MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1:KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 10
1.1.1. Thế nào là hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10
1.1.2. Tác động của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 10
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp 12
1.1.2.3. Đối với người tiêu dùng 13
1.2. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 14
1.2.1. Khái niệm và bản chất của HQKD 14
1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh 16
1.2.2.1. Căn cứ vào phương pháp tính hiệu quả 16
1.2.2.2. Căn cứ vào phạm vi tính toán hiệu quả 16
1.2.2.3. Căn cứ vào thời gian mang lại hiệu quả 17
1.2.2.4. Căn cứ vào đối tượng xem xét hiệu quả 17
1.2.2.5. Căn cứ vào khía cạnh khác của hiệu quả 17
1.2.2.6. Căn cứ vào phạm vi của hoạt động thương mại 17
1.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 17
1.2.3.1. Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 17
1.2.3.2. Chỉ tiêu mức vốn hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm 18
1.2.3.3. Thời hạn thu hồi vốn đầu tư 18
1.2.3.4. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 19
1.2.3.5. Chỉ tiêu năng suất lao động 19
1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 20
1.2.4.1. Đối với người lao động 20
1.2.4.2. Đối với doanh nghiệp 20
1.2.4.3. Đối với xã hội 20
1.3. HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 20
1.3.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 20
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 21
1.3.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp 21
Doanh lợi theo chi phí kinh doanh nhập khẩu 22
Doanh lợi của doanh thu bán hàng nhập khẩu 23
1.3.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận 23
Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu 24
Năng suất lao động bình quân 24
1.3.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 24
1.3.3.1. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 25
1.3.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp 27
1.3.4. Nội dung của hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp 29
1.3.4.1. Xác định các mục tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cần đạt được 29
1.3.4.3. Lựa chọn hình thức nhập khẩu 31
1.3.4.4. Lựa chọn phương thức thanh toán 32
1.3.5. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các Công ty dược phẩm 32
1.3.5.1. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là mục tiêu trực tiếp của các công ty kinh doanh trong cơ chế thị trường. 32
1.3.5.2. Nhu cầu tiêu dùng thuốc tân dược tăng cao nhất là về chất lượng 33
CHƯƠNG 2 34
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 34
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 34
2.1.1.1. Quá trình hình thành của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 35
2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 35
2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 37
2.2. ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 42
2.2.1. Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, khó bảo quản 42
2.2.2.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt 42
2.2.3.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người 43
2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 43
2.3.1. Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê đơn 43
2.3.2. Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại 44
2.3.3. Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế 44
2.4. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU CỦA THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY 45
2.4.1. Nhóm các nước cạnh tranh về giá cả 45
2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng 45
Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường 46
2.4.3. Về số lượng 47
Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất 48
2.5. THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007 48
2.5.1. Quy mô nhập khẩu của Công ty 48
Biểu đồ 2.1: Doanh số của 10 nước nhập khẩu thuốc lớn nhất vào 49
Bảng 2.3- Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2005 – 2007 50
Hình 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm 50
2.5.2. Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty 50
Bảng 2.4- Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ năm 2005 – 2007 51
Hình 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2005 đến 2007 52
2.6. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007 53
2.6.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận 53
2.6.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn 53
Bảng 2.5- Một số chỉ tiêu HQKD nhập khẩu bộ phận của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 54
Hình 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty qua các năm 2005 đến 2007 55
Hình 2.5: Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu qua các năm 56
