Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Hà Nội

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế của NHTM 3

1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 3

1.1.2. Khái quát các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế 3

1.1.2.2. Phương thức Chuyển tiền 5

1.1.2.3. Phương thức Nhờ thu 6

1.1.2.4. Tín dụng chứng từ L/C 12

1.2. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM 19

1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 19

1.2.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng 20

1.2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá định tính 22

1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM 24

1.3.1. Nhân tố khách quan 24

1.3.2.Nhân tố chủ quan 30

1.3.4. Các nghiệp vụ ngân hàng khác có liên quan 32

1.3.5. Nhân tố từ phía khách hàng 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 34

2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Đông Hà Nội 34

2.1.1. Cơ cấu tổ chức 36

2.1.2. Hoạt động huy động vốn 41

2.1.3. Hoạt động sử dụng vốn 44

2.1.4. Kinh doanh ngoại tệ 46

2.1.5. Tình hình phát triển thẻ ATM 47

2.1.6. Kết quả kinh doanh 48

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 48

2.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2007 ảnh hưởng đến hoạt động TTQT 48

2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế năm 2007 tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội 48

2.2.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tê đánh giá qua các chỉ tiêu 48

2.4 Một số nhận xét về thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo& PTNT Đông Hà Nội. 48

2.4.1. Kết quả đạt được 48

2.4.2. Những hạn chế và tồn tại 48

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 48

3.1. Định hướng phát triển hoạt động của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 48

