5. Phòng sản xuất:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn. Tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Phối hợp với phòng thu mua lập kế hoạch cung cấp nguyên liệu, vật tư kịp thời cho sản xuất, đề ra biện pháp quản lý, theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư, nguyên liệu, công cụ, phụ tùng, kể cả vật rẻ tiền mau hỏng trong sản xuất.
- Phối hợp cùng với phòng quản lý chất lượng và phân xưởng để xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi sử dụng vật tư.
- Phối hợp với phòng kinh doanh để lập kế hoạch điều độ sản xuất hàng ngày, hàng tháng theo từng chủng loại mặt hàng.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán và phòng kinh doanh để xác định giá thành và giá bán sản phẩm.
b, Quyền hạn:
- Được quyền yêu cầu các bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch theo định kỳ, kiểm tra tổng hợp để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung cho toàn Công ty.
- Điều độ sản xuất hàng ngày, tháng. Phối hợp các phân xưởng trong việc triển khai sản xuất theo kế hoạch và đơn hàng sản xuất đã có hiệu lực.
- Được quyền tiếp nhận hoặc từ chối nhân lực của Công ty bổ sung nếu xét thấy có yêu cầu hoặc không đủ năng lực.
71 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả của hệ thống động viên, khuyến khích để thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu đang được triển khai vì hướng của Công ty trong thời gian tới là lấy thị trường trong nước làm nền tảng sản xuất, tạo dựng thương hiệu trên thị trường nội địa đi đôi với việc phát triển và khuyếch trương sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
2. Chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban:
2.1- Ban Giám Đốc:
Tổng Giám Đốc (TGĐ):
Là người điều hành mọi hoạt động của Công ty. Những vấn đề quan trọng liên quan đến sản xuất kinh doanh và tổ chức nhân sự, trên cơ sở có sự bàn bạc thống nhất với các Phó Tổng Giám Đốc (PTGĐ), các Giám Đốc (GĐ), các Phó Giám Đốc (PGĐ) và các Trưởng Phòng, Phó Phòng. Tổng Giám Đốc là người cuối cùng quyết định phương thức thực hiện, lãnh đạo Công ty thực hiện và hoàn thành nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Hội Đồng Quản Trị (HĐQT).
TGĐ lãnh đạo trực tiếp đến các PTGĐ, các Giám Đốc và các Phó Giám Đốc, trưởng phòng và phó phòng, từng cán bộ công nhân viên trong Công ty.
TGĐ Công ty có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế trên cơ sở góp ý, tham mưu của các PTGĐ, các Giám Đốc và Phó Giám Đốc, trưởng phòng ban và trình HĐQT phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo Công ty hoàn thành các kế hoạch đã được HĐQT thông qua.
Được quyền ủy quyền cho cấp dưới ký các hợp đồng đầu tư và sản xuất kinh doanh với các đối tác.
Hàng quý, hàng năm chịu trách nhiệm báo cáo toàn diện hoạt động của Công ty cho HĐQT.
Phó Tổng Giám Đốc:
Trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban theo chức năng nhiệm vụ của phòng ban đó và những nhiệm vụ do Tổng Giám Đốc giao phó hoặc ủy quyền.
Phối hợp với các phòng ban khác để hoàn thành kế hoạch và đảm bảo tốt cho hoạt động của Công ty. Tổ chức và tham gia vào các dự án đầu tư của Công ty, có trách nhiệm báo cáo kết quả cho HĐQT phê duyệt. Được quyền yêu cầu các phòng ban cung cấp thông tin, sự hỗ trợ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Được quyền đề nghị Tổng Giám Đốc duyệt các chi phí, tạm ứng và quyết toán các công việc dự án thuộc phạm vi phụ trách.
Góp ý kiến, tham mưu giúp cho Tổng Giám Đốc có những cơ sở quyết định các công việc một cách chính xác và hiệu quả nhất trong đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Thay mặt Tổng Giám Đốc khi Tổng Giám Đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước TGĐ và HĐQT về mọi hoạt động do mình phụ trách và được giao.
Quyền được tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật nhân viên dưới quyền.
