MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CAM ĐOAN 3
Chương I: Lý luận chung về quản trị nhân lực 4
I.1. Khái niệm chung về quản trị nhân lực: 4
I.2 Vai trò của quản trị nhân lực: 6
I.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực của doanh nghiệp 7
I.4 Các hoạt động quản trị nhân lực: 11
I.4.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực 11
I.4.2 Phân tích và thiết kế công việc 13
I.4.3 Hoạt động tuyển dụng: 14
I.4.4 Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 18
I.4.5 Đánh giá thực hiện công việc: 21
I.4.6 Đãi ngộ nhân sự: 22
I.5 Sự cần thiết phải nâng cao hoạt động quản trị nhân lực: 24
Chương II: Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng Techcombank 25
II.1 Khái quát về ngân hàng: 25
I.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng: 25
II.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng 26
II.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng: 27
II.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng: 27
II.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn: 29
II.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế: 30
II.1.3.4. Các hoạt động khác: 31
II.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của ngân hàng 32
II.1.5 Các chính sách quản lý nhân lực của ngân hàng 35
II.1.5.1 Chính sách tuyển dụng: 35
II.1.5.2 Chính sách đào tạo: 36
II.1.5.3 Chính sách lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ: 37
II.1.5.4 Chính sách về đề bạt, bổ nhiệm: 38
II.2 Đánh giá hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng: 39
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng 56
III.1 Phương hướng phát triển ngân hàng: 56
III.2 Phương hướng chiến lược quản trị nguồn nhân lực của Ngân hàng: 57
III.3 Các kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Techcombank: 58
1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng 58
2. Hoàn thiện công tác đào tạo 59
3. Tạo động lực cho người lao động: 60
3.1 Kích thích về mặt vật chất: 60
3.2 Kích thích về mặt tinh thần 61
4. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc 62
5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
DANH MỤC BẢNG BIỂU 66
68 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5494 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng, phong phú như huy động và nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức, cung cấp tín dụng để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của các nhân và tổ chức, thực hiện góp vốn, mua cổ phần và đầu tư kinh doanh trái phiếu, cổ phiếu. Giờ đây ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 4000 khách hàng và quan hệ thanh toán với hơn 58 ngân hàng trên thế giới
Bằng chính những hoạt động kinh doanh đầy khả quan trong thời gian qua, Techcombank đã chứng tỏ được lòng tin đối với khách hàng, và được Mody’s hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. Techcombank còn là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
Đồng thời Ngân hàng cũng nhận được rất nhiều các giải thưởng trong nước như nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao ( 6/2006 ), còn nhận được giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng ( 2007 ), giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng ( 9/2008 ).
II.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng
Từ đầu tháng 11 năm 2009, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) bắt đầu đưa vào triển khai mô hình cơ cấu tổ chức mới, chi tiết như sau:
Khối Ngân hàng lớn và Định chế tài chính
Khối Ngân hàng giao dịch
Khối DV khách hàng Ngân hàng vừa và nhỏ
Khối Dịch vụ Ngân hàng và Tài chính cá nhân
Khối Bán hàng & kênh phân phối
Khối Nguồn vốn & Thị trường tài chính
Khối Vận hành
Khối Ứng dụng & phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ ngân hàng
Khối Quản trị Nguồn nhân lực
Khối Marketing
Khối Quản trị
rủi ro
Khối Pháp chế & Kiểm soát
Ban Triển khai dự án đổi mới chiến lược
Khối Tài chính & kế hoạch
Tổng Giám đốc
Như vậy, cơ cấu tổ chức của ngân hàng gồm có 14 khối:
Khối tín dụng và quản trị rủi ro
Khối tài chính và kế hoạch
Khối pháp chế và kiểm soát
Ban triển khai dự án đổi mới chiến lược
Khối Ngân hàng lớn và định chế tài chính
Khối Ngân hàng giao dịch
Khối Dịch vụ Ngân hàng và tài chính cá nhân
Khối Dịch vụ Khách hàng Ngân hàng vừa và nhỏ
Khối Bán hàng và Kênh phân phối
Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính
Khối Vận hành
Khối Ứng dụng & Phát triển sản phẩm dịch vụ Công nghệ ngân hàng
Khối Quản trị Nguồn Nhân lực
Khối Marketing
Với cơ cấu tổ chức trên ta nhận thấy nó vừa mang tính trực tuyến vừa mang tính liên hoàn giữa các khối. Cơ cấu này giúp cho việc truyền tải thông tin từ cấp trên xuống và việc phản hồi của cấp dưới lên được thực hiện , diễn ra vô cùng nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Sự trao đổi thông tin giữa các khối chức năng cũng xảy ra rất thuận tiện và kịp thời, đáp ứng được cho các hoạt động của ngân hàng. Đây là mô hình tổ chức rất phù hợp với ngành ngân hàng
II.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng:
Việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng không chỉ giúp ta thấy được ngân hàng làm ăn có lãi hay không, mà còn giúp ta đánh giá xem các chính sách quản trị nhân lực có phù hợp với tình hình đó không.
