MỤC LỤC :
LỜI NÓI ĐẦU .
Chương I : Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1 Hoạt động cơ bản cả Ngân hàng thương mại :
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại .
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại :
1.2.1 Khái niệm về cho vay .
1.2.2 Nguyên tắc cho vay .
1.2.3 Phân loại cho vay
1.3 Hiệu quả cho vay :
1.3.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay .
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh phản ánh và đánh giá hiệu quả cho vay .
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của NHTM :
1.3.3.1 Yếu tố chủ quan
1.3.3.2 yếu tố khách quan .
Chương II : Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội giai đoạn 2005-2007
2.1 Giới thiệu về Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội .
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh : .
2.1.2.1Công tác huy động vốn .
2.1.2.2 Công tác tín dụng .
2.1.2.3 Công tác Kế toán – Tài chính .
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội : .
2.2.1 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội : .
2.2.1.1 Doanh số cho vay .
2.2.1.2 Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNN Nam Hà Nội
2.2.1.3 Dư nợ đối với doanh nghiệp tại chí nhánh NHNN Nam Hà Nội .
2.2.2 Hệ số sử dụng vốn vay .
2.2.3 Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Nam Hà Nội
2.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội .
2.3.1 Đánh giá kết quả đã đạt được .
2.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân : .
2.3.2.1 Hạn chế .
2.3.2.2 Nguyên nhân .
Chương III : Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh Nam Hà Nội : .
3.1 Mục tiêu hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh năm 2008 : .
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh nghiệp tại chi nhánh Nam Hà Nội .
3.2.1 Giải pháp nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng
3.2.1.1 Tổ chức thi tuyển nghiêm túc .
3.2.1.2 Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch .
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tín dụng .
3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định .
3.2.3 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và xử lý nợ xấu .
3.2.4 Giải pháp tăng cường chất lượng kiểm tra, kiểm soát cho vay .
3.2.5 Giải pháp mở rộng danh mục sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng .
3.3 Một số kiến nghị .
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo & PTNT Việt Nam
3.3.2 Kiến nghị với Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .
KẾT LUẬN .
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng toàn ngân hàng, tránh tuỳ tiện, duy ý chí, đồng thời cần quy định rõ rang chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân.
*) Năng lực thẩm định :
Năng lực thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư trước khi cho vay là rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động cho vay. Việc thẩm định ban đầu sẽ giúp cho ngân hàng loại trừ được những thông tin sai lệch về khách hàng, đánh giá đúng khả năng tài chính của khách hàng, khả năng sinh lời, hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng và khả năng trả nợ ngân hàng. Năng lực thẩm định cao thì càng giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
*) Năng lực giám sát và xử lý tín dụng :
Việc giám sát tín dụng đảm bảo vốn vay từ ngân hàng được các doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích vay, có hiệu quả, tránh rủi ro đạo đức. Việc giám sát này giúp ngân hàng có biện pháp kịp thời khi doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh, có biến động của tài sản đảm bảo
*) Thông tin tín dụng :
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay. Dựa trên thông tin cung cấp, các nhà quản lý phân tích và đưa ra quyết định liên quan đến việc huy động, cho vay vốn như : Phương thức huy động vốn, lượng vốn cần huy động, có cho vay hay không… Thông tin có thể thu thập từ nhiều nguồn, nhiều phương thức khác nhau : từ những nguồn sẵn có của ngân hàng, thông tin khác hàng cung cấp, từ các cơ quan chuyên cung cấp thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước… Số lượng, chất lượng của thông tin ảnh hưởng đến tính đúng đắn, phù hợp của quyết định đưa ra. Do vậy công tác thông tin có thể tác động lớn đến hiệu quả của hoạt động cho vay.
*) Chất lượng cán bộ tín dụng :
Con người là yếu tố cần thiết và quyết định tới hiệu quả của hoạt động cho vay. Việc đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ đáp ứng kịp thời và có hiệu quả yêu cầu của công việc huy động vốn và cho vay vốn đang ngày càng phát triển và cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay.