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông

Hà Nội 48

3.2.1. Mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và các hình thức

hỗ trợ 48

3.2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác TTQT 48

3.2.3. Xây dựng biểu phí hợp lý 48

3.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 48

3.2.5. Khẩn trương hoàn chỉnh bản chuẩn mực hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 48

3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật 48

3.3 Một số kiến nghị 48

KẾT LUẬN 48

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảy vào cuộc thì những sai lầm là điều khó tránh khỏi. Tình trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là tiềm lực kinh tế còn rất kém, chỉ dựa vào tài trợ của ngân hàng. Khi kinh doanh với đối tác nước ngoài bị thua lỗ thì hầu như đều ảnh hưởng trực tiếp tới khách hàng. Trong kinh doanh ngoại thương các doanh nghiệp Việt Nam tưởng rằng thanh toán bằng thư tín dụng là an toàn song trong thực tế đã chứng minh vì doanh nghiệp phải trả giá cho các điều kiện lập lờ trong hợp đồng ngoại thương cũng như trong L/C. Do vậy, ngân hàng khi thanh toán cũng gặp nhiều rủi ro. Một nguyên nhân nữa là khách hàng cố ý làm sai nguyên tắc. Khách hàng bao gồm cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu, vấn đề ở đây là đạo đức kinh doanh của khách hàng. Họ đã nắm được điểm yếu của thư tín dụng là việc thanh toán tách rời khỏi hàng hóa mà chỉ căn cứ vào chứng từ. Đối tác có thể tinh vi lập bộ chứng từ giả mà ngân hàng không thể phát hiện tính xác thực của nó. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NHNo&PTNT ĐÔNG HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về NHNo&PTNT Đông Hà Nội Là một chi nhánh cấp 1 trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Hà Nội được thành lập theo quyết định số 170/QĐ/ HĐQT-TCCB ngày 02/07/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh Đông Hà Nội được trực tiếp quản toà nhà 23B Quang Trung làm trụ sở hoạt động. sau thời gian cải tạo, sửa chữa, hiện toà nhà mới được đưa vào sử dụng với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại và có vị trí thuận lợi trên địa bàn Hà Nội. Đây là địa điểm rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Nhưng đây cũng là khu vực tập trung rất nhiều các Ngân hàng: Ngân hàng Công thương, Ngoại thương, BIDV, Nga – Việt.... là những đối thủ cạnh tranh của chi nhánh. Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Hà Nội mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2003 với nhiều khó khăn khi thành lập như: hạn chế về nhân lực và cơ sở vật chất. Nhờ xác định chiến lược kinh doanh phù hợp, hiện nay Chi nhánh đã bắt đầu ổn định và thương hiệu của Chi nhánh đã được nhiều khách hàng có uy tín trên địa bàn đầu tư tín dụng như công ty XNK Tổng hợp, công ty Kim khí Hà Nội, công ty thiết bị phụ tùng Hà Nội, Công ty XNK An Phú......và một số tổ chức tín dụng có nguồn vốn lớn như Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển, công ty cổ phần Bảo Hiểm Bưu điện, Bảo hiểm Prudential. Qua hơn 4 năm hoạt động, Chi nhánh Đông Hà Nội đã vận dụng tốt sự hỗ trợ của NHNo&PTNT VN và các tổ chức tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế cùng với khả năng nội lực của mình để thực hiện phát triển mạnh mẽ cả mạng lưới chi nhánh và các sản phẩm dịch vụ. Đến nay, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Đông Hà Nội bao gồm Hội sở, 3 phòng giao dịch và 2 chi nhánh cấp 2. Ba phòng giao dịch bao gồm phòng giao dịch Nguyễn Công Trứ ,phòng giao dịch Kim Mã và phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Chi nhánh cấp 2 bao gồm chi nhánh Bà Triệu và chi nhánh Lý Thường Kiệt. Trong quá trình hoạt động chi nhánh Đông Hà Nội luôn tuân thủ các chính sách, quy định của Nhà nước và các văn bản khác liên quan cũng như duy trì lề lối làm việc đảm bảo phát huy tối đa tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân để việc kinh doanh đạt hiệu quả cao. Ban lãnh đạo chi nhánh Đông Hà Nội đề ra và luôn cố gắng đảm bảo các nguyên tắc: Tuân thủ chặt chẽ chính sách, thể chế, chế độ, luật pháp của Nhà nước: thực thi nguyên tắc tập trung thống nhất trong toàn hệ thống; sử dụng có hiệu quả các đòn bẩy kinh tế, kết hơp với phân công, phân cấp, chế độ uỷ quyền, khuyến khích tính năng động sáng tạo, chủ động trong kinh doanh của mỗi CBCNV, các đơn vị trực thuộc. Trong công việc phải đảm bảo: rõ người- rõ trách nhiệm, trong xử sự