Đầu tiên chúng ta sẽ đánh giá về hoạt động huy động vốn vì đó là một hoạt động tiêu biểu nhất của bất cứ một ngân hàng nào.
II.1.3.1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng:
Hoạt động huy động vốn là một nghiệp vụ ngân hàng rất được quan tâm của toàn ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Huy động vốn của Techcombank được thể hiện qua hai lĩnh việc là huy động theo thành phần kinh tế, và theo thời hạn
-Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế:
Hoạt động huy động vốn là một nghiệp vụ ngân hàng rất được quan tâm của toàn ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ công nhân viên. Huy động vốn của Techcombank được thể hiện qua hai lĩnh việc là huy động theo thành phần kinh tế, và theo thời hạn
Bảng II.1: Huy động vốn theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Cơ cấu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
∑huy động vốn
5.914
9.409
14.636
24.476
41.091
Các TCKT
1.857
2.382
2.882
4.323
5.101
TC dân cư
2.129
3.891
6.684
14.119
29.733
Các TCTD
1.928
2.986
5.070
6.034
6.275
(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2004- 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hoạt động huy động vốn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua các năm liên tục tăng và tăng với tốc độ khá cao. Nếu như tổng nguồn vốn huy động trong năm 2006 chỉ đạt có 14636 tỷ đồng thì sang tới năm 2007 đã tăng lên 24476 tỷ đồng ( tăng 67,2% so với năm 2006). Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 đạt đạt 41.091 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2007. Nguồn huy động tăng cả tử cả hai thành phần là dân cư và các tổ chức kinh tế nhưng chủ yếu là tăng từ dân cư, năm 2008 là 29.733 tỷ đồng tăng 110% so với năm 2007. Có được kết quả như vậy là do Techcombank đã biết duy trì một mức lãi suất cạnh tranh, và các sản phẩm của Ngân hàng đã đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng
Tình hình huy động vốn theo thời hạn:
Bảng II.2: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn.
Đơn vị : Tỷ đồng.
Cơ cấu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng nguồn huy động
5.914
9.409
14.636
24.476
41.091
Ngắn hạn
3.510
5.204
8.963
15.237
26.512
Trung và dài hạn
2.404
4.205
5.673
9.239
14.579
(Nguồn : Báo cáo thường niên từ năm 2004-2008)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động ngắn hạn luôn có tỷ trọng lớn hơn so với nguồn vốn huy động trung và dài hạn và luôn chiếm tới khoảng 2/3. Ví dụ năm 2008, nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 26512 tỷ đồng, chiếm tới 64,5% tồng nguồn vốn huy động được, còn vào năm 2007 thì nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 15237 tỷ đồng, chiếm 62,25% tổng nguồn vốn huy động.. Mặc dù nguồn vốn trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng cũng đạt được kết quả kinh doanh khá tốt. Năm 2006, nguồn vốn huy động trung và dài hạn là 5.673 tỷ đồng tăng 34,95 so với năm 2005; năm 2007, nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiểm tỷ trọng 37,8% so với tổng nguồn vốn huy động và tăng 62,3% so với năm 2006; và năm 2008 nguồn này chiếm 35,5% so với tổng nguồn huy động và tăng 57,8% so với năm 2007.
