Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt đéng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Airimex

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX 3

1.1. Lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Công ty 3

1.1.1. Sự cần thiết thành lập Công ty 3

1.1.2. Lịch sử hình thành và nhiệm vụ của Công ty 4

1.2. Hệ thống tổ chức của Công ty 6

1.2.1. Tổ chức bộ máy của Công ty 6

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng và đơn vị thuộc Công ty 7

1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 8

1.3.1. Mục tiêu hoạt động của Công ty 8

1.3.2. Bạn hàng và các nhà cung ứng của Công ty 9

1.5. Tình hình kinh doanh của Công ty những năm gần đây 12

1.5.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 12

1.5.2. Hoạt động nhập khẩu của Công ty 15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX 21

2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại Công ty 21

2.1.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các hình thức nhập khẩu tại Công ty 21

2.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận nhập khẩu tại Công ty 24

2.1.3. Hiệu quả sử dụng yếu tố sản xuất 32

2.2. Đánh giá về hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty 38

2.2.1. Những thành công 38

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân 41

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX 45

3.1. Cơ hội và thách thức của Công ty trong điều kiện hội nhập 45

3.1.1.Cơ hội 45

3.1.2. Thách thức 46

3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu của Công ty 47

3.2.1. Phương hướng 47

3.2.2. Dự báo kết quả hoạt động nhập khẩu trong những năm tới 48

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty 50

3.3.1. Giải pháp đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu AIRIMEX 50

3.3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước 55

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt đéng nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Airimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh về công nghiệp nặng nhưng việc khai thác thị trường này hầu như chỉ dừng lại ở thiết bị phục vụ sân bay. Đó là một điều đáng lưu ý cho Công ty có hướng đi đúng đắn trong việc tìm kiếm bạn hàng và đối tác tin cậy. Những năm gần đây, thị trường các nước ASEAN cũng được Công ty khai thác khá tốt. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu là từ Singapore. Đây là thị trường rất tiềm năng và có xu hướng tăng cao hơn nữa khối lượng giao dịch với Công ty do chất lượng đảm bảo và lợi dụng vị trí địa lý thuận lợi, cắt giảm chi phí vận chuyển đáng kể. Thị trường Hàn Quốc và Hà Lan là các thị trường khá mới được đưa vào chiến lược khai thác của Công ty. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa từ hai thị trường này đều có xu hướng tăng lên và hứa hẹn sự hợp tác lâu dài và bền chặt giữa Công ty và các đối tác tại các nước này. Như vậy, nhìn chung thị trường nhập khẩu của Công ty CP XNK Hàng không AIRIMEX đã và đang phát triển với xu hướng rất ổn định. Điều cần làm lúc này là tiếp tục tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh doanh để mở rộng hơn nữa các cơ hội thông thương với nước ngoài, thu về nhiều lợi nhuận hơn cho Công ty. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX 2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu tại Công ty 2.1.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các hình thức nhập khẩu tại Công ty Phương án nhập khẩu là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của thương vụ nhập khẩu ngay từ những bước khởi điểm. Vì thế, để nâng cao hiệu quả nhập khẩu, việc nghiên cứu các hình thức nhập khẩu là điều bất kỳ doanh nghiệp nào nên làm. Tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX, tồn tại hai hình thức nhập khẩu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức nhập khẩu thông thường, việc mua bán hàng hóa được thực hiện qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia theo đúng những quy định và thông lệ quốc tế về thương mại. Trong phương thức này, hàng hóa có thể được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng hàng hóa khỏc. Để xác định hiệu quả kinh tế hoạt động nhập khẩu cần phải trải qua các bước như sau: Dự kiến doanh thu hàng nhập khẩu: DNK = Khối lượng hàng nhập khẩu x Đơn giá Trong bước này, điều quan trọng là phải xác định được mặt hàng và khối lượng sẽ nhập khẩu. Vì thế, trước hiết doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường thật kỹ lưỡng để có một chiến lược kinh doanh tốt nhất. Tiếp đó, doanh nghiệp tiến hành dự kiến doanh thu thuần: DTT = DNK – T T: Thuế giá trị gia tăng Dự kiến các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động Đánh giá hiệu quả thu được Tổng lợi nhuận = Doanh thu thuần – Chi phí hàng nhập Nhập khẩu ủy thác: là hình thức nhập khẩu mà theo đú bờn được ủy thác nhập khẩu thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa theo danh nghĩa của mình với những điều kiện như đã thỏa thuận với bên ủy thác và thu phí nhập khẩu ủy thác. Trong một thương vụ nhập khẩu ủy thác có phát sinh quyền và nghĩa vụ của ba bên: bên ủy thác, bên nhận ủy thác và nhà cung cấp. Quyền và nghĩa vụ của các bên đều được quy định cụ thể trong hợp đồng. Quy trình nhập khẩu ủy thác bao gồm các bước: Tiếp nhận đơn hàng và triển khai ký hợp đồng của khách hàng Thực hiện hợp đồng: tiếp nhận và bàn giao hàng hóa cho khách hàng Thu thập và luân chuyển chứng từ Khai tớnh giỏ thuế Thanh toán Thanh lý hợp đồng Đối với hình thức nhập khẩu ủy thác, việc xác định hiệu quả kinh tế được tiến hành tương tự như phương thức nhập khẩu trực tiếp. Tức là, doanh nghiệp cũng phải tính toán dự kiến doanh thu thuần và chi phí để cho ra lợi nhuận cuối cùng. Tuy nhiên việc xác định doanh thu và chi phí nhập khẩu ủy thác tương đối khác. Ở đây, doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu thay cho một cá nhân hay tổ chức khác nhằm thu được doanh thu cung cấp dịch vụ, tùy theo thương vụ nhập khẩu và điều kiện hợp đồng mà có kết quả khác nhau. Chi phí ủy thác cũng phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 – 2009 Đơn vị: 1000 USD Nội dung chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 NK trực tiếp 14.783 17.386 17.952 18.918 NK ủy thác 35.045 40.966 39.956 44.142 Tổng kim ngạch NK 49.828 58.352 57.908 63.060 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I,II,III của Công ty Biểu đồ 2.1: Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 – 2009 Nguồn: Bảng 2.1: Kim ngạch nhập khẩu năm 2006 – 2009 Nhìn vào biểu đồ 2.1 và bảng số liệu kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2009 có thể thấy hoạt động nhập khẩu đều mang lại doanh thu tăng dần qua các năm. Từ năm 2006 kim ngạch nhập khẩu đạt 49.828 nghìn USD tăng lên đến 63.060 nghìn USD vào năm 2009 bằng 126,5% so với năm 2006, tăng gần 9% so với năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2008 tổng kim ngạch nhập khẩu có giảm chút ít so với năm 2007. Năm 2007 cũng là năm có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất trong giai đoạn này. Số liệu cho thấy trong năm 2007, con số 49.828 nghìn USD đã tăng lên tới 58.352 nghìn USD tương ứng với 171,1% so với năm trước đó. Biểu đồ cũng cho thấy nhập khẩu ủy thác là hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty, đây đồng thời cũng là phương thức nhập khẩu truyền thống được đưa vào thực hiện tại Công ty từ năm mới thành lập 1989. Nhập khẩu trực tiếp cũng tăng qua các năm nhưng mức tăng nhỏ hơn so với nhập khẩu ủy thác. Năm 2009 cũng là năm có mức nhập khẩu ở cả hai hình thức đạt mức cao nhất là 18.918 nghìn USD và 44.142 nghìn USD và tương tự cũng là năm 2008 có sự giảm sút về kim ngạch nhập khẩu trực tiếp lẫn ủy thác. Nguyên nhân của sự sụt giảm vào năm 2008 là do biến động nền kinh tế toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu mà còn làm thay đổi doanh thu của cả Công ty. Tuy nhiên sang năm 2009, nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Từ việc phân tích tình hình nhập khẩu của Công ty qua một số năm, với tỷ trọng của hình thức nhập khẩu ủy thác vượt trội so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, có thể kết luận đây là hình thức nhập khẩu mang lại nguồn thu nhập lớn cho Công ty. Để duy trì mức lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh tế, nhập khẩu ủy thác nên được chú trọng mở rộng và hoàn thiện hơn. 2.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận nhập khẩu tại Công ty Xét về mặt kinh tế, lợi nhuận là nhân tố phản ánh chính xác nhất hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, là mục đích cuối cùng của bất kỳ mọi hình thức kinh doanh nào. Vì thế, đánh giá hiệu quả nhập khẩu cũng phải xem xét lợi nhuận dưới nhiều góc độ khác nhau 2.1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh nhập khẩu Lợi nhuận là một nhân tố tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây là nhân tố tiền đề để duy trì và phát triển quy mô hoạt động kinh doanh. Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 A. Tổng doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 1.Thu hoạt động kinh doanh 61.432.586 130.779.377 178.311.225 246.346.434 Phí ủy thác 5.934.662 6.760.051 12.822.148 13.801.173 Bán hàng XNK 52.340.000 102.783.349 148.080.839 209.774.775 Hoa hồng bán vé 600.000 8.708.485 1.494.270 1.188.490 Dịch vụ vận chuyển 388.000 9.870.384 13.430.047 17.990.904 Cho thuê văn phòng 2.169.924 2.657.108 3.483.921 3.591.092 2.Thu hoạt động khác 540.000 883.903 194.676 167.578 B. Tổng chi phí 65.995.566 111.935.990 157.339.396 152.579.877 Chi phí HĐKD 63.262.566 96.353.868 152.725.445 148.615.771 Chi phí cho nhân công 4.937.160 3.534.683 9.712.508 9.985.892 BHYT, BHXH, KPCĐ 191.376 326.468 446.215 485.236 Chi phí vật tư, vốn hàng 52.597.720 2.046.012 135.653.962 131.882.377 Khấu hao TSCĐ 1.956.644 982.801 923.436 800.107 Chi phí dịch vụ ngoài 3.425.080 1.600.021 5.989.324 5.462.159 Chi phí khác bằng tiền 1.954.586 5.920.700 3.564.089 3.058.765 Chi phí hoạt động khác 933.000 1.000.057 1.049.862 905.341 C. Lợi nhuận trước thuế 3.596.166 6.069.211 5.155.722 522.223.081 D. Lợi nhuận sau thuế 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II của Công ty Lợi nhuận được xác định bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất: LN = DT – CP Trong đó: LN là lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu DT là doanh thu nhập khẩu CP là chi phí cho hoạt động nhập khẩu Tổng doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và thu từ hoạt động khác. Trong đó, thu từ hoạt động kinh doanh lại bao gồm: phí ủy thác, doanh thu bán hàng xuất nhập khẩu, hoa hồng bỏn vộ, dịch vụ vận chuyển và cho thuê văn phòng kinh doanh. Tỷ trọng lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh phản ánh mức độ hiệu quả trong kinh doanh của Công ty, là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nó được thể hiện bằng công thức như sau: H = Lợi nhuận ở đây là lợi nhuận ròng, sau khi đã trừ đi thuế. Tỷ trọng lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh càng lớn thể hiện hiệu quả hoạt động của Công ty càng cao. Tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu thể hiện mối tương quan tương đối giữa lợi nhuận và doanh thu nên không thể dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh của hai Công ty khác nhau. Có hiện tượng này là do mỗi mặt hàng có một tỷ trọng lợi nhuận khác nhau. Có thể có loại mặt hàng mà tỷ trọng lợi nhuận thấp nhưng giá trị tuyệt đối lợi nhuận của nó lại cao vì đó là loại mặt hàng có giá trị cao, doanh thu lớn. Do đó, khi so sánh các Công ty, phải so sánh tùy từng mặt hàng kinh doanh có tương ứng với nhau không và so sánh bằng giá trị lợi nhuận tuyệt đối. Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh của Công ty Đơn vị: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Tổng doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 Tỷ suất (lần) 0,048 0,046 0,025 0,024 Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Dựa vào bảng 2.3, có thể thấy chỉ tiêu hiệu quả tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh cao nhất vào năm 2006 và giảm dần xuống mức thấp nhất vào năm 2009. Một đồng doanh thu doanh nghiệp thu về mang lại 0,048 đồng lợi nhuận năm 2006 và tương ứng 0,046; 0,025; 0,024 vào các năm tiếp theo 2007, 2008, 2009. Hiệu quả nhập khẩu năm 2009 tính theo chỉ tiêu này chỉ bằng một nửa hiệu quả đạt được năm 2006 là 0,048 mặc dù doanh thu năm 2009 là cao nhất và lợi nhuận cao nhất là năm 2007. Điều này chứng tỏ rằng doanh thu cao chưa hẳn hiệu quả sẽ cao. Hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào lợi nhuận đạt được, khi mức tăng trưởng của doanh thu cao hơn so với mức tăng của chi phí thì lợi nhuận thu được sẽ giảm từ đó kéo theo hiệu quả kinh tế thấp. Sự suy giảm về hiệu quả nhập khẩu trong giai đoạn này là kết quả của sự gia nhập thị trường của các công ty xuất nhập khẩu Hàng Không trong và ngoài nước đã thu hẹp thị phần của Công ty, số lượng đơn đặt hàng giảm kéo theo doanh thu giảm và hiệu quả thấp dần. 2.1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất là thước đo phản ánh một đồng chi phí sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận, là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này được tính theo công thức như sau: P = Theo đó, để tăng hiệu quả hoạt động thì Công ty cần phải giảm bớt chi phí hết mức có thể. Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của Công ty Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng chi phí 65.995.566 111.935.990 157.339.396 152.579.877 Tổng lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Tỷ suất (lần) 0,041 0,054 0,028 0,039 Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Bảng số liệu 2.4 cho thấy hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp tính theo tiêu chí Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí năm 2007 là cao nhất ứng với 0,054, thấp nhất vào năm 2008 với 0,028 và tăng lên tương đối năm 2009 với mức hiệu quả 0,039. Theo đó, một đồng chi phí sẽ mang lại 0,054 đồng lợi nhuận năm 2007; năm 2006 là được tạo ra 0,041 đồng, tương tự qua các năm 2008 và 2009 là 0,028 và 0,039. Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị kinh doanh, chỉ tiêu này cũng giảm nhiều so với mức ban đầu là do thị trường các nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu Hàng Không được mở rộng tương đối, chi phí sản xuất ngày càng tăng trong khi lợi nhuận bị cạnh tranh gay gắt. Như vậy, điều quan trọng là phải cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết để có thể tăng thêm hiệu quả cho doanh nghiệp, góp phần tạo ra giá trị. 2.1.2.3. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí Giá trị gia tăng (GTGT) là giá trị tăng thêm của sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất thông qua hình ảnh của doanh nghiệp và marketing. Đây cũng là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh ở tầm hiệu quả kinh tế xã hội. Nó thể hiện khả năng hoàn vốn và sinh lời của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khả năng mở rộng sản xuất phát huy các tiềm năng thế mạnh; đồng thời thể hiện phần đóng góp cho ngân sách nhà nước dưới các hình thức như thuế, tiền lương và tiền thưởng cho người lao động... Trong đó, giá trị gia tăng được đo lường như sau: Giá trị gia tăng = tiền công, tiền lương, tiền thưởng của người lao động + Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn + Thuế sản xuất kinh doanh các loại + Khấu hao tài sản cố định + Lợi nhuận sau thuế Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 – 2009 Đơn vị:1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền lương, thưởng 4.937.160 3.534.683 9.712.508 9.985.892 BHYT, BHXH, CPCĐ 191.376 326.468 446.215 485.236 Các khoản thuế 246.996 483.647 1.246.748 1.103.872 Khấu hao TSCĐ 1.956.644 982.801 923.436 800.107 Lợi nhuận sau thuế 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Về mặt giá trị tuyệt đối, giá trị gia tăng của Công ty đều tăng dần qua các năm. Tuy nhiên trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng là cao nhất từ 11396739 nghìn đồng tăng lên 16791979 nghìn đồng bằng 147,3% năm 2007, ứng với 157,2% năm 2006 và tương đương với 91,7% giá trị gia tăng tạo ra năm 2009. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí là chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của chi phí doanh nghiệp bỏ ra, cụ thể nó thể hiện một phần chi phí đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu phần giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và xã hội. Chỉ tiêu này được đo lường như sau: P = P cho giá trị càng cao thì mức độ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn. Bảng 2.6: Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí của Công ty Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Tổng chi phí 65.995.566 111.935.990 157.339.396 152.579.877 Tỷ suất (lần) 0,16 0,11 0,10 0,12 Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Theo như bảng 2.6, tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng chi phí giảm từ năm 2006 đến năm 2008 và tăng nhẹ vào năm 2009 tuy nhiên xu hướng đi xuống vẫn thể hiện rõ nét hơn. Nếu như năm 2006, một đồng chi phí tạo ra được 0,16 đồng giá trị gia tăng thì năm 2008 con số này đã giảm hẳn xuống chỉ còn 0,10 đồng giá trị gia tăng ứng, sụt 37,5%. Năm 2009, tình hình có được cải thiện hơn khi con số này là 0,12 tăng 20% so với năm 2008 nhưng vẫn chỉ bằng 75% năm 2006. Giá trị gia tăng cũng như doanh thu và lợi nhuận giảm đã dẫn đến hiệu quả thấp. Điều đó cho thấy, nếu xét về góc độ này, Công ty kinh doanh chưa thực sự hiệu quả, thậm chí yếu kém. 2.1.2.4. