Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 3

1.1 Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế: 3

1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế 3

1.1.1.1 Cơ sở hình thành thanh toán quốc tế 3

1.1.1.2 Khái niệm thanh toán quốc tế: 4

1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế: 6

1.1.2.1 Thanh toán quốc tế với nền kinh tế: 6

1.1.2.2 Ngân hàng thương mại với thanh toán quốc tế 7

1.1.3 Các phương thức chủ yếu trong thanh toán quốc tế: 8

1.1.3.1 Phương thức ghi sổ (Open account) 8

1.1.3.2 Phương thức chuyển tiền (Remittance) 9

1.1.3.3 Phương thức thanh toán nhờ thu: 11

1.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 12

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của tín dụng chứng từ 12

1.2.1.1 Khái niệm của tín dụng chứng từ: 12

1.2.1.2 Đặc điểm của giao dịch L/C 13

1.2.2 Những nội dung của L/C 16

1.2.3 Các bên tham gia 20

1.2.3.1 Người yêu cầu, Người mở, Người xin mở (applicant): 20

1.2.3.2 Người thụ hưởng, Người hưởng, Người hưởng lợi (beneficiary): 21

1.2.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng thư chứng từ 22

1.2.5 Các loại thư tín dụng thương mại 24

1.2.4.1 L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) 24

1.2.4.2 L/C giáp lưng 25

1.2.4.3 L/C tuần hoàn: 26

1.2.4.4 L/C dự phòng (Standby L/C) 27

1.2.4.5 L/C đối ứng (Recoprocal L/C) 28

1.2.4.6 L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) 28

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng thư chứng từ 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG THƯ CHỨNG TỪ 34

2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 34

2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: 35

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 35

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu trong 3 năm gần đây của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm 42

2.2 THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM: 52

2.2.1 Những thành tựu đã đạt được 52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 61

3.1 Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm: 61

3.1.1 Định hướng chung: 61

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế 62

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán thư tín dụng tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm: 63