II.1.3.2 Tình hình sử dụng vốn:
Ta cũng đánh giá tình hình sử dụng vốn qua hai mặt là theo thành phần kinh tế và theo thời hạn
Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế:
Bảng II.3: Cơ cầu cho vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
∑Dư nợ tín dụng
3471
5380
8806
19958
26022
Tổ chức
2526
3819
6035
12808
15874
Cá nhân
945
1561
2771
7150
10148
Nguồn: -Báo cáo tài chính thường niên Techcombank 2004-2008
Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm với tốc độ khá nhanh. Năm 2006 dư nợ tín dụng đạt 8806 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ tín dụng lên tới 19958 tỷ đồng tăng 122% so với năm 2006, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao. Sang tới năm 2008 tốc độ tăng dư nợ tín dụng của Ngân hàng còn cao hơn nữa , tăng 127% so với năm 2007,đạt 26022 tỷ đồng. Trong đó dư nợ tín dụng từ phía các tổ chức luôn chiếm tỷ lệ khá lớn, cụ thể năm 2006, dư nợ tín dụng từ các tổ chức chiếm 75,35%; sang tới năm 2007 thì tỉ lệ này chỉ còn 64.17%.
Cơ cấu cho vay theo thời hạn:
Bảng II.4: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
( Đơn vị: Tỷ đồng.)
Cơ cấu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng dư nợ
3471
5380
8806
19958
26022
Ngắn hạn
2426
3747
6524
14125
19068
Trung và dài hạn
1045
1633
2282
5833
6954
(Nguồn từ: Báo cáo thường niên từ năm 2004-2008)
Qua bảng trên ta thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. năm 2006, dư nợ cho vay ngắn hạn là 6524 tỷ đồng chiếm 74% so với tổng dư nợ; năm 2007, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 71% so với tổng dư nợ và tăng 116% so với dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2006; năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn là 19068 tỷ đồng, chiếm 73,2% so với tổng dư nợ cho vay, tăng 35% so với năm 2007. Nhìn chung cho vay ngắn hạn luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ qua các năm. Sở dĩ như vậy là vì cho vay ngắn hạn có độ rủi ro thấp hơn với cho vay trung và dài hạn, do đó nhiều hồ sơ vay ngắn hạn sẽ được giải quyết nhanh gọn hơn, mặt khác ngân hàng cũng luôn sẵn nguồn để cho vay ngắn hạn.
II.1.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế:
Không chỉ thu được những thành công trong hoạt động huy động và sử dụng vốn mà Ngân hàng còn thu được những thành tựu đáng kể trong hoạt động thanh toán quốc tế. Điều đó thể hiện qua việc ngân hàng giành được nhiều giải thưỏng quốc tế về thanh toán quốc tế của các Ngân hàng lớn trên thế giới như Citibank, Americanbank. Năm 2006, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là 55 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2005; năm 2007, doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế 79 tỷ đồng, tăng 43,6% so với năm 2006. Có được những thành tựu như vậy là do Techcombank đã biết đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng
II.1.3.4. Các hoạt động khác:
+ Hoạt động phát triển sản phẩm thẻ:
Đầu năm 2007, Techcombank tiến hành phát hành thẻ ghi nợ Techcombank Visa, Thế mà đến cuối năm 2007 đã phát hành được 50000 thẻ. Năm 2008, phát hành gần 300000 thẻ các loại trong đó có gần 100000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là một trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát hành ở Việt Nam.
+ Hoạt động dịch vụ khách hàng:
Năm 2007 Ngân hàng đưa vào hoạt động ban Dịch vụ khách hàng. Từ đó tới nay Ban DVKH đã trả lời trên 80000 cuộc gọi, hơn 3600 thủ chủ yếu với nội dung tư vấn về sản phẩm dịch vụ và trợ giúp khách hàng. Ngoài ra khi gọi điện tới ban DVKH khách hàng còn có thể đăng ký mở tài khoản, phát hành thẻ F@st Access, thẻ Visa, dịch vụ Homebanking.
+ Hoạt động quản lý rủi ro:
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là điều không thể tránh khỏi và do đó để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu thì năng lực quản trị rủi ro phải được làm tốt. Quán triệt quan điểm đó nên năm 2006 ngân hàng đã thành lập phòng Quản trị rủi ro hội sở. Sang tới năm 2007, tiếp tục thành lập khối Tín dụng và quản trị rủi ro trên cơ sở tư vấn của HSBC.
