Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định với mức tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát dần được hạ xuống. Hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hoá và buôn bán thương mại ngày càng phải cạnh tranh gay gắt và gặp không ít khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường phát triển, nền kinh tế nước ta dần hoà nhập vào thị trường khu vực và quốc tế, nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có những cơ hội mới để phát triển, bên cạnh đó cũng gặp khó khăn cần phải vượt qua. Nhưng hiện tại có thể khẳng định công ty đã có được một chỗ đứng trên thị trường.Hoạt động sản xuất của công ty đã đi vào ổn định và có định hướng rõ ràng,các sản phẩm của công ty làm ra đã được khách hàng chấp nhận.Công ty đã xây dựng được một số mối quan hệ với các bạn hàng,và qua mỗi năm danh sách này lại tăng lên đIều này chứng tỏ uy tín của công ty ngày càng tăng trên thị trường.Luôn luôn chủ động tìm kiếm bạn hàng mới và thị trường trong khi đó chất lượng được đặt lên hàng đầu,nghiên cứu sản phẩm mới và đa dạng hoa mẫu mã sản phẩm .là những gì công ty đã làm được trong những năm qua.Do đó công ty đã đứng vững sau những khó khăn chồng chất khi mới thành lập và đi vào hoạt động.
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và những giải pháp của công ty TNHH Quảng cáo và thương mại THANH'S, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trong các chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan.
Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đối thủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chính sách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết sử lý sử dụng các thông tin đó kịp thời là một điều kiện quan trọng để ra các quyết định kinh doanh có hiệu quả cao. Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.
Chương II
Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty tnhh quảng cáo & thương mại thanh’s
2.1.những nét khái quát về công ty tnhh & quảng cáo thanh’s
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Tên chính thức của công ty : Công ty Quảng cáo thương mại Thanh
Thanh’s Adverting Company, Ltd.,
Tên giao dịch: THANH’S Adverting Co.,ltd
Công ty Quảng cáo Thanh’s
Trụ sở : H10/ 61 Lạc Trung – Hai Bà Trưng- Hà Nội
Văn phòng : 93 Đặng Văn Ngữ- Đống Đa- Hà Nội
Loại hình công ty : TNHH
Lĩnh vực kinh doanh:
- Quảng cáo thương mại
- Kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ ngành quảng cáo
Mục tiêu kinh doanh: trở thành nhà tư vấn chiến lược quảng cáo, có thương hiệu trong lĩnh vực tư vấn quảng cáo, dịch vụ khách hàng Chu đáo tin cậy nhất.
Lịch sử hình thành và phát triển công ty: công ty được thành lập vào ngày 25/06/2000. Công ty quảng cáo thương mại Thanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng . Công ty có quyền tham gia các hoạt động quảng cáo, và ký kết các hợp đồng liên kết hợp tác như các thành phần kinh tế khác.
Qua hơn bốn năm hoạt động trong thị trường quảng cáo công ty đã không ngừng thay đổi và phát triển ngày càng vững mạnh và đang từng bước vươn lên khẳng định mình trên thị trường quảng cáo, đặc biệt là trong lĩnh vực in ấn các ấn phẩm, các tài liệu, tư liệu cho các doanh nghiệp, trong đó khách hàng mục tiêu của công ty là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam . Trong tương lai công ty sẽ đi sâu hơn vào lĩnh vực tư vấn phát triển thương hiệu và mục tiêu là trở thành nhà tư vấn và làm thương hiệu cho các doanh nghiệp .
Là một công ty được thành lập khá sớm trong lĩnh vực quảng cáo và tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đi vào hoạt động trong lĩnh vực thương hiệu, một lĩnh vực mà đối với thế giới thì không còn mới mẻ , nhưng đối với Việt Nam thì còn rất nhiều bỡ ngỡ. Điều đó khẳng định trong một vài năm qua ở Việt Nam một số đã bị mất thương hiệu của mình và bị mất lợi thế trong kinh doanh do không có thương hiệu, phải sử dụng thương hiệu của các hãng nổi tiếng trên thế giới.