phải đảm bảo: trung thực - có văn hoá, trong giao tiếp phải: văn minh - lịch sự, trong nội bộ phải: đoàn kết- kỷ cương, trong kinh doanh phải: nhiệt tình- tín nhiệm- hiệu quả. Song song với sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trong các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Đông Hà Nội, ban lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội luôn chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân lực vì ngân hàng luôn coi đây là yếu tố quyết định tới thành công của Chi nhánh Đông Hà Nội hôm nay và sự phát triển bền vững của chi nhánh trong tương lai. Tổng số cán bộ của chi nhánh tính đến thời điểm cuối năm 2007 tổng cộng có 113 người, tăng 9 người so với năm 2006.Bộ máy lãnh đạo đã được cơ cấu đủ, với 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. Cán bộ nhân viên Chi nhánh Đông Hà Nội đa số là cán bộ trẻ, khá năng động nhiệt tình với công việc, tuy nhiên do được điều chuyển từ nhiều đơn vị khác nhau và tuyển mới nên trình độ chuyên môn, nhận thức nghề nghiệp của cán bộ chưa đồng đều. Hiểu rõ tầm quan trọng về nhận thức của mỗi cá nhân trong tổ chức là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của Chi nhánh Đông Hà Nội nên công tác đào tạo nhận thức cũng như việc liên tục đào tạo nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng tác nghiệp dược Ban Lãnh đạo Chi nhánh Đông Hà Nội cùng toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên luôn cố gắng tạo môi trường làm việc văn minh, chuyên nghiệp, thân thiện để mỗi thành viên tự giác cống hiến hết khả năng giúp cho chi nhánh phát triển bền vững. 2.1.1. Cơ cấu tổ chức Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra là đầu tư phát triển kinh tế Nông nghiệp nông thôn và phát triển dịch vụ của ngân hàng đa năng, cơ cấu tổ chức của chi nhánh có đặc điểm như sau: Ban giám đốc: gồm Giám đốc và các Phó giám đốc Các phòng bao gồm: Phòng Nguồn vốn Phòng Tín dụng Phòng thanh toán quốc tế Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ Phòng vi tính 2.Các chi nhánh cấp 2 Các phòng giao dịch Với sơ đồ tổ chức được trình bày dưới đây Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của AGRIBANK Đông Hà Nội Giám đốc Các Phó Giám đốc P.kế toán, kiểm toán nội bộ P.kế toán ngân quỹ P. HC NS P. Ng. Vốn P. T T quốc tế P. tín dụng P. vi tính Chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch P.giao dịch : Mối liên hệ chỉ đạo trực tiếp Quyết định 907/QĐ-NHNoĐHN-HCNS cũng chỉ chức năng, nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các phòng ban, các bộ phận trực thuộc Chi nhánh Đông Hà Nội, cụ thể như sau: - Nhiệm vụ của phòng nguồn vốn- kế hoạch tổng hợp + Nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn, trung, dài hạn của chi nhánh + Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm; triển khai xây dựng kế hoạch quý; tổng hợp kiểm tra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. + Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, tiết kiệm. + Đề xuất, tổ chức, thực hiện công tác huy động vốn; phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh để đưa ra đề xuất kinh doanh hiệu quả hơn. - Nhiệm vụ của Phòng Tín dụng + Nghiên cứu thực hiện chiến lược, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi với khách hàng. + Tổ chức phân tích kinh tế, lựa chọn biện pháp tín dụng tối ưu; tìm kiếm khai thác, tiếp cận để phát triển khách hàng mới; thẩm định và đề xuất cho vay dự án. + Tiếp nhận, thực hiện chương trình dự án thuộc các nguồn vốn. + Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, theo dõi, đánh giá và đề xuất phương án khắc phục. - Nhiệm vụ của Phòng Thẩm định + Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; tham mưu trong việc lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. + Thẩm định và đề xuất các khoản vay. +Chấp hành các quy định về công tác thẩm định trong chi nhánh. - Nhiệm vụ của Phòng Thanh toán quốc tế + Xây dựng kế hoạch kinh doanh đối ngoại trước ngày 15/11 của năm; triển khai xây dựng kế hoạch quý; tổng kết công tác đối ngoại, phân tích hiệu quả, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đối ngoại. + Tham mưu xây dựng biểu phí dịch vụ kinh doanh đối ngoại hợp lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng và cạnh tranh được với các TCTD khác. + Đảm nhận dịch vụ thanh toán quốc tế theo yêu cầu của khách hàng; tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ theo đúng quy chế