Hình 2.6: Số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu qua các năm 2005 -2007 57
Hình 2.7: Số vòng quay của tổng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm 58
2.6.1.2. Hiệu quả sử dụng lao động nhập khẩu 59
Hình 2.8: Năng suất lao động bình quân qua các năm 2005 – 2007 59
Hình 2.9: Mức sinh lợi của lao động bình quân qua các năm 2005 – 2007 60
2.6.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp 61
2.6.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tuyệt đối 61
Bảng 2.6- Kết quả kinh doanh nhập khẩu từ năm 2005 – 2007 62
Hình 2.10: Lợi nhuận nhập khẩu của Công ty từ năm 2005 – 2006 62
2.6.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp tương đối 62
Bảng 2.7- Một số chỉ tiêu HQKD nhập khẩu tổng hợp tương đối 63
Hình 2.11: Doanh lợi của tổng vốn nhập khẩu của Công ty từ 2005– 2007 63
Hình 2.12: Doanh lợi theo chi phí nhập khẩu của Công ty từ 2005 – 2007 64
Hình 2.13: Doanh lợi theo doanh thu bán hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2005 – 2007 65
2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 65
2.7.1. Ưu điểm 66
2.7.1.1. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty qua các năm đều có lãi 66
2.7.1.2. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước 66
2.7.1.3. Hiệu quả sử dụng kinh doanh hàng nhập khẩu luôn có xu hướng tăng lên 66
2.7.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu tăng 67
2.7.1.5. Hiệu quả sử dụng lao động tăng 67
2.7.1.6. Hiệu quả sử dụng chi phí tăng 67
2.7.2. Tồn tại 67
2.7.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm trong năm 2006 67
2.7.2.2. Số vòng quay tổng vốn nhập khẩu giảm trong năm 2006 68
2.7.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động giảm trong năm 2006 68
2.7.2.4. Nhập hàng nguyên liệu ít hơn thành phẩm trong khi mức lợi nhuận từ hàng nguyên liệu cao hơn hàng thành phẩm 68
2.7.3. Nguyên nhân của những tồn tại 68
2.7.3.1. Nguyên nhân chủ quan 69
2.7.3.2. Nguyên nhân khách quan 69
CHƯƠNG 3 71
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC 71
TRUNG ƯƠNG 71
3.1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 ĐẾN NĂM 2010 71
3.2. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA WTO 72
3.2.1. Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm khi gia nhập WTO 72
3.2.1.1. Cam kết về thuế 72
3.2.1.2. Quyền kinh doanh 73
3.2.1.3. Quyền phân phối trực tiếp. 74
3.2.1.4. Cam kết về quyền sở hữu trí tuệ 74
3.3. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM 75
3.3.1. Thị trường dược phẩm thế giới 75
3.3.2. Thị trường dược phẩm trong nước 76
Hình 3.1-Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam 77
3.3.3. Các cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 77
3.3.3.1. Cơ hội 77
3.3.3.2. Thách thức 78
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 80
3.4.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 80
3.4.1.1. Tiến hành quản lý thời gian 80
3.4.1.2. Tăng cường huy động vốn, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu 81
3.4.1.3. Nâng cao mức độ nhạy bén của doanh nghiệp trước các nguyên nhân làm tăng giá thuốc 81
3.4.1.4. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng nhập khẩu 83
3.4.2.Đối với nhà nước 85
3.4.2.1.Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm 85
3.4.2.2. Quản lý chặt chẽ hơn chất lượng thuốc, tránh thuốc giả 86
3.4.2.3. Đưa giá thuốc lên trang web, tránh tình trạng giá thuốc tăng quá cao 87
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 92
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty dược phẩm trung ương 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nhập khẩu & Kế hoạch sản xuất có chức năng phụ trách các vấn đề về hoạt động nhập khẩu và điều phối, đôn đốc hoạt động sản xuất theo đúng tiến độ được định ra.
Trưởng phòng Bảo đảm chất lượng
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Bảo đảm chất lượng có chức năng phụ trách quá trình sản xuất thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn đã được đặt ra ( phía bên ngoài của sản phẩm).
Trưởng phòng Nghiên cứu & Phát triển
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Nghiên cứu & Phát triển có chức năng nghiên cứu có nhiệm vụ khảo sát, định hướng hình thành và phát triển các loại hoá chất, dược liệu mới hoặc cải tiến các loại hoá chất, dược liệu cũ.
Trưởng chi nhánh
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất tại các chi nhánh đặt ở các tỉnh thành khác nhau, là người điều phối toàn bộ hoạt động của một khu vực do mình phụ trách và báo cáo lại kết quả kinh doanh cho Công ty mẹ.
Trưởng phòng kinh doanh dược liệu
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng kinh doanh dược liệu. Là người điều phối các vấn đề về dược liệu.
Trưởng phòng Marketing
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Marketing, giúp việc trực tiếp cho các Phó tổng giám đốc trong việc vạch ra các kế hoạch marketing.