Với phương châm lấy chất lượng, hiệu quả, làm kim chỉ nam cho các hoạt động, và các dịch vụ chăm sóc khách hàng nên công ty đã nhanh chóng lấy được uy tín của các khách hàng -và lượng khách hàng của công ty ngày được mở rộng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức - nhân sự
2.1.2.1 Bộ máy tổ chức
Sơ đồ2: Bộ máy tổ chức của công ty
Giám đốc
PGĐ: Kinh doanh
Phòng Marketing
TP. CSKH
Bộ phân sản xuất
Thiết kế sáng tạo
CT. hội đồng thành viên
Kế toán
Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng rất gọn nhẹ điều đó giải thích vì sao mà công ty hoạt đông khá hiệu quả , với các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng.
Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền cao nhất bao gồm tất cả các thành viên công ty .
Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty
Thành phần kế toán thực hiện quản lý tình hình tài chính của công ty .
PGĐ kinh doanh là người giúp việc cho giám đốc phụ trách các lĩnh vực kinh doanh hàng ngày của công ty .
Phòng Marketing: Marketing trong một công ty quảng cáo có những điểm khác so với marketing của các công ty sản xuất. Nhân viên trong bộ phận marketing chịu trách nhiệm nghiên cứu xem mẫu quảng cáo nên nhắm vào loại khách hàng nào, những chiến lược truyền thông nào có tác dụng đến họ và phương tiện nào là tốt nhất để có thể tiếp cận được nhóm khách hàng đó. Các công việc chính của bộ phận này là : Quan hệ và tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường, chịu trách nhiệm thăm dò khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty, xem họ chịu ảnh hưởng bởi những nguyên nhân nào và cung cấp cho bộ phân sáng tạo thiết kế những thông tin cơ bản để tạo ra những mẫu quảng cáo có hiệu quả cho từng sản phẩm và thị trường cụ thể. Công việc chính thứ hai của bộ phận này là nghiên cứu tìm kiếm phương tiện với mức giá hợp lý nhất , mang lại hiệu quả cao trong việc truyền tải thông điệp. Tìm kiếm các nhà cung cấp, các nhà trung gian trong quảng cáo .
Bộ phận chính sách kế hoạch: chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho quá trình sản xuẩt các mẫu quảng cáo, đảm bảo cho các sản phẩm của công ty diễn ra đúng kế hoạch. Xem xét và gửi hoá đơn yêu cầu bên thuê quảng cáo thanh toán, theo dõi việc chi trả của khách hàng…
Bộ phận sản xuất : chịu trách nhiệm sản xuất các mẫu quảng cáo của công ty, do đặc điểm kinh doanh của công ty, công việc sản xuất quảng cáo của công ty chủ yếu là việc in các mẫu quảng cáo và làm một số bảng biển ngoài trời: công việc sản xuẩt của công ty chủ yếu do 3 xưởng thực hiện: Xưởng 1_ in máy, xưởng 2 _ in lưới, xưởng 3 _ sản xuất bảng biển quảng cáo .
Bộ phận thiết kế sáng tạo: làm nhiệm vụ sáng tạo các mẫu quảng cáo . Với những chuyên viên phụ trách nghệ thuật bao gồm thiết kế, nhiếp ảnh , đồ hoạ vi tính..Sau khi khách hàng đã chấp thuận các ý tưởng sáng tạo, cho mẫu quảng cáo và ký hợp đồng thì các mẫu quảng cáo được chuyển xuống cho bộ phận sản xuất để tiến hành sản xuất các mẫu quảng cáo này.
2.1.2.2. Cơ cấu nhân sự
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty
TT
Trình độ học vấn
Số lượng
1
Tiến sỹ
1
2
Thạc sỹ
4
3
Đại học
10
4
Sinh viên đại học
14
Nguồn : phòng kế toán.
Về mặt nhân sự công ty hiện nay có 29 cán bộ công nhân viên, về trình độ chuyên môn có 1 tiến sỹ, 4 người có trình độ thạc sỹ, 10 người có trình độ đại học, 14 người là sinh viên đại học. Những cán bộ của công ty chủ yếu là những người có trình độ kinh doanh, tốt nghiệp chủ yếu là các trường đại học khối kinh tế, trong đó chủ yếu là Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Lực lượng lao động của công ty là lực lượng lao động trẻ, nhiệt tình , năng động.
Về mặt hợp đồng lao động của công ty thể hiện ở dưới dây
- Lao động dài hạn: 9 nhân viên, chủ yếu là những người làm việc ở văn phòng công ty.