+ Hoạt động công nghệ thông tin:
Công nghệ luôn gắn liền với nghiệp vụ và trực tiếp phục vụ cho hoạt động quản trị kinh doanh. Chính vì thế vào tháng 12/2007 Techcombank đã triển khai dự án T24 trên toàn hệ thống. Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hóa các kênh bán hàng, mở rộng việc tiếp cận khách hàng thông qua việc đưa vào hoạt động Hệ thống tin nhắn nhanh ( SMS ), Ngân hàng trực tuyến Interner Banking. Techcombank là ngân hàng đầu tiên sử dụng Cổng thanh toán điện tử ( payment Gate way ) và có sản phẩm F@st Bank, một sản phẩm trực tuyển trọn gói đầy đủ, cho phép khách hàng giao dịch chuyển khoản trực tuyến qua internet. Với sản phẩm này, lần đầu tiên công nghệ bảo mật hai yếu tố, mật khẩu sử dụng một lần của hãng bảo mật hàng đầu thế giới RSA Mỹ được áp dụng cho khách hàng tại một ngân hàng thương mại Việt Nam
+ Hoạt động liên ngân hàng:
Trên thị trường tiền gửi liên ngân hàng, Techcombank là một thành viên hoạt động tích cức. Đến ngày 31/12/2007 số dư tiền gửi của Techcombank tại ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác là 10602 tỷ đồng, đạt 140% so với kế hoạch, trong đó 1298 tỷ là tiền gửi tại các ngân hàng nhà nước
Tiền gửi tại các ngân hàng khác là 8456,73 tỷ đồng chiếm 24% tổng vốn huy động, tăng 72% so với cùng kì năm ngoái
Trên thị trường kinh doanh giấy tờ có giá, Techcombank có sự tăng trưởng tốt so với năm trước, đạt 6842 tỷ đồng. Trong đó ngân hàng đầu tư 6159 tỷ đồng vào các giấy tờ có giá của chính phủ, chứng khoán nợ của các tổ chức tín dụng và một số tổ chức kinh tế, 683 tỷ VNĐ vào chứng khoán vốn của một số tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế
Qua đây ta có thể thấy được Ngân hàng đã hoạt động khá tốt các hoạt động của mình trong các năm gần đây và không ngừng tăng trưởng cao qua các năm
II.1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực của ngân hàng
Như đã trình bày ở trên, nguồn nhân lực là yếu tố bên trong tổ chức ảnh hưởng tới hoạt động quản trị nhân lực. Do đó ta cần nghiên cứu xem nguồn nhân lực tại Techcombank có đặc điểm gì để từ đó đánh giá xem các chính sách quản lý nhân sự đã phù hợp chưa.
Được thành lập từ năm 1993, trải qua 17 năm phát triển, Techcombank hiện nay đang là một ngân hàng lớn tại Việt Nam với một lực lượng nhân sự hùng hậu. Nếu như vào năm 2007, tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng chỉ có 2933 người, thì sang tới năm 2008 con số này là 4040 ( tăng 37.74%). Vào năm 2009 thì nhân sự của ngân hàng đạt 5029 người ( tăng 24.4% ), thấp hơn so với mức tăng của năm 2008. Tính tới thời điểm cuối tháng 3/2010 tổng nhân sự Techcombank là 5352 người, và mục tiêu của ngân hàng trong năm 2010 là nâng tổng số cán bộ công nhân viên của mình lên 6330 người.
Techcombank không chỉ có một đội ngũ nhân viên hùng hậu về số lượng mà còn cả về chất lượng.
Bảng II.5: Cơ cấu trình độ nhân viên Techcombank qua các năm
Trình độ
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Trên Đại học
73
2%
110
3%
188
4%
Đại học
2239
76%
3188
79%
3980
79%
Cao đẳng
242
9%
290
7%
357
7%
Trung cấp
236
8%
334
8%
367
7%
THPT
143
5%
118
3%
137
3%
Tổng
2933
100%
4040
100%
5029
100%
( Nguồn: Phòng thông tin và chính sách nhân sự )
Qua bảng trên ta có thể thấy được số nhân viên có trình độ đại học chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số nhân viên. Điều này cho thấy ban lãnh đạo của ngân hàng đã thấy được rằng muốn ngân hàng phát triển thì phải có đội ngũ nhân viên giỏi có trình độ, nên ban lãnh đạo luôn tìm cách chiêu mộ những người tài giỏi
Thực tiễn cho thấy ngành ngân hàng thường thu hút một số lượng lớn nữ giới tham gia làm việc. Và ở Techcombank cũng không phải là ngoại lệ.