Trưởng phòng Kiểm tra chất lượng
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong phòng Kiểm tra chất lượng, có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo việc kiểm tra tính định lượng và định tính cụ thể của mỗi sản phẩm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
Trưởng kho
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong tổng kho, phụ trách việc kiểm soát lượng hàng ra vào kho để trách thất thoát và tránh nhập các mặt hàng trái phép hoặc chưa được cấp phép vào kho. Trưởng kho phải thường xuyên kiểm soát được lượng hàng trong kho để báo cáo lên Phó tổng giám đốc giúp Phó tổng giám đốc kiểm soát tốt được tốc độ luân chuyển hàng hoá.
Quản đốc phân xưởng
Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong một phân xưởng, nhìn chung quản đốc phân xưởng không thực hiện các chức năng quản lý như tuyển dụng lao động, mua sắm vật tư, … mà là người theo dõi, đôn đốc hoạt động sản xuất ở phân xưởng theo đúng quy định.
Trưởng ca
Là thủ trưởng cao nhất trong ca làm việc có trách nhiệm chỉ huy điều hành mọi người và chịu trách nhiệm về vấn đề xảy ra trong ca làm việc đó.
Tổ trưởng
Là thủ trưởng trực tiếp trong tổ sản xuất có trách nhiệm chỉ huy toàn bộ các tổ viên hoạt động theo quy định của trưởng ca.
2.2. ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM
2.2.1. Dược phẩm là hàng hóa đặc biệt, khó bảo quản
Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm không chỉ đáp ứng mục tiêu lợi nhuận mà phải đáp ứng cả mục tiêu y tế và xã hội. Do đặc thù của sản phẩm dược là các sản phẩm khó bảo quản, bắt buộc phải có những biện pháp kiểm nghiệm chất lượng ngay cả trong và sau quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm hiện nay đều phải bắt buộc có xưởng đạt tiêu chuẩn gồm các điều kiện bảo quản thuốc tốt.
Bên cạnh đó, thuốc cũng là một loại hàng hóa, đã là hàng hóa thì cũng giống như các loại hàng hóa tiêu dùng khác, giá thuốc cũng được điều tiết theo quy luật cung – cầu trên thị trường và chịu sự quản lý của nhà nước về giá như niêm yết giá, bán theo giá niêm yếu, chống gian lận thương mại. Nhưng vì thuốc là hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên cần phải có các cơ chế quản lý giá đặc biệt: như giá thuốc nhập khẩu không được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của các nước, nếu kê khai không đúng, bán không đúng thì cơ quan nhà nước sẽ tạm dừng việc cấp số đăng ký, tạm từng việc cấp đơn hàng nhập khẩu thuốc…
2.2.2.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt
Việc tăng giá thuốc là một xu thế chung trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện tượng này càng phổ biến, nhà thuốc này tăng giá thì nhà thuốc khác cũng tăng giá theo. Tuy nhiên, tăng cao nhất vẫn là những mặt hàng thuốc ngoại. Điều này có nguyên nhân từ tâm lý sính ngoại của nhiều người bệnh, họ cho rằng cứ những loại thuốc đắt tiền là tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể biết được chất lượng thực tế của thuốc. Chẳng hạn, một bệnh nhân tiểu đường điều trị với một đơn thuốc ngoại nhưng bệnh không giảm, thậm chí càng ngày càng tăng với một đơn thuốc tốn kém hơn. Vậy đó là do chất lượng thuốc hay do sự phát triển của tiến trình bệnh lý? Rõ ràng giá thuốc tăng không phản ánh chất lượng thuốc tăng.
2.2.3.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người
Việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm hiện nay không thể tránh khỏi gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ của dược phẩm được chia làm 3 cấp độ
Cấp độ I: Thuốc có khả năng rất lớn gây tử vong hay các vấn đề tác dụng phụ trầm trọng cho sức khỏe.
Cấp độ II: Dược phẩm có chứa các chất có thể gây rắc rối cho sức khỏe tạm thời trong quá trình dùng thuốc nhưng tác hại có thể khắc phục được.
Cấp độ III: Thuốc có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nhưng khả năng xảy ra tác dụng phụ thì không cao.
