MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU:.1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.3
1. Hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại .3
1.1. Khái niệm về bảo đảm tiền vay .3
1.2. Sự cần thiết của hoạt động bảo đảm tiền vay .3
1.3. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay .4
1.4. Hình thức bảo đảm tiền vay .5
1.5. Định giá giá tài sản bảo đảm 10
1.6. Quản lý tài sản bảo đảm .10
1.7. Xử lý tài sản bảo đảm .11
2. Hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay 12
2.1. Quan niệm về hiệu quả bảo đảm tiền vay 12
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả bảo đảm tiền vay .13
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo đảm tiền vay .18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM .25
1. Khái quát về Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam 25
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam . .25
1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị và nhiệm vụ của phòng tín dụng ở Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam 26
2. Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam .27
2.1. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay.28
2.2. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba .30
2.3. Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay .31
2.4. Tình hình quản lý tài sản đảm bảo .32
2.5. Định giá tài sản đảm bảo .34
2.6. Tình hình xử lý, phát mại tài sản bảo đảm .35
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT- Việt Nam .36
3.1. Những chuẩn mực để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay 36
3.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam .40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCT VIỆT NAM.45
1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN trong thời gian tới .45
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - NHCT Việt Nam .48
2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng 48
2.2. Đa dạng hoá danh mục tài sản bảo đảm .50
2.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản bảo đảm và việc sử dụng vốn của khách hàng 51
2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xử lý tài sản bảo đảm . 52
2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 53
2.6. Đổi mới công nghệ ngân hàng .53
3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có liên quan.54
3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam .54
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.55
3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành có liên quan 57
3.4. Kiến nghị với Chính phủ .57
KẾT LUẬN.59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền vay. Đối với những tài sản có mức độ an toàn cao hơn sẽ được các ngân hàng ưa chuộng vì nó sẽ có độ rủi ro thấp hơn, hiệu quả của bảo đảm tiền vay sẽ cao hơn. Những tài sản có độ an toàn cao là những tài sản dễ dàng xác định được quyền sở hữu, có thị trường tiêu thụ rộng rãi… và là những tài sản dễ bán với chi phí thấp nên ngân hàng sẽ dễ thu hồi được vốn nhanh và dễ dàng hơn.
- Những nhân tố bất khả kháng
Những nhân tố như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh là những nhân tố bất khả kháng mà khách hàng nào cũng phải đối mặt, nó có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho khách hàng. Các nhân tố này được gọi là bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, sự tác động của những nhân tố này tới người vay thường là rất nặng nề, họ thường bị tổn thất lớn, khả năng trả nợ của ngân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT VỀ SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
1.1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch I - NHCTVN
Ngày 30/12/1988 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số 134 QĐ/HĐQT Ngân hàng Công thương sắp xếp tổ chức hoạt động Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Ngày 20/10/2003 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam đã ban hành quyết định số 153/QĐ/HĐQT về mô hình tổ chức mới của Sở giao dịch I theo dự án hiện đại hoá ngân hàng và công nghệ thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ.
Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch I gắn liền với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam và những thành công của công cuộc phát triển kinh tế của thủ đô và đất nước.
Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, có trụ sở chính tại số 10 phố Lê Lai, là đơn vị thành viên lớn với nguồn vốn chiếm tỷ trọng 15%, dư nợ chiếm 4% toàn hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Nhiều năm liền Sở giao dịch I luôn dẫn đầu là đơn vị xuất sắc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tính đến 31/7/2005 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Sở giao dịch I đạt gần 3000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 15 - 20%, đã đáp ứng nhu cầu vốn các doanh nghiệp trung ương và địa phương đóng trên địa bàn, phục vụ phát triển kinh tế thủ đô. Tên tuổi của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay đã trở nên quen thuộc với bạn hàng trong nước và quốc tế.
1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị và nhiệm vụ của phòng tín dụng ở Sở giao dịch I - NHCTVN
Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc.
Có 12 phòng nghiệp vụ, 2 phòng giao dịch và 8 quỹ tiết kiệm trực thuộc phòng khách hàng cá nhân.
Nhiệm vụ của phòng tín dụng
Phòng tín dụng của Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương gồm có 3 phòng là:
- Phòng khách hàng số 1 là phòng quản lý doanh nghiệp có quy mô lớn, các đơn vị lớn. Chức năng của phòng là giao dịch với khách hàng lớn, cho vay, khai thác vốn, xử lý các vấn đề cho vay.
- Phòng khách hàng số 2 là phòng quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng vừa và nhỏ phân theo quy mô hoạt động, số lượng hoạt động.
