Các tiêu chuẩn nền tảng được ban hành đảm bảo cho hệ thống hoạt động: Một tiêu chí quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống đấu thầu qua mạng chính là khả năng tương thích và truy cập rộng rãi hay chính là hệ thống được xây dựng trên các chuẩn mở. Một hệ thống TMĐT chung hay hệ thống đấu thầu qua mạng riêng biệt đều có phân vùng tiêu chuẩn áp dụng để làm nền tảng hoạt động: chuẩn về Luật pháp; chuẩn về danh mục hàng hóa; chuẩn về hệ thống mở; chuẩn về xác thực và bảo mật. Về chuẩn luật pháp đã được đề cập ở mục trên; đối với danh mục hàng hóa, lựa chọn một tiêu chuẩn đảm bảo các yếu tố như chi phí duy trì; chuẩn quốc tế công nhận và mục đích sử dụng để phân tích thống kê chính là nhân tố quyết định. Chuẩn trong hệ thống mở đảm bảo các nguyên tắc quy trình nào sẽ tích hợp trong hệ thống, phạm vi hoạt động ứng dụng của hệ thống, khả năng của công nghệ thực hiện, yêu cầu hoạt động.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu thầu qua mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắm công ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc trao đổi thư điện tử giữa MPI và các nhà thầu, đăng thông tin trên trang web công bố thông tin đấu thầu của MPI (www.dauthau.mpi.gov.vn), và một số trang web khác. Các trang web này chỉ đơn giản là tập trung thông tin đấu thầu trên toàn quốc vào một nơi để tạo thuận lợi cho các nhà thầu trong việc tìm kiếm thông tin với chi phí rẻ hơn, chưa có ứng dụng TMĐT thực sự trong việc đấu thầu ở Việt Nam hiện nay.
Thực tế khảo sát các ứng dụng này cho thấy các đặc điểm chung như sau:
Các trang web đấu thầu hiện tại mới chỉ dừng lại ở mức đăng tải thông tin gói thầu, thông tin mời thầu, và công bố thông tin nhà thầu trúng thầu. Nó chỉ thực hiện được một số chức năng rất nhỏ trong quy trình đấu thầu nêu trên.
Hoàn toàn thiếu các module căn bản của một hệ thống đấu thầu điện tử như module quản lý người dùng, module chuẩn bị thông tin mời thầu, module chuẩn bị thông tin dự thầu và nộp hồ sơ thầu (e-Tender), module quản lý catalogue (e-Catalogue), module đấu giá (e-Auction), module thanh toán trực tuyến (e-Pay), module đánh giá thầu.
Ngoài việc thiếu các chức năng như đã nêu trên, các ứng dụng này thường hoạt động không ổn định, chậm, ít được cập nhật thông tin, giao diện kém, tính an ninh bảo mật rất thấp.
Trên cơ sở khảo sát hiện trạng trên, việc đầu tư xây dựng một hệ thống đấu thầu qua mạng hiên nay là một việc làm cấp thiết. Nó đáp ứng được xu thế phát triển Chính phủ điện tử và TMĐT và hỗ trợ cho quá trình cải cách hành chính của đất nước. Từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý và điều hành đất nước, đảm bảo quá trình mua sắm công đươc công khai, minh bạch và hiệu quả.
2.2.1.3. Thực trạng các yếu tố sẵn có phục vụ cho việc triển khai đấu thầu qua mạng ở Việt Nam
Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu thực trạng các yếu tố sẵn có ở Việt Nam phục vụ cho việc triển khai đấu thầu qua mạng. Từng yếu tố một sẽ được đánh giá theo các mức độ từ 1 đến 4 (tùy hiện trạng của mỗi yếu tố) với các dấu hiệu, bằng chứng, chứng minh cụ thể. Trong đó, nếu:
Ở mức độ 1: Không có yếu tố được đề cập đến hay không được biểu hiện, thực hiện ở một mức độ nhất định.