*) Trình độ công nghệ của ngân hàng :
Công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Mặt khác, công nghệ giúp cho lãnh đạo ngân hàng dễ dàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình, có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Nếu sở hữu một hệ thống công nghệ hiện đại thì ngân hàng có thể tạo tâm lý tin tưởng từ phía khách hàng. Như vậy, yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng, đảm bảo việc cho vay được tốt hơn.
b) Từ phía khách hàng :
Khách hàng của ngân hàng làm ăn có hiệu quả, uy tín thì khả năng trả nợ cho ngân hàng là cao, nhu cầu vay vốn chính đáng của họ sẽ được ngân hàng chấp nhận. Ngược lại khách hàng làm ăn không hiệu quả, uy tín thấp, khả năng tài chính không đảm bảo sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, khi rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho ngân hàng. Do vậy khách hàng của ngân hàng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của ngân hàng. Các yếu tố cơ bản thuộc về khách hàng ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của ngân hàng đó là :
*) Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo lớn. Năng lực tài chính của khách hàng cao khả năng thu hồi vốn của ngân hàng lớn thì chất lượng cho vay tăng.
*) Phương án sản xuất kinh doanh : Phương án vay vốn có khả năng thực thi cao, có khả năng trả nợ của khách hàng được đảm bảo. Mặt khác, khách hàng sử dụng tiền vay đúng đối tượng, đúng mục đích thì mới có giá trị thực tiễn, việc thu nợ gốc và lãi suất sẽ khả thi. Như vây, phương án vay vốn của khách hàng khả thi và khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích sẽ nâng cao hiệu quả cho vay của khách hàng.
*) Uy tín của khách hàng :
Khách hàng có uy tín sẽ luôn tìm cách để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, trả nợ ngân hàng đúng hạn, không lừa đảo gây tổn thất cho ngân hàng. Đạo đức, uy tín của khách hàng ảnh hưởng đến độ xác thực trong thông tin cung cấp cho cán bộ thẩm định của ngân hàng, là yếu tố tác động tới tính chính xác trong hoạt động thẩm định và quyết định cho vay của ngân hàng.
1.3.3.2 yếu tố khách quan :
Ngoài yếu tố chủ quan thì hiệu quả cho vay còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan như môi kinh tế vĩ mô, xã hội, môi trường pháp lý...
*) Yếu tố vĩ mô :
Khi nên kinh tế ổn định không có lạm phát cao khủng hoảng…sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại, Khi nền kinh tế ổn định quá trình sản xuất kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế diễn ra bình thường, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố lạm phát, khủng hoảng…tạo điều kiện cho các hoạt động, các dịch vụ ngân hàng cung cấp ( trong đó có hoạt động cho vay ) có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Chu kỳ của nền kinh tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất phát triển, hoạt động cho vay có điều kiện phát triển. Trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ hoạt động cho vay của ngân hàng cũng gặp khó khăn cả về huy động và cho vay.
*) Môi trường xã hôi
Yếu tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tớ hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoạt động tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên sự tín nhiệm, long tin giữa các bên. Ngân hàng có sự tín nhiệm lớn của khách hàng thì họ càng dễ dàng thu hút được lượng vốn lớn, và ngược lại khách hàng có sự tín nhiệm lớn của ngân hàng thì dễ dàng trong việc vay vốn và được vay vốn lãi suất thấp hơn so với các đối tượng khác.