- Phòng khách hàng cá nhân là phòng quản lý các khách hàng đơn lẻ, cá nhân.
Nhiệm vụ của phòng tín dụng là khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tiếp thị hỗ trợ khách hàng phối hợp với phòng tổng hợp tiếp thị làm công tác chăm sóc khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng; Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng gồm có cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi cho một khách hàng trong phạm vi uỷ quyền của chi nhánh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng; Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch bao gồm: nhận và xử lý đề nghị vay vốn bảo lãnh, thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn bảo lãnh theo quy định, đưa ra các quyết định chấp thuận, từ chối đề nghị vay vốn bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và quyền thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản trong và sau khi cho vay phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí đầy đủ đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký, theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp và tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi các khoản nợ này; Cập nhật, phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định; Quản lý các khoản cho vay, bảo lãnh, quản lý tài sản đảm bảo; Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.
2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
Trong hoạt động cho vay của mình thì Sở giao dịch I luôn đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu đó thì hiện nay ngân hàng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-CP là thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Sau đây chúng ta xem xét bảng số liệu về tỷ trọng dư nợ cho vay có phân theo tính chất bảo đảm để có thể thấy rõ được thực trạng của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I trong những năm 2003-2005. Từ đó, phân tích xu hướng phát triển của Sở trong những năm tới.
Bảng 1: Tỷ trọng dư nợ cho vay phân theo tính chất bảo đảm
Đơn vị: Tỷ đồng
Hình thức cho vay
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Đảm bảo bằng TS
596
39,8
1016
42,1
1113
39,9
Đảm bảo bằng uy tín của khách hàng vay
901
60,2
1398
57,9
1675
60,1
Tổng dư nợ
1.479
100
2.414
100
2.788
100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)
Ta có thể thấy dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản tăng lên, năm 2004 tăng 420 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 70,47%, năm 2005 tăng 97 tỷ đồng so với năm 2003 tương ứng với 9,55%. Điều này chứng tỏ rằng Sở giao dịch I đã có sự chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các đối tượng nên đòi hỏi phải có hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Do đó, ở Sở vấn đề bảo đảm tiền vay bằng tài sản đang dần tăng lên để đáp ứng được với nhu cầu an toàn trong cho vay của ngân hàng, đồng thời cũng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng. Hiện nay, Sở giao dịch I đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia vay vốn có sử dụng các hình thức bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh đó ta cũng thấy rằng vấn đề cho vay dựa trên sự đảm bảo bằng uy tín chiếm tỷ trọng lớn hơn so với cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Điều này là do Sở giao dịch I cho vay dựa trên đảm bảo bằng uy tín chủ yếu là các khách hàng lớn quen thuộc với ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước lớn theo sự chỉ định của Chính phủ.
Tuy nhiên, trên thực tế thì trong ba hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản như: thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì ngân hàng chủ yếu sử dụng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay.
2.1. Bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay
Cho vay có bảo đảm bằng hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay là một hình thức phổ biến mà các ngân hàng thường áp dụng để bảo đảm cho các món cho vay của mình. Đây là hình thức bảo đảm phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, các cá nhân, hộ gia đình.
Ở Sở giao dịch I, việc áp dụng các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố, thế chấp được áp dúng theo các quy định mà Ngân hàng Công thương ban hành. Khách hàng của Sở giao dịch I chủ yếu cầm cố các tài sản là: sổ tiết kiệm, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, các giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu…để bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh. Còn đối với các loại tài sản được dùng để thế chấp như: nhà ở, quyền sử dụng đất, máy móc, dây chuyền công nghệ, phương tiện vận tải như ô tô…
Sở giao dịch I chủ yếu cho vay dựa trên các hình thức cầm cố, thế chấp. Hình thức này chiếm khoảng 62% trong tổng cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Bảng 2: Dư nợ cho vay theo hình thức cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay tại Sở giao dịch I năm 2005
Đơn vị: tỷ đồng
Loại tài sản
Dư nợ
Tỷ trọng (%)
Máy móc, dây chuyền công nghệ
302,94
43,9
Nhà ở, quyền sử dụng đất
372,63
54
Giấy tờ có giá và tài sản bảo đảm khác
14,49
2,1
Tổng
690,06
100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay năm 2005 tại Sở giao dịch I)
Như vậy, ta thấy khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thế chấp tài sản của khách hàng vay thì ngân hàng sử dụng nhà đất để thế chấp là chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 54%. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao là do đây là loại tài sản có giá trị cao nên khi khách hàng đem thế chấp sẽ được ngân hàng cho vay một số tiền lớn tương đương với tỷ lệ % cho vay theo quy định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, thế chấp tài sản thì sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của khách hàng vay nên đây là hình thức được ưa chuộng nhất.