3.2.1 Mở rộng và thu hút khách hàng: 63

3.2.2 Quan tâm đến phát triển dịch vụ hỗ trợ khách hàng: 66

3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/ 67

3.2.4 Quản lý chặt chẽ và ngày càng hoàn thiện quy trình kiểm tra, kiểm soát L/C: 69

3.2.5 Mở rộng mối quan hệ với ngân hàng đại lý trên thế giới: 69

3.2.6 Xây dựng mức ký quỹ cho từng đối tượng khách hàng 70

3.2.7 Một số giải pháp khác 71

3.3 Một số kiến nghị: 72

3.3.1Kiến nghị với chính phủ 72

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam: 72

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam 73

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vị giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. Một L/C như vậy được gọi là L/C dự phòng. 1..2.4.5 L/C đối ứng (Recoprocal L/C) - L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. - Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”; và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “ L/C này đối ứng với L/C số…mở ngày…tại ngân hàng…” - Trường hợp sử dụng và đặc điểm: + Nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai nước khác nhau + Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng. + Bảo đảm quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng quy định nên có người đặt hàng tiêu thụ + Trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại - Người mở L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại 1.2.4.6 L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) trước đó) NHPH sẽ (Là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở. Điều cần hiểu là tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặchoặc đã) trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc hoàn trả) cho NHTB. - Gọi là L/C điều khoản đỏ vì trước đây được in bằng mực đỏ để tăng sự chú ý. - Từ “Red Clause” được dùng nhiều bởi nhiều thuật ngữ khác nhau như: “Advance Clause” (Điều khoản ứng trước), hoặc “Special Clause” (điều khoản đặc biệt). Theo đó, người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay khi L/C được mở. Với “Điều khoản đỏ”, NHPH cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từ, thông thường là: - Hối phiếu của số tiền ứng trước, - Hóa đơn - Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng. Rất nhiều trường hợp người mở chỉ ứng trước tiền hàng cho người hưởng dưới sự bảo lãnh của ngân hàng người hưởng (Advance Guarantee). Như vậy, người hưởng sẽ thương lượng với ngân hàng mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ. Hiện nay, Red Clause đã được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu khá rộng rãi, nhấ là đối với hàng hóa nông sản, lâm, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa, gạo, hạt điều, lông cừu và một số hàng khác. Nhằm ổn định thị trường và nắm chắc nguồn hàng, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể ký hợp đồng thương mại từ hai ba tháng trước vụ thu hoạch, hoặc có khi sớm hơn. Trong nội dung hợp đồng thương mại đã quy định rõ số lượng hàng hóa, giá cả, thời gian và điều kiện giao hàng …, nhà nhập khẩu ký với ngân hàng phục vụ mình một hợp đồng quy định rõ các điều kiện mà thoe đó ngân hàng bên mua sẽ mơ một L/C có điều khoản đỏ (sở dĩ gọi như vậy là vì điều khoản này thường được in bằng màu đỏ), phù hợp với hợp đồng thương mại do bên mua và bên bán đã ký kết. Ngân hàng bên mua thường yêu cầu người mua sử dụng một hạn mức tín dụng (credit line) để mở Red Clause L/C tùy thuộc vào quan hệ tin cậy giữa hai bên. Với Red Clause, bên bán được nhận một số tiền trước khi giao hàng (có thể bằng 10%, 20%, … ) tùy hai bên thỏa thuận để sử dụng vào việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, giảm được khó khăn về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định. Đó là ưu điểm của Red Clause đối với bên bán Về bên mua, theo Red Clause, họ phải mở L/C tương đối sớm trước giao hàng, phải chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước, nhưng đáp lại họ được bù đắp bằng giá hàng thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập khẩu ngay cả khi giá cả quốc tế đột biến. Về phía ngân hàng: Khi mở Red Clause L/C, các ngân hàng thường áp dụng số tiền ứng trước bằng một trong hai cách sau đây: a/ Ngân hàng mở Red Clause L/C tự mình cấp tiền ứng trước khi nhận được lệnh đòi tiền ứng trước từ người bán, trong đó ngân hàng bên bán xác nhận rằng hối phiếu đòi tiền ứng trước và các điều kiện liên quan của L/C đã phù hợp. “Upon receipt of Red Clause L/c, beneficiary may draw draft on us (issuing bank) payable at sight for … % of L/C value being advance payment to be paid to the beneficiary before shipment. Such draft amount is only paid by us against beneficiary’s letter of guarantee of undertaking that shipment is to be effected as specified in the L/C and í to be recovered by deducting from the seller’s invoice accompanied by all the shipping documents presented for negotiation” b/ NHPH ủy quyền ngân hàng bên bán (NHTB hay NHCK) cấp tiền ứng trước theo điều khoản đỏ đã quy định. Sau đó số tiền ứng trước và tiền lãi suất sẽ được trả bởi NHPH hoặc sẽ khấu trừ vào hóa đơn tiền hàng của bên bán. “Upon receipt of Red Clause L/c, beneficiary may draw draft on advising/negotiating bank who are duly authorized by us to be done so payable at sight for …% of L/C …” Việc NHTB ứng tiền theo L/C điều khoản đỏ, thì đây chính là khoản cho vay tương ứng tiền hàng xuất khẩu mà các NHTM vẫn làm, tuy nhiên, ứng trước theo L/C điều khoản đỏ có thêm sự đảm bảo hoàn trả từ NHPH nếu người bán vi phạm hợp đồng. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng thư chứng từ Nhân tố chủ quan: * Các quy định và chính sách của ngân hàng đối với nghiệp vụ thanh toán: Bất kỳ một tổ chức tín dụng nào cũng có những quy định và chính sách cụ thể nhằm hướng dẫn và thực hiện để cụ thể hóa những quy trình các nghiệp vụ nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng. Ở mỗi ngân hàng, những chính sách này có những điểm tương đồng về bản chất và không tương đồng tùy thuộc vào tính chất và thực trạng của từng ngân hàng, tuy nhiên, những quy định và chính sách này phải đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, linh hoạt để ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Một quy trình nếu có quá nhiều khâu kiểm tra giám sát sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc thực hiện, làm giảm tốc độ thanh toán ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng và có thể mất đi những khách hàng truyền thống và kém hấp dẫn với những khách hàng mới. Ngược lại một quy trình sơ sài sẽ ẩn chứa rủi ro khá lớn vì không được kiểm tra một cách cẩn thận. Nhưng trên thực tế, có những trường hợp phát sinh khó giải quyết và không có cụ thể trong chính sách, do đó, khi xây dựng những chính sách quy định cần phải linh hoạt để cả ngân hàng và khách hàng có thể chủ động trong từng nghiệp vụ, đẩy nhanh quá trình thanh toán. * Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên khách hàng: Nhân viên là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và là nhân tố tác động rất lớn tới thời gian cũng như hiệu quả thanh toán. Đối với nhân viên thanh toán xuất nhập khẩu và đặc biệt là trong việc thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng chứng từ, ngân hàng phải có một đội ngũ nhân viên lành nghề và hiểu biết để có thể tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng. Sự hiểu biết của nhân viên là hoàn toàn cần thiết, không chỉ thành thạo về những quy trình thanh toán mà còn phải có một vốn hiểu biết về phong tục tập quán kinh doanh, về những ngành nghề kinh doanh để hướng dẫn khách hàng, tư vấn cho khách hàng và giải đáp những vướng mắc của khách hàng. Ví dụ, với cùng một mặt hàng nhưng tại nước A giá cả tính cả thuế suất thuế xuất khẩu nhỏ hơn tại nước B trong khi khách hàng lại có ý định ký hợp đồng ngoại thương với nước B, ngân hàng có thể giúp khách hàng mua được đơn hàng với giá rẻ hơn với chất lượng tương đương. * Công nghệ ngân hàng: Ngân hàng ra đời từ rất xa xưa và phát triển cùng với nó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngân hàng là một ngành đặc biệt trong nền kinh tế vì nó giúp cho mọi hoạt động thanh toán trở nên dễ dàng hơn và giảm thiểu được những rủi ro cho cả người mua và người bán. Sự phức tạp trong việc thực hiện các hợp đồng ngày nay cũng xuất hiện nhiều hơn, nếu như ngân hàng chỉ thực hiện những hoạt động của mình với một trang thiết bị thủ công hay lạc hậu thì sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống thanh toán, làm đình trệ hoặc mất thời gian lâu để thực hiện những quy trình trong nghiệp vụ, khó có khả năng cạnh tranh với những ngân hàng khác, mất đi những khách hàng truyền thống, kém hấp dẫn với những khách hàng mới. Do đó, ngân hàng phải được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc đề phù hợp với sự tiến bộ của nhân loại ngày nay, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thanh toán dặc biệt là thanh toán quốc tế. Riêng đối với thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng, với tính chất và đặc thù riêng của mình, việc áp dụng công nghệ cao là hoàn toàn cần thiết để giảm thiểu được những sai sót, đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc so với thao tác thủ công gây ra. Nhân tố khách quan: * Những nhân tố tác động từ phía khách hàng: Trong thanh toán quốc tế, những nhà xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Năng lực kinh doanh quyết định năng lực tài chính và uy tín của khách hàng. Nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng nhưng cố ý không hoàn lại tiền cho ngân hàng, khách hàng bị phá sản sau khi ngân hàng mở L/C và đồng ý trả tiền cho đối tác. Đối với những khách hàng ký quỹ nhỏ hơn 100% luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định tới ngân hàng… * Nhân tố thuộc về ngân hàng đại lý: Ngân hàng thực hiện giao dịch, thanh toán qua ngân hàng đại lý đã giảm được thời gian cũng như chi phí so với việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng trung gian. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một ngân hàng đại lý nào cũng như nhau, ngân hàng nên chọn những ngân hàng đại lý có uy tín lớn trên thị trường tiền tệ, tài chính đề giảm thiểu được những rủi ro về khả năng mất thanh toán của ngân hàng này. * Hệ thống pháp luật các nước: Các quốc gia khác nhau có những tập tục kinh doanh và buôn bán khác nhau, do đó những quan hệ thương mại trong nước cũng như nước ngoài cũng khác nhau và vì lý do này có thể xảy ra những mâu thuẫn nhất định giữa các nước. Khi xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết vì sẽ không thể áp đặt luật của một nước vào nước khác. Trong từng điều kiện cụ thể của từng nước cụ thể, những chính sách xuất nhập khẩu luôn luôn biến động về hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế suất nhập khẩu của các hoàng hóa khi cả hai bên đã ký hợp đồng. Khi đó, sẽ tạo ra những bất lợi cho nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu và từ đó ảnh hưởng tới quy trình thanh toán. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG THƯ CHỨNG TỪ 2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: Trước những năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn là hệ thống ngân hàng một cấp, ngân hàng vừa là ngân hàng nhà nước vừa là ngân hàng thương mại, có nghĩa là vừa làm công tác quản lý, điều tiết, vừa làm nhiệm vụ kinh doanh. Nhận thấy sự không hiệu quả trong hoạt động của mô hình nàym Nhà nước đã ban hành hai pháp lệnh Ngân hàng năm 1990, cho phép cuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng công thương Việt Nam đã được tách ra khỏi ngân hàng nhà nước và thành lập vào ngày 14/11/1990. Ngày 8/2/1991, 69 chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập. ngày 27/3/1993, 77 chi nhánh trên cả nước đã được thành lập và thành lập lại, trong đó có chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm. Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm là một chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam có trụ sở tại 37 Hàng Bồ - Hoàn Kiếm – Hà Nội. Chi nhánh nằm tại trung tâm của quận Hoàn Kiếm – một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của Hà Nội. Tại đây có mật độ dân cư đông đúc với thu nhập bình quân đầu người cao, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, các hộ kinh doanh cá thể, đây là nơi có lượng khách du lịch quốc tế lớn. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Ngân hàng , bên cạnh đó cũng là những khó khăn do môi trường hoạt động kinh doanh và tính cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang đổi mới và từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới như hiện nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngân hàng đã từng bước khắc phục được những khó khăn khách quan và chủ quan, từng bước tạo lập uy tín đối với khách hàng, khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong toàn hệ thống. với những thành công đã đạt được trong thời gian qua, ngân hàng công thương Hoàn Kiếm sẽ không ngừng tăng trưởng và phát triển để trở thành chi nhánh lớn mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng công thương nói riêng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và các hoạt động của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm: Tháng 1/2004, chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm thực hiện quyết định số 154/QĐ – HĐQT – NHCT1 của hội đồng quản trị ngân hàng công thương Việt Nam ban hành ngày 20/10/2003 về việc chuyển mới mô hình tổ chức của chi nhánh Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm theo dự án hiện đại hóa Ngân hàng công thương. Theo đó ngân hàng công thương Hoàn Kiếm cơ cấu lại mô hình tổ chức với 11 phòng ban trực thuộc ban giám đốc và các phòng giao dịch, các quỹ tiết kiệm và các điểm giao dịch Đến ngày 1/5/2005, Ngân hàng công thương Việt Nam ra quyết định số 106 chuyển phòng kiểm tra nội bộ chi nhánh về trực thuộc bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ của NHCT Việt Nam. Ngày 06/04/2006, Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam bam hành quyết định số 704/QĐ – NHCT1 về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT. Theo quyết định này thì giám đốc chi nhánh sẽ cụ thể hóa chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban tại chi nhánh căn cứ theo các quy định mới về chức năng nhiệm vụ của NHCT VN bao gồm 11 phòng ban chính. Các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch tại chi nhánh thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy chế tổ chức và hoạt động riêng. Hiện nay, Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có 11 phòng ban chính tại chi nhánh và 1 phòng giao dịch Đồng Xuân, 13 quỹ tiết kiệm, 2 điểm giao dịch nằm rải rác trên địa bàn quận với trên 250 cán bộ, trên tổng số 12000 cán bộ của toàn bộ hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Trong đó hầu hết là các cán bộ đã được đào tạo ở trình độ đại học và cao đẳng chuyên ngành ngân hàng. Ta có thể thấy cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm qua sơ đồ sau SƠ ĐỒ SỐ 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CÁC PHÒNG BAN CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM Ban Giám Đốc Khối kinh doanh Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối hỗ trợ PGD Đồng Xuân Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán giao dịch Phòng tổng hợp Phòng giao dịch Hồ Gươm Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ Phòng quản lý nợ có vấn đề Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng khách hàng cá nhân Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng thông tin điện toán Chức năng của các phòng ban: Giám đốc và ban điều hành: Bao quát và đề ra các quyết định đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước, có trách nhiệm chi tiết hóa các văn bản chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước, thực hiện các văn bản đó phù hợp với tính hình kinh tế. Phòng khách hàng số 1 (Phòng khách hàng và doanh nghiệp lớn) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. Phòng khách hàng số 2 (Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ) Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phòng khách hàng cá nhân: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khái thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. Phòng quản lý rủi ro: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ cvacs hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. Phòng quản lý nợ có vấn đề: Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ : cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu), quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thông giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHCT Việt Nam. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN. Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT VN, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. Phòng tổ chức – hành chính Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toàn chi nhánh. Phòng thông tin điện toán: Thực hiện các công tác quản lý duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. Phòng tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh, dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hạt động hàng năm của chi nhánh. Phòng giao dịch Đồng Xuân và các quỹ tiết kiệm giao dịch: Làm nhiệm vụ chuyển và chi trả tiền cá nhân, mở tài khoản, nhận tiền gửi, cho vay cá nhân và làm các dịch vụ liên quan khác. Các hoạt động của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm: Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế v à dân cư.Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tài trợ xuất nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; cho vay tài trợ, ủy thác và các hiệp định tín dụng khung; thấu chi, cho vay tiêu dùng; hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức và định chế tài chính trong nước và quốc tế, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước … Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. Thanh toán và Tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; nhờ thu xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union; thanh toán ủy nhiệm chi, séc; chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, ATM; chi trả kiều hối … Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…); mua bán các chứng từ có giá; thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ; cho thuê két sắt, cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng sáng chế … Thẻ và ngân hàng điện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTERCARD…), dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt; Internet Banking, SMS Banking,.. Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; tư vấn đầu tư và tài chính, cho thuê tài chính; môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, phát triển kênh phân phối, … 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu trong 3 năm gần đây của ngân hàng công thương Hoàn Kiếm: Sau đây một số chỉ tiêu kinh doanh của 3 năm gần đây nhất của chi nhánh công thương Hoàn Kiếm Bảng biểu 2.1: Chỉ tiêu kinh doanh của 3 năm 2006 - 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị 31.12.2006 31.12.2007 31.12.2008 I Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 5.243 5.143 5.035 VND Tỷ đồng 4.766 4.719 4.737 Ngoại tệ(quy đổi) Tỷ đồng 477 424 298 II Cơ cấu nguồn vốn Tỷ đồng 5.243 5.143 5.500 Tiền gửi DN Tỷ đồng 4.069 4.172 4.300 Tiền gửi dân cư Tỷ đồng 1.174 971 1.200 III Tổng dư nợ và đầu tư Tỷ đồng 1.205 1.103 1.103 1 Đầu tư Tỷ đồng 4 3 3 2 Tổng dư nợ Tỷ đồng 1.201 1.100 1.100 2.1 Ngắn hạn Tỷ đồng 398 402 400 Trung, dài hạn Tỷ đồng 697 698 700 2.2 Tỷ trọng cho vay không có TSDB %TDN 73 77 68 2.3 Tỷ trọng cho vay DNNN %TDN 70 71 85 IV Nợ quá hạn Nợ nhóm 2 0 0 0 Nợ xấu Triệu đồng 0 0 0 V Thu dịch vụ Triệu đồng 4.609 3.254 5.000 VI Phát hành thẻ Thẻ 7.344 6.586 18.000 VII Lợi nhuận Tr.đồng 68.000 65.000 90.000 ( Nguồn: báo cáo tổng hợp thường niên NHCT Hoàn Kiếm năm 2006 -2009) Hoạt động huy động vốn: Đơn vị: tỷ đồng Biểu đồ 2.1: Biều đò về hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ một ngân hàng nào vì nếu không huy động vốn thì ngân hàng không thể có đủ lượng tiền để kinh doanh tiền tệ. Qua biểu đồ ta thấy tổng vốn huy động qua các năm có sự tăng trưởng. Nếu như năm 2006 chỉ có 5065 tỷ đồng thì đến năm 2007 là 5143 tỷ đồng tức là tăng lên 1,54%. Đặc biệt năm 2008 tổng lượng vốn huy động là 5500 tỷ đồng, tăng lên 6,94% so với năm 2007 và tăng lên 8,6% so với năm 2006. Năm 2008 nước ta bị lạm phát tương đối cao, để kìm giá ngân hàng trung ương thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách đẩy lãi suất cơ bản lên, vì vậy đồng nghĩa với lãi suất huy động cũng tăng lên thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân. Trong tình hình cạnh tranh trên thị trường tín dụng ngày càng gay gắt như hiện nay việc huy động vốn vẫn tăng nhanh là do chi nhánh ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp huy động vốn như : - Điều hành tốt lãi suất huy động theo định hướng kinh doanh chung của chi nhánh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, gia tăng cơ cấu nguồn vốn bằng cách mở rộng khách hàng, tăng cường nguồn tiền gửi của các cá nhân và tổ chức thông qua các chính sách lãi suất, phí giao dịch và chương trình khuyến mãi. Tăng cường thông tin rộng rãi trên các báo, đài truyền hình, tờ rơi quảng cáo để tuyên truyền về các sản phẩm huy động vốn và tiện ích của Sở giao dịch. - Tăng cường tiếp cận và khai thác các khách hàng có tích lũy vốn lớn, các dự án ODA, quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài Bộ tài chính, công ty Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt… - Triển khai tốt dịch vụ trả lương qua tài khoản. Tình hình tài chính lành mạnh và ổn định của Sở giao dịch đã thể hiện những chính sách, biện pháp trên của lãnh đạo Sở và ban lãnh đạo toàn hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam là phù hợp với xu thế của thị trường hiện nay. Hoạt động tín dụng Biều đồ 2.2 : Biều đồ về hoạt động tín dụng của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Tín dụng là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Qua biểu đồ ta nhận thấy sự sụt giảm của tổng dư nợ qua các năm ngược với chiều hướng đi lên của hoạt động huy động vốn, đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ khi thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ lãi suất tăng thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và cũng làm cho giá cả của các khoản tín dụng tăng, do vậy nếu như tổng dư nợ năm 2006 là 1201 tỷ đồng thì năm 2007 và 2008 chỉ là 1100 tức là giảm 9,18%. Ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3230.doc.doc
Tài liệu liên quan