- Hợp đồng thời vụ: 10 Nhân viên , làm việc theo những hợp đồng của công ty
- Cộng tác viên: 10
2.1.2.3. Cơ cấu lương.
Về cơ cấu lương của công ty rất linh hoạt thể hiện đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh riêng của quảng cáo .
- Lương cứng + phụ cấp + thưởng doanh thu+ Chế độ khác theo quy định của bộ luật lao động: Lương cứng đã bao gồm bảo hiểm xã hội
Mức lương trên chưa bao gồm phụ cấp, do trình độ khác nhau của cán bộ công nhân viên , công viêc đảm nhiệm, và cơ cấu lao động của công ty nên có sự chênh lệch lớn của các mức lương.
2.1.3Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
Công ty TNHH quảng cáo và thương mại Thanh’s là đơn vị chuyên kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là lĩnh vực in ấn như các: báo in, Catalogue , tờ rơi , quà tặng, POS tại cửa hàng, Poster ,báo cáo hàng năm, Giấy mời, Lịch năm mới...Do đó đối tượng khách hàng của công ty là tương đối rộng. Khách hàng chủ yếu là các nhà máy sản xuất,cơ quan hành chính,công ty TNHH…Do đặc điểm riêng của nghành in và quảng cáo nên sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo sạch sẽ, đúng mầu sắc và đặc biệt là phải đúng mẫu mã mà khách hàng yêu cầu. Đây là đặc tính đặc thù riêng của sản phẩm công ty nói riêng; ngành in và quảng cáo nói chung. Do vậy sản phẩm của công ty luôn được kiểm tra chất lượng cũng như mầu sắc rất nghiêm ngặt trước khi giao cho khách hàng và kèm theo đó là chất lượng chăm sóc khách hàng rất chu đáo chỉ có như vậy các sản phẩm của công ty sản xuất ra mới tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng mà từ đó các chỉ tiêu kinh tế mới được thực hiện và hiệu quả kinh doanh cũng như doanh thu của công ty mới được hoàn thành.
Việc mở rộng thị trường là rất cần thiết đối với công ty vào lúc này bởi vì thị trường hoạt động của công ty chỉ bó hẹp trong địa bàn Hà nội, các hợp đồng làm quảng cáo và in ấn ở các tỉnh chỉ khi khách hàng liên lạc tận nơi mới đi các tỉnh gặp khách hàng, do vậy thị trường của công ty là khá nhỏ lại bị các doanh nghiệp cùng nghành như công ty TNHH sản xuất và thương mại LAM SƠN, công ty in HAKI và rất nhiều công ty khác cạnh tranh rất khốc liệt.Vì điều này việc kí kết hợp đồng,mở rộng thị trường của công ty gặp rất nhiều khó khăn và nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.2. thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quảng cáo và thương mại thanh’s.
2.2.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định với mức tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát dần được hạ xuống. Hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hoá và buôn bán thương mại ngày càng phải cạnh tranh gay gắt và gặp không ít khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường phát triển, nền kinh tế nước ta dần hoà nhập vào thị trường khu vực và quốc tế, nhiều doanh nghiệp ra đời và hoạt động có hiệu quả. Các doanh nghiệp đều có những cơ hội mới để phát triển, bên cạnh đó cũng gặp khó khăn cần phải vượt qua. Nhưng hiện tại có thể khẳng định công ty đã có được một chỗ đứng trên thị trường.Hoạt động sản xuất của công ty đã đi vào ổn định và có định hướng rõ ràng,các sản phẩm của công ty làm ra đã được khách hàng chấp nhận.Công ty đã xây dựng được một số mối quan hệ với các bạn hàng,và qua mỗi năm danh sách này lại tăng lên đIều này chứng tỏ uy tín của công ty ngày càng tăng trên thị trường.Luôn luôn chủ động tìm kiếm bạn hàng mới và thị trường trong khi đó chất lượng được đặt lên hàng đầu,nghiên cứu sản phẩm mới và đa dạng hoa mẫu mã sản phẩm….là những gì công ty đã làm được trong những năm qua.Do đó công ty đã đứng vững sau những khó khăn chồng chất khi mới thành lập và đi vào hoạt động.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện ở các báo cáo tài chính dưới đây:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2003 - 2005
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
Ước tính 2005
Doanh thu
390,379,070
687,475,550
800
Giá vốn
283,065,029
554,338,521
615
Chi phí quản lý + quảng cáo
100,104,310
122,034,375
160
Lợi nhuận sau thuế
4,802,206
7,549,805
25
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy: về cơ bản các chỉ tiêu của doanh nghiệp đều tăng chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự phát triển:
- Doanh thu năm 2003 là 390,379,070 tr.đ đến năm 2004 là 687,475,550 tr.đ và ước tính năm 2005 là 800 tr.đ .Điều này chứng tỏ công ty từng năm đã chủ động mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tích cực tìm kiếm khách hàng mới …
-Lợi nhuận của công ty qua các năm từ năm 2003 là 4,802,206tr.đ đến năm 2004 đã tăng lên là 7,549,805 tr.đ và ước tính năm 2005 là 25 tr.đ. Chứng tỏ hoạt động sản xuất đã có hiệu quả.