Ngoài ra, hiệu quả hoạt động cho vay con chịu ảnh hưởng của các yếu tố như : đạo đức xã hội, trình đọ dân trí, các yếu tố về môi trường như thờ tiết, dịch bệnh
*) Yếu tố pháp lý :
Nhân tố pháp lý thể hiện ở tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất kịp thời của các văn bản hướng dẫn đi kèm. Đồng thời với hệ thống pháp luật đúng đắn, phù hợp còn là sự chấp hành của khách hàng. Khách hàng tuân thủ chấp hành tốt các quy định của pháp luật là điều kiện để hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả
Chương II : Thự trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội giai đoạn 2005-2007
2.1 Giới thiệu về Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển :
Trong hệ thống ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT có mạng lưới rộng khắp và phát triển nhanh chóng nhất trong cả nước, nhưng mói chủ yếu tập trung phát triển ở các vùng nông thôn. Tính đến cuối năm 2000 đã có tới 1281 chi nhánh trực thuộc. Nhưng các chi nhánh chủ yếu tập trung ở các nông thôn, trong các thành phố thị xã mới chỉ có 81 chi nhánh chiếm chưa đây 7%. Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế toàn cầu ban lãnh đạo Ngân hàng nhận thấy rằng khu vực thành phố lơn, khu thị xã có tốc độ phát triển cao, nhu cầu về vốn là rất lớn… Cụ thể là ở phái Nam Hà Nội. Thanh Xuân là quận mới thành lập nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh, có nhiều tổ chức kinh tế lớn: nhà máy cao su sao vàng, tổng công ty sông đà và nhiều tổ chức kinh tế khác. Với tốc độ phát triển kinh tế cao nhu cầu về giao dịch, vốn là rất lớn. Vì vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng đã quyết định số 48/QĐ –HĐQT ngày 12/3/2001 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nam Hà Nội. Nhằm mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng thị phần của NHNN&PTNT Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, tăng thêm nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội là một chi nhánh đầu tiên được thành lập trên địa bàn Hà Nội theo đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại 1 giai đoạn 2001-2005. So với các đơn vị thành lập sau này chi nhánh có những thuận lợi hơn: Có một hệ thống cơ sở vật chất khá khang trang, tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn khá cao và ổn định… bên cạnh đó đơn vị cũng gặp rất nhiều những khó khăn: Là một ngân hàng mới thành lập chưa có thương hiệu trên địa bàn nên doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của hệ thống các ngân hàng trên địa bàn. Trải qua 7 năm hoạt động, chi nhánh đã tự khẳng định mình, đây là lợi thế hơn hẳn so với giai đoạn I.
Tình hình kinh tế nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng giai đoạn 2001-2005 tăng trưởng nhanh và ổn định, việc quản lý kinh tế ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Hệ thống tài chính ngân hàng đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng hội nhập và đã phát triển rất ổn định. Thương hiệu của ngân hàng nhất là NHNo đã được nâng cao ở một tầng cao mới.
Bên cạnh đó 7 năm qua do sự tác động của tình hình kinh tế - chinh trị trong và ngoài nước nên cũng là thời kỳ có nhiều biến động về giá cả: giá vàng, giá dầu lửa, sắt thấp...và đặc biệt là biến động về lãi suất đồng USD làm cho mặt bằng lãi suất năm 2005 đã cao hơn rất nhiều so với năm 2001.
Thị trường tài chính tiền tệ đang hình thành và phát triển khá mạnh cùng với sự tăng trưởng của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên lĩnh vực tài chính tiền tệ.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh :
Năm 2007 là năm thứ 3 Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợ để nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên đây cũng là năm lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xẩy ra ở nhiều địa phương gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá dầu thô và giá nhiều vật tư chủ yếu trên thế giới tiếp tục tăng cao gây áp lực lớn đầu vào trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với những năm trước đây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống
Trước những thuận lợi và khó khăn trên, năm 2007 nên kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 8,44%, cao nhất trong vòng 10 năm qua với mức GDP bình quân đầu người khoảng 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 cũng đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm trước
Tất cả các yếu tố trên phần nào đã tác động đến hoạt động của ngành Ngân hàng trong đó có Chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.2.1Công tác huy động vốn :
Chủ động và tích cực thực hiện chỉ đạo của NHNo & PTNT về công tác huy động vốn. Tổ chức thực hiện tốt các đợt phát hành tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ, do Tổng Sở Chính ( TSC ) tổ chức. Ngân hàng Nam Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, kịp thời tặng quà khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng có tiền gửi lớn, phát huy tối đa các mối quan hệ trong và ngoài ngành thu hút khách hàng có tiềm năng tiền gửi và thanh toán
Trong năm 2007 Ngân hàng đã mở rộng thêm mạng lưới, phát triển thêm dịch vụ, tăng cường giao lưu thu hút khách hàng mới sử dụng các dịch vụ ngân hàng để tăng thêm tính cạnh tranh, vận dụng lãi suất linh hoạt, đúng đối tượng, đúng thời điểm…không để mất mát khách hàng đã có .