ở Sở giao dịch I, dư nợ cho vay đối với loại tài sản dùng để cầm cố là giấy tờ có giá và cầm cố, thế chấp bằng các tài sản bảo đảm khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 2,1%. Giấy tờ có giá mà Sở sử dụng là sổ tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu… nhưng trong đó sổ tiết kiệm là tài sản được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 90% trong tổng số dư nợ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Việc cầm cố đối với cổ phiếu chiếm tỷ lệ thấp vì do thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phát triển nên số lượng cổ phiếu trên thị trường chưa nhiều, chất lượng cũng chưa cao. Do đó đã không kích thích được khách hàng tham gia nhiều vào thị trường này nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay.
Các tài sản bảo đảm khác như ô tô, thiết bị thường dùng để thế chấp nhưng hình thức chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì các ngân hàng thường rất thận trọng khi quyết định cho vay theo hình thức này. Nguyên nhân là do những tài sản thế chấp này theo quy định thì vẫn có thể được để lại để khách hàng vay sử dụng nên sẽ có sự hao mòn vô hình theo thời gian, và điều đó sẽ làm giảm giá trị của tài sản thế chấp. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc tạo ra những sản phẩm mới tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn sẽ dần đào thải các sản phẩm cũ. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm trên thị trường. Do đó, khi sử dụng hình thức này đòi hỏi ngân hàng phải có các chuyên gia có kinh nghiệm về thẩm định tài sản.
2.2. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba tại Sở giao dịch I từ 2003-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba (1)
157,94
290,58
345,03
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản (2)
596
1016
1113
Tỷ trọng (1/2)
26,5%
28,6%
31%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I)
Ta thấy dư nợ cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba chiếm tỷ trọng khá cao so với dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Trong khoảng thời gian từ năm 2003-2005 tỷ trọng của dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba có xu hướng tăng lên. Năm 2003, dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba chiếm 26,5% so với tổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản, đến năm 2004 tỷ trọng đó tăng 28,6% và đến năm 2005 thì đạt khoảng 31%. Đây là hình thức bảo đảm tiền vay tương đối an toàn. Để được áp dụng hình thức này thì bên bảo lãnh phải thoả mãn một số điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về khoản vay của khách hàng đối với ngân hàng thì mới được đứng ra bảo lãnh. Vì vậy, để bảo đảm quyền lợi cho mình thì bên bảo lãnh phải hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bên được bảo lãnh để tránh rủi ro phải thanh toán hộ cho khách hàng vay vốn.
ở Sở giao dịch I, tỷ trọng này chiếm tỷ trọng khá lớn là do khách hàng của Sở khá nhiều là các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân. Đây là hình thức bảo đảm mà các khách hàng này thường áp dụng khi vay vốn.
2.3. Bảo đảm tiền vay bằng uy tín của khách hàng vay
Biểu 1: Dư nợ cho vay đảm bảo bằng uy tín
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng vay ở Sở giao dịch I chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Sở. Từ năm 2003-2005, dư nợ cho vay có bảo đảm bằng uy tín luôn chiếm tỷ trọng trên 50% tổng dư nợ, năm 2005 đạt 60,1%. Cho vay có bảo đảm bằng uy tín là hình thức cho vay có độ rủi ro lớn song ở Sở giao dịch I thì nó lại chiếm tỷ trọng cao nhất. Bởi vì do khách hàng của Sở chủ yếu là các tổng công ty nhà nước, các khách hàng truyền thống có uy tín cao đối với ngân hàng, có năng lực tài chính tốt. Ngoài ra Sở còn có một tỷ lệ cho vay theo sự chỉ định của Chính phủ vì Sở giao dịch I nằm trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Để có thể thực hiện tốt hoạt động cho vay theo hình thức này thì Sở phải có một chính sách thẩm định khách hàng tốt, phải lựa chọn được những khách hàng có đủ tiêu chuẩn, thoả mãn các điều kiện theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng bảng chấm điểm khách hàng theo tiêu chuẩn do Ngân hàng Công thương Việt Nam đặt ra để lựa chọn được những khách hàng tiềm năng trên mọi lĩnh vực, ở mọi thành phần kinh tế. Như vậy, khi ngân hàng quyết định cho vay dựa trên năng lực, uy tín của khách hàng vay thì ngân hàng đã giảm thiểu được các thủ tục về tài sản trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
Ở Sở giao dịch I, tỷ lệ nợ quá hạn của hình thức cho vay có bảo đảm bằng uy tín này là 0% trong cả khoảng thời gian 2003-2005. Điều đó chứng tỏ, khách hàng của Sở là có uy tín cao, đồng thời công tác thẩm định khách hàng của Sở cũng đã đạt được những kết quả tốt.
