MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của tiểu luận 1
2. Mục đích nghiên cứu của tiểu luận 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận 2
4. Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận 3
5. Kết cấu của tiểu luận 3
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 4
1.1. Khái niệm về Uỷ ban nhân dân phường 4
1.2. Vị trí, chức năng của UBND phường 5
1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường 6
1.4. Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của UBND phường 11
1.4.1. Cơ cấu của UBND phường 11
1.4.2. Tổ chức của UBND phường 13
1.4.3. Hoạt động của UBND phường 13
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND PHƯỜNG ĐẰNG HẢI TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP. 15
2.1. Đặc điểm tình hình chung của UBND phường Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng. 15
2.2. Thực Trạng hoạt động tư pháp của UBND phường Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng 16
2.2.1. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật 16
2.2.2. Công tác văn bản 16
2.2.3. Công tác hộ tịch và chứng thực 17
2.2.4. Công tác trợ giúp pháp lý 17
2.3. Một số tôn tại, hạn chế 18
2.4. Nguyên nhân 20
2.5. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính – tư pháp 21
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND PHƯỜNG ĐẰNG HẢI TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH – TƯ PHÁP 23
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã 23
3.1.1. Do yêu cầu phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi sự đổi mới tương ứng trong toàn bộ hệ thông chính trị. Hoạt động của UBND cấp xã có hiệu quả thì quyền dân chủ của nhân dân mới được đảm bảo và dược thực hiện một cách nghiêm túc 23
3.1.2. Do yêu cầu cải cách nền hành chính quốc gia nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trong đó có UBND cấp xã là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay 23
3.1.3. Trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá cần phải đổi mới tổ chức, hoạt động, cơ chế quản lý của các cấp chính quyền trong đó có UBND cấp xã để hạn chế những mặt trái của nền kinh tế thị trường 24
3.1.4. Do sự phát triển của khoa học, công nghệ đã tác động mạnh mẽ tới tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt trong lĩnh vực quản lý 25
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND phường Đằng Hải – Hải An - Hải Phòng trong hoạt động tư pháp 25
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
33 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường Đằng Hải - Hải An - Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện, chúng ta thấy UBND phường vừa phải thực hiện những nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước được Nhà nước phân cấp hoặc uỷ quyền vừa phải tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND phường về phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân trên địa bàn.
1.4. Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của UBND phường
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND phường cần phải có một cơ cấu, tổ chức, hoạt động khoa học và hợp lý, phát huy vai trò là nền móng của Bộ máy hành chính nhà nước.
1.4.1. Cơ cấu của UBND phường
Điều 122 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: UBND phường do HĐND xã bầu ra, có từ 03 đến 05 thành viên, gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch và Uỷ viên.
Người đứng đầu UBND phường là Chủ tịch UBND do HĐND phường trực tiếp bầu ra. Chủ tịch UBND phường nhất thiết phải là đại biểu HĐND phường, còn các thành viên khác của UBND phường thì không nhất thiết phải là đại biểu HĐND. Kết quả bầu các thành viên của UBND phường phải được Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn.
Trong nhiệm kì, nếu khuyết Chủ tịch UBND phường thì Chủ tịch HĐND cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND bầu. Người được bầu giữ chức Chủ tịch UBND phường trong nhiệm kì không nhất thiết là đại biểu HĐND. Quy định này nhằm tạo ra cơ chế linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện chức năng quản lý và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước, khắc phục tình trang cục bộ địa phương. Điều này có mục đích tốt, tuy nhiên có thể sẽ gặp phải khó khăn về mặt tâm lý, người dân địa phương có thể cho rằng người địa phương khác đến không thể hiểu được tình hình của đời sống dân cư tại địa phương mình. Đây chính là một trong những vấn đề của cải cách bộ máy nhà nước.
Phó chủ tịch UBND phường do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Các thành viên của UBND phường cũng do HĐND cùng cấp bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín, theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND.
Tuỳ theo quy mô số dân ở các xã, phường, thị trấn mà có cơ cấu tổ chức khác nhau. Cụ thể:
* Đối với UBND phường:
Cơ cấu tổ chức gồm 05 thành viên: Một chủ tịch, hai phó chủ tịch, hai uỷ viên và được phân công phụ trách công việc như sau:
Một chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quản lý công tác quy hoạch đô thị.
Hai phó chủ tịch: Một phó chủ tịch phú trách khối kinh tế- tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nhà đất và tài nguyên môi trường. Một phó chủ tịch phụ trách khối văn hoá xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.