Giám Đốc Kinh Doanh: Phụ trách hoạt động của phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm điều hành việc kinh doanh, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, quản lý các thị trường tiêu thụ. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Trung Tâm Mẫu: Phụ trách hoạt động của phòng tạo mẫu và thiết kế mẫu. Bảo đảm thiết kế và nghiên cứu ra những mẫu mã mới đạt tiêu chuẩn. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Chất Lượng: Phụ trách hoạt động của phòng quản lý chất lượng sản phẩm. Bảo đảm sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Thu Mua: Phụ trách hoạt động của phòng thu mua, bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời vật tư cho sản xuất. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Sản Xuất: Phụ trách hoạt động của phòng sản xuất, bảo đảm tiến độ sản xuất kịp thời đúng thời gian giao hàng. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Nhân Sự: Phụ trách phòng nhân sự, bảo đảm việc bố trí điều phối lao động trong Công ty đáp ứng cho sản xuất. Chịu trách nhiệm trước TGĐ.
Giám Đốc Tài Chính: Phụ trách hoạt động của phòng tài chính, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng tài chính. Chịu trách nhiệm trước TGĐ
2.2- Các phòng ban:
1. Phòng kinh doanh:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu thị trường, phân tích lợi thế cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng để đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
- Trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước và các hợp đồng đã ký đưa ra các yêu cầu cho việc lập kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm phù hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
- Tổ chức tìm kiếm thị trường mới, củng cố, phát triển thị trường hiện tại và tương lai của Công ty.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán đề xuất với Giám Đốc chính sách giá cả, tỷ lệ huê hồng, chiết khấu cho từng thời kỳ.
b, Quyền hạn:
- Được yêu cầu các phòng ban có liên quan cung cấp số liệu cần thiết như năng lực sản xuất, số lượng hàng tồn kho, để phục vụ công tác kinh doanh và tiếp thị.
- Được quyền giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước để thu thập thông tin thị trường, thương thảo và xác lập các hợp đồng bán sản phẩm theo quy định của Công ty.
- Được quyền đề xuất giá cả cho từng sản phẩm nhằm phục vụ công tác bán hàng và kinh doanh.
2. Phòng tài chính kế toán:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của pháp lệnh kế toán- thống kê và những nguyên tắc chế độ quy định trong điều lệ tổ chức kế toán nhà nước.
- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch tài chính và có trách nhiệm cân đối thu chi để cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện vai trò kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua đồng tiền nhằm mục tiêu sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh.
- Tham mưu cho Giám Đốc trong công tác quản trị tài chính thông qua các phân tích tài chính, hoạch định doanh lợi, dự đoán và kiểm soát tài chính, quyết định đầu tư,
b, Quyền hạn:
- Được quyền yêu cầu các phòng ban và các cá nhân có liên quan cung cấp số liệu, chứng từ cần thiết thực hiện công tác hạch toán kế toán, công tác kiểm tra, kiểm soát về tài chính và công tác phân tích hoạt động kinh tế.
- Được quyền khước từ và bảo lưu ý kiến không thanh toán các khoản thu, chi phí không đúng quy định hoặc sai chế độ do nhà nước ban hành.
- Được quyền liên hệ với các tổ chức kiểm toán, tài chính thuế, tín dụng trong và ngoài nước để giải quyết các công việc có liên quan về tín dụng, tài chính thanh toán theo quy định của Công ty và nhà nước.
3. Phòng nhân sự:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng sơ đồ quản lý, sắp xếp cơ cấu tổ chức trong Công ty, quản lý CBCNV theo phân cấp quản lý.
- Tham mưu cho TGĐ tuyển dụng, đào tạo mới và đào tạo lại, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật CBCNV theo phân cấp quản lý.
- Tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước.
- Xây dựng các quy chế về làm việc thuộc cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo.
-Thực hiện chính sách chế độ về tiền lương, tiền thưởng theo quy định của nhà nước.
- Xây dựng và theo dõi thực hiện các định mức về lao động.
- Xây dựng quy chế trả lương cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty.
- Tham mưu giúp Ban Lãnh Đạo Công ty theo dõi diễn biến tư tưởng của CBCNV và tham mưu giúp Ban Lãnh Đạo Công ty giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo,
- Xây dựng công tác bảo vệ an ninh, bảo vệ nội bộ, công tác PCCC trong Công ty.
b, Quyền hạn:
- Được quyền xem xét và đề xuất cho Ban Giám Đốc về việc bố trí nhân sự các phòng ban, phân xưởng
- Kiểm tra lại ngày công, giờ công của CBCNV trong Công ty.