2.4. Tình hình quản lý tài sản đảm bảo
Ở Sở giao dịch I vấn đề quản lý tài sản đảm bảo được phân thành 2 trường hợp, với mỗi loại tài sản bảo đảm sẽ có cách quản lý tài sản bảo đảm riêng và phù hợp.
- Trường hợp tài sản bảo đảm do khách hàng vay hay bên thứ ba quản lý hoặc sử dụng thì Sở thực hiện quản lý như sau:
Trường hợp tài sản bảo đảm có số lượng lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp hoặc việc kiểm tra đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và sức lao động thì cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất bổ sung cán bộ cùng kiểm tra kể cả việc đề xuất trưởng/phó phòng cùng tham gia kiểm tra tài sản bảo đảm.
Cán bộ tín dụng cần thu thập và lưu giữ hồ sơ, các loại giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm, chứng minh tình trạng hiện tại của tài sản một cách đầy đủ.
Trong trường hợp ngân hàng phát hiện được các vi phạm cam kết của khách hàng vay hay bên thứ ba gây tác động xấu đến tài sản bảo đảm thì các cán bộ tín dụng phải thực hiện các bước sau:
+ Lập biên bản nêu rõ tính chất nghiêm trọng của sự việc, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể mà bên vi phạm phải gánh chịu, các biện pháp ngân hàng sẽ áp dụng nhằm sớm chấm dứt tình trạng vi phạm và phải có chữ ký đầy đủ của khách hàng vay hay bên thứ ba.
+ Sau khi lập biên bản đầy đủ thì báo cáo ngay sự việc cho lãnh đạo phòng hay Giám đốc Sở biết để đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.
+ Tiếp đó gửi công văn đến khách hàng vay hay bên thứ ba để thông báo các biện pháp mà ngân hàng áp dụng nhằm chấm dứt ngay tình trạng vi phạm.
+ Cán bộ tín dụng cần chú ý mỗi lần kiểm tra tài sản bảo đảm thì cần lập Biên bản kiểm tra có chữ ký của các bên liên quan và lưu giữ hồ sơ đầy đủ.
- Trường hợp tài sản bảo đảm do chính ngân hàng quản lý
Ngân hàng quản lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá thì thủ tục quản lý tài sản được thực hiện như sau:
Ngay sau khi nhận bàn giao tài sản là giấy tờ có giá từ khách hàng vay hay bên bảo lãnh thì cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tiến hành thủ tục bàn giao và bảo quản tài sản là giấy tờ có giá tại phòng ngân quỹ của chi nhánh. Việc bàn giao phải được xác nhận bằng biên bản bàn giao. Biên bản bàn giao bao gồm các nội dung sau:
+ Ngày giờ địa điểm cụ thể bàn giao
+ Tên bên giao, bên nhận tài sản
+ Liệt kê các loại giấy tờ bàn giao, nêu rõ loại giấy tờ đó là bản sao hay bản chính
+ Trách nhiệm và nghĩa vụ mỗi bên
Để tiện cho quá trình làm việc, tránh tình trạng cán bộ tín dụng phải nhiều lần lấy lại hay xem lại giấy tờ có giá thì cán bộ tín dụng nên giữ bản sao toàn bộ các loại giấy tờ có giá gửi lưu giữ tại phòng ngân quỹ.
Đối với tài sản bảo đảm khác thì trong nhiều trường hợp ngân hàng buộc phải trực tiếp quản lý và bảo quản tài sản bảo đảm không phải là giấy tờ có giá như nhà cửa, ô tô, hàng hoá… Đối với trường hợp như thế này thì ngân hàng nên thuê một bên thứ ba đứng ra bảo quản hộ.
Trên đây là các biện pháp mà ngân hàng đã sử dụng để thực hiện việc quản lý tài sản bảo đảm. Trong thời gian qua, Sở đã thực hiện theo đúng những quy định đó nên tình trạng quản lý tài sản bảo đảm của Sở đạt hiệu quả tốt. Do đó hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay tại Sở được nâng cao.
Ở Sở giao dịch I tình hình cầm cố thế chấp tài sản chủ yếu là nhà ở, chiếm 67,4% giá trị tài sản được dùng để cầm cố thế chấp. Những tài sản này chủ yếu là do khách hàng vay giữ nên ngân hàng phải tiến hành kiểm tra sổ đỏ, giấy tờ đất liên quan đến tài sản được dùng để thế chấp.