Ở mức độ 2: Chỉ có một ít được biểu hiện hoặc thực hiện nhưng ở mức độ nhỏ, khó nhận biết và chưa sẵn sàng để triển khai đấu thầu qua mạng.
Ở mức độ 3: Một vài dấu hiệu đã thể hiện tương đối rõ, có thể dễ nhận thấy, nhưng chỉ ở mức độ nền móng, còn cần phải đầu tư và nâng cấp thì mới đảm bảo phù hợp với yêu cầu của hệ thống.
Ở mức độ 4: Có đầy đủ các dấu hiệu thể hiện được yêu cầu đề ra và nhận biết được đầy đủ, hoàn toàn, sẵn sàng để triển khai ngay đấu thầu qua mạng.
+ Về quyết tâm thực hiện của Chính phủ
Các nghiên cứu về sự thành công triển khai đấu thầu qua mạng của các nước đều chỉ ra nhân tố sự quyết tâm của Chính phủ với vai trò cung cấp ngân sách, tài nguyên, kế hoạch và quản lý, hỗ trợ thực hiện để tạo ra một môi trường cho một phương thức đấu thầu mới hoạt động hiệu quả là rất quan trọng. Sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam được thể hiện qua các điểm sau:
Chính phủ đưa vào kế hoạch triển khai ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ từ 2006 đến 2010 trong quyết định 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/09/2005 nằm trong lộ trình đẩy mạnh ứng dụng TMĐT tại Việt Nam.
Các kế hoạch xây dựng các luật, chính sách, nghị định liên quan, chuẩn hóa các tài liệu và quy trình đấu thầu đang tiếp tục thực hiện hoàn thiện theo thời gian.
Đã có Cục chuyên trách về quản lý đấu thầu trực thuộc Bộ KHĐT thực hiện các công việc có liên quan đến quản lý Nhà nước về đấu thầu.
Công tác đào tạo về Luật và các nghị định về đấu thầu được thực hiện rộng khắp cho các đối tượng có nhu cầu tham gia.
Đánh giá mức độ sẵn sàng ở mức 3.
+ Về công tác xây dựng đội ngũ nhân lực đấu thầu
Cục Quản lý đấu thầu – Bộ KHĐT đã kết hợp với các Viện nghiên cứu, các Công ty, các tổ chức có đủ điều kiện đào tạo và đưa ra một chương trình chuyên biệt về đấu thầu - khóa học 3 ngày – đáp ứng nhu cầu của các tổ chức. Đây là yếu tố tích cực khi chuyển đổi sang mô hình mới cần có các khóa đào tạo về các kỹ năng đấu thầu mới.
Đánh giá mức độ sẵn sàng ở mức 3.
+ Về kế hoạch và lộ trình xây dựng đấu thầu qua mạng
Chỉ mới đề cập đến nhưng chưa có một chiến lược tổng thể, lộ trình áp dụng, các tiêu chuẩn áp dụng, phạm vi áp dụng cho hệ thống đấu thầu được ban hành và thể chế bằng các văn bản pháp luật.
Đánh giá về mức độ sẵn sàng ở mức 2.
+ Về Chính sách
Đã có các kế hoạch phát triển định hướng cho TMĐT, Chính phủ điện tử. Tuy nhiên các kế hoạch này đều ở dạng rời rạc, chưa có sự tích hợp và thống nhất về một định hướng chung giữa hệ thống đấu thầu qua mạng với Chính phủ điện tử.
Đánh giá về mặt chính sách, mức độ sẵn sàng chỉ ở mức 2.
+ Về luật pháp và các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu
Về hoạt động đấu thầu qua mạng Luật Đấu thầu hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc quy định đăng tải thông tin mà chưa có quy định cụ thể về đấu thầu qua mạng. Khi xây dựng luật đấu thầu với mục tiêu đảm bảo các nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên cần có các dữ liệu cập nhật đầy đủ và thông tin đánh giá các tiêu chí trên, từ đó sẽ giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước đưa các chính sách và điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Đồng thời cần có các thông tin chỉ báo đánh giá sự tuân thủ luật pháp khi thực thi theo đúng các điều luật đã đề ra.