Hai uỷ viên: Một uỷ viên phụ trách công an. Một uỷ viên phụ trách quân sự. [18, tr.45- 47]
1.4.2. Tổ chức của UBND phường
UBND phường tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong đó:
Chủ tịch UBND phường là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Phó chủ tịch UBND phường là người giúp việc cho Chủ tịch UBND phường, được Chủ tịch phân công phụ trách, thực hiện những công việc nhất định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND phường về phần công việc được giao.
Các thành viên của UBND phường được Chủ tịch UBND phân công, phụ trách những lĩnh vực chuyên môn nhất định. Đặc biệt với những lĩnh vực quan trọng như: tài chính, công an, quân sựChủ tịch UBND phường phải phân công cho các thành viên UBND phụ trách, làm thủ trưởng. Mỗi thành viên của UBND phường chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công phụ trách trước Chủ tịch UBND phường.
1.4.3. Hoạt động của UBND phường
Theo Điều 8 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, hoạt động của UBND phường được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của:
- Tập thể Uỷ ban nhân dân;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
- Các thành viên của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND.
UBND phường họp mỗi tháng một lần. Đây là hình thức hoạt động quan trọng nhất của UBND phường vì phần lớn nhiệm vụ quyền hạn của UBND phường được thực hiện tại phiên họp như: chương trình công tác của UBND hàng năm hoặc trong cả nhiệm kỳ; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách; kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm; các biện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND phường
Những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp của UBND phường đều được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Các quyết định của UBND thể hiện bằng hình thức văn bản đó là: Quyết định và Chỉ thị.
Là người lãnh đạo, điều hành công việc của UBND phường, Chủ tịch UBND quy định chương trình hoạt động của UBND hàng tháng, hàng quý; phân công công việc cho các thành viên của UBND và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của các chủ thể đó. Chủ tịch UBND phường chịu trách nhiệm cá nhân về các quyết định của mình và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm đối với các quyết định thuộc thẩm quyền của UBND phường.
Các phó chủ tịch UBND phường và các thành viên khác của UBND được Chủ tịch UBND phường phân công phụ trách các lĩnh vực nhất định, góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý từ Trung ương tới cơ sở, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND trong việc quản lý các lĩnh vực được giao.
Như vậy, UBND phường được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ, là cơ quan gần dân nhất, hoạt động và làm việc theo chế độ tập thể quyết định, cá nhân phụ trách, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND PHƯỜNG ĐẰNG HẢI TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP.
2.1. Đặc điểm tình hình chung của UBND phường Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng.
Phường Đằng Hải có diện tích tự nhiên là 446,7 ha, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Dân số 15.750 nhân khẩu với 3987 hộ trong đó KT2, KT3 chiếm 1/2 với số nhân khẩu 7.500. Phường chia thành 13 khu dân cư nay là 17 tổ dân phố, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do các dự án pháp triển dân cư, dự án pháp triển công nghiệp phần nào ảnh hưởng tới đời sống nhân dân, khi bị thu hồi ruộng đất phải chuyển đổi nghề khác. Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND thành phố, UBND quận Hải An cùng các sở, ban nganh và sự sáng tạo dám nghĩ, dám làm, quyết tâm vượt mọi khó khăn thử thách, đi tắt đón đầu, tiến hành công cuộc đổi mới. Đảng bộ và nhân dân phường đã có bước thay đổi khang trang và tươi đẹp hơn xưa. Cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng, đến nay 100% hộ dân được dùng điện với giá từ 550đ/kwh; 100% số hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn; 90% hộ có phương tiện xe gắn máy, 85% hộ có máy điện thoại. Phường được đầu tư điểm bưu điện văn hóa, y tế được đầu tư về trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia Trong nhiều năm qua đường, trường, trạm điện luôn được đầu tư nâng cấp. Toàn phường có 30 km đường nhựa, với quy mô từ 10 – 12m, 100% đường trong các tổ dân phố được bê tông hóa. Ba trường: Tiểu học, trung học cơ sở, mầm non đều là trường cao tầng đảm bảo cho dạy và học. Hệ thống giáo dục được nâng lên rõ rệt. Trường tiểu học và trung học cơ sở được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1, 2, 3. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tiếp tục được ổn định và nâng cao rõ rệt. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị được giữ vững. Những thành tựu đó đã tạo thêm lòng tin và sự gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đản và chính quyền.
2.2. Thực Trạng hoạt động tư pháp của UBND phường Đằng Hải – Hải An – Hải Phòng
2.2.1. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
- Xây dựng và tổ chức ký kết kế hoạch liên tịch về phổ biến giáo dục pháp luật với cac trường trên địa bàn phường, Đoàn TNCSHCM phương để phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở và đoàn viên thanh niên các cơ sở đoàn trên địa bàn phường.
- Cùng với các UBND phương tổ chức hội nghị triển khai Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp; Luật Tố tụng hành chính cho cán bộ phường và thành viên các tổ bầu cử, tổ chức buổi tuyên truyền những nội dung cơ bản nhất liên quan đến công tác bầu cử cho nhân dân ở các thôn khối phố.
- Tham mưu cho UBND phường củng cố đội ngũ báo cáo viên pháp luật và cũng cố tổ hòa giải.
- Kinh phí cho công tác tuyên truyền trong năm 2011 được thành phố cấp 5.000.000đ và Phòng đã vận động xã hội hóa được 2.000.000đ nên cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc.
2.2.2. Công tác văn bản
* Về xây dựng, ban hành, kiểm tra xử lý và theo dõi thi hành pháp luật
Đã tham mưu UBND phường ban hành:
- Kế hoạch triển khai công tác Tư pháp năm 2011 và kế hoạch triển khai công tác xây dựng kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2011;
- Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn phường năm 2011.
- Quyết định về chương trình văn bản QPPL năm 2011.
* Về thẩm định, góp ý văn bản
Trong 06 tháng đầu năm 2011, Ban Tư pháp đã thẩm định 01 văn bản QPPL và góp ý 09 văn bản, hầu hết các ý kiến thẩm định và góp ý của Ban Tư pháp đã được UBND phường tiếp thu, chỉnh sửa.
Phòng cũng đã chi trả tiền thẩm định, góp ý cho cán bộ của Phòng trực tiếp tham mưu công tác thẩm định, góp ý văn bản.
2.2.3. Công tác hộ tịch và chứng thực
* Kết quả thực hiện công tác hộ tịch:
- Tại Ban Tư pháp: Tiếp nhận và tham mưu cho UBND phường giải quyết 20 trường hợp đề nghị cấp lại bản chính giấy khai sinh và 5 trường hợp cải chính hộ tịch của công dân. Lệ phí thu được là 315.000đ.
+ Khai sinh: 242 trường hợp
+ Khai Tử: 38 trường hợp
+ Kết hôn: 49 trường hợp
+ Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi: 1 trường hợp
* Công tác chứng thực được thực hiện thường xuyên và đảm bảo đúng pháp luật, đã thực hiện chứng thực được 336 trường hợp, lệ phí thu là: 3.196.000đ
2.2.4. Công tác trợ giúp pháp lý
Chỉ đạo các CLB TGPL của phường ban hành kế hoạch hoạt động năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm đã tiếp nhận và trợ giúp cho 21 đối tượng nhân dân đến yêu cầu trợ giúp pháp lý, hướng dẫn cụ thể quy định của pháp luật cho các đối tượng, giúp họ nâng cao được sự hiểu biết pháp luật để kịp thời bảo vệ các quyền và lợi ích của gia đình và bản thân. Tuy nhiên cũng phải cần nhìn nhận rằng, hoạt động trợ giúp pháp lý ở các câu lạc bộ chưa thật sự hiệu quả, chưa có cách làm sáng tạo nên hoạt động chỉ mang tính cầm chừng.
- Về công tác Khiếu nại- Tố cáo: Ban Tư pháp phường đã giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, cụ thể như: Tham mưu cho UBND phường trả lời đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đẳng về cấp giấy chứng tử cho bà Đỗ thị Mãi và trả lời đơn khiếu nại của bà Ngô Thị Bê về từ chối thực hiện việc chứng thực bản sao từ bản chính .
2.3. Một số tôn tại, hạn chế
* Công tác phổ biến giáo dục pháp luật
- Công tác tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền trực quan, tác động trực tiếp đến người nghe và thông qua đó báo cáo viên có thể giải đáp cụ thể những vấn đề mà người nghe còn vướng mắc. Tuy nhiên khi triển khai thực hiện thì gặp khó khăn do tinh thần tham gia học tập tìm hiểu pháp luật của nhân dân chưa cao, số lượng nhân dân tham gia các buổi tuyên truyền còn hạn chế.