- Tham gia đề xuất ý kiến về xét nâng lương, thi nâng bậc lương, tuyển dụng, đào tạo, an toàn lao động, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Thay mặt Giám Đốc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ giữa những người lao động trong quá trình lao động.
4. Phòng công nghệ (chất lượng):
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu phát triển áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới công nghệ
- Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra.
- Đảm bảo kiểm soát việc áp dụng các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật, chất lược sản phẩm theo đúng các tài liệu đã ban hành.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, phối hợp với phòng kinh doanh giải quyết khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Tham gia về mặt kỹ thuật cho các phân xưởng, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng đơn vị sản phẩm.
- Tham gia đánh giá các sáng kiến về kỹ thuật.
- Tham gia với phòng thua mua đề xuất nhà cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng ổn định và tin cậy.
- Tham gia việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Phối hợp với phòng nhân sự và các phân xưởng liên quan xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.
b, Quyền hạn:
- Được quyền kiểm tra việc thực hiện các quy trình công nghệ, quy phạm kỹ thuật.
- Được quyền từ chối không nghiệm thu nguyên liệu, vật liệu, vật tư nhiên liệu, sản phẩm nhập kho không bảo đảm chất lượng quy định.
- Được quyền yêu cầu phòng thu mua cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết về các nhà cung ứng nguyên vật liệu để thẩm định lại (nếu cần).
- Được quyền tham gia đề xuất xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật hàng năm.
5. Phòng sản xuất:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn. Tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
- Phối hợp với phòng thu mua lập kế hoạch cung cấp nguyên liệu, vật tư kịp thời cho sản xuất, đề ra biện pháp quản lý, theo dõi, giám sát việc sử dụng vật tư, nguyên liệu, công cụ, phụ tùng, kể cả vật rẻ tiền mau hỏng trong sản xuất.
- Phối hợp cùng với phòng quản lý chất lượng và phân xưởng để xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, chịu trách nhiệm chính trong việc theo dõi sử dụng vật tư.
- Phối hợp với phòng kinh doanh để lập kế hoạch điều độ sản xuất hàng ngày, hàng tháng theo từng chủng loại mặt hàng.
- Phối hợp với phòng tài chính kế toán và phòng kinh doanh để xác định giá thành và giá bán sản phẩm.
b, Quyền hạn:
- Được quyền yêu cầu các bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch theo định kỳ, kiểm tra tổng hợp để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chung cho toàn Công ty.
- Điều độ sản xuất hàng ngày, tháng. Phối hợp các phân xưởng trong việc triển khai sản xuất theo kế hoạch và đơn hàng sản xuất đã có hiệu lực.
- Được quyền tiếp nhận hoặc từ chối nhân lực của Công ty bổ sung nếu xét thấy có yêu cầu hoặc không đủ năng lực.
6. Phòng nghiên cứu và phát triển mẫu:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và thiết kế mẫu mã nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng.
-Sản xuất mẫu chào hàng đến khách hàng.
- Phối hợp với các phòng ban có liên quan trong việc kiểm tra sản phẩm có đúng với thiết kế hay không.
- Hỗ trợ các phân xưởng trong quá trình sản xuất để sản phẩm đạt tiêu chuẩn thiết kế.
- Tham gia đào tạo lao động khi tiến hành triển khai sản xuất mẫu mới.
b, Quyền hạn:
- Được quyền kiểm tra việc sản xuất của các phân xưởng có đúng với thiết kế tài liệu ban hành hay không.
- Được đề xuất mẫu thiết kế để sản xuất và chào hàng.
7. Phòng thu mua:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Tổ chức tìm kiếm và quan hệ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
- Kết hợp với các phòng ban liên quan để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
- Quản lý, bảo quản và phân phối nguyên vật liệu đến các nhà máy tránh mất mát hư hỏng.
- Báo cáo tình hình mua và tồn kho nguyên vật liệu hàng ngày, tháng, quý.
- Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trước và sau khi mua.
b, Quyền hạn:
- Được yêu cầu các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liêu.
- Đề xuất với Giám Đốc trong việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo và có uy tín.
- Đề nghị xét duyệt các khoản chi mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
8. Phòng kiểm toán:
a, Chức năng nhiệm vụ:
- Tổ chức và tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán theo định kỳ.