- Hoạt động kinh doanh phát triển làm cho đời sống của người lao động được cải thiện .
- Cùng với việc thực hiện các nghĩa vụ với người lao động,công ty liên tục hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, giúp đỡ địa phương giải quyết bộ phận nhỏ lao động chưa có việc làm, góp phần ổn định xã hội.
- Doanh thu và lợi nhuận được minh hoạ qua đồ thị sau:
Biểu đồ 01-02 doanh thu và lợi nhuận
2003 2004 2005
Lợi nhuận
2003 2004 2005
2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty quảng cáo và thương mại THANH’S.
Trong những năm qua, tuy công ty gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm của mình, ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong công ty đã nỗ lực hết mình để trụ vững,ổn định và phát triển.với phương châm là khách hàng là thượng đế, chỉ có khách hàng hài lòng thì công ty mới có thể trụ vững và phát triển. Công ty đã cố gắng lựa chọn sản phẩm đúng đắn cho từng loại thị trường. Sản phẩm được đa dạng hoá mẫu mã đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời tận dụng công nghệ có sẵn hay mua sắm máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ khách hàng. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh của công ty đã có những thành tựu trong thời gian gần đây.
2.2.2.1 Đánh giá hiệu quả tổng hợp.
Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của công ty là cách để hiểu được bộ mặt tàI chính của công ty như doanh thu, chi phí và lợi nhuận và các chỉ số biểu hiện tỉ lệ của các yếu tố trênvới nhau:doanh thu/ ci phí, lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận/ chi phí kinh doanh…
Bằng cách phân tích các con số trên, ta thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây cao hay thấp và từ đó đề ra biện pháp để duy trì hoặc tìm hướng đi mới để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp của công ty thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh thu
(Đơn vị : Triệu đồng)
STT
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
Ước tính
2005
So sánh
So sánh
%
8
%
8
1 1
Doanh thu
390,379
687.475
800
176
297
116
113
2 2
Vốn kinh doanh
283.605
554.338
615
195
271
110
60.6
3
Chi phí kinh doanh
100.104
122.034
150
121
22
123
28
4
Lợi nhuận
4.802
7.549
35
157
2.75
463
27.5
5
Doanh thu/ CPKD
3.9
5.63
5.33
144
1.73
95
-0.3
6
Doanh thu/ vốn KDBQ
1.38
1.24
1.3
90
-0.14
94
-0.08
7
Lợi nhuận/ CPKD
0.047
0.061
0.04
8
Lợi nhuận/ vốn KDBQ
0.016
0.013
0.056
9
Lợi nhuận/ doanh thu
0.012
0.01
0.043
Nguồn : Phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Doanh thu năm 2004 tăng 176% so với năm 2003 tương ứng với 297 triệu đồng chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc tăng sản lượng bán ra và mở rộng thị trường, năm 2005 ước tính tốc độ tăng doanh thu đã tăng hơn so với năm 2004 là 116% tương ứng với 113 triệu đồng đây là vấn đề công ty cần xem xét.
- Chí phí năm 2004 tăng 121% so với năm 2003,năm 2005 ước tính tốc độ tăng chi phí 123% so với năm 2004,điều này chỉ ra rằng những lỗ lực của công ty trong việc giảm chí phí chưa có hiệu quả và biện pháp tăng doanh thu đẫn đến hiệu quả kinh doanh đơn thuần chưa đạt yêu cầu đặt ra,do vậy cần phải xem xét biện pháp này hơn nữa.