Bảng II.6: Cơ cấu lao động theo giới tính ở Techcombank qua các năm
2007
2008
2009
Lao động nữ
1882
2640
3377
Lao động nam
1051
1400
1652
( Nguồn: Phòng thông tin và chính sách nhân sự )
Cán bộ nữ chiếm tới 2/3 tại Techcombank ( năm 2007 chiếm 64%, năm 2008 chiếm 65%, năm 2009 chiếm 67% ). Tỷ lệ tăng của lao động nữ qua các năm cũng luôn cao hơn so với tỷ lệ lao động nam. Nếu như năm 2008, tỷ lệ tăng của lao động nam chỉ có 24,9% thì ở nữ con số này là 40%. Sang tới năm 2009, tỷ lệ tăng của lao động nữ chỉ còn 27,9% nhưng vẫn cao hơn so với tỷ lệ tăng 18% của nam. Điều này là hoàn toàn phù hợp ở một đơn vị kinh doanh sản phẩm Ngân hàng.
Đánh giá được tầm quan trọng của sức trẻ rất năng động, nhiệt huyết với công việc nên Techcombank luôn muốn trẻ hóa đội ngũ lao động của mình, thu hút nhiều hơn nữa những người trẻ tuổi làm việc và cống hiến cho ngân hàng
Bảng II.7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Techcombank qua các năm
2007
2008
2009
Số người độ tuổi lao động từ 18-30
1999
1000
3897
Số người độ tuổi lao động tử 31-45
860
2970
1071
Số người trên 45 tuổi
74
70
61
( Nguồn: Phòng thông tin và chính sách nhân sự )
Nhân lực trong ngân hàng có độ tuổi trung bình là trẻ, do đó phần lớn nhân viên của ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại cũng như trong tương lai khi có sự thay đổi về tính chất công việc
Qua tất cả những con số trên đây, ta có thể thấy rằng Techcombank có một lực lượng lao động trẻ khá lớn, không chỉ lớn về số lượng mà cả về chất lượng
II.1.5 Các chính sách quản lý nhân lực của ngân hàng
Do đề tài nghiên cứu là nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại Techcombank thì ngoài việc đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động đó thì còn cần phải đánh giá về nội dung các chính sách đó đã phù hợp chưa. Nội dung của các chính sách đó tại Ngân hàng Techcombank như sau:
II.1.5.1 Chính sách tuyển dụng:
- Tuyển dụng công khai, thống nhất về quy trình, quy định trên toàn bộ hệ thống của ngân hàng
- Thu hút người tài, tuyển dụng đúng người theo các tiêu chuẩn quy định và bố trí đúng việc để cán bộ nhân viên của Ngân hàng phát huy được năng lực, sở trường của mình
- Với những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng hoặc những ứng viên được đào tạo chuyên môn sâu ở các trường đại học có uy tín tại nước ngoài sẽ được Techcombank ưu tiên tuyển dụng
- Ngân hàng cũng khuyến khích những người lao động đang làm việc trong hệ thống của mình tìm và giới thiệu các ứng viên phù hợp với tiêu chuẩn tuyển dụng của Techcombank để tham gia ứng tuyển
- Bất kì một người lao động nào cũng không phải chi trả một chi phí nào cho việc tuyển dụng lao động, trừ chi phí hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động cho các Trung tâm giới thiệu việc làm ( nếu qua các đơn vị này giới thiệu ) theo quy định của Pháp luật
- Các ứng cử viên dự tuyền đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng ( thông qua hồ sơ dự tuyển ) và theo nhu cầu tuyển dụng của Ngân hàng sẽ được tham gia vào các vòng thi tuyển
Techcombank luôn chào đón những người muốn cống hiến cho Ngân hàng và luôn muốn vươn lên khẳng định mình bằng tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, lòng say mê công việc
II.1.5.2 Chính sách đào tạo:
Techcombank luôn tạo điều kiện để người lao động có cơ hội đào tạo, phát triển nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tâm phục vụ khách hàng với phong cách làm việc chuyên nghiệp.