Về các Luật điều chỉnh giao dịch TMĐT hiện nay. So sánh với bộ khung luật về TMĐT, hiện nay chúng ta còn thiếu các luật liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT, bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT, xử lý các tranh chấp trong TMĐT.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BTC ngày 10/03/2008 hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 179/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hoá từ ngân sách Nhà nước theo phương thức tập trung là một điều kiện quan trọng và tích cực cho quá trình triển khai và xây dựng mô hình của hệ thống đấu thầu qua mạng cho hình thức mua sắm hàng hóa.
Đánh giá mức độ sẵn sàng ở mức 3.
Bảng 2.3: Các luật điều chỉnh giao dịch TMĐT
Các nội dung cần quy định của luật
Luật tương ứng của Việt Nam
Thừa nhận các thông điệp dữ liệu là hợp pháp trong các giao dịch trên mạng.
Luật Giao dịch điện tử 2005; Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/2/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (căn cứ vào Luật giao dịch điện tử); Nghị định 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng; Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Chính phủ về TMĐT (căn cứ vào Luật thương mại và Luật giao dịch điện tử); Luật Dân sự 2005.
Quy định kỹ thuật về chữ ký số nhằm đảm bảo tính tin cậy, toàn vẹn của thông tin được trao đổi trong TMĐT.
Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chưa có quy định chi tiết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong TMĐT
Bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT.
Pháp lênh bảo về quyền lợi người tiêu dùng chưa có quy định chi tiết về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong TMĐT.
Xử lý tranh chấp và các vi phạm, tội phạm trong TMĐT.
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật về hình sự chưa có quy định chi tiết về xử lý tranh chấp và các vi phạm, tội phạm trong TMĐT.
+ Về hạ tầng mạng Quốc gia
Theo các chỉ số đánh giá hạ tầng của các tổ chức trên thế giới, Việt Nam có độ sẵn sàng ở mức 4, tương ứng có đủ điều kiện về triển khai đấu thầu qua mạng (cột cuối cùng là dữ liệu tính toán về Việt Nam; thể hiện Việt Nam đang ở vị trí cấp độ tương ứng là các vùng bôi màu đậm)
Bảng 2.4: Đánh giá hạ tầng mạng của Việt Nam
Số
Chỉ số
Cấp độ sẵn sàng
1
Không/ít
2
Nhỏ
3
Trung bình
4
Đủ
Phạm vi dữ liệu
1.
Số lượng thuê bao Internet
(% dân số)
<0.05
<1.0
<10.0
>10.0
6%
2.
Số người sử dụng (% dân số)
<1.0
1-3.0
4-10.0
>10.0
21%
3.
Số lượng nhà cung cấp internet /triệu người
0
1.0
2-3
>3
17
4.
Số lượng máy chủ/10.000 người
<1.0
1-5
6-10
>10.0
>10.0
5.
Tỉ lệ sử dụng máy tính cá nhân (% dân số)
<1.0
<3.0
<10.0
>10.0
>10.0
6.
Tốc độ truyền dữ liệu modem có thể sử dụng được
Chỉ e-mail
9.6-14.4
Kbps
14.4-28.8
Kbps
28.8-56.0
Kbps
28.8-56.0
Kbps
7.
Tính sẵn sàng của mạng dữ liệu
Ít hoặc không có mạng
Một vài cơ quan có mạng LAN
Các mạng chủ yếu ở trung tâm
Các mạng liên kết các trung tâm
Các mạng chủ yếu ở trung tâm
8.
Tính sẵn sàng của các trung tâm internet công cộng
Không
Một vài ở vị trí lớn
Một vài ở hầu hết các vị trí
Một vài ở hầu hết các trung tâm
Một vài ở hầu hết trung tâm
9.
So sánh chi phí truy cập internet
Rất cao
Cao
Trên mức sàn
Có thể so sánh được
Có thể so sánh được
10.