- Công tác quản lý và khai thác tủ sách pháp luật chưa thực sự hiệu quả. Số lượt người đọc và nghiên cứu văn bản pháp luật còn rất thấp. Hiện nay vẫn chưa có kinh phí hỗ trợ cho người trực tiếp quản lý tủ sách pháp luật, việc mở cửa phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân chưa được thường xuyên.
- Công tác trợ giúp pháp lý: Các địa phương chưa chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức trợ giúp pháp lý cho nhân dân, chủ yếu là hoạt động theo cơ chế phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh. Việc sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý còn gặp khó khăn về chuyên đề, nội dung sinh hoạt.
- Kinh phí phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật tuy được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng thực tế yêu cầu công việc, chưa đảm bảo theo mức quy định của tỉnh.
*Công tác chứng thực, hộ tịch
- Cán bộ công chức của ban tuy đã phấn đấu, nỗ lực trong việc học tập, trao dồi trình độ ngoại ngữ song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.
- Pháp luật hiện hành quy định cán bộ Tư pháp – hộ tịch phải viết các sự kiện hộ tịch vào vào sổ. Quy định này không phù hợp ở những địa phương đã áp dụng phần mềm quản lý hộ tịch.
- Hiện nay, một số người dân vẫn đem các loại giấy tờ nhà đất thời chế độ cũ có đóng dấu “PHÓ BẢN” đến yêu cầu UBND phường chứng thực, do không có văn bản hướng dẫn “PHÓ BẢN” là bản sao hay bản chính nên có nơi thực hiện việc chứng thực và có nơi không thực hiện việc chứng thực nên dẫn đến công dân khiếu nại, khiếu kiện.
- Thời lượng giải quyết công việc hằng ngày của cán bộ Tư pháp – hộ tịch phường để đáp ứng nhu cầu của nhân dân là rất lớn, do đó việc cập nhật dữ liệu hộ tịch trước ngày áp dụng phần mềm quản lý hộ tịch vào hệ thống cơ sở dữ liệu ở một số địa phương còn chậm.
* Công tác văn bản
- Mặc dù đã ban hành chương trình xây dựng các văn bản QPPL nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên còn chậm trong việc triển khai thực hiện dẫn đến một số văn bản ban hành không đúng thời gian theo chương trình.
- Việc niêm yết văn bản QPPL ở phường chưa thực hiện thường xuyên, đúng quy định.
- Kinh phí cấp cho công tác văn bản còn hạn chế và chưa có văn bản quy định mức chi cho công tác rà soát văn bản QPPL.
- Văn bản quy định về việc công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực thi hành chưa rõ thẩm quyền là của UBND hay Chủ tịch UBND nên dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
- Cán bộ làm công tác rà soát văn bản chưa được tập huấn nghiệp vụ nên khó khăn trong việc tổ chức rà soátt văn bản.
2.4. Nguyên nhân
Trong hệ thống cơ quan tư pháp ở nước ta, lực lượng cán bộ làm công tác tư pháp cấp xã đóng vai trò rất quan trọng, họ chính là những người hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, giải quyết công việc mà nhân dân đề nghị. Chính điều này đã góp phần vào việc giữ gìn ổn định tình hình chính trị tại địa phương thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Tuy nhiên hiện nay nước ta đang hội nhập hết sức mạnh mẽ yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp ở cơ sở ngày càng cao. Cùng với đó có nhiều vấn đề đã và đang đặt ra đối với đội ngũ này.
Trước hết, có thể thấy rằng hiện nay trong quá trình thực hiện công việc theo chức năng nhiệm vụ của mình thì cán bộ làm công tác Tư pháp ở cơ sở nói chung cũng như ở phường Đằng Hải nói riêng đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn.
Khó khăn đầu tiên mà chúng ta có thể thấy ngay đó là số lượng cán bộ làm công tác này ở cơ sở hiện nay chưa đáp ứng được so với yêu cầu công việc đặt ra. Theo Thông tư liên tịch số 01, ngày 28-4-2009 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ quy định cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, phường thị trấn gọi chung là cấp xã (tham mưu giúp cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện 12 nhiệm vụ, quyền hạn gồm: ban hành, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị về công tác tư pháp cấp xã; tổ chức, thực hiện việc tự kiểm tra các quyết định, chỉ thị do UBND cấp xã ban hành; rà soát văn bản pháp luật do HĐND, UBND cấp xã ban hành; tổ chức, thực hiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; hoạt động hòa giải; hộ tịch; chứng th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_uy_ban_nhan_dan_ph.doc