- Với tình hình về doanh thu và chi phí trên thì lợi nhuận năm 2004 tăng157% so với năm 2003 cùng giá trị tuyệt đối là 2.75 triệu. Sang năm 2005 ước tính tốc độ tăng vẫn tăng là 463% so với năm 2004 điều này đã chứng minh rõ rằng doanh thu tăng và chí phí giảm và dẫn đến lợi nhuận tăng. Hiệu quả đạt được đã mang cả lượng và chất.
Sơ đồ 03- 04 biểu đồ đánh giá doanh thu và lợi nhuận
2003 2004 2005
Doanh thu trên 1 đồng vốn kinh Doanh bình quân
Doanh thu trên 1 đồng chi phí
0.5
0.4
0.3
0.2
0.1
0
2003 2004 2005
lợi nhuận trên 1 đồng CPKD
lợi nhuận trên 1 đồng DT
- Từ biểu đồ này ta thấy 3 năm qua, chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí không có sự thay đổi đáng kể. Năm 2003, 1000 đồng chi phí tạo ra 3.9; năm 2004 là 5.63 và năm 2005 là 5.3. Tỷ lệ tăng tương đối lớn, cho thấy công tác quản lý về thời gian tương đối hiệu quả.
- Trong khi chỉ tiêu doanh thu trên 1 đồng vốn của sản xuất tăng về giá trị tuyệt đối qua từng năm là tín hiệu mừng , thì xét về tốc độ tăng thì lại giảm:
- Năm 2004 tỷ suất doanh thu/ vốn kinh doanh bình quân tăng 0.9% thì sang năm 2005 tốc độ này là 0.94% cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chưa ổn định, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
+ Với các chỉ số tỷ suất lợi nhuận ta thấy có xu hướng phát triển cùng chiều với nhau. Trong khi tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu t năm 2003 đến 2004(0.012 và 0.01) và tăng nhẹ trong 2004 và năm 2005(từ 0.01 đến 0.0.043) thì tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cũng tăng từ năm 2003 đến 2004(0.047 đến 0.061) và giảm trong năm 2004 và năm 2005 (0.061 đến 0.04), nghĩa là chi phí tăng thì lợi nhuận tăng và tỷ lệ này lớn dần qua mỗi năm.
Qua việc phân tích các số liệu ta thấy:
+ Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty là chưa cao.
+ Các chỉ tiêu góp phần làm nên hiệu quả kinh doanh tăng giảm không đều,do vậy cần điều chỉnh các chỉ tiêu này để có thể có chỉ số hợp lý hơn trong thời gian tới nhằm góp phần chung vào việc nâng cao hiệu qủa kinh doanh.
+ Năm 2005 có nhiều chỉ số tăng về lượng (doanh thu, lợi nhuận …) nhưng tốc độ tăng lại giảm so với năm 2004 cần phải có giải pháp mới để điều chỉnh tốc độ này.
Rõ ràng vấn đề này chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan,do vậy công ty cần có sự đIều chỉnh nhằm phát huy những lợi nhuận sẵn có khắc phục khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2.2.2 Xét về hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng các yếu tố đầu vào.
2.2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động.
Bảng 3. hiệu quả kinh doanh so với lao động
(Đơn vị : Triệu đồng)
TtT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
2003/2004
So sánh
2004/2005
%
ư
%
ư
1
Doanh thu (DT)
390.38
687.5
800
2
Lợi nhuận (LN)
4.802
7.549
35
3
Tổng số Lao động (LĐ)
7
8
9
114.28
1
112.5
1
4
Quỹ Lương (QL)
62.53
67.45
75
108
4.92
111.1
71.55
5
NSLĐ=DT/LĐ
(Triệu đồng/ người)
55.76
85.93
88.88
154.13
30.17
103.4
2.95
6
LNBQ=LN/ LĐ
(Triệu đồng/ người)
0.69
0.94
3.88
136.23
0.25
412.76
2.94
7
KQSX trên 1 đồng CPTL = DT/ QL
6.24
10.19
10.67
163.3
3.95
104.7
0.48
Nguồn : Phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
+ Năng suất lao động năm 2004 tăng 154.13% so với năm 2003 là do doanh thu tăng 176% thì lao động chỉ tăng 114.28%.Năm 2005 năng suất lao động tăng 103.4% so với năm 2004 .