Tỉ lệ sử dụng điện thoại
(% dân số)
<2%
<8%
<40%
>40%
55,2%
11.
Tỉ lệ sử dụng điện thoại di động (% dân số)
<0.5%
<5%
<14%
>14%
47%
12.
Phạm vi bao phủ của dịch vụ điện thoại (% dân số)
<10%
10-30%
31-50%
>50%
100%
13.
Chất lượng dịch vụ
(lỗi/100 đường)
>100
50-100
10-50
<10
<10
14.
Dịch vụ và hỗ trợ để thiết lập dịch vụ/ xử lý lỗi.
4 năm/
6 tháng
6 tháng /
1 tháng
1 tháng /
1 tuần
Vài ngày/
<48 giờ
Vài ngày
15.
Tính sẵn sàng của phần cứng.
Tất cả các thành phần được nhập
Nhiều thành phần được nhập
Một vài thành phần được nhập
Ít thành phần được nhập
Nhiêu thành phần được nhập
16.
Tính sẵn sàng của nhà cung cấp phần mềm.
0
1-10
10-50
50+
50+
(Các số liệu tính toán lấy thông tin từ trang www.vnnic.net và www.mic.gov.vn và Báo cáo CNTT năm 2007 của Hiệp hội CNTT TP HCM)
+ Về hiện trạng của trang web đấu thầu Việt Nam
Theo đánh giá, thì hiện tại mức độ đáp ứng chỉ dừng lại mức 2.
Hiện tại chưa quản lý hết được thông tin nhà thầu, thông tin chủ đầu tư
Một vài Bộ ban ngành đăng tải thêm thông tin đấu thầu trên hệ thống riêng của đơn vị.
Các nhà thầu bắt đầu có một kênh tiếp cận thông tin đấu thầu thông qua trang web đấu thầu của Bộ KHĐT và tờ báo Đấu thầu quốc gia. Tuy nhiên do nhiều yếu tố liên quan đến quyền lợi của các bên, việc tuân thủ chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Trang web chuyên về đấu thầu www.dauthau.mpi.gov.vn là chính là tiền đề cho quá trình thực hiện và triển khai đấu thầu qua mạng sau này.
+ Các yếu tố liên quan khác
- Các tiêu chuẩn nền tảng được ban hành đảm bảo cho hệ thống hoạt động: Một tiêu chí quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống đấu thầu qua mạng chính là khả năng tương thích và truy cập rộng rãi hay chính là hệ thống được xây dựng trên các chuẩn mở. Một hệ thống TMĐT chung hay hệ thống đấu thầu qua mạng riêng biệt đều có phân vùng tiêu chuẩn áp dụng để làm nền tảng hoạt động: chuẩn về Luật pháp; chuẩn về danh mục hàng hóa; chuẩn về hệ thống mở; chuẩn về xác thực và bảo mật. Về chuẩn luật pháp đã được đề cập ở mục trên; đối với danh mục hàng hóa, lựa chọn một tiêu chuẩn đảm bảo các yếu tố như chi phí duy trì; chuẩn quốc tế công nhận và mục đích sử dụng để phân tích thống kê chính là nhân tố quyết định. Chuẩn trong hệ thống mở đảm bảo các nguyên tắc quy trình nào sẽ tích hợp trong hệ thống, phạm vi hoạt động ứng dụng của hệ thống, khả năng của công nghệ thực hiện, yêu cầu hoạt động.
Đánh giá mức độ đang ở mức 2.
- Đánh giá về mức độ đáp ứng của nhà cung cấp chứng thực số (Certificate Authority - CA) tại Việt Nam cho TMĐT hay đấu thầu qua mạng chỉ ở mức sẵn sàng 2.