- Báo cáo tình hình cho Ban Giám Đốc, phối hợp với phòng kế toán kiểm tra và sữa chữa khi có sai sót.
b, Quyền hạn:
- Được quyền yêu cầu các phòng ban liên quan cung cấp chứng từ, sổ sách để kiểm tra đối chiếu.
- Được quyền quan hệ với các tổ chức kiểm toán trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động kiểm toán của Công ty theo các quy định của Công ty và của nhà nước.
3. Nguyên tắc hoạt động:
Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật. Quản lý điều hành Công ty là Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách, các mục tiêu chất lượng và chỉ đạo hoạt động tài chính của Công ty. Cơ cấu tổ chức linh hoạt không cứng nhắc, theo mô hình phân quyền. Dưới Tổng Giám Đốc là các nhóm tự hạch toán, tự đảm bảo hiệu quả kinh doanh của mình.
V - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
1 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005
Bảng 2.2: Thống kê sản lượng và doanh số xuất nhập khẩu của TBS’ (2001-2006)
Năm
Sản lượng XK & tổng doanh số XNK
Nộp NS
(1.000đ)
SLXK(đôi)
DS XNK (1.000đ)
Tốc độ (%)
2001
3,626,642
353,471,859
11.84
2,125,540
2002
4,829,424
511,956,381
44.84
1,589,248
2003
4,957,839
643,192,842
25.63
13,282,762
2004
5,514,856
777,649,868
20.9
15,563,451
2005
6,566,539
975,172,934
25.4
19,516,567
2006(*)
8,864,827
1,316,483,418
KH 35
21,347,365
Tổng
34,360,127
4,577,927,302
73,424,933
Nguồn: Phòng Kinh Doanh
(*) Dự đoán của tác giả
Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 ta có thể thấy sản lượng và doanh số xuất nhập khẩu của Công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2002 là năm có tốc độ tăng rất lớn tới 44.84% đạt 511,956,381,000 đồng, năm 2004 tuy chỉ tăng 20.9% so với năm 2003 nhưng về giá trị tuyệt đối thì vẫn tăng từ 643,192,842,000 đồng lên 777,649,868,000 đồng. Năm 2003 và 2005 có tốc độ tăng gần bằng nhau. Với tốc độ tăng như thế này thì Công ty sẽ đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên để có thể đạt được những kết quả cao hơn công ty cũng cần phải nỗ lực hơn nữa trong những năm sắp tới.
Biểu đồ 2.2:
0
200,000,000
400,000,000
600,000,000
800,000,000
1,000,000,000
1,200,000,000
1,400,000,000
2001
2002
2003
2004
2005
DS XNK
Nộp NS
Bảng 2.3: Thống kê doanh thu, tài sản của TBS’ (2002-2006)
Đơn vị tính: 1000USD
Năm
2002
2003
2004
2005
2006(*)
Doanh thu
23,412.157
30,280.544
32,034.080
38,143.419
46,344.254
Tài sản
276,694.616
307,372.617
368,728.617
475,053.601
612,037.996
Nguồn: phòng kinh doanh công ty
Biểu đồ 2.3:
Từ số liệu trên bảng 2.3 ta có thể tính được tỷ số doanh thu trên tài sản của Công ty qua các năm. Cho thấy tỷ số này có chiều hướng giảm dần và không tăng, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cũng giảm dần tuy tài sản vẫn tiếp tục tăng. Năm 2002 một đồng tài sản của Công ty chỉ thu được 0.087 đồng, thì đến năm 2004 một đồng tài sản chỉ thu về được 0.086 đồng, đến năm 2005 lại giảm xuống còn 0.08 đồng. Sở dĩ có tình trạng này là do Công ty đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng sản xuất.
Bảng 2.4: Thống kê thu nhập của TBS’ (2002-2006).
Năm
2002
2003
2004
2005
2006(*)
(1)Doanh thu
100%
100%
100%
100%
100%
(2)Giá vốn hàng bán
91.90%
91.05%
91.04%
90.99%
91.08%
(3)Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
8.10%
8.95%
8.96%
9.01%
9.03%
(4)Chi phí ngoài hoạt động
5.56%
4.97%
6.86%
5.15%
5.35%
(5)LN trước thuế
2.54%
3.99%
2.09%
3.87%
3.56%
(6)Các khoản thu khác
1.26%
2.04%
0.71%
1.39%
1.49%
(7)Thuế phải nộp
1.42%
2.58%
1.23%
2.50%
2.63%
(8)Lợi nhuận sau thuế
2.38%
3.34%
1.57%
2.76%
2.87%
(9)Lương
0.36%
0.52%
0.24%
0.41%
0.54%
Nguồn: Phòng Kinh Doanh- Phòng Kế Toán Công Ty.