+ Lợi nhuận bình quân tăng từ năm 2003 là 0.69 triệu đồng/người lên đến 0.94 triệu đồng/người năm 2004 và năm 2005 là 3.88 triệu đồng /người cho thấy việc tăng lao động của công ty là tương đối đạt yêu cầu.
+ Kết quả sản xuất trên 1 đồng chi phí tiền lương tăng từ 6.24 năm 2003 đến 10.19 năm 2004 và năm 2005 là 10.67 chứng tỏ công ty có sự điều chỉnh đúng đắn.
Sơ đồ 5: biểu đồ năng suất và lợi nhuận trên 1 lao động
Đơn vị: triệu đồng
Biểu đồ năng suất lao động
2003 2004 2005
Biểu: lợi nhuận trên một lao động
2003 2004 2005
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy hiệu quả sử dụng lao động của công ty là tương đối cao,các chỉ tiêu sử dụng lao động ổn định. Điều này cho thấy việc tuyển thêm lao động của công ty trong 3 năm đã từng bước hợp lý.Những lao động công ty tuyển vào là đều có kinh nghiệm hoặc là phải có tâm huyết với nghề dẫn đến họ đã làm tốt những công việc được giao.
2.2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính ( Hệ số nợ)
*Tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA :
ROA2003 = 4,802 = 3,32%
144,580
ROA2004 = 7,549 = 4,25%
177,353
Trong năm 2003 cứ 1 đồng tài sản làm ra được 0.033 hay 3.32% đồng lợi nhuận, còn năm 2004 là 0.042 hay 4.25% đồng lợi nhuận, điều này chứng tỏ công ty sử dụng tài sản chưa tốt lắm.
* Tỉ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu – ROE :
ROE2003 = 4,802 = 5,12%
93,679
ROE2004 = 7,549 = 9,22%
81,803
kết quả trên cho ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tương đối cao ,năm 2003 là 5.12% và đến năm 2004 là 9.22%.vậy công ty cần phải cố gắng để duy trì và phát triển hơn nữa
* Đòn bẩy tài chính
Hv = Nợ vay
Tổng vốn kinh doanh
* Năm 2003 = 24,969,010 = 19,9%
125,317,849
* Năm 2004 = 50,901,867 = 35,2%
144,580,975
Từ kết quả trên ta thấy rằng công ty đã sử dụng vốn vay hay nợ vay chưa tốt , năm 2003 là 19,9% đến năm 2004 đã là 35,2%, nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chưa cao. Vậy vấn đề này công ty cần nên xem xét kỹ lưỡng
2.2.2.3Hiệu quả kinh tế khác
2.2.2.3.1 Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động đồng thời nâng cao đời sống người lao động
Qua số liệu về số lao động thực tế của công ty trong 3 năm qua. Năm 2003 có 7 người làm chính và 6 người cộng tác viên và nhiều người làm thời vụ, năm 2004 có 8 người làm chính và 8 cộng tác viên và nhiều người làm thời vụ và năm 2005 có 9 người làm chính ,10 cộng tác viên và 10 người làm thời vụ.Điều này đã góp một phần nhỏ cho địa phương giải quyết những lao động chưa có việc làm. Trong khi đó đối với những lao động hiện có, Công ty luôn cố gắng tạo thêm việc làm cho họ để nâng cao đời sống cho từng thành viên.Không những thế công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, đồng thời tổ chức tham quan, nghỉ mát cho cán bộ trong công ty…Tất cảc những cố gắng trên đều nhằm làm cho đời sống người lao động được nâng cao. Góp phần vào việc nâng cao mức sống của toàn bộ xã hội.
2.2.2.3.2 Các hoạt động xã hội khác
Với tư cách là công ty thương mại do vậy công ty cố gắng đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nơi làm việc, rác thải được xử lý và đổ đúng nơi quy định của thành phố, góp phần bảo vệ môi trường.
Trong khi với tư cách là một thực thể xã hội, công ty luôn tham gia các hoạt động chung của xã hội như ủng hộ đồng bào bão lụt, đóng góp vào các quỹ ủng hộ trẻ khuyết tật và một số quỹ khác…
Tóm lại, công ty luôn cố gắng tham gia các hoạt động xã hội theo khả năng của mình, góp phần vào nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quảng cáo và thương mại thanh’s.
Trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh, công ty luôn đặt ra mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra, như trong điều kiện hiện nay,mọi lỗ lực của công ty đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên thị trường: mở rộng thị trường, mặt hàng kinh doanh, hình thức kinh doanh…Đồng thời đặt hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu.Thời gian qua chỉ thực hiên mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mở rộng kinh doanh nhưng chưa thực hiện được chiệt để. Việc chưa thực hiện được mục tiêu hiệu quả kinh doanh là do ngoài nhưng thuận lợi và lỗ lực của công ty còn nhiều khó khăn,còn có hạn chế từ môI trường bên ngoàI cũng như nội tại của công ty đã tác động khong nhỏ đến mục tiêu này.Qua quá trình nghiên cứu số liệu của công ty em có nhận xét:
2.3.1.Những kết quả đạt được của công ty TNHH quảng cáo và thương mại THANH’S
Sau 5 năm hoạt động, công ty đã cộng tác với nhiều cơ sở sản xuất nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra bình thường và liên lục. Sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Hình ảnh uy tín của công ty tăng lên. Cùng với sự lỗ lực hết mình của tập thể công nhân viên trong công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả:
- Doanh thu của doanh nghiệp tăng liên tục trong thời gian qua với tốc độ tăng trên 22% mỗi năm
- Lợi nhuận tăng mạnh về chất qua mỗi năm,đây là kết quả đáng khích lệ của công ty trong những năm qua góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Vốn kinh doanh được bổ xung hàng năm.
- Đời sống lao động được cải thiện.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khác như tỷ suất doanh thu so với chi phí, doanh thu trên vốn kinh doanh, lợi nhuận trên vốn kinh doanh…đã tăng,tuy không lớn qua hàng năm.
- Về mặt nhân sự, những thành viên trong công ty có trình độ đa số là đại học và cùng với đó là kinh nghiệm tích luỹ được sau thời gian hoạt động kinh doanh. Họ am hiểu thị trường, năm bắt nhanh những nhu cầu thị trường cũng như của khách hàng, tự chủ cao trong công việc, biết tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp để huy động vào sản xuất kinh doanh. Đây là lợi thế không nhỏ, có thể nói là quan trọng nhất giúp công ty có những kết quả kinh doanh như mong muốn.
- Về cơ cấu bộ máy quản lý.
Thứ nhất: Là sự thống nhất trong công tác chỉ đạo từ trên xuống dưới để thực hiện một mục tiêu chung là tăng trưởng và phát triển.
Thứ hai: Bộ máy quản lý gọn nhẹ, đủ phòng ban giúp công ty chủ động trong mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh nhưng vẫn phát huy mọi năng lực của người lao động, bộ máy không bị thừa người tiết kiệm được chi phí trả lương và các khoản khác. Bộ máy đảm bảo quá trình kinh doanh có hiệu quả
- Về sản phẩm, Khối lượng, chất lượng tăng qua các năm thể hiện bằng việc doanh thu tăng liên tục,chiếm lĩnh thị trường đồng thời cũng phải giữ vững thị trường cũ.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Trong thời gian qua tập thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH quảng cáo THANH’S đã có những nỗ lực lớn trong việc khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từng bước đi lên đứng vững trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên tồn tại còn rất nhiều hạn chế, đây là vấn đề làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty đạt được chưa cao, có nhiều hạn chế nhưng có thể đưa ra một số chủ yếu sau và nguyên nhân của nó.
- Thứ nhất: Trình độ học vấn của công ty tương đối cao nhưng do đặc thù nghề nghiệp không phải cứ có học vấn cao là làm được mà phải cộng thêm cả kinh nghiệm, do vậy sản phẩm làm ra có nhiều lỗi, nên phải huỷ bỏ hoặc sản xuất lại còn chiếm tỷ tương đối cao. Năng suất lao động của lực lượng lao động này không cao,do vậy hiệu quả kinh doanh của họ cũng như năng suất lao động là chưa thuyết phục
Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do công ty chưa có chính sách thu hút những lao động giỏi một cách cụ thể nên những người làm được việc họ đã ra đi và công ty lại tuyển lao động ồ ạt nhưng chất lượng lao động chưa cao trong khi tốc độ tự đào tạo để nâng cao trình độ của lao động lại chậm nên luôn luôn tồn tại một lực lượng làm việc ít tính sáng tạo,trí tuệ trong công việc, vậy hiệu quả họ mang lại không cao.
Thứ ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24572.DOC