Nhờ vậy công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả sau :
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
KH2007
31/12/2007
% So với 2006
% So với KH
I. Tổng nguồn vốn
7.953
6.686
8.320
105%
124%
1. Nguồn vốn huy động tại đp
5.767
4.500
6.134
106%
136%
+ Nguồn nội tệ
5.187
3.749
5.562
107%
148%
+ Ngoại tệ
580
751
572
99%
76%
2. Huy động trái phiếu TW
2.186
2.186
2.186
100%
100%
Năm 2007 nguồn vốn Chi nhánh Nam Hà Nội hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Tổng nguồn vốn đạt 8.320 tỷ, trong đó : nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 6.134 tỷ đồng, tăng 6% so với 2006 và vượt 36% KH giao. Nguồn nội tệ đạt 5.562 tỷ đồng, tăng 7 so với năm 2006 và vượt 48% kế hoạch giao. Nguồn ngoại tệ đạt 572 tỷ đồng, bằng 99% so với năm 2006 .
a. Phân loại theo tính chất của nguồn huy động :
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
So với 2006
+/-
%
1. Tiền gửi, tiền vay các TCTD
552
824
572
- 252
69%
Tỷ trọng TG, TV TCTD
12,4%
10,3%
6,8%
3,5%
66%
2. Tiền gửi các TCKT
2.489
2.903
3.565
662
123%
Tỷ trọng TG TCKT
56%
36,5%
42,8%
6,3%
117%
3. Tiền gửi dân cư
1.398
4.226
4.183
-43
99%
Tỷ trọng TG Dân cư
31,6%
53,2%
50,4%
-2,8%
95%
Tổng
4.439
7.953
8.320
367
105%
Thực hiện chủ trương của TSC về giảm dần Tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng. Chi nhánh Nam Hà Nội đã chấp hành nghiêm chỉnh. Đến 31/12/2007, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng là 572 tỷ, chiếm 6,8% tổng nguồn và giảm 252 tỷ so với 2006 về mức gần bằng với năm 2005 .
Tiền gửi Tổ chức kinh tế có sự tăng mạnh so với 2006 mặc dù trong năm 2007 TSC có chủ trương giảm Tiền gửi của các tổ chức tài chính, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm nhưng đến 31/12/2007, Tiền gửi các tổ chức tài chính là 3.565 tỷ chiếm 42,8% tổng nguồn, tăng 662 tỷ với tổng độ tăng 23% so với năm 2006
Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm so với năm 2006. Năm 2007, tiền gửi dân cư là 4.183 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,4% tổng nguồn và thấp hơn 43 tỷ so với 2006.
Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của thị trường chứng khoán nên việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư gặp nhiều khó khăn.
b. Phân loại nguồn huy động theo kỳ hạn huy động :
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
So với 2006
+/-
%
1. TG không kỳ hạn
906
1.189
1.238
49
104%
2. TG có kỳ hạn < 12 tháng
1.364
1.489
1.591
103
107%
3. TG có kỳ hạn >= 12 tháng
2.169
5.275
5.491
215
104%
Tỷ trọng vốn trung và dài hạn
80%
85%
85%
0%
100%
Tổng
4.439
7.953
8.320
367
105%
Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Nam Hà Nội thay đổi không đáng kể so với năm 2006, nguồn vốn trung và dài hạn trong cả hai năm đều chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn ( chiếm 85% tổng nguồn vốn ). Tuy nhiên trong năm 2007 Tiền gửi trung và dài hạn đã tăng 318 tỷ đồng so với năm 2006 .
