Chuyên đề Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Bù lại sự giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác cho nông nghiệp đã bắt đầu có xu hướng tăng lên như: vốn trong dân, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tuy số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chưa nhiều nhưng cũng đã tăng các tiền đề vật chất, khắc phục phần nào sự đói vốn trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Xu hướng chung trên phạm vi cả nước là đầu tư, đấu thầu các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là công trình thủy lợi, khuyến khích trồng cây công nghiệp và thâm canh.

Song so với yêu cầu và tiềm năng, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, sự đầu tư đó chưa đáp ứng được. Vốn đầu tư đã ít, tỷ trọng thấp, lại đầu tư dàn trải, không tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm, các công trình sản xuất hàng hóa cũng như đầu tư cho khoa học kỹ thuật thấp. Nông nghiệp đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế nông thôn ít chuyển đổi và có nguy cơ tụt hậu.

 

doc92 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng có những ảnh hưởng nhất định đến đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn. Yêu cầu của quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, do vậy đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là một xu hướng được quan tâm. (3) Chính sách của Chính phủ và các quyết định của chính quyền cấp dưới Chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến xu hướng đầu tư công cho nông nghiệp. - Việc thúc đẩy Chương trình kiên cố hóa kênh mương, tiết kiệm nước, giảm chi phí lao động, tăng năng lực tưới tiêu đòi hỏi hỗ trợ vật tư, tiền vốn cho các địa phương và tín dụng cho nông dân thực hiện. - Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm làm tăng các khoản chi phí của Nhà nước cho các hoạt động này, đồng thời hướng đến việc đầu tư, chuyển giao công nghệ cho nông dân. - Chi trợ giá giống gốc, cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất đã góp phần hỗ trợ và tăng đầu tư từ nội lực của người nông dân. - Thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm” trong đầu tư phát triển thủy lợi đã có tác dụng huy động mọi nguồn lực, tăng tính đồng bộ và hiệu quả của đầu tư, thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư công. - Chủ trương của Nhà nước trong việc giảm dần vốn ngân sách đầu tư trong nông nghiệp tương ứng với tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm so với tổng GDP và xu hướng phân cấp mạnh vốn đầu tư cho địa phương có thể dẫn đến tình trạng thiếu vốn để hoàn thành các dự án đầu tư đang triển khai và gây khó khăn trong xử lý nợ đọng kéo dài đối với Bộ NN& PTNT. (4) Hoạt động của các Bộ và các cơ quan của Chính phủ - Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy lợi và thúc đẩy công cuộc điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn làm tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Việc giảm tác động xấu đến khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng đã tạo ra xu hướng: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thị trường, hỗ trợ để đa dạng hóa hoạt động sản xuất, tăng thu nhập. 2.2.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả của các dự án đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn 2.2.2.1. Nhân tố thị trường Các nhân tố thị trường như: giá cả, tiền lương có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư công thông qua việc quyết định chi phí sản xuất, nghiên cứu và triển khai. Thêm vào đó, với đơn giá tăng và việc cải cách tiền lương đang gây ra những trở ngại cho các công trình xây dựng, đặc biệt là về mặt hiệu quả tài chính của các công trình đầu tư công. Thời gian và tiến độ thi công kéo dài làm tăng thời gian hoàn vốn và tác