Chứng chỉ số và chữ ký điện tử là một trong các điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch TMĐT. Theo nghị định 26/2007/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối xây dựng và duy trì hoạt động của tổ chức chứng thực chữ ký số quốc gia ( Root CA ). Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành quyết định ngày 19/6/2007 “Quyết định số 20/2007/QĐ-BBCVT về việc ban hành mẫu quy chế chứng thực chữ ký số” (theo website
Sau khi tìm hiểu tại Cục ứng dụng CNTT – Bộ Thông tin và Truyền thông - đơn vị chủ trì việc ban hành, xây dựng và duy trì Root CA, thì vào thời điểm hiện tại việc triển khai dịch vụ chứng thực số chưa có tiến triển gì mới. Mặt khác cũng chưa có một định hướng và thời gian cụ thể được quy định bằng văn bản pháp lý về thời điểm đi vào hoạt động của hệ thống Root CA.
Với các thông tin thu thập được, chưa có một doanh nghiệp nào thực sự cung cấp dịch vụ chứng thực số đi vào hoạt động thương mại hóa tại Việt Nam ngoài VASC, mà dịch vụ này cũng đã lâu không thấy VASC nhắc tới.
- Một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của dự án là sự tham gia của nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa với vai trò là một thành phần trong hệ thống đấu thầu mới. Do đó cần xây dựng một kế hoạch lôi kéo, thu hút sự tham gia tích cực của các nhà thầu, dựa trên sự tin cậy vào các quy trình đấu thầu mới với các tiêu chí cạnh tranh, công bằng, minh bạch. Đánh giá yếu tố tham gia của các nhà thầu chỉ ở mức 1.
Bảng 2.5: Tổng hợp bảng đánh giá các tiêu chí của Việt Nam
STT
Tiêu chí đánh giá
Mức độ sẵn sàng
1
Quyết tâm thực hiện của Chính phủ
3
2
Công tác xây dựng đội ngũ nhân lực đấu thầu
3
3
Kế hoạch và lộ trình xây dựng đấu thầu qua mạng
2
4
Về Chính sách
2
5
Về luật pháp và các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu
3
6
Về hạ tầng mạng Quốc gia
4
7
Về hiện trạng của trang web đấu thầu Việt Nam
2
8
Các tiêu chuẩn áp dụng để làm nền tảng hoạt động
2
9
Nhà cung cấp chứng thực số (Certificate Authority - CA)
2
10
Sự tham gia của các nhà thầu
1
2.2.2. Quá trình triển khai đấu thầu qua mạng
2.2.2.1. Mục tiêu tổng thể
Dự án “Ứng dụng TMĐT trong mua sắm Chính phủ” phục vụ việc triển khai hoạt động mua sắm công qua mạng nhằm đảm bảo các quá trình đấu thầu trong mua sắm công được công khai, minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Dự án có các mục tiêu tổng quát theo lộ trình từ nay đến 2015 như sau:
Đề xuất các hệ thống văn bản pháp lý về hoạt động đấu thầu qua mạng tại Việt Nam nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy ứng dụng TMĐT vào quá trình đấu thầu mua sắm công.
Xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý đấu thầu qua mạng, quy trình đấu thầu qua mạng, các quy định liên quan phục vụ cho công tác đấu thầu qua mạng tại Việt nam
Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ quá trình triển khai ứng dụng đấu thầu qua mạng.
Triển khai hệ thống nghiệp vụ đấu thầu qua mạng gồm các module: eTendering, ePurchasing, eContract, ePayment cũng như các hệ thống giá trị gia tăng trên hệ thống này. Sẵn sàng kết nối và tích hợp với các hệ thống quản lý khác của Chính phủ điện tử Việt nam.
Triển khai xây dựng tổ chức đào tạo nghiệp vụ đầu thầu qua mạng cho các cơ quan quản lý đấu thầu, các chủ đầu tư và cộng đồng các doanh nghiệp tham gia hệ thống đấu thầu qua mạng.
Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức với cộng đồng trong và ngoài nước về hệ thống đấu thầu qua mạng tại Việt nam.