2.1.2.2 Công tác tín dụng :
Với khu vực có nhiều Ngân hàng đóng trên địa bàn, tính cạnh tranh gay gắt, NHNN Nam Hà Nội luôn xây dựng định hướng cho công tác tín dụng là : An toàn và hiệu quả, hết sức thận trọng khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ các đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thơi cương quyết và cứng rắn đối với những khách hàng có thái độ không đúng trong quan hệ tín dụng .
Mở rộng tín dụng luôn gắn liền với coi trọng chất lượng tín dụng. Kiên quyết dừng cho vay đối với đơn vị, cán bộ (kể cả cán bộ lãnh đạo) để xảy ra nhiều Nợ quá hạn. Kịp thời xử lý và khi Nợ quá hạn. Thành lập tổ chuyên thu nợ và dừng cho đơn vị vay thêm khi có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đặc biệt coi trọng công tác quản lý và kiểm tra sau giải ngân. Thường xuyên cử cán bộ Tín dụng biệt phái dài ngày tại đơn vị vay vốn để kịp thời nắm bắt và sử lý thông tin.
Ngân hàng đã có chính sách khách hàng phù hợp : Phân loại khách hàng, ưu đãi về lãi suất cho vay, về phí dịch vụ…cho các khách hàng truyền thống, khách hàng đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Kiên quyết từ chối cho vay đơn vị khách hàng là doanh nghiệp không duy trì tiền gửi và thanh toán qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện phối hợp với các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp bạn quản lý luồng tiền của khách hàng .
Nhờ vậy công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được :
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So với 2006
+/-
%
II. Tổng dư nợ
3.747
2481
-1.266
66%
1. Dư nợ đp
1.601
1.945
343
121%
+ Nội tệ
763,5
1.021
257
134%
+ Ngoại tệ
838
924
86
110%
2. Dự nợ hộ TW
2.146
536
-1.609
25%
Năm 2007, công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 343 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối với các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Nam Hà Nội lại giảm ( giảm 1.609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của Công ty Chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2007 là 2.481 tỷ đồng, giảm 1.266 tỷ so với năm 2006
Cơ cấu dư nợ phân loại theo tiền có sự thay đổi so với năm 2006. Nếu năm 2006 dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ ( chiếm 52%) thì năm 2007 sư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (53%). Đây cũng là một trong những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của Trung ương và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra .
a. Dư nợ theo thành phần kinh tế :
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
So với 2006
TH
Tỷ trọng
TH
Tỷ trọng
TH
Tỷ trọng
+/-
%
1.DNNN
876
78%
989
62%
1.207
62%
218
122%
2.DN ngoài ngoài quốc doanh
182
16%
551
34%
475
24%
-76
86%
3.Hộ gia đình
61
6%
61
4%
263
14%
202
431%
Tổng dư nợ Đp
1.119
1.601
1.945
338
121%
Trong hai năm trở lại đây tỷ trọng dự nợ đối với Doanh nghiệp Nhà nước giảm so với 2005 ( giảm 16%). Tuy nhiên, giá trị thực hiện tăng rõ rệt, tăng 218 tỷ đồng so với 2006.
Trong năm 2007, tỷ trọng dư nợ đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm 10% ( giảm 76 tỷ đồng ) . Nguyên nhân dẫn tới điều này là do năm qua theo hướng của chỉ thị 03 Ngân hàng đã thắt chặt cho các Công ty Chứng khoán vay
Ngược lại, Dư nợ đối với Hộ gia đình đã tăng tỷ trọng lên 10% so với 2006, giá trị thực hiện tăng 202 tỷ đồng.