động nhiều mặt hiệu quả dự án đầu tư. 2.2.2.2. Nhân tố chất lượng nguồn nhân lực - Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các dự án đầu tư, trong đó, năng lực lập dự án đầu tư ngay từ đầu đã phải được chú trọng. Một dự án đầu tư muốn hiệu quả phải thì trong khâu xây dựng, thiết kế phải đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu về tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng đạt được các mục tiêu của hoạt động đầu tư công trên các khía cạnh kinh tế- xã hội. - Năng lực thẩm định, theo dõi, giám sát và đánh giá dự án là vấn đề quan trọng trong quá trình ra quyết định và triển khai đầu tư một cách hợp lý. Hiện nay, một vấn đề cần được quan tâm là năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của các cán bộ đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định, đánh giá hiệu quả dự án. 2.2.2.3. Nhân tố tổ chức Đầu tư công được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư công ở cấp Trung ương và cấp địa phương. Trong đó, phần lớn các dự án công là do địa phương quản lý. Vì thế, năng lực quản lý chi tiêu công là nhân tố quyết định đến hiệu quả của các dự án đầu tư công, đặc biệt là năng lực quản lý chi tiêu công cấp cơ sở. 2.2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng Các dự án đầu tư công tác động đến nhiều đối tượng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước. Do đó, việc theo dõi đánh giá quá trình triển khai cũng như thành quả của dự án là công việc không chỉ của các bộ, ngành và cơ quan chức năng mà còn phải là công việc của các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư. Tù đó, hiệu quả của dự án có thể được nâng cao và phát huy được giá trị trong đời sống của dân cư. 2.2.2.5. Hệ thống văn bản pháp lý quy định về hoạt động đầu tư công - Hệ thống văn bản quy định về quản lý đầu tư công đồng bộ, toàn diện sẽ tạo điều kiện cho việc thẩm định, giám sát hoạt động đầu tư công chặt chẽ và sát sao hơn. - Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công được hoàn thiện là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá dự án đầu tư, từ đó có thể đưa ra những kết luận chính xác và thiết thực hơn trước khi dự án đi vào thực tế. 2.3. Thực trạng hoạt động Đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay 2.3.1. Mức độ và xu hướng đầu tư công của ngành 2.3.1.1. Giai đoạn 1988- 1997 Năm 1988, nghị quyết 10 ra đời đánh dấu mốc lịch sử quan trọng và mở ra thời kỳ mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta. Sáu năm sau Nghị quyết 10, sản xuất nông nghiệp phát triển với nhịp độ nhanh và ổn định, các chỉ tiêu đều tăng, nổi bật nhất là năng suất lúa tăng 26%. Sự tăng trưởng đó đạt được một phần là do vấn đề tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, thể hiện ở biểu 2.1 sau. Biểu 2.2: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cho Nông nghiệp giai đoạn 1990- 1994 (theo mức giá hiện hành) Đơn vị: Tỷ đồng Lĩnh vực 1990 1991 1992 1993 1994 Ngành nông nghiệp 409,1 615,4 639,8 1207,6 1500 Tỷ trọng trong tổng đầu tư NSNN 15% 13,7% 13,2% 12,7% 11% 1.Trông trọt 92 189 228 314 450 2. Chăn nuôi 16,3 20,2 30,1 35,8 50 3. Thủy lợi 299,8 405,0 581,6 857,7 1000 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 1995 Dễ thấy thủy lợi là lĩnh vực được ưu tiên số một trong đầu tư công giai đoạn này với số vốn và tỷ trọng ngày càng tăng. Các dự án thủy lợi này cũng đã phát huy được hiệu quả khá cao trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, thông qua việc tăng năng suất cây trồng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý, đó là lượng vốn tuyệt đối đầu tư cho nông nghiệp vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của nó so với tổng số vốn đầu tư từ ngân sách lại giảm, từ 15% năm 1990 xuống còn 11% năm 1994. Hiện tượng này đã dẫn đến tình trạng có