2.2.2.2. Mục tiêu cụ thể đến 2010
Về các cơ sở pháp lý: Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý để thực hiện mô hình thí điểm, bao gồm quyết định của Thủ tướng đồng ý cho phép thực hiện thí điểm đấu thầu qua mạng; hướng dẫn của Bộ KHĐT về quy trình đấu thầu qua mạng, phân cấp các bên tham gia; quyết định của Bộ KHĐT về hình thành đơn vị tổ chức vận hành đấu thầu qua mạng,
Về quy trình đấu thầu: xây dựng quy trình chi tiết đấu thầu qua mạng cho giai đoạn thử nghiệm
Về hạ tầng thông tin phục vụ công tác đấu thầu qua mạng bao gồm:
Xây dựng một trung tâm dữ liệu hiện đại đảm bảo phục vụ trước mắt và lâu dài các hoạt động đấu thầu qua mạng. Trung tâm dữ liệu là một hệ thống lưu trữ, xử lý và kết nối mạng các dữ liệu đấu thầu tập trung, nó phải đảm bảo an toàn bảo mật, độ sẵn sàng, khả năng mở rộng.
Xây dựng và áp dụng hệ thống chứng thực số (CA) và chữ ký số nhằm đảm bảo việc bảo mật dữ liệu cho việc thực hiện ở mức giao dịch trong TMĐT. Hệ thống này sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để đưa vào ứng dụng hệ thống Root CA của quốc gia tại Bộ KHĐT để phục vụ công tác chứng thực cho hoạt động mua sắm Chính phủ. Nó giúp đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong công tác mua sắm qua mạng.
Xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ đấu thầu qua mạng (Portal) nhằm cung cấp thông tin về đầu thầu của Chính phủ trên mạng Internet; đồng thời đáp ứng yêu cầu truy xuất thông tin phục vụ quá trình đấu thầu qua mạng.
Trang bị một số các thiết bị, phương tiện khác phục vụ công tác triển khai và vận hành đấu thầu qua mạng
2.2.2.3. Các giai đoạn thực hiện
Mô hình tổ chức mạng đấu thầu mua sắm Chính phủ ở Việt Nam được xây dựng theo lộ trình từ 2008 – 2015 qua 02 giai đoạn chính, phù hợp với lộ trình về mô hình tổ chức phù hợp với sự phát triển cơ sở hạ tầng CNTT, yêu cầu về công khai, minh bạch, bảo mật và lộ trình xây dựng khung pháp lý đến 2015.
Giai đoạn 01 (2008-2012):
Xây dựng 01 mạng đấu thầu quốc gia để công khai hoá đầu thầu, tiến trình chi tiết của từng hoạt động đấu thầu trong toàn quốc, triển khai xong việc quản lý chủ đầu tư, nhà thầu.
Triển khai xong việc công khai catalogue quản lý danh mục và giá cả hàng hoá thông dụng.
Triển khai áp dụng thí điểm xong được một vài loại hàng hoá thông dụng qua hình thức đấu giá ngược.
Giai đoạn 02 (2012 – 2015):
Hoàn thiện việc triển khai hệ thống trên phạm vi toàn quốc. Đảm bảo tối thiểu 20% mua sắm Chính phủ thông qua hệ thống mua sắm điện tử. Mô hình mạng đấu thầu quốc gia tại Việt Nam có sự kết hợp 02 yếu tố:
Xây dựng và quản lý 01 mạng đấu thầu duy nhất trên phạm vi toàn quốc (hệ thống đấu thầu và thông tin đấu thầu được quản lý tập trung).
Đảm bảo quyền tự chủ trong công tác đấu thầu mua sắm công theo phân cấp của các cơ quan Nhà nước tham gia vào hệ thống.
- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đóng vai trò là trung tâm hình thành nên các mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức liên quan trong hoạt động đấu thầu. Trong mô hình này có sự phân định rõ trách nhiệm và mối quan hệ giữa hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các cơ quan Nhà nước liên quan đến đấu thầu mua sắm công.