b. Dư nợ theo thời hạn :
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
So với 2006
+/-
%
1.Ngắn hạn
805
952
863
-89
91%
2. Trung hạn
70
88
108
20
123%
3. Dài hạn
244
561
973
412
174%
Tỷ trọng vốn trung và dài dài hạn
28%
41%
56%
15%
137%
Tổng dư nợ tại Đp
1.119
1.601
1945
343
121%
Năm 2007 , cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể. Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng nhanh gần đạt mức chỉ đạo của Hội đồng Quản trị ( thực hiện là 56%, kế hoạch giao là 57%). Việc tăng dư nợ trung và dài hạn do giải ngân mua Tàu chở dầu cỷa Công ty Vận Tải Biển đông ( tăng 200 tỷ đồng), DA ENZO Việt (77 tỷ đồng), DA Trường ĐH Thăng Long (49 tỷ đồng)
2.1.2.3 Công tác Kế toán – Tài chính :
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
So với năm 2006
+/-
%
I.Tổng thu
556.189
738.093
181.904
133%
1. Thu tín dụng
529.102
691.702
182.600
131%
2. Thu dịch vụ
18.288
18.899
611
103%
II. Tổng chi
461.630
646.409
184.779
140%
1. Chi trả lãi
433.362
555.659
122.297
128%
2.Chi phí khác
5.181
23.548
18.367
455%
III. Quỹ thu nhập
94.559
91.684
-2.875
97%
Tổng thu năm 2007 đạt 738.093 triệu đồng, tăng 181.904 triệu đồng so với năm trước với tốc độ tăng 33%. Trong đó thu lãi cho vay là 691.702 triệu đồng, chiếm 94% tổng thu, thu dịch vụ : 18.899 triệu đồng, chiếm 2,6 tổng thu ( bằng 12,20% thu nhập ròng )
Tổng chi năm 2007 là 646.409 triệu đồng, tăng 184779 triệu đồng so với năm trước với năm 2006 với tốc độ tăng 40%. Trong đó chi trả lãi huy động vốn 555.659 triệu đồng, chiếm 86% tổng chi
Chênh lệch thu nhập – chi phí ( chưa có lương ) đạt 91.684 triệu đồng, giảm 2.875 triệu đồng so với năm trước
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội :
2.2.1 Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội :
2.2.1.1 Doanh số cho vay :
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
1. Doanh số cho vay :
6.916.687
100%
9.821.711
100%
4.367.129
100%
- Ngắn hạn
3.230.089
46,7%
3.236.708
32,9%
1.633.076
37,4%
- Trung hạn
2.925.762
42,3%
6.131902
62,4%
1.673.310
38,3%
- Dài hạn
760.836
11%
453.101
4,7%
1.060.743
24,3%
2. Tốc độ tăng trưởng
42%
(55,5%)
3. Số Doanh nghiệp
89
104
81
Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng là không ổn định. tốc độ tăng trưởng Doanh số cho vay qua các 3 năm 2005-2007 thay đổi không đều, không ổn định qua từng năm. Năm 2006 tăng 32% so với 2005. Tuy nhiên, tốc độ năm 2007 tăng -55,5%.
Số doanh nhiệp xin vay vốn của ngân hàng không duy trì qua các năm mà thay đổi qua các năm. Năm 2005 khách hàng của ngân hàng là doanh nghiệp có 89 , năm 2006 tăng đột biến lên 104 doanh nghiệp. Kết thúc năm 2007 số doanh nghiệp mà ngân hàng cho vay giảm xuống còn 81 doanh nghiệp ( trong đó có 13 DNNN, 68 DN nhỏ và vừa ).
Xét về cơ cấu danh số cho vay theo thời gian thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội có nhiều biến động trong cho vay đối với các khoản vay trung hạn. Năm 2005 tín dụng đối với khoản trung hạn của ngân hàng là 2.952.762 triệu đồng chiếm 42,3% trong tổng cho vay đối với doanh nghiệp năm 2005, năm 2006 tăng 6.131.902 triệu đồng chiếm 62,4 %, đến cuối năm 2007 lại giảm xuống còn 1.673.310 chiếm 38,3%. Đang chú ý là trong khi doanh số cho vay các khoản ngắn và trung hạn giảm giai đoạn 20056-2007, thì khoản vay dài hạn tăng từ 453.101 năm 2006 lên 1.060.743 cuối năm 2007 chiếm 24,3% . Nguyên nhân có sự thay đổi đang kể trong cơ cấu cho vay năm 2007 là vì trong năm 2007 Ngân hàng nhà nước đã tăng cường xiết chặc tín dụng đối với các khoản cho vay đối với chứng khoán bằng Chỉ thị 03. Do đó, ngân hàng đã hạn chế cho một số công ty Chứng khoán cho vay cầm cố chứng khoán ngắn hạn và trung hạn.