Như vậy, rõ ràng việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm sẽ giảm được bệnh tật này nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mắc một số bệnh khác, chính vì thế việc sử dụng thuốc phải luôn luôn kèm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM
2.3.1. Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê đơn
Thuốc là nhu cầu tất yếu nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho con người. Nhưng việc sử dụng thuốc có nét đặc thù: người tiêu dùng không có quyền quyết định mua loại nào, số lượng bao nhiêu, dùng như thế nào, … mà là do thầy thuốc. Vì vậy, sử dụng thuốc hợp lý, phù hợp với mức chi trả của người dân là rất quan trọng – nhất là trong điều kiện mức sống của người dân còn thấp, tiền thuốc bình quân đầu người là 7,6 USD/năm ( so với 40 – 60USD/năm của các nước trên thế giới) thì càng cần phải có định hướng sử dụng thuốc. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại còn cao, ngay cả thuốc của các nước trong khu vực có trình độ công nghệ tương đương với thuốc đã sản xuất trong nước. Không chỉ lạm dụng thuốc kháng sinh, biệt dược đắt tiền, mà thuốc bổ sung vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị cũng chiếm tỷ lệ cao trong đơn thuốc. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối thuốc vẫn ưu tiên hướng tới mục tiêu kinh tế chứ chưa quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số hành vi tiêu cực trong quảng cáo, tiếp thị, chi hoa hồng cho người kê đơn đã làm cho người bệnh thiệt thòi...
2.3.2. Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại
Hiện nay, Việt Nam chưa sản xuất được các dạng bào chế hiện đại với những sản phẩm công nghệ cao như thuốc giải phóng theo chương trình, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tác dụng đích ... Một số doanh nghiệp chỉ đơn thuần bắt chước mẫu mã của nước ngoài, còn việc xây dựng chiến lược mặt hàng, tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu chưa được các doanh nghiệp dược Việt Nam chú trọng. Chính vì thế mà theo thống kê hiện nay, lượng thuốc nhập ngoại tiêu thụ trong các bệnh viện luôn chiếm tỷ lệ cao là 65%, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 35%.
2.3.3. Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế
Dược phẩm là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Để được nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm thì các doanh nghiệp phải được sự cấp phép của cơ quan Nhà nước. Khi hàng về đến các cửa khẩu hải quan, các doanh nghiệp phải xuất trình phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất, chỉ khi các thông số trên phiếu kiểm nghiệm gốc đạt tiêu chuẩn quy định thì hàng hóa mới được thông quan. Với mỗi lần nhập hàng về, doanh nghiệp đều phải có đơn gửi lên Bộ Y Tế và nếu được phê duyệt thì mới tiến hành nhập hàng. Tất cả các mặt hàng thuốc tân dược muốn lưu thông trên thị trường đều phải có giấy phép đăng ký và những mặt hàng nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại chỉ thị số 03/1998/CT – BYT ngày 17/02/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế và Quy chế Quản lý chất lượng thuốc ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế số 2412/1998/QĐ – BYT ngày 15/9/1998.
2.4. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU CỦA THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY
2.4.1. Nhóm các nước cạnh tranh về giá cả
Các quốc gia này chủ yếu đến từ các nước như Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Banglades, Trung Quốc…Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này cũng là khá mạnh. Hầu hết các sản phẩm từ các quốc gia trên đều là các dạng thuốc thông thường. Các công ty đến từ nhóm các quốc gia này gây ra một áp lực cạnh tranh tương đối lớn bởi chúng ta phải chia sẻ thị phần các loại thuốc Generic vốn đã rất nhỏ.
Thông qua một số những loại thuốc do Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia sản xuất, chúng ta có thể thấy được giá của các loại thuốc trên khá thấp. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ các nước trên là tương đối lớn. Trong khi các loại thuốc do Việt Nam sản xuất cũng ở mức giá thấp, nhưng trình độ sản xuất của chúng ta chưa thực sự đủ mạnh nên đây là một nguy cơ lớn gây sức ép lên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Nói cách khác khi vẫn còn các hàng rào thuế quan, chúng ta đã phải chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ, vậy khi gia nhập WTO chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhất là từ phía các nước sản xuất dược phẩm giá rẻ, chất lượng trung bình. (Xem bảng 2.1)
2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng
Các quốc gia thuộc nhóm này bao gồm: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh,… chủ yếu là các thành phẩm từ các nước Châu Âu.
Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá lớn, đặc biệt là đối với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các công ty dược trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn hạn chế như các loại kháng sinh liều cao, thuốc tiêu hoá, hạ nhiệt, giảm đau…
Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường
Tên nhà sx
Nước sx
Tên thuốc
Thành phần
Dạng bào chế
Giá bán lẻ tại VN
Synmedic Laboratories
India
Cimetidine
200mg
Viên nén
1,82 USD /100 viên
210đ/viên
Panion & BF Biotech INC.
Taiwan
Circulon F.C. Tablets
40mg
Viên nén bao phim
55.000 đ /hộp 100viên
550đ/viên
PT Dexa Medica
Indonesia
Glucodex
80mg
Viên nén
70520 đ /hộp 100 viên
705đ/viên
(Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. )
Có thể nói, nhu cầu chữa bệnh của nhân dân là rất lớn trong khi các nhà sản xuất dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, và đó là một thị trường mở cho các công ty dược nước ngoài. Trong tổng số 59 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của cả nước thì 17 nhà máy là có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ chất lượng của các loại thuốc ngoại được đảm bảo với độ tin cậy cao. Hơn nữa, về pháp lý, “sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế” thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, theo đó các nhà đầu tư sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% áp dụng 15 năm và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Tận dụng được điều này, các công ty dược nước ngoài sẽ có được lợi thế, tăng sức ép cạnh tranh đối với các công ty dược trong nước.
2.4.3. Về số lượng
Trước hết chúng ta cần phải biết đối thủ cạnh tranh trực diện của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trực tiếp của chúng ta hiện nay là ai và lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Hiện nay, các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với các loại dược phẩm trong nước đó là các sản phẩm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở hoạt động tại Việt Nam.
Nhìn chung với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, các doanh nghiệp dược nước ngoài đã tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đăng kí hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2005 là Ấn Độ (53 doanh nghiệp), Hàn Quốc (29 doanh nghiệp), Pháp (25 doanh nghiệp). Về số đăng kí thuốc nước ngoài thì các quốc gia này cũng chiếm một số lượng không nhỏ.
Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng số đăng ký của các loại thành phẩm tân dược từ nước ngoài có số lượng tương đối lớn. Trong đó Ấn Độ luôn là nước có số lượng nhóm thuốc đăng ký cao nhất (đạt 28.60% trong tổng số đăng ký thuốc nước ngoài năm 2006 ). Với những con số về số lượng các loại thuốc đăng kí như vậy ta có thể thấy việc các loại thuốc thành phẩm nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam là tương đối lớn và với số lượng ngày càng tăng cả về qui mô và chủng loại.
Không chỉ về số lượng, doanh số nhập khẩu dược phẩm của các nước vào Việt Nam cũng ở mức tương đối lớn. Đây là một điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn chưa có đủ khả năng cung ứng thuốc đặc trị. Doanh số các loại dược phẩm cho chúng ta thấy khả năng cũng như sức mạnh của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đối với thị trường dược phẩm trong nước.
Theo như biểu đồ 2.1, thì các quốc gia chiếm số lượng doanh số nhập khẩu vào Việt Nam đó là Pháp, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc. Đây chủ yếu là các quốc gia có nền công nghiệp dược tương đối phát triển và cũng là những quốc gia chủ yếu xuất khẩu thuốc đặc trị sang Việt Nam
Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất
STT
Thời điểm
Nước
sản xuất
31/3/2004
31/3/2005
31/3/2006
SĐK
%
SĐK
%
SĐK
%
1
Ấn Độ
1244
26.62
1411
28.76
1546
28.60
2
Hàn Quốc
906
19.02
1000
20.38
1071
19.81
3
Pháp
436
9.15
382
7.78
439
8.12
4
Đức
277
4.91
248
5.05
283
5.24
5
Đài Loan
145
3.04
149
3.04
153
2.83
6
Thuỵ Sỹ
135
2.83
112
2.28
126
2.33
7
Italia
130
2.72
110
2.24
127
2.35
8
Hungary
126
2.64
120
2.44
132
2.44
9
Malaysia
121
2.54
160
3.26
163
3.02
10
Thái Lan
117
2.45
93
1.89
114
2.11
11
Các nước khác
662
13.90
1120
22.83
1251
23.15
Tổng Số
4762
100
4905
100
5405
100
(Nguồn: Cục Quản lý dược Việt Nam)
2.5. THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
2.5.1. Quy mô nhập khẩu của Công ty
Quy mô nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 qua các năm 2005 đến 2007 được thể hiện qua bảng 4. Ta có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng dần qua các năm từ 2005 đến 2007.