(*) Dự báo của tác giả.
Bảng 2.5: Chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh
Chỉ số
2002
2003
2004
2005
2006(*)
Chỉ số về lợi nhuận (LN)
-Tỷ suất LN
2.38%
3.44%
1.57%
2.76%
2.98%
-Chỉ số phát triển định gốc về LN
100%
187.03%
90.20%
188.65%
201.21%
-Chỉ số phát triển liên hoàn về LN
-
187.03%
48.23%
209.15%
224.32%
-Chỉ số tốc độ gia tăng LN
-
87.03%
-51.77%
109.15%
124.32%
-Chỉ số gia tốc phát triển về LN
-
-
-159.49%
-310.82%
-252.57%
-Chỉ số LN trên tổng tài sản ROA
3.16%
5.33%
2.21%
3.48%
3.78%
Chỉ số về doanh thu (DT)
-Chỉ số phát triển định gốc về DT
100%
129.34%
136.83%
162.92%
174.56%
-Chỉ số phát triển liên hoàn về DT
-
129.34%
105.79%
119.07%
135.24%
-Chỉ số tốc độ gia tăng DT
-
29.34%
5.79%
19.07%
24.49%
-Chỉ số gia tốc phát triển về DT
-
-
-80.26%
229.33%
245.27%
Nguồn: Phòng Kinh Doanh-Phòng Kế Toán Công Ty
Từ các bảng 2.3 và 2.4 ta rút ra được một số chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (bảng 2.5). Qua đó có thể nhận thấy một số nét về tình hình kinh doanh của Công ty như sau:
Quy mô của Công ty đang không ngừng mở rộng với tốc độ phát triển khá cao. Nhưng do tốc độ phát triển khá nóng vào năm 2003 nên vào năm 2004 tốc độ phát triển đã có chiều hướng chậm lại với gia tốc âm (-159,49%). Tuy nhiên đến năm 2005 thì tốc độ này vẫn giảm, nhưng với những khởi đầu khá thuận lợi trong những tháng đầu năm 2006. Tình hình tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu trong suốt năm 2006 hứa hẹn sẽ đạt được những kết quả khả quan: doanh thu năm 2006 ước đạt 46,344,254 USD tăng 21,5% so với năm 2005.
Công ty đang trong giai đoạn mở rộng đầu tư phát triển, điều này ảnh hưởng lớn đến biến động về lợi nhuận, nên các chỉ số tốc độ phát triển và gia tốc phát triển lợi nhuận không nói lên điều gì nhiều về tình hình kinh doanh của Công ty. Chúng ta cũng có thể thấy rõ với phương thức sản xuất kinh doanh của Công ty nói riêng và của toàn ngành nói chung có giá trị gia tăng không cao. Trong tương lai Công ty đang tiến hành thực hiện các biện pháp nhằm tăng giá trị của mình vào sản phẩm như khâu thiết kế mẫu và nghiên cứu thị trường
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỘNG VIÊN KHUYẾN KHÍCH ĐỂ THU HÚT VÀ DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY THÁI BÌNH
I- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TY:
1-Số lượng lao động:
Lao động của Công ty được chia thành hai khối: Gián tiếp và trực tiếp
Bảng 3.1: Số lượng và tỷ trọng lao động qua các năm
Đơn vị: người
Khối
Năm 2004
Năm 2005
Tháng 3/2006
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Gián tiếp
615
9.56%
740
10.43%
1800
20%
Trực tiếp
5816
90.44%
6360
89.57%
7200
80%
Tổng
cộng
6431
100%
7100
100%
9000
100%
Nguồn: Phòng Nhân Sự Công Ty
Tới cuối tháng 3/2006 số lao động trong Công ty là 9000 người với tỷ trọng khối gián tiếp là 20% so với tổng số lao động. Đây là tỷ lệâ thích hợp mà Công ty đang duy trì.