+ Chính sách đào tạo hội nhập:
100% cán bộ công nhân viên mới tuyển dụng vào ngân hàng sẽ được tham gia chương trình đào tạo hội nhập nhằm giúp người lao động hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của Techcombank, hiểu rõ môi trường làm việc, các sản phẩm của ngân hàng và được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ để nắm bắt và hòa nhập nhanh chóng với công việc tại Techcombank
+ Chính sách đào tạo nâng cao:
Hàng năm, Techcombank thường xuyên tổ chức các khóa học đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ chuyên sâu cho các cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt cho công việc tài ngân hàng
+ Chính sách đào tạo cán bộ:
Đối với các nhân viên xuất sắc có tiềm năng phát triển và các cán bộ quản lý của mình, Techcombank luôn quan tâm phát triển bằng cách đào tạo bổ sung thường xuyên các kỹ năng lãnh đạo, quản lý sự thay đổi, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản lý thông qua huy động nguồn nhân lực…
Techcombank cũng chủ trương tài trợ một phần hoặc toàn bộ học phí cho các khóa học trên đại học ( thạc sỹ hoặc tiến sỹ ) theo chuyên ngành phù hợp đối với một số cán bộ chủ chốt hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai. Trường hợp đặc biệt Ngân hàng sẽ xem xét hỗ trợ một phần học phí cho cán bộ công nhân viên tham gia các chương trình đào tạo tự nguyện, bằng kinh phí tự túc ngoài giờ
Sau khi tham gia các khóa đào tạo, tất cả các học viên sẽ được hỗ trợ để áp dụng các kiến thức học được vào công việc và được đánh giá để có thể phát triển và thăng tiến nghề nghiệp trong tương lai
II.1.5.3 Chính sách lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ:
Techcombank luôn chú trọng tới việc xây dựng hệ thống lương thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, bảo đảm linh hoạt, công bằng, tương xứng với mức độ cống hiến và cạnh tranh trên thị trường lao động:
+ Lương và phụ cấp lương:
Tổng tiền lương của nhân viên Techcombank gồm có 3 phần là lương cơ bản, lương kinh doanh và phụ cấp lương.
Lương cơ bản: Là mức lương Người lao động được hưởng theo ngạch bậc phù hợp với chức trách công việc đảm nhiệm tại Techcombank.
Lương kinh doanh: là tiền lương mà người lao động được hưởng căn cứ vào hiệu quả kinh doanh chung của từng đơn vị, của toàn ngân hàng và vào đánh giá kết quả thực hiện công việc của cá nhân người lao động.
Phụ cấp lương: là các khoản bổ sung thường xuyên được tính thêm trong thu nhập tùy theo tính chất và điều kiện thực hiện công việc của người lao động, bao gồm: Phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp làm thêm, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp thu hút, phụ cấp năng lực, phụ cấp lưu động, phụ cấp đặc thù công việc
Kỳ hạn xét nâng bậc lương cho người lao động là 12 tháng (vào ngày 1/7 hàng năm)
+ Thưởng:
Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ cấp, ngân hàng còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên khuyến khích cán bộ nhân viên toàn bộ hệ thống nỗ lực cống hiến và phấn đấu cống hiến hết mình trên mọi vị trí công tác để xây dựng Techcombank ngày càng phát triển và lớn mạnh. Những tập thể và cá nhân xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy định thống nhất, công bằng, công khai, kết hợp khen thưởng tinh thần và vật chất ( giấy khen, tiền mặt, hiện vật, tham quan du lịch trong và ngoài nước )
Ngân hàng cũng có chế độ thưởng định kỳ cho tập thể và cá nhân theo kết quả hoạt động kinh doanh hàng quý, chế độ thưởng đột xuất cho tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc nhằm nêu gương tốt cho toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng noi theo.