Hệ thống đấu thầu điện tử có phạm vi rộng với các module, tương ứng với các module sẽ áp dụng trong các lĩnh vực, nghành nghề, đối tượng khác nhau. Hệ thống cũng có mối quan hệ với rất nhiều tổ chức liên quan. Để đảm bảo sự thành công của quá trình triển khai thì quá trình triển khai sẽ tuân thủ theo các tiêu chí sau:
Triển khai sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn triển khai nhân rộng. Triển khai được phân chia theo các theo các đặc tính: địa lý, chức năng, thời gian và giá trị. Trong đó miền địa lý được hiểu là đơn vị và vị trí sẽ triển khai; miền chức năng có nghĩa là khối module chức năng sẽ triển khai của hệ thống đấu thầu; giá trị tương ứng là giá trị tính bằng tiền sẽ thực hiện thông qua hệ thống đấu thầu; thời gian là chu kì triển khai tính bằng khoảng thời gian.
+ Trong giai đoạn thử nghiệm: có 2 phương pháp triển khai có thể được áp dụng bao gồm:
Triển khai trong phạm vi địa lý hẹp, với số lượng các đơn vị tham gia nhỏ, nhưng có thể đại diện cho các đặc điểm của các loại hình đơn vị chung nhất khi tham gia hệ thống đấu thầu trong vùng lãnh thổ; với một số module chức năng mà các đơn vị có thể tham gia và giá trị gói thầu nhỏ; trong một chu kì thời gian là 2 năm
Triển khai trong phạm vi địa lý hẹp, với số lượng các đơn vị tham gia nhỏ, nhưng có thể đại diện cho các đặc điểm của các loại hình đơn vị chung nhất khi tham gia hệ thống đấu thầu trong vùng lãnh thổ; với tất cả các module chức năng tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng áp dụng hết mà được thực hiện cho phù hợp đảm bảo tất cả các module đều được thực hiện và giá trị gói thầu nhỏ; trong một chu kì thời gian 2 năm.
Với mỗi một phương pháp có các ưu nhược điểm so sánh với nhau. Phương án 1 thì tỉ lệ thành công sẽ lớn hơn so với phương án 2 trong giai đoạn thử nghiệm; tuy nhiên phương án 2 sẽ có ưu điểm là nhận được các bài học kinh nghiệm rút ra để áp dụng cho giai đoạn triển khai nhân rộng đối với các module; tỉ lệ thành công sẽ cao hơn trong giai đoạn sau.
Các tiêu chí lựa chọn khi triển khai trong giai đoạn thử nghiệm
Lựa chọn các đối tượng triển khai phải đầy đủ các điều kiện, tính chất để đảm bảo khả năng nhận thức đầy đủ các yêu cầu của thực tế hệ thống triển khai. Các đơn vị lựa chọn phải có đầy đủ các hoạt động thông thường của quá trình đấu thầu mua sắm công.
Căn cứ trên mức độ sẵn sàng về CNTT của các cơ quan được lựa chọn và nhóm các nhà thầu.
Thực hiện đầy đủ các chức năng để có thể thu được kết quả lớn nhất với sự tác động nhỏ nhất từ ngay lúc thực hiện lần đầu tiên.
Hình thức triển khai phải phù hợp với thực tế.
Lựa chọn theo các định hướng, chính sách có liên quan.
Các kết quả thành công thu được sẽ là định hướng cơ bản cho quá trình triển khai nhân rộng về sau này.
+ Trong giai đoạn triển khai nhân rộng: Các module sẽ được triển khai có lộ trình nhưng sẽ triển khai toàn bộ phạm vi địa lý; giá trị sẽ thực hiện qua hệ thống sẽ theo lộ trình và sự phân cấp quản lý, thời gian dự kiến sẽ thực hiện áp dụng giai đoạn này khoảng 2 năm. Trong giai đoạn này sẽ xây dựng xong hệ thống kho dữ liệu hoàn chỉnh và hệ thống quản lý dữ liệu tập trung phục vụ cho các yêu cầu phân tích, thống kê.