của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. + Làm dịch vụ ngoại tệ và thanh toán khác mà Nhà nước, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam cho phép; cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm bảo thanh toán theo yêu cầu của khách hàng và đảm bảo trạng thái ngoại tệ. - Nhiệm vụ của Phòng Kế toán- Ngân quỹ + Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định; xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính của chi nhánh. + Quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu + Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước; chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tiền mặt theo quy định + Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu, tổ chức thu chi tiền mặt - Nhiệm vụ của phòng Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ + Kiểm tra công tác quản lý và điều hành theo quy định + Kiểm tra nhằm mục đích đảm bảo quy trình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh theo quy định + Giám sát việc chấp hành các quy định, kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế - tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán. + Đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả năng đảm bảo an toàn; đọc lập đánh giá kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán - Nhiệm vụ của Phòng Hành chính - Nhân sự + Dự thảo quy ché, quy định, nội quy quản lý lao động, tài sản, phòng cháy chữa cháy và các quy định đảm bảo an ninh , trật tự, nội quy cơ quan + Theo dõi, quản lý mạng lưới chi nhánh; đề xuất viẹc mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới + Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương theo quy chế; thực hiện công tác quản lý cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo + Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ; tham mưu và làm đầu mối công tác tổ chức ; ký hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo quy định - Nhiệm vụ của tổ vi tính + Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động trên hệ thống mạng vi tính + Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh. + Chấp hành chế độ báo cáo thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. + Làm dịch vụ tin học - Tuân thủ và thực hiện những nhiệm vụ, chức năng trong quyết định thành lập, AGRIBANK Đông Hà Nội-một ngân hàng thương mại đa năng tiến hành các hoạt động nhằm phục vụ khách hàng trong nước và nước ngoài. cụ thể là các nghiệp vụ sau: + Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có hỳ hạn + Tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ từ mọi tổ chức và cá nhân + Phát hành chứng chỉ tiền gửi: Trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu bằng nội ngoại tệ. + Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế. +Chiết khấu các giấy tờ có giá + Cho vay tài trợ theo chương trình, dự án và kế hoạch của Chính phủ + Thực hiện bảo lãnh quốc tế thông qua hệ thống NH đại lý + Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước thông qua mạng vi tính và mạng SWIFT + Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: mua bán, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối; cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản, quản lý các giầy tờ có giá và các tài sản quý giá cho khách hàng, dịch vụ thu chi tiền mặt… Được thành lập từ tháng 7 năm 2003 có trụ sở tại 23b Quang Trung-Hoàn Kiếm- Hà Nội, nơi trung tâm kinh tế- văn hoá- chính trị của cả nước. Những biến động phức tạp về KT- XH năm 2007 đã tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, tập thể Ban lãnh đạo và CBNV, Chi nhánh đã đoàn kết một lòng, nỗ lực cố gắng hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Kết quả kinh doanh cụ thể như sau 2.1.2. Hoạt động huy động vốn Mạng lưới hoạt động của ngân hàng không ngừng được mở rộng, chất lượng hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao nhờ hệ thống công nghệ mới, hệ thống cán bộ nhân viên được đào tạo liên tục, trình độ chuyên môn cao. Nhờ đó, hoạt động huy động vốn được nâng cao về số lượng và chất lượng. Bảng 2.1.Tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Đông HN từ 2004- 2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 +/- 2007 +/- Tổng nguồn vốn 1681 2.346 665 3.578 1.232 - Nội tệ 1450 2.144 694 3.348 1.204 - Ngoại tệ 231 202 -29 230 28 1.Phân theo thời gian Không kỳ hạn 219 209 -10 322 113 Có kỳ hạn <12tháng 1105 670 -435 427 -243 Có kỳ hạn>12tháng 357 1.467 1110 2.829 1362 2. Phân