2-Trình độ lao động (3/2006):
Trình độ cũng như kiến thức của nhân viên rất quan trọng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Trong những năm qua Công ty không ngừng nâng cao chất lượng của nguồn lao động, trong đó số lượng lao động có trình độ đại học ngày càng cao ở khối quản lý và ở khối lao động trực tiếp cũng ngày càng được chú trọng hơn.
Bảng 3.2:Trình độ lao động hiện tại của Công ty:
Trình
độ
Trung học
Phổ
thông
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
Cao
học
Tổng
cộng
Số lượng (người)
5220
3254
46
136
342
2
9000
Tỷ lệ (%)
58.01
36.15
0.51
1.51
3.8
0.02
100
Nguồn: Phòng Nhân Sự Công Ty
Biểu đồ 3.1:Tỷ trọng trình độ văn hóa
Đối với bộ phận gián tiếp hiện nay Công ty chỉ tuyển dụng những người có trình độ đại học, thành thạo vi tính và có trình độ ngoại ngữ. Trong số những lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và cao học đều tập trung ở bộ phận gián tiếp. Trong kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực, Công ty đang tiến hành từng bước trẻ hóa đội ngũ này. Đối với những nhân viên cũ, tùy theo yêu cầu của công việc Công ty sẽ gửi đi học ở các trung tâm và các trường đại học hoặc mở các lớp đào tạo tại Công ty do các giảng viên được mời từ các trường đại học và những cán bộ có trình độ trong Công ty trực tiếp giảng dạy. Đồng thời khuyến khích cán bộ công nhân viên đi học tự túc hoặc được Công ty tài trợ chi phí đi học. Nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng đòi hỏi phải có trình độ tay nghề và tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến.
Vì đặc thù của Công ty là doanh nghiệp sản xuất giày nên số lượng công nhân trực tiếp sản xuất được nhận vào chủ yếu có trình độ cấp 2 và cấp 3. Sau khi nhận vào Công ty đào tạo tay nghề cho số lượng lao động trực tiếp này. Số lượng lao động trực tiếp là 7200 công nhân chiếm tỷ lệ là 80%.
Bảng 3.3: Trình độ ngoại ngữ vi tính
%
Trình độ ngoại ngữ
Trình độ vi tính
A
B
C
A
B
Trực tiếp
80
4.30%
-
-
3.24%
-
Gián tiếp
20
6.94%
2.10%
1.06%
7.78%
2.65%
Nguồn : Phòng Nhân Sự Công Ty
Nhìn chung trình độ ngoại ngữ và vi tính của lao động là không cao. Đặc biệt là lao động gián tiếp là lực lượng luôn phải làm việc trên máy vi tính và quan hệ với đối tác nước ngoài. Nhưng lại có trình độ không đồng đều và còn thấp.
3-Tỷ lệ nam nữ:
Bảng 3.4: Số lượng và tỷ trọng lao động nam và nữ.
Giới tính
Số lượng
Tỷ lệ
Tỷ lệ kế hoạch
Nam
3150
35%
45%
Nữ
5850
65%
55%
Tổng
9000
100%
100%
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nam nữ:
Số lao động nam và nữ có sự chênh lệch lớn , nữ chiếm gần 65% còn nam chỉ chiếm 35%. Trong đó số lao đông nữ tham gia trực tiếp sản xuất là rất cao chiếm gần 95% tổng số lao động nữ. Do đặc thù về ngành nghề của Công ty nên nhu cầu lao động nữ rất cao và đòi hỏi phải cò nhiều lao động nữ thực hiện các công việc như may, thêu, vệ sinh và xỏ dây giày, quét keo, còn lao động nam chủ yếu chỉ tập trung vào các công việc nặng hơn đòi hỏi sức khỏe như: cán luyện cao su, ép đế, gò ráp, cắt chặt các chi tiết mũ giày, Công ty đang thực hiện kế hoạch duy trì ở mức tỷ lệ hợp lý là nữ chiếm tỷ lệ 55% và nam chiếm tỷ lệ là 45%.
4-Phân loại và bố trí lao động:
Lao động trong Công ty được phân loại theo hai tiêu thức:
- Theo chức năng quản lý và sử dụng lao động:
+ Công nhân viên trong danh sách: là toàn bộ số lao động mà Công ty trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương.
+ C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4272.doc