Trong các ngày lễ tết, các ngày kỷ niệm của đất nước và ngày thành lập của mình, Techcombank cũng tiến hành thưởng cho công nhân viên. Ngoài ra Ngân hàng còn áp dụng chính sách thưởng theo kết quả làm việc của nhân viên vào cuối năm có thể lên tới vài tháng lương/ người lao động.
+ Phúc lợi, đãi ngộ:
Tất cả cán bộ nhân viên ký hợp đồng lao động chính thức với ngân hàng đều được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với luật Lao động. Đồng thời hàng năm cán bộ của Techcombank được ngân hàng tài trợ từ 1500000đ tới 2000000đ để may đồng phục
Cán bộ nhân viên làm việc tại Techcombank được hưởng 12 ngày nghỉ phép/ năm và cứ mỗi 2 năm công tác tại ngân hàng thì cán bộ nhân viên được nghỉ thêm 01 ngày phép/ năm nhưng không được quá 20 ngày/ năm
Tùy theo kết quả kinh doanh và quỹ phúc lợi. Ngân hàng thường tổ chức “ Ngày hội gia đình Techcombank “ nhằm tạo điều kiện cho tất cả thành viên trong gia đình của cán bộ nhân viên gặp mặt giao lưu và tổ chức cho cán bộ nhân viên toàn hệ thống đi tham quan nghỉ mát. Đối với những cán bộ nhân viên có nhiều đóng góp thì ngân hàng sẽ tổ chức chương trình du lịch đặc biệt.
II.1.5.4 Chính sách về đề bạt, bổ nhiệm:
Mọi cán bộ nhân viên có kết quả công việc xuất sắc được công nhận hàng năm và có tiềm năng phát triển sẽ được đưa vào diện Quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý khi có nhu cầu.
Techcombank luôn ưu tiên đề bạt, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nội bộ.
Đối với những cán bộ có năng lực quản lý và khả năng đảm nhiệm công việc ở mức cao hơn sẽ luôn được ưu tiên đào tạo luân chuyển để tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm cho các vị trí quản lý quan trọng trong tương lai
Như vậy thông qua những nội dung trên, ta thấy được các chính sách về nhân sự của Techcombank là khá hợp lý, bởi lẽ Techcombank luôn định hướng xây dựng một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, có chuyên môn giỏi để đưa Techcombank trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong tương lai
II.2 Đánh giá hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng:
Do đề tài nghiên cứu còn hạn hẹp nên em chỉ tiến hành đánh giá hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng Techcombank qua bốn hoạt động là kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển dụng, hoạt động đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện công việc và cuối cùng là qua chính sách lương thưởng đãi ngộ
+ Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Ngân hàng
Do hiểu được vai trỏ của kế hoạch hóa nguồn nhân lực là giúp cho ngân hàng luôn luôn chủ động thấy trước được các khó khăn về nguồn nhân lực của mình trong tương lai để từ đó có những định hướng thật là cụ thể, rõ ràng nên khối quản trị nguồn nhân lực đã cho thành lập phòng thông tin và chính sách nhân sự để nắm bắt được rõ tình hình sử dụng nhân sự của cả Ngân hàng trên toàn hệ thống, từ đó giúp vạch ra những kế hoạch dài hạn và ngắn hạn
Căn cứ của công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực của Ngân hàng là các kế hoạch, các định hướng phát triển, và các mục tiêu trong thời gian tới mà Hội đồng quản trị Ngân hàng đề ra. Trên cơ sở các định hướng đó, ban lãnh đạo Ngân hàng cùng các đơn vị, bộ phận đưa ra những dự kiến về nhu cầu nguồn nhân lực của mình trong tương lại. Khối Quản trị nhân lực sẽ căn cứ vào các báo cáo của các phòng, ban, các chi nhánh trên toàn hệ thống; căn cứ vào những đánh giá về nguồn nhân lực hiện có của Ngân hàng để đưa ra kế hoạch nguồn nhân lực trong thời gian tới
Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tai Ngân hàng thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực hiện tại qua nhiều tiêu như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuổi tác, thâm niên nghề nghiệp, cơ cấu giới tính để xem nó có những hạn chế, có những ưu điểm gì với tình hình phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới
Bước 2: Đưa ra các kế hoạch về nguồn nhân lực trong thời gian tới
Nhìn chung công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực đã được ngân hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank.DOC