thời kỳ thiếu vốn để nâng cấp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Bù lại sự giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác cho nông nghiệp đã bắt đầu có xu hướng tăng lên như: vốn trong dân, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tuy số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chưa nhiều nhưng cũng đã tăng các tiền đề vật chất, khắc phục phần nào sự đói vốn trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Xu hướng chung trên phạm vi cả nước là đầu tư, đấu thầu các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là công trình thủy lợi, khuyến khích trồng cây công nghiệp và thâm canh. Song so với yêu cầu và tiềm năng, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, sự đầu tư đó chưa đáp ứng được. Vốn đầu tư đã ít, tỷ trọng thấp, lại đầu tư dàn trải, không tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm, các công trình sản xuất hàng hóa cũng như đầu tư cho khoa học kỹ thuật thấp. Nông nghiệp đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế nông thôn ít chuyển đổi và có nguy cơ tụt hậu. 2.3.1.2. Giai đoạn 1997- 2003 - Giai đoạn 1997- 1999: Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam trải qua sự phát triển đầy khó khăn do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đều chậm lại, năm sau chậm hơn năm trước. - Giai đoạn 2000- 2003: Kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết năm 2000 và có hiệu lực thực thi vào năm 2001. Biểu 2.3 : Cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp giai đoạn 1999- 2002 Đơn vị: Tỷ đồng Thành phần Nguồn vốn Tỷ trọng % Tổng số 61.017 100 1. Vốn NSNN 26.095 42,77 2.Các thành phần khác 34.922 57,23 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của ngành nông nghiệp và nông thôn trong 4 năm 1999- 2002 (bao gồm cả thủy sản) là 61.017 tỷ đồng (Niên giám Thống kê). Trong đó: + Vốn ngân sách đầu tư cho ngành cùng kỳ đạt 26.095 tỷ đồng, chiếm 42,77% tổng đầu tư phát triển ngành cùng kỳ. + Các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước đầu tư cho nông nghiệp đạt 34.922 tỷ đồng, chiếm 57,23% so với tổng vốn đầu tư phát triển ngành cùng kỳ. Theo đánh giá của Báo cáo chi tiêu công thì ngành nông nghiệp đã duy trì tỷ trọng ổn định trong tổng chi tiêu ở mức 5- 6% /năm trong thời kỳ 1997- 2002 là mức thấp so với mặt bằng khu vực và quốc tế. Tổng chi ngân sách cho tất cả các ngành tăng 91% trong cùng thời kỳ, trong khi chi cho ngành nông nghiệp tăng 96% về số tuyệt đối (theo giá hiện hành) nhưng vẫn đứng sau mức đầu tư cho các ngành Giáo dục, giao thông vận tải và y tế. Xu hướng chủ yếu trong chi đầu tư là phần vốn do địa phương quản lý tăng từ 48% năm 1997 lên 67% năm 2002. Trong đó: + Chi tiêu cho ngư nghiệp tăng nhanh hơn chi cho nông nghiệp và lâm nghiệp nhưng cũng chỉ chiếm 5% tổng chi toàn ngành. + Chi cho công trình thủy lợi giảm từ 78% tổng chi xuống 60% trong cùng kỳ. 2.3.1.3. Giai đoạn từ 2003 đến nay *Giai đoạn 2003- 2005: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của ngành (không tính đầu tư cho thủy sản) là 55.932 tỷ đồng. Biểu 2.4 : Cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp giai đoạn 2003- 2005 Đơn vị: Tỷ đồng Thành phần Nguồn vốn Tỷ trọng % Tổng số 55.932 100 1. Vốn NSNN 25.678 45.91 2.Các thành phần khác 30.254 54.09 Nguồn: Niên giám Thống kê, 2004 Trong đó: + Vốn ngân sách đầu tư cho ngành cùng kỳ đạt 25.678 tỷ đồng (theo Vụ Ngân sách- Bộ tài chính), chiếm 45,90% tổng đầu tư phát triển ngành cùng kỳ. + Các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước đầu tư cho nông nghiệp đạt 30.254 tỷ đồng, chiếm 54,09% so với tổng vốn đầu tư phát triển ngành cùng kỳ. Vốn Ngân sách đầu tư cho nông nghiệp so với tổng GDP tăng dần từ 1,00% vào năm 2000 lên 1,12% năm 2004. *Giai đoạn 2006- 2008: Đây là giai đoạn quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2006- 2010). Thời gian này, nền kinh tế nước ta đạt được mức tăng trưởng cao và liên tục. Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư đã tập trung hơn và phần nào khắc phục được những hạn chế của giai đoạn trước. Biểu 2.5: Phân bổ vốn đầu tư ngành nông nghiệp 2006- 2008 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục 2006 2007 Uớc 2008 1. Toàn xã hội 84.000,0 95.482,4 98.130,0 2.Nông nghiệp 17.400,0  18.092,5 17.052,2 Nguồn: Bộ Tài chính, 2007 Tổng số vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN cho ngành nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) qua các năm có tăng so với kế hoạch đề ra nhưng tổng số các dự án đầu tư công do các Bộ, ngành và địa phương triển khai chỉ ở mức tương đương. Tình trạng các dự án nhóm B có thời gian kéo dài đã được khắc phục một bước. Nhiều địa phương đã chủ động giảm bớt các dự án khởi công mới, tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án sắp hoàn thành. Khối lượng vốn thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt kết quả khá cao. Kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triển từ NSNN năm 2007 được thể hiện ở biểu sau: Biểu 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ NSNN năm 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục Tổng số Trung ương Địa phương Tỷ trọng % Tổng vốn đầu tư từ NSNN 95.482,4 33.364,8 62.117,6 100 Nông nghiệp 18.092,5 2.566,6 15.525,9 19.8 1.Ngân sách địa phương và bổ sung cân đối 9.144,5 9.144,5 2.Cân đối cho Bộ, ngành 1.414,6 1.414,6 3.Hỗ trợ và bổ sung có mục tiêu 5.589,6 404,4 5.185,2 Nguồn: Trung tâm Dự báo phát triển KT- XH, 2007 Theo kế hoạch 5 năm (2006- 2010) của Bộ NN&PTNT thì từ 2006- 2009 Bộ NN&PTNT còn 127 dự án đang đâu tư, vổn đầu tư của 127 dự án đã duyệt còn lại cần tập trung đầu tư tiếp từ năm 2006 khoảng trên 9.800 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2006, Bộ đã tập trung đầu tư để hoàn thành 76 dự án (phần lớn là dự án nhóm C), vốn thực hiện trên 490 tỷ đồng. Như vậy, giai đoạn 2007- 2009, Bộ NN&PTNT còn trên 50 dự án cần tiếp tục đầu tư với nguồn vốn được duyệt lên đến 9400 tỷ đồng. Tuy nhiên, với dự báo tổng chi đầu tư những dự án đang tiến hành thì ngân sách trực thuộc Bộ chỉ có khả năng đáp úng được 60% nhu cầu của số dự án đang đầu tư, tương đương với khoảng 5.738 tỷ đồng. Biểu 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển từ NSNN năm 2008 (ước tính) Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục Tổng số Trung ương Địa phương Tỷ trọng % Tổng vốn đầu tư từ NSNN 98.130,0 100 Nông nghiệp 17.052,2 1.616,8 15.435,4 18,0 1.Ngân sách địa phương 9.444,0 9.444,0 2.Cân đối cho Bộ, ngành 700,0 700,0 3.Hỗ trợ và bổ sung có mục tiêu 5.048 332,8 4.715,4 Nguồn: Bộ Kế hoạch- đầu tư, 2007 2.3.2. Đầu tư công trong các lĩnh vực (tiểu ngành) 2.3.2.1. Thủy lợi Trong những năm qua, tổng chi tiêu của Nhà nước dành cho thủy lợi và các dịch vụ có liên quan là khoản chi lớn nhất trong tổng chi ngân sách cho nông nghiệp. Năm 2002, phân bổ ngân sách của ngành cho thủy lợi là 4.211 tỷ đồng, tăng 29% so với mức 3.241 tỷ đồng năm 1999 và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng qua các năm. Biểu 2.8: Cơ cấu chi tiêu công cho thủy lợi Việt Nam giai đoạn 1999- 2002 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục 1999 2000 2001 2002 Tỷ trọng % 1.Tổng NSNN 3.241 3.62 4.678 4.211 100 Chi đầu tư 3.063 3.388 4.411 3.959 Chi thường xuyên 178 232 267 252 2.Chi tiêu của Bộ NN&PTNT 1.612 1.364 1.273 920 21 Chi đầu tư 1.600,0 1.317 1.227 871 Chi thường xuyên 12 47 46 49 3.Chi tiêu của Tỉnh 1.628 2.255 3.404 3.291 79 Chi đầu tư 1.463 2.070,0 3.1784 3.087 Chi thường xuyên 165 185 220 204 Nguồn: Bộ Tài chính, 2004 Năm 2006, đầu tư cho thủy lợi từ NSNN là 6.700tỷ đồng, tăng gần 40% so với mức 4.211 tỷ đồng của năm 2002 (xem biểu 2. ). Đây là hệ quả của việc tăng trưởng kinh tế nhanh gắn liền với đẩy mạnh tốc độ đầu tư công. Biểu 2.9 : Đầu tư công cho thủy lợi giai đoạn 2001- 2006 Đơn vị: Tỷ đồng (theo giá năm 2000) Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp 7.900 7.600 8.100 8.421 9.607 12.102 Thủy lợi 4.600 4.200 4.400 4.602 5.413 6.700 Tỷ trọng % 65,71 55,26 54,32 54,76 56,15 55,6 Nguồn: Bộ Kế hoạch- đầu tư, 2006 Đầu tư xây dựng các công tình thủy lợi đã tác động rất lớn đến việc giảm nghèo nông thôn, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, quy mô của các công trình thủy lợi là một nhân tố quan trọng tác động đến đời sống của người nông dân. Hệ thống thủy lợi quốc gia đã tưới tiêu khoảng 80% diện tích trên tổng số gần 7 triệu ha canh tác, chủ yếu là cho lúa. Tuy nhiên, theo báo cáo, diện tích thực sự tưới tiêu chỉ bằng 50- 60% công suất thiết kế do các công trình này chưa hoàn thành hoặc không được bảo trì thường xuyên. Đối với các công trình thủy lợi lớn, diện tích tưới tiêu có cao hơn song vẫn phải sử dụng hệ thống bơm bổ sung nên chi phí cũng tăng. Đối với các công trình thủy lợi nhỏ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, diện tích tưới tiêu thực sự chỉ khoảng 25- 30%. Nhiều kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tất cả các khoản chi phí cộng dồn liên quan đến hệ thống thủy nông nông thôn đã lên đến con số rất cao và có thể vượt vốn đầu tư chính thức vào các công trình này. Một vấn đề nữa cần quan tâm đó là việc thu phí từ phía người sử dụng công trình. Theo lý thuyết, nguồn thu này có thể đảm bảo chi vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình, nhưng trong thực tế lại là điều không thể thực hiện được. Phí thủy lợi và tỷ lệ thu phí thường thấp nên nguồn thu từ phí thủy lợi mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu cần thiết, còn lại trợ cấp ngân sách vẫn chiếm phần lớn trong chi vận hành, bảo dưỡng. 2.3.2.2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học không được phân loại ngân sách riêng mà lại ghi chung vào các hạng mục cho trồng trọt và nhân giống. Do vậy, một nguồn vốn lớn được cấp qua các Viện và cơ quan nghiên cứu trực thuộc Chính phủ như: Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên môi trường. Nguồn vốn thông qua Bộ NN&PTNT chiếm khoảng 85%, phần còn lại được chuyển qua Bộ KHCN dùng cho các nghiên cứu về môi trường. Các số liệu thống kê cho thấy, nguồn vốn thông qua Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN có xu hướng tăng lên, cụ thể là đã tăng từ 150,5 tỷ đồng năm 2000 lên 197,5 tỷ đồng năm 2003; trong đó, tập trung vào sản xuất hạt giống chiếm 42%, chăn nuôi gia cầm, thú y, trồng rừng và thủy lợi- mỗi hạng mục chiếm khoảng 4%. Thêm vào đó, các khoản lương đã chiếm một tỷ lệ khá lớn so với tổng ngân sách đầu tư vào lĩnh vực này. Biểu 2.10 : Đầu tư công dành cho Nghiên cứu nông nghiệp từ các nguồn vốn của Trung ương, giai đoạn 2000- 2003 Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn vốn 2000 2001 2002 2003 1.Bộ NN&PTNT 122,7 142,7 148,3 175,6 2.Bộ KH&CN 27,8 19,6 20,2 21,9 3.Tổng số 150,5 162,3 168,5 197,5 Các khoản lương % 31,5 35,8 37,5 31,0 Nguồn: Bộ Tài chính, 2004 Ngày nay, sự phát triển và tác động của khoa học công nghệ là không thể phủ nhận được đối với sự phát triển kinh tế của các nước nông nghiệp như Việt Nam. Những ứng dụng và kết quả trong nghiên cứu đã đem lại những thành tựu đáng khích lệ cho nông nghiệp, thể hiện thông qua việc tìm ra các giống cây trồng vật nuôi mới, đem lại năng suất ngày càng tăng, tỷ lệ chế biến sản phẩm nông nghiệp đạt mức cao, khả năng đối phó với các ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài được nâng lên. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng, sự quan tâm của các Bộ, ngành đối với hoạt động nghiên cứu trong nông nghiệp vẫn ở mức rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Biểu 2.11 : Vốn Ngân sách dành cho Nghiên cứu khoa học của ngành giai đoạn 2001- 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp 7.900 7.600 8.100 8.421 9.607 12.102 Nghiên cứu khoa học 162.3 168.5 197.5 215.88 258.24 344.85 Tỷ trọng % 2,05 2,21 2,44 2,57 2,69 2,85 Nguồn: Bộ Tài chính, 2006 Số liệu ở biểu 2.11 cho thấy tỷ trọng chi tiêu dành cho nghiên cứu của ngành vẫn không có sự ưu tiên nào đáng kể nào, trong suốt giai đoạn 2001- 2006, tỷ lệ này chỉ khoảng 2- 2,9%. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với các quốc gia đang phát triển khác như Trung Quốc (6%) hay Thái Lan (10%). Có lẽ đó cũng là cách lý giải cho mức đóng góp thấp của nghiên cứu khoa học trong việc tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Một vấn đề đặt ra là với nguồn vốn ngân sách hạn hẹp cho nghiên cứu nông nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn này càng cần phải được lưu tâm hơn và đặc biệt chú ý đến kết quả của nghiên cứu cũng như khả năng áp dụng nghiên cứu đó trong thực tế. 2.3.2.3. Khuyến nông Công tác khuyến nông ở Việt Nam được coi là một bộ phận của Chương trình xã hội hóa và giáo dục cộng đồng cấp cơ sở. Nhưng cũng giống như hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông cũng chỉ được ghi chung vào các hạng mục cho trồng trọt và nhân giống. Hầu hết các dịch vụ khuyến nông do Tỉnh cung cấp và chi trả. Năm 2003, ngân sách của Bộ NN&PTNT dành cho khuyến nông khoảng 68 tỷ đồng và các địa phương trên cả nước chi khoảng 117 tỷ đồng cho việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông. Biểu 2.12: Nguồn Ngân sách cho khuyến nông giai đoạn 1999- 2003 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng Ngân sách Quốc gia 85 108 155 196 185 Trung ương 26 29 43 66 68 Địa phương 59 79 112 130 117 Nguồn: Bộ Tài chính (2004) Giai đoạn 2001- 2006, đầu tư công cho các hoạt động khuyến nông tuy cơ tăng lên nhưng rất chậm, hàng năm chỉ chiếm chưa đến 3% tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho ngành Biểu 2.13 : Nguồn Ngân sách dành cho khuyến nông giai đoạn 2001- 2006 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông nghiệp 7.900 7.600 8.100 8.421 9.607 12.102 Khuyến nông 155 196 185 194,21 236,16 313,39 Tỷ trọng % 1,96 2,57 2,28 2,32 2,46 2,59 Nguồn: Bộ Tài chính, 2006 Từ 2001 đến 2006, vốn ngân sách dành cho khuyến nông chỉ tăng thêm 158,39 tỷ đồng tương đương với 0,63% tăng thêm trong cơ cấu đầu tư toàn ngành nông nghiệp. Hơn nữa, trong đó, chi trả lương chiếm hầu hết nguồn ngân sách này, còn lại đầu tư rất ít cho các hoạt động chuyên môn tại hiện trường. Nhìn chung, hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Do đó, vấn đề cần xem xét là việc Trung ương tăng ngân sách và các tỉnh, xã dành thêm chi tiêu công cho công tác khuyến nông. 2.3.3. Những tồn tại về hoạt động đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay Thực tế cho thấy, hoạt động đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Từ nguồn vốn này, cơ sở hạ tầng, đặc biệt các vùng kinh tế trọng điểm, vùng khó khăn đã được cải thiện, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đảm bảo bền vững, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Cơ cấu vùng kinh tế được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế từng vùng. Kinh tế của mỗi vùng đều có sự phát triển và đóng góp vào tăng trưởng chung, đáp ứng yêu cầu phát triển, từ đó góp phần quan trọng để nền kinh tế đất nước hoàn thành các mục tiêu cơ bản trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên thì hoạt động đầu tư công nói chung và đầu tư công trong nông nghiệp nói riêng còn tồn tại một số những vướng mắc cần được điều chỉnh. 