theo TP kinh tế TCTD 516 640 124 617 -23 TCKT 989 1057 86 2280 1205 Dân cư 176 631 455 681 50 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội) Mặc dù tình hình thị trường năm 2007 diễn biến phức tạp, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác huy động vốn năm 2007 của Chi nhánh cũng đã đạt được kết quả tốt. Tổng nguồn vốn năm 2006 là 2346 tỷ đồng, tăng 665 tỷ đồng so với năm 2005. Đến năm 2007, tổng nguồn vốn đạt 3.578 tỷ đồng tăng 1.232 tỷ đồng và tăng trưởng 53% so với năm 2006 , hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao 30%. Cơ cấu nguồn vốn chuyển biến tích cực, đặc biệt nguồn vốn trên 24 tháng chiếm tỷ trọng lớn và nguồn vốn mang tính ổn định cao trong cơ cấu nguồn vốn. Tiền gửi dân cư năm 2007 tăng khá so với năm 2006, tuy vậy tốc độ tăng trưởng không cao so với các thành phần khác, đây cũng là khó khăn chung của các Ngân hàng trên địa bàn trong công tác huy động vốn từ dân cư. Ngoài Hội sở chi nhánh , công tác huy động vốn của các đơn vị trực của chi nhánh trực thuộc cũng đạt được những thắng lợi lớn với nguồn vốn tăng trưởng gấp ít nhất là 2 lần so với cùng kỳ năm 2006. Biểu đồ 2.1 : Tổng nguồn vốn huy động từ 2005-2007 Tổng nguồn huy động tại chi nhánh liên tục tăng trong những năm qua, từ con số trong năm 2005 là 1681 tỷ đồng, vốn huy động của ngân hàng đã tăng 2,13 lần, đạt 3578 tỷ đồng năm 2007. Để có nguồn vốn tăng trưởng cao như vậy qua các năm, chi nhánh đã rất nỗ lực, và áp dụng nhiều biện pháp, như đa dạng các thể thức tiết kiệm (tiết kiệm bậc thanh luỹ tiến theo số tiền gửi, theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng...), tăng cường quảng cáo, tiếp thị... Chi nhánh còn đưa ra được mức lãi suất khá cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng. Mặt khác, công tác phát triển khách hàng được đặc biệt quan tâm. Từ người dân đến gửi tiền tiết kiệm cho đến các khách hàng lớn là các tổ chức đều được chăm sóc chu đáo. 2.1.3. Hoạt động sử dụng vốn Mỗi ngân hàng có nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn, nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, nền tảng cho sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Do đó, khi nghiên cứu hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Đông Hà Nội, chúng ta chủ yếu đi sâu vào tổng dư nợ và chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Bảng 2.2. Tổng dư nợ qua các năm 2005-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 833 1021 1300 Nội tệ 732 883 1162 Ngoại tệ 101 138 138 1. Phân theo thời gian Ngắn hạn 490 551 769 Trung hạn 343 323 297 Dài hạn 110 147 234 2. Phân theo TP kinh tế DNNN 158 171 212 DNQD 617 796 958 Hộ, cá thể 58 54 130 3. Nợ quá hạn 25,8 303,1 453 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội) Tổng dư nợ: 1329,9 tỷ đồng ( tính cả 29.9 tỷ đồng cho Nh Chính sách vay và 100 tỷ cho UTĐT vay ). Trong đó dư nợ thông thường là 1162 tỷ năm 2007 tăng 279 tỷ và chủ yếu tăng ở dư nợ nội tệ, ( tăng 27%) so với năm 2006, đạt 105% kế hoạch năm. Nhìn chung công tác tín dụng năm qua đã thu được nhiều kết quả với sự tăng trưởng cao, đạt tốc độ 27% và hoàn thành kế hoạch năm. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn đạt 41%. Chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó chi nhánh chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiên quyết chỉ cho vay các dự án có hiệu quả đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong điều kiện khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, chi nhánh đã thực hiện không cho vay các dự án, các phương án không khả thi. Vấn đề nợ xấu được giải quyết rất mạnh mẽ ( trong tháng 12 chi nhánh đã thực hiện thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 5,3 tỷ đồng ) Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ qua các năm 2005-2007 Cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống, dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tổng dư nợ năm 2007 tăng gấp 1,56 lần so với năm 2005. Dư nợ tăng trưởng khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước: Năm 2006 tăng 188 tỷ đồng so với năm 2005 tức là tăng 19% , hoàn thành vượt kế hoạch 4%, năm 2006 tăng 22.57% , năm 2007 tăng 27,33% và hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch được giao. Nhìn chung, công tác tín dụng các năm qua của chi nhánh đã thu được nhiều kết quả với sự tăng trưởng cao, đạt tốc độ trung bình 23% và hoàn thành kế hoạch được giao. Để có được kết quả đó, chi nhánh đã có định hướng rõ ràng trong đầu tư tín dụng, có chính sách đầu tư đúng hướng, theo đó chi nhánh chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kiên quyết chi cho vay các dự án có hiệu quả. 2.1.4. Kinh doanh ngoại tệ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng không những mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua chênh lệch giữa giá mua và giá bán mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT. Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh ngoại tệ Đơn vị: ngàn USD Chỉ tiêu V4 Số dư đầu kỳ 2006 Thực hiện 2007 Doanh số mua ngoại tệ từ TSC 27.208 53.848 Dsố mua ngoại tệ từ TCTD 1.376 182 Dsố mua từ TCKT,cá nhân 5.423 11.625 Doanh số mua từ đại lý thu đổi 192 341 Doanh số bán cho TCKT 33.136 48.473 Tổng doanh số mua, bán 67.335 114.469 Chênh lệch kinh doanh ngoại tệ (1000đ) 1.270.880 650.328 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội) Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ năm 2007 cũng đạt được kết quả tốt, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Doanh số mua bán tăng gần 100%. Mạng lưới KDNT được mở rộng, đến nay đã có 4 đại lý là vệ tinh thu đổi ngoại tệ cho chi nhánh. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch giá khá cao giữa NH và thị trường nên lượng mua từ các thành phần khác còn thấp, chủ yếu vẫn do trụ sở chính cung ứng 2.1.5. Tình hình phát triển thẻ ATM Năm 2006, Chi nhánh mở rộng thêm dịch vụ phát hành thẻ ATM phục vụ khách hàng. Hoạt động này không chỉ làm tăng doanh thu cho Chi nhánh mà còn tăng uy tín cũng như hình ảnh của Ngân hàng với khách hàng, tạo sự phát triển bền vững. Bảng 2.4. Tình hình phát triển thẻ ATM Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Thực hiện 2007 1. Số dư bình quân 1 TK thẻ 1.27 - Hội sở 1.2 1.46 - Bà triệu 0.3 0.4 - chi nhánh Lý T.Kiệt 0.4 2.Số lượng thẻ phát hành 1674 4560 -Bà Triệu 430 839 -Hội sở<Kiệt 1244 3695 -Lý Thường Kiệt (sau chuyển đổi IPCAS) 26 3.Số đơn vị trả lương qua thẻ 5 11 (Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh 2005-2007 tại NHNo&PTNT Đông Hà Nội) Mặc dù mới đi vào hoạt động được 1 năm, nhưng nghiệp vụ thẻ của chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan. Số khách hàng là cơ quan, và cá nhân tăng cao. Đặc biệt là lượng khách hàng là cán bộ hưu trí ở các phường trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm chiếm chủ yếu. Tính đến cuối năm 2007 chi nhánh đã lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động 7 máy ATM, phát hành được 4.560 thẻ với tổng số dư bình quân là 5.200 triệu đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 200 triệu đồng và là đơn vị phát hành được nhiều thẻ hưu trí nhất trên địa bàn Hà Nội. Nhìn chung, kết quả hoạt động của mảng dịch vụ trên với doanh số và lợi nhuận tuy chưa cao nhưng đã góp phần vào thành công chung, làm tăng tính đa dạng của các sản phẩm ngân hàng và mở ra một hướng phát triển mang tính bền vững. 2.1.6. Kết quả kinh doanh Với sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh, tổng doanh thu của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Kết quả cụ thể như sau Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh các năm 2005-2007 Đơn vị:Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 180,9 251,2 399,6 Tổng chi phí 160,5 229 376,3 Chênh lệch thu chi 20,4 22,2 23,3 Tăng so với năm trước 167,36% 38,83% 59,1% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005-2007 tại NHNo&PTNT Đông HN) Tình hình tài chính năm 2007 đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, quỹ thu nhập đạt kế hoạch 120% , tỷ lệ trích rủi ro đạt 100% kế hoạch TW giao. Quyền lợi của người lao động luôn được đảm bảo. Hệ số lương đạt khá. Tỷ lệ thu ngoài tín dụng : 8,71% (năm 2006 là 4,63%). Lãi suất bình quân đầu vào: 0,75%, đầu ra 1,05%. Chênh lệch 0,3%. Về công tác thanh toán và ngân quỹ với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, quá trình thanh toán đã được hiện đại hoá và thực hiện nhanh chóng. Bộ phận giao dịch đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Khả năng tác nghiệp của cán bộ giao dịch được nâng lên một bước rõ rệt. Công tác kho quỹ luôn đảm bảo thực hiện đúng các quy định về định mức tồn quỹ, an toàn, không xảy ra mất mát, sai sót. Sự trung thực của cán bộ kiểm ngân được khách hàng ghi nhận. Tất cả tiền thừa, trong đó có nhiều món lớn đều được trả lại cho khách hàng. Biểu đồ 2.3. Chênh lệch thu chi của NHNo&PTNT