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)
Biểu đồ 2.1: Doanh số của 10 nước nhập khẩu thuốc lớn nhất vào
Thấp nhất là năm 2005 với tổng kinh ngạch nhập khẩu 8,050,000 USD và cao nhất là năm 2007 với 8,644,000 USD. Năm 2006 có sự tăng nhẹ so với năm 2005 (tăng 1,9%), điều này là do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng cao trong năm 2005 và không hạ nhiệt trong năm 2006 làm cho giá thuốc và nguyên liệu nhập khẩu cũng tăng cao khiến cho việc nhập khẩu thành phẩm và nguyên liệu trở nên khó khăn hơn vì thế mà dù có tăng nhưng không nhiều.
Kim ngạch nhập khẩu của năm 2007 so với năm 2006 tăng cao với tỷ lệ 5,39% ( từ 8,202,000 USD lên 8,644,000 USD). Sở dĩ có điều này là do trong nước thời gian này có xảy ra một số dịch bệnh như dịch Sat, dịch tiêu chảy cấp và phải nhập lượng thuốc lớn phục vụ cho việc dập dịch đã làm cho kim ngạch nhập khẩu cũng vì thế mà tăng cao.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2007 luôn tăng. Điều này sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh nói chung của Công ty và hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty nói riêng.
Bảng 2.3- Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2005 – 2007
Đơn vị tính: 1000USD
Năm
2005
2006
2007
Kim ngạch nhập khẩu
8050
8202
8644
Tỷ lệ tăng (%)
-
1,9
5,39
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng năm của Công ty Cổ phần Dược TW)
2007
2006
2005
Hình 2.2: Kim ngạch nhập khẩu của công ty qua các năm
2.5.2. Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty
Như đã nói, hàng nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 là hàng nguyên liệu và thành phẩm. Đối với cả hàng nguyên liệu và hàng thành phẩm đề áp ụng 2 hình thức nhập khẩu là nhập khẩu trực tiếp về để Công ty sản xuất thuốc và nhập khẩu ủy thác cho các Công ty khác.
Nhìn vào bảng 5 dưới đây là sẽ thấy được cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 . Hàng thành phẩm luôn chiếm tỷ trong lớn hơn hàng nguyên liệu. Con số cụ thể cho thấy tỷ trọng hàng thành phẩm thường ~ 70% còn hàng nguyên liệu chiếm ~ 30%. Tuy nhiên xét trong các năm cụ thể thấy rằng sự thay đổi trong kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên liệu và hàng thành phẩm là khác nhau.
Trước tiên xét đến sự thay đổi của hàng nguyên liệu trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2007. Kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên liệu cao nhất vào năm 2005 ( 2,635,000 USD) và thấp nhất vào năm 2005 ( 2,460,000 USD). Cụ thể, năm 2006 có sự tăng mạnh so với năm 2005, tỷ lệ tăng lên đến 7,11%. Vì sao lại có sự tăng mạnh trong nhập khẩu hàng nguyên liệu thời gian này? Đó là do giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới liên tục tăng mạnh. Các Công ty lo ngại rằng giá cả tiếp tục tăng vì thế họ có xu hướng muốn tích trữ nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất, tránh tình trạng giá nguyên liệu tiếp tục leo thang.
Bảng 2.4- Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ năm 2005 – 2007
Đơn vị tính: 1000USD
Mặt hàng
2005
2006
2007
GT
TT(%)
GT
TT(%)
GT
TT(%)
Nguyên liệu
2460
30,56
2635
32,13
2541
29,4
Tốc độ tăng (%)
7,11
-3,57
Thành phẩm
5590
69,44
5567
67,87
6103
70,6
Tốc độ tăng (%)
-0,41
9,63
Tổng
8050
100
8202
100
8644
100
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng năm của Công ty Cổ phần Dược TW)
Ngoài nguồn nguyên liệu phục vụ cho chính Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 , Công ty còn nhận nhập khẩu ủy thác nguồn nguyên liệu cho các Công ty khác vì thế tổng kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên liệu thời kỳ này tăng mạnh. Nhưng sang đến năm 2007 kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên liệu giảm xuống chỉ còn 2,541,000 USD, lý do ở đây là khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế nhập khẩu một số nguyên liệu giảm xuống chỉ còn 0% hoặc từ 10% xuống còn 5% khiến cho các doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra một lượng vốn ít hơn mà vẫn nhập được về lượng nguyên liệu cần thiết. Bên cạnh đó, một số Công ty do vẫn còn tiếp tục tiêu thụ lượng nguyên liệu tích trữ của năm 2006 nên nhu cầu nhập nguyên liệu trong năm 2007 cũng vì thế mà giảm nhẹ 3,57%.