2.5. Định giá tài sản đảm bảo
Sở giao dịch I tiến hành định giá tài sản đảm bảo theo các nội dung sau:
- Trong trường hợp giá trị tài sản là quyền sử dụng đất thì được định giá theo thoả thuận nhưng không vượt quá khung giá do UBND tỉnh, thành phố, các cấp có thẩm quyền của Nhà nước ban hành để xác định giá trị của tài sản bảo đảm, bảo gồm các loại sau:
+ Đất mà hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
+ Đất do Nhà nước giao có thu tiền đối với tổ chức kinh tế
+ Đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
- Trong trường hợp năng lực và kinh nghiệm ngân hàng không đủ để xác định giá trị tài sản bảo đảm một cách chính xác, ngân hàng phải thuê một tổ chức chuyên môn có chức năng định giá độc lập để xác định giá trị tài sản bảo đảm.
2.6. Tình hình xử lý, phát mại tài sản bảo đảm
Khách hàng vay khi đến hạn trả nợ mà không thực hiện được nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ tiến hành thông báo cho khách hàng biết số tiền mà khách hàng đã vay sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng có những biện pháp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trên một cách sớm nhất.
Sở giao dịch I tiến hành xử lý, phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ trong trường hợp:
- Sau thời hạn 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ mà tài sản bảo đảm tiền vay chưa được xử lý theo thoả thuận thì ngân hàng sẽ tiến hành phát mại tài sản đó.
- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ thì nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn, nhưng trong trường hợp này thì khách hàng vay lại không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và cũng không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ.
- Khách hàng có nhiệm vụ phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng khách hàng vay không trả nợ và cũng không xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ.
- Khách hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật các biện pháp với tài sản bảo đảm khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi và cổ phần hoá.
Việc xử lý tài sản bảo đảm ở Sở được tiến hành theo các bước như đã trình bày ở chương 1 trong phần Ỏxử lý tài sản bảo đảmÕ. Năm 2003 tổng dư nợ quá hạn của Sở là ở mức khá cao, khoảng 58 tỷ đồng. Trong đó 2 tỷ đồng phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đến năm 2004, 2005 thì tổng dư nợ quá hạn của Sở đã có sự sụt giảm mạnh. Ngân hàng với việc thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay mặc dù vẫn có nợ quá hạn nhưng tỷ lệ nợ quá hạn đó vẫn nằm trong giới hạn an toàn nên không có trường hợp nào phải xử lý tài sản bảo đảm.
3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCT VIỆT NAM
3.1. Những chuẩn mực để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay
Ở chương 1 chúng ta đã đưa ra được những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại. Sau đây, chúng ta sẽ sử dụng những chỉ tiêu đó để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I trong những năm gần đây từ 2003 - 2005.
3.1.1. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp sẽ cho biết quá trình cho vay có được sự tăng trưởng lành mạnh hay không. Bởi vì nếu doanh số cho vay cao hơn, dư nợ tín dụng lớn hơn nhưng không thu hồi được nợ thì không hiệu quả bằng việc cho vay thấp hơn, dư nợ thấp hơn nhưng tỷ lệ nợ lành mạnh lớn hơn, nợ quá hạn ở mức được cho phép.
Bảng 4: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Sở giao dịch I
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch so với năm 2003
Số tiền
Chênh lệch so với năm 2004
Tổng dư nợ bình quân
1.497
2.414
917
2.788
374
Tổng dư nợ quá hạn bình quân
58
9,6
-48,4
7,2
-2,4
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
3,87
0,4
-5,28
0,26
-0,64
(Nguồn từ: Báo cáo hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch I)
Xem xét tình hình nợ quá hạn trong giai đoạn 2003-2005 tại Sở giao dịch I ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn là chấp nhận được. Bởi vì trong thực tế bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng phải chấp nhận nợ quá hạn như là một bạn đường của hoạt động tín dụng, nó thể hiện rủi ro tín dụng và đây cũng chính là vấn đề tất yếu trong hoạt động tín dụng. Các ngân hàng thương mại cần tìm ra các giải pháp để hạn chế được nợ quá hạn chứ không phải là tìm cách nào để loại trừ nó. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ nợ quá hạn của Sở đã giảm một cách hết sức rõ rệt. Mặc dù tổng dư nợ bình quân tăng trưởng với tốc độ khá lớn nhưng tổng dư nợ quá hạn bình quân tại Sở lại không tăng theo tốc đô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam.doc