ và các phân xưởng cũng rất khác nhau. Do đó sự tuyển chọn và bố trí lao động ở các phân xưởng trong nhà máy rất linh hoạt.
2.4 Đặc điểm vốn và tình hình tài chính .
Là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô hoạt động sản xuất lớn do vậy cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác , công ty Thạch Bàn cũng được cấp vốn để hoạt động . Mức độ vốn thay đổi tuỳ theo tình hình phát triển sản xuất của công ty . Dưới đâylà bảng phản ánh tình hình cấp vốn của Nhà nước qua 3 năm gần đây :
Bảng 4 : Nguồn vốn của công ty
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
Vốn chủ sở hữu
5153,4
5434
5743
-Vốn cố định
1230
1340
1156
-Vốn lưu động
3923,4
4124
4587
Trong đó
- Ngân sách cấp
4001,1
4281,7
4590,7
- Tự bổ sung
1152,3
1152,3
1152,3
Nguồn : Phòng tài chính công ty Thạch Bàn
Qua bảng chúng ta đều thấy là doanh nghiệp luôn tự bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của mình . Đây l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4583.doc