Thực hiện song song với quá trình triển khai, là các nhiệm vụ đồng thời cần thực hiện bao gồm:
Nhiệm vụ tuyên truyền quảng bá thông tin: Sự tham gia của cơ quan chính phủ; cộng đồng doanh nghiệp tham gia trong quá trình rất quan trọng, là yếu tố đảm bảo sự thành công. Do đó cần thực hiện một loạt các biện pháp khuyến khích, quảng bá, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, website, ... nhằm thu hút sự tham gia.
Nhiệm vụ đào tạo: Hệ thống mang lại một phương thức làm việc khác với truyền thống; yêu cầu cần tổ chức các khóa đào tạo cho người dùng của chính phủ, các cộng đồng doanh nghiệp tham gia để có thể đầy đủ và rõ ràng về hệ thống; đào tạo thực hiện qua các lớp học tại chỗ, đồng thời thực hiện qua hình thức e-learning. Do số lượng người cần đào tạo rất lớn, cần mở rộng và liên kết với các tổ chức có khả năng và điều kiện để tăng nhanh số lượng người dùng được qua đào tạo. Đào tạo được thực hiện thường xuyên, trong các giai đoạn, khi có các cập nhật bổ sung mới của hệ thống.
Nhiệm vụ hỗ trợ người dùng: xây dựng hệ thống trả lời hỗ trợ người sử dụng bằng nhiều hình thức (điện thoại, email, web); tập trung hỗ trợ theo hướng công nghệ và hướng module chức năng. Sử dụng cơ chế vận hành đảm bảo hoạt động 12hx7ngày. Tạo cơ chế phản hồi linh hoạt, các câu hỏi, thắc mắc, diễn đàn thực hiện qua nhiều hình thức như web, hội thảo, tiếp xúc giữa các hiệp hội các doanh nghiệp với cơ quan quản lý v.v.
Nhiệm vụ bảo trì và hỗ trợ hạ tầng các đơn vị triển khai: hỗ trợ cho các máy tính trạm tham gia hệ thống trong giai đoạn triển khai thử nghiệm tại các đơn vị được lựa chọn thử nghiệm hệ thống của các cơ quan chính phủ.
2.2.2.4. Kế hoạch triển khai cụ thể Đấu thầu qua mạng từ nay đến 2015.
Để đảm bảo sự ổn định trong quá trình chuyển đổi và thời gian cần thiết để thích ứng với hệ thống đấu thầu mới thì cần phải có các kế hoạch chuyển đổi theo dạng từng bước một. Kế hoạch triển khai hệ thống Đấu thầu qua mạng từ nay cho đến 2015 bao gồm:
+ Chuẩn bị dự án:
Trong giai đoạn này; các công việc yêu cầu bao gồm:
Xây dựng quyết tâm của Chính phủ; cùng với sự tham gia của các bộ để tạo tiền đề cho dự án.
Thể hiện qua quyết tâm của Chính phủ; có thể đề nghị Thủ tướng phát ngôn chính thức.
Các bộ ban ngành phối hợp cùng với MPI hiệu chỉnh, ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với kế hoạch triển khai.
Lãnh đạo và các nhân viên của cơ quan Chính phủ nhận thức được về dự án áp dụng đối với đơn vị mình.
Phần ngân sách dành cho dự án sẽ phân bổ làm 2 giai đoạn tương ứng với quá trình triển khai.
+ Xây dựng quản lý vận hành hệ thống:
Phần chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống hoạt động bao gồm các điều kiện về phòng; chống cháy nổ; tiếp địa, nguồn .. có tác động lớn đến tính ổn định của hệ thống sau này; do đó cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết có tính hướng phát triển sau này.
Trong giai đoạn này, ban quản lý dự án chủ trì thực hiện mua sắm trọn gói bao gồm phần cứng; phần mềm và dịch vụ đào tạo triển khai. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng hợp đồng.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nằm trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu thầu qua mạng.doc