2.3.3.1. Tỷ trọng Ngân sách Nhà nước dành cho đầu tư phát triển ngành còn thấp Từ những số liệu và đánh giá trên cho thấy mặc dù đã có những triển vọng trong hoạt động đầu tư công của ngành song nguồn vốn đầu tư phát triển dành cho ngành chưa đủ để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tổng chi ngân sách cho nông nghiệp chỉ dừng lại ở mức 5- 6%, rất thấp so với mức đóng góp 22% của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Theo dự kiến của Bộ Tài chính, giai đoạn 2006- 2009, tỷ trọng chi Ngân sách cho ngành nông nghiệp đạt trên 5% so với tổng chi NSNN, và tăng dần từ 5,0% (năm 2006) lên 5,3% (năm 2009). Bộ KH&ĐT dự báo trong giai đoạn tới, chi đầu tư từ NSNN và chi đầu tư toàn xã hội cho phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tăng liên tục. Tỷ trọng vốn NSNN so với tổng đầu tư xã hội chiếm khoảng trên dưới 27% và tăng dần từ 2008- 2010. Nguồn vốn đầu tư phát triển này được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2.14 : Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành nông nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng Mục 2004 2005 2006 2007 Dự báo 2008 Dự báo 2009 Tổng đầu tư toàn xã hội  44.448  58.964  68.639  66.465  62.301  69.299 Trong đó: Ngân sách  9.636  13.420 17.400 18.092 17.052 19399 Ngoài Ngân sách  34.812  45.544  51.239 48.373  45.249  49.900  Tỷ trọng vốn Ngân sách/ tổng vốn đầu tư xã hội (%)  21,68  22,76  25,35  27,22 27,37  27,99 Nguồn: Bộ Kế hoạch& Đầu tư Thực tế, mức bố trí NSNN cho ngành còn hạn chế, mới chỉ đáp ứng được khoảng 55- 60% nhu cầu của ngành, đặc biệt là thiếu ngân sách cho các dịch vụ hỗ trợ và các hoạt động vận hành, bảo dưỡng công trình nông thôn. Do vây, để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, ngoài nguồn thu từ NSNN, ngành nông nghiệp cần phải nỗ lực thu hút thêm các nguồn vốn khác, đặc biệt là vốn trong dân và vốn đầu tư nước ngoài. 2.3.3.2. Mất cân đối trong cơ cấu chi tiêu công của ngành Trước khi tăng đầu tư cho ngành cần phải xem xét đến cơ cấu chi tiêu công của ngành, quan trọng nhất là sự cân đối giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Những năm vừa qua cho thấy sự mất cân đối khá nghiêm trọng giữa hai khoản chi này của ngành. Xu hướng chủ yếu là tăng trưởng vốn đầu tư. Phần lớn tổng chi thường xuyên của Nhà nước cho nông nghiệp (không kể thủy sản) bao gồm: khuyến nông, nghiên cứu, chương tình mục tiêu quốc gia do chính quyền địa phương quản lý, phần còn lại do Bộ NN&PTNT quản lý. Chi đầu tư chiểm khoảng 75- 80% tổng chi thời kỳ khảo sát, tăng ít so với giai đoạn trước đó; còn lại là chi thường xuyên chỉ chiếm 20- 25% tổng chi, giảm so với múc ổn định 25% suốt thời kỳ 1992- 1998, trong đó chi trả lương và trả công lại tăng lên. Trong 5 năm từ 1997 đến 2002, chi vận hành, bảo dưỡng chỉ tăng 31% so với mức thay đổi 107% cho các hạng mục cố định và trả lương. Biểu 2.15: Tỷ trọng Ngân sách chi tiêu công của ngành Nông nghiệp giai đoạn 1997- 2002 Khoản mục 1997 1998 1999 2000 2001 2002 1.Vốn chi đầu tư % 72,6 77,8 80,7 78,3 80,2 76,8 2.Vốn chi thường xuyên % 27,4 22,2 19,3 21,7 19,8 23,2 Lương trong chi thường xuyên % 14,3 15,4 17,5 20,7 20,9 17,8 Nguồn: Bộ tài chính (2004) Giai đoạn 2007- 2009, về số tuyệt đối chi đầu tư và chi thường xuyên từ NSNN những năm sau đều tăng so với năm trước. Trong đó, tỷ trọng chi đầu tư so với tổng chi NSNN chiếm khoảng trên 80%, còn lại dưới 20% dành cho chi thường xuyên. Tổng nguồn vốn NSNN phân bổ cho ngành nông nghiệp được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2.16 : Nguồn vốn ngân sách nhà nước cho chi đầu tư và chi thường xuyên của ngành nông nghiệp Đơn vị: Tỷ đồng Mục Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Dự báo 20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7761.doc
Tài liệu liên quan