Đông HN Với sự cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn chi nhánh, tổng doanh thu qua các năm đã có sự tăng trưởng vượt bậc từ 180,9 tỷ đồng năm 2005 lên 399,6 tỷ đồng năm 2007, cao gấp 2,21 lần . Nguồn thu không ngừng tăng qua các năm là một tín hiệu đáng mừng đối với toàn chi nhánh. Trong cơ cấu tổng doanh thu hàng năm, chiếm tỷ trọng cao nhất và không ngừng tăng về quy mô là nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2005 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 95% tổng thu, năm 2007 chiếm 97,7% tổng thu. Thu từ hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ do trong các năm đầu điều kiện về địa điểm chưa ổn định, công nghệ đang trong giai đoạn đầu tư nên gây nhiều hạn chế. Kết quả trên cho thấy hoạt động dịch vụ của chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, cần được quan tâm chú ý trong các năm tới. Quy mô tổng chi cũng gia tăng qua từng năm, thể hiện các khoản chi phí mà ngân hàng phải thanh toán cho khách hàng cũng như các khoản chi để duy trì hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trong cơ cấu tổng chi, chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản chi trả lãi cho khách hàng: Năm 2005 là 134,1 tỷ đồng chiếm 83,55% tổng chi, năm 2006 là 194,8 tỷ đồng chiếm 85% tổng chi, năm 2007 là 321,3 tỷ đồng chiếm 85,4% tổng chi. Điều này cho thấy chi nhánh rất quan tâm tới công tác huy động vốn để làm cơ sở mở rộng cho các hoạt động cho vay và đầu tư. Cũng trong cơ cấu tổng chi, các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản , thuê địa điểm và mua sắm trang thiết bị chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngân hàng trong hệ thống, đặc biệt trong 2 năm đầu. Nguyên nhân do chi nhánh mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu, mà quy mô kinh doanh ngày được mở rộng làm tăng các khoản chi. Thực hiện theo chủ trương từng bước hiện đại hoá ngân hàng, chắc chắn trong thời gian tới chi nhánh sẽ chú trọng đầu tư hơn. Chênh lệch thu chi của ngân hàng tăng dần qua các năm thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đạt mức cao nhất 23,3 tỷ đồng trong năm 2007. Tuy mới thành lập chưa lâu và còn có nhiều hạn chế nhưng đã có những thành tích bước đầu khả quan, đóng góp vào thành công chung của cả Chi nhánh. 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Đông Hà Nội 2.2.1. Bối cảnh kinh tế xã hội năm 2007 ảnh hưởng đến hoạt động TTQT Năm 2007, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Trong khi lãi suất cơ bản đồng VND do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn được duy trì ở mức 8,25%/năm (từ cuối năm 2005), hàng loạt các ngân hàng trung ương các nước khác đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. - Tình hình thế giới: Về đồng Đôla Mỹ: Nửa đầu năm 2007, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định vẫn duy trì lãi suất cơ bản của đồng USD ở mức 5,25%/năm do đà tăng trưởng kinh tế Mỹ đang chậm lại và trước sức ép lạm phát có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, để làm giảm bớt e ngại về tín dụng gây ra sụt giảm kinh tế của nước Mỹ, đến đầu tháng 9/2007 FED đã quyết định cắt giảm 0.5% lãi suất cơ bản đồng đôla Mỹ xuống còn 4,5%/năm. Đến cuối năm, một lần nữa FED lại quyết định cắt giảm thêm 0,25% lãi suất cơ bản của mình. Đây là lần thứ 3 trong vòng 3 tháng, FED đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 5,25% xuống 4,25%/năm. Với sự thay đổi này của FED sẽ giúp nền kinh tế Mỹ tránh được một cuộc suy thoái và sẽ tăng trưởng với mức độ vừa phải vào thời gian tới. Theo dự đoán của giới tài chính, Fed có thể tiếp tục hạ lãi suất đồng đôla Mỹ vào quý tới. Có thể thấy, đồng đôla Mỹ trong năm nay liên tục mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác. Về đồng Nhân dân tệ: Trong tháng 3 NHTW Trung Quốc đã quyết định tăng lãi suất cơ bản đồng tiền của mình với mức lãi suất tiền gửi 2,79%/năm, lãi suất tiền vay 6,39%/năm. Trung Quốc sẽ tăng đồng tiền của mình theo đúng lộ trình đã định, chứ không chịu sức ép của bất cứ giới tài chính cũng như các quốc gia nào kể cả Mỹ và Nhật. Về đồng tiền chung châu Âu: , đầu tháng 6 NHTW châu Âu (ECB) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên 4% nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm phát có thể xảy ra do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực sử dụng đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33199.doc
Tài liệu liên quan