2007
2006
2005
Hình 2.3: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2005 đến 2007
Ngược lại đối với hàng nguyên liệu, hàng thành phẩm lại có xu hướng tăng lên nếu xét chung trong thời kỳ từ 2005 đến 2007. Nhưng nhìn vào con số cụ thể ta lại thấy có sự giảm nhẹ trong kim ngạch nhập khẩu hàng thành phẩm của năm 2006 so với năm 2005 ( từ 5,590,000 USD xuống còn 5,567,000 USD) là 0,41%. Có sự giảm nhẹ này là do giá thuốc ngoại tăng cao làm cho nhu cầu sử dụng thuốc ngoại của người tiêu dùng cũng vì thế giảm nhẹ từ đó kéo theo kim ngạch nhập khẩu thuốc thành phẩm cũng giảm nhẹ. Bên cạnh đó, do mức tự sản xuất của các Công ty dược phẩm trong nước thời kỳ này đã tăng lên làm cho lượng thuốc nội tung ra thị trường lớn khiến cho các Công ty tập trung nhiều hơn trong việc tiêu thụ lượng thuốc sản xuất ra. Tuy nhiên, tình hình thay đổi trong năm 2007, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, giá nhập của các thuốc thành phẩm được đánh thuế giảm thậm chí một số loại chỉ còn 0% khiến cho giá thuốc trên thị trường giảm, đồng thời sau một thời gian giá thuốc tăng mạnh ở thị trường trong nước, Nhà nước áp dụng một loạt các biện pháp kìm chế sự tăng lên của giá thuốc như nhập khẩu song song đã làm cho giá thuốc các mặt hàng chững lại hoặc giảm hơn từ đó nhu cầu tiêu dùng thuốc ngoại của người dân tăng mạnh cũng khiến cho việc nhập khẩu thành phẩm thuận lợi hơn. Con số chứng minh trong năm 2007 kim ngạch nhập khẩu thuốc thành phẩm là 6,103,000 USD, tăng 9,63% so với năm 2006.
Như vậy, mặt dù không ổn định trong kim ngạch nhập khẩu hàng nguyên liệu và hàng thành phẩm, luôn có sự tăng giảm qua các năm nhưng xét trong tổng thể kim ngạch nhập khẩu thì tổng kim ngạch luôn luôn tăng qua các năm từ 2005 đến 2007. Cụ thể năm 2005 tổng kim ngạch nhập khẩu là 8,050,000 USD, năm 2006 là 8,202,000 USD và năm 2007 là 8,644,000 USD. Mức tăng trong kim ngạch hàng nhập khẩu sẽ kéo theo mức tăng của hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu tuy nhiên do tình hình thị trường dược phẩm trong nước và trên thế giới luôn có nhiều biến động vì thế Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 nên có định hướng chiến lược tốt để dự đoán nhu cầu thị trường từ đó tăng hiệu quả kinh doanh hàng nhâp khẩu.
2.6. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 1 TỪ NĂM 2005 ĐẾN 2007
2.6.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận
Để biết được hiệu quả kinh doanh đối với từng yếu tố nguồn lực ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bộ phận của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1( Xem bảng 2.5)
2.6.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn
2.6.1.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu
Hình vẽ … cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 thời kỳ 2005 – 2007 không đều qua các năm. Cao nhất là năm 2007 và thấp nhất vào năm 2006. Cụ thể chỉ tiêu này giảm từ 0,464 năm 2005 xuống còn 0,462 năm 2006 tức giảm 0,43% so với năm 2005 và tăng lên 0,491 ( tăng 6,28% so với năm 2006) vào năm 2007. Điều này có nghĩa là khi bỏ một đồng vốn cố định vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì năm 2005 đã thu được 0,464 đồng lợi nhuận, năm 2006 thu được 0,462 đồng lợi nhuận, năm 2007 thu được 0,491 đồng lợi nhuận.