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu thể hiện một phần giá trị kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu phần giá trị gia tăng cho xã hội. Đây đồng thời cũng là cơ sở để tính toán tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế quốc gia, được tính theo công thức sau: P = Bảng 2.7: Tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu của Công ty Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Tổng doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 Tỷ suất (lần) 0,15 0,086 0,093 0,074 Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Nếu xét hiệu quả kinh tế nhập khẩu dựa trên chỉ tiêu này, tình hình họat động nhập khẩu của Công ty cũng không thu được thành công. Trong 4 năm mà tỷ suất giá trị gia tăng trên tổng doanh thu giảm hơn 2 lần, từ 0,15 xuống tận 0,074. Năm 2007 hiệu quả chỉ bằng 60% năm trước đó, năm 2008 hiệu quả tăng 8% so với 2007 nhưng lại tiếp tục giảm xuống mạnh hơn vào năm 2009. Rõ ràng, một đồng doanh thu của Công ty tạo ra giá trị gia tăng ngày càng thấp hơn. Muốn tăng hiệu quả, cần nhất là phải tăng được cả giá trị gia tăng lẫn doanh thu nhưng mức tăng của giá trị gia tăng phải lớn hơn mức tăng của doanh thu. 2.1.3. Hiệu quả sử dụng yếu tố sản xuất 2.1.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động Lao động là nguồn lực không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh, đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Đo lường hiệu quả sử dụng lao động tức là so sánh tỷ lệ giữa kết quả kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh với số lao động bình quân trong kỳ. Tuy nhiên có nhiều nhân tố phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu, giá trị gia tăng và lợi nhuận nên cũng có tương ứng những cỏch tớnh hiệu quả sử dụng lao động. - Cách 1: Tính hiệu quả lao động dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp: H = Công thức này phản ánh một lao động bình quân sẽ đóng góp bao nhiêu phần doanh thu cho doanh nghiệp. - Cách 2: Tính hiệu quả lao động dựa trên giá trị gia tăng của doanh nghiệp: H = Công thức này phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị gia tăng cho doanh nghiệp của một lao động bình quân. - Cách 3: Tính hiệu quả lao động dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp H = Công thức này phản ánh tỷ lệ lợi nhuận được tạo ra bởi mỗi lao động bình quân của doanh nghiệp Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kết quả SXKD Doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 Giá trị gia tăng 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Số lao động (người) 110 116 120 130 Hiệu quả (lần) DT/ LĐ 632.652 1.135.028 1.495.882 1.896.261 GTGT/ LĐ 97.103 98.247 139.933 140.778 LN/ LĐ 30.447 52.320 37.192 45.585 Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Biểu đồ 2.2: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Nguồn: Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Lao động đóng góp một phần không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dưới mọi góc độ, mức độ đóng góp đó có xu hướng tăng qua các năm. Nếu xem xét hiệu quả nhập khẩu dưới góc độ doanh thu, giá trị của lao động tạo ra là cao nhất và tăng nhanh nhất. Từ năm 2006 đến 2009, mức độ đóng góp của lao động cho doanh thu của Công ty tăng lên đến 3 lần. Nếu xem xét hiệu quả nhập khẩu dưới góc độ giá trị gia tăng, hàng năm, mỗi lao động tạo ra thêm khoảng 1 triệu đồng giá trị gia tăng. Năm 2009 một lao động đóng góp 140,778 triệu đồng cho giá trị gia tăng của Công ty, đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Đối với chỉ tiêu lợi nhuận, mức độ đóng góp của lao động có tăng nhưng không đều, tăng mạnh nhất vào năm 2007 đạt 52,32 triệu đồng lợi nhuận trên một lao động, nhưng lại giảm vào năm 2008, 2009 cuối cùng đạt 45,585 triệu đồng trên một lao động. Hoạt động kinh doanh của Công ty không thu được kết quả tốt trong những năm nền kinh tế trở nên rất nhạy cảm này giải thích cho sự suy giảm về chất lượng sử dụng lao động. Ngoài ra, còn có nhiều cách khác nhau được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng lao động như năng suất lao động tính theo năm hay là hiệu suất tiền lương: Hiệu suất tiền lương = Hiệu suất tiền lương phản ánh một phần tiền lương tương ứng với bao nhiêu phần kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và nó chỉ tăng khi tốc độ tăng của năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của tiền lương lao động. Bảng 2.9: Hiệu suất tiền lương của Công ty Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tiền