Bảng 2.5- Một số chỉ tiêu HQKD nhập khẩu bộ phận của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Trị số
Trị số
Tỷ lệ tăng (%)
Trị số
Tỷ lệ tăng (%)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
0,464
0,462
-0,43
0,491
6,28
Sức sinh lợi của vốn lưu động
0,470
0,473
0,63
0,488
3,17
Số vòng quay của vốn lưu động
2,65
2,31
-14,7
2,76
19,48
Số vòng quay của vốn nhập khẩu
1,13
1,08
-4,62
1,14
5,56
Năng suất LĐBQ (trđ/người)
397
402
1,25
411
2,24
Mức sinh lợi của LĐBQ(trđ/người)
82,86
81,79
-1,3
83,97
2,67
(Nguồn: Báo cáo nhập khẩu hàng năm của Công ty Cổ phần Dược TW)
Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận trong năm 2006 nhỏ hơn tốc độ tăng nguồn vốn cố định hay việc sử dụng vốn cố định vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong năm 2006 có hiệu quả giảm sút trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận trong năm 2007 lại cao hơn tốc độ tăng nguồn vốn cố định. Như vậy hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn cố định nhập khẩu trong năm 2007 đã tăng lên. Có sự giảm nhẹ trong năm 2006 so với năm 2005 là do nguồn vốn cố định Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đầu tư cho nhà kho mới chưa được khai thác triệt để, nhưng thấy được tình hình này, Công ty đã có các biện pháp khai thác tốt hơn sự hữu dụng của nhà kho mới vì thế hiệu quả sử dụng nguồn vốn cố định cho hoạt động nhập khẩu đã tăng lên trong năm 2007.
2006
2005
2007
Hình 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty qua các năm 2005 đến 2007
Như vậy, xét cả quá trình sử dụng vốn cố định trong hoạt động nhập khẩu của Công ty chưa thực sự ổn định, có lúc tăng lúc giảm, vì thế Công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý để việc sử dụng vốn cố định nhập khẩu của Công ty luôn luôn có hiệu quả và năm sau cao hơn năm trước.
2.6.1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu
Vốn lưu động có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu vì thế việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động dành cho hoạt động nhập khẩu là rất cần thiết đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. Nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu, người ta phải đánh giá thông qua cả hai tiêu chí đó là sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu và số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu.
Đầu tiên ta xem xét sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 từ năm 2005 đến năm 2007.
2007
2006
2005
Hình 2.5: Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu qua các năm
2005 đến 2007
Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy rằng, sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu của Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 thời kỳ từ 2005 đến 2007 liên tục tăng. Cao nhất vào năm 2007 với con số 0,488 và thấp nhất vào năm 2005 với con số là 0,470. Sức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu có nghĩa là khi bỏ ra một đồng vốn lưu động nhập khẩu thì sẽ thu được X đồng lợi nhuận. Biểu đồ chỉ ra rằng, trong năm 2005, 1 đồng vốn lưu động nhập khẩu thu được về 0,470 đồng lợi nhuận, con số này tăng nhẹ 0,63% vào năm 2006 khi thu về 0,473 đồng lợi nhuận và đạt được con số khá ấn tượng 0,488 đồng lợi nhuận tức tăng 3,17% so với năm 2006. Tại sao lại có sự tăng lên như vậy trong khi ở các doanh nghiệp khác đều có sự sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động do tác động của thị trường. Đó là do Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 đã có những sự dự đoán đúng về mức cầu của thị trường. Công ty không bị lâm vào tình trạng hàng tồn kho quá nhiều, không tiêu thụ được vì thế mà mặc dù thị trường có nhiều biến động, mức độ cạnh tranh khốc liệt nhưng lượng hàng mà Công ty Dược Phẩm Trung Ương 1 nhập về vẫn được tiêu thụ nhanh vì vậy nâng cao mức sinh lợi của vốn lưu động nhập khẩu từ đó mà hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu cũng luôn luôn tăng.
Tiếp theo, ta xem xét đến số v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26421.doc