lương trung bình lao động (1000 VNĐ) 6.016 5.985 Doanh thu/ Tiền lương (lần) 29.838 41.188 GTGT/ Tiền lương (lần) 2.791 3.058 Lợi nhuận/ Tiền lương (lần) 742 990 Nguồn: Bảng 2.2: Tổng doanh thu và tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2006 – 2009; Bảng 2.5: Giá trị gia tăng ước tính của Công ty giai đoạn 2006 - 2009 Hiệu suất tiền lương của Công ty có tăng mặc dù tiền lương trung bình một lao động thì lại giảm. Nhất là tỷ suất doanh thu trên tiền lương năm 2008, 2009 có sự biến động lớn. Năm 2009 con số này là 41.188 nghìn đồng/ lao động, bằng 138% năm 2008. Như vậy, muốn tăng cường hiệu quả sử dụng lao động, Công ty phải tìm biện pháp nâng cao kết quả kinh doanh của mình. 2.1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định (TSCĐ) của một doanh nghiệp là cơ sở vật chất, hạ tầng, máy móc, nhà xưởng, kho bãi... chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời, tài sản cố định có vai trò quyết định đến năng lực và các hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp đó. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là thước đo được tính dựa theo kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tình trạng tài sản cố định của doanh nghiệp. Nó có thể được tính theo hai cách: H = Theo cách tính này có thể biết được vai trò của tài sản cố định đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc có thể tính hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo công thức ngược lại: H = Công thức này phản ánh để có được kết quả kinh doanh tốt thì phải đầu tư vào tài sản cố định như thế nào. Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kết quả SXKD Doanh thu 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 GTGT 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Lợi nhuận 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 TSCĐ 16.920.102 15.058.440 10.682.089 9.967.483 Hiệu quả (lần) DT/ TSCĐ 4,11 8,74 16,8 24,73 GTGT/ TSCĐ 0,63 0,75 1,57 1,83 LN/ TSCĐ 0,2 0,4 0,42 0,59 Nguồn:Phòng kế toán – tài chính của Công ty Biểu đồ 2.3: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Nguồn: Bảng 2.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Tài sản cố định có những đóng góp nhất định cho kết quả kinh doanh của Công ty. Mức độ hiệu quả của tài sản cố định năm sau đều tăng hơn năm trước, thể hiện sự thành công của doanh nghiệp. 2.3.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng vốn cố định và vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng được tính theo cách tính hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Đơn vị: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Kết quả SXKD Doanh thu DT 69.591.732 131.663.280 179.505.901 246.514.012 Giá trị gia tăng GTGT 10.681.346 11.396.739 16.791.979 18.301.128 Lợi nhuận LN 3.349.170 6.069.113 4.463.072 5.926.021 Vốn SXKD (V) 180.000.000 195.000.000 200.000.000 250.000.000 Hiệu quả (lần) DT/ V 0,38 0,67 0,9 0,98 GTGT/ V 0,06 0,058 0,084 0,073 LN/ V 0,018 0,03 0,022 0,024 Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu II của Công ty Biểu đồ 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Nguồn: Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Doanh thu và giá trị gia tăng, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện rõ bằng sự tăng dần giá trị qua các năm. Tuy nhiên xét về mặt lợi nhuận, do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn không cao và lên xuống thất thường. Ngoài ra, có thể đo lường hiệu quả thông qua số vòng chu chuyển của vốn lưu động trong năm hay là số ngày bình quân vốn chu chuyển. Vòng chu chuyển = Trong đó vốn lưu động bình quân trong năm bằng tổng vốn lưu động của 360 ngày trong năm chia bình quân cho 365 ngày. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, do đó nó cũng mang tính chất không ổn định của tài sản lưu động. Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong kỳ sản xuất kinh doanh, có thể luân chuyển toàn bộ giá trị một lần hay nhiều lần khi kết thúc kỳ. 2.2. Đánh giá về hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại Công ty 2.2.1. Những thành công Nhờ những kinh nghiệm quý báu trong quá trình 17 năm thực hiện nhập khẩu ủy thác, phương thức này đã mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho Công ty. Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu ủy thác đều có sự tăng trưởng đã chứng tỏ được h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 152.doc
Tài liệu liên quan