2.2.1.2 Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh NHNN Nam Hà Nội:
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Doanh số thu nợ
6.055.218
9.383.588
5.757152
- Ngắn hạn
2.342.785
3.125.393
1.550.539
- Trung hạn
2.695.497
6.166.544
2.675.252
- Dài hạn
1.016.936
91.621
1.531.361
2. Tốc độ tăng trưởng
55%
(38,6%)
3. Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay
87,5%
95,5%
131,8%
Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là một công việc được Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nội quan tâm và đặt ra một cách nghiêm túc vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát sinh nợ quá hạn. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng là an toàn và sinh lời do đó sau khi cho vay ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để đảm bảo thu nợ quá hạn, và với ngân hàng thì kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh của ngân hàng an toàn và có lãi.
Qua số liệu ở trên ta thấy. Tốc độ tăng trưởng thu nợ luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay 2005-2006 là 42,3%, 2006-2007 là-55,5%, thì tốc độ tăng trưởng thu nợ 2005-2006 là 55%, 2006-2007 là -38,6%. Tỷ lệ doanh số thu nợ / doanh số cho vay cũng đều tăng qua các năm 2005 là 87,5% lên 95,5% năm 2006 và cuối năm 2007 là 131,8%. Điều này trực tiếp làm giảm nợ quá hạn và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng .
Kết quả trên cho thấy, mức độ an toàn của các khoản tín dụng của ngân hàng đã tăng lên, doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay làm giảm nợ quá hạn dẫn tới lợi nhuận thu được tăng lên, điều này chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp khá tốt.
2.2.1.3 Dư nợ đối với doanh nghiệp tại chí nhánh NHNN Nam Hà Nội:
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
1. Tổng dư nợ đối với DN
1.057.793
100%
1.495.946
100%
2.325.310
100%
2. Tổng độ tăng trưởng
41,4%
55,4%
3. Cơ cấu
* Phân theo thời hạn
- Ngắn hạn
775.622
73,3%
886.937
59,3%
742.878
31,9%
- Trung hạn
98.350
9,3%
63.707
4,3%
521.689
22,4%
- Dài hạn
183.821
17,4%
545.302
36,4%
1.060.743
45,7%
* Phân theo thành phần kinh tế
- DNNN
664.625
62,8%
948.596
63,4%
1.341.924
57,7%
- ND N & V
393.164
37,2%
546.987
36,6%
983.386
42,3%
Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thì chỉ tiêu dư nợ cho vay được coi là thước đo hoạt động của ngân hàng nên các ngân hàng luôn quan tâm, chú trọng đến việc tăng dư nợ.
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam với nhiều điều kiện phát triển thuận lợi đã đạt được nhiều thành tựu, tốc độ tăng trưởng GDP 8,44% năm 2007. GDP/người là 833 USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng 48.387 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là năm có nhiều lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa phương gây thiệu hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Giá cả leo thang, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao so với năm trước ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất.
Dân số trên địa bàn Hà Nội tăng 3,5% so với năm 2006 đạt 3,4 triệu người, diện tích 920 km². Tổng số Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội là 61.431 Doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2006 , số lượng các Ngân hàng Cổ phần cũng tăng lên với tốc độ nahnh. Tất cả những yêu tố trên phần nào tác động đến hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong đó Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Nam Hà Nội đã nhận thức được thực trang trên đã có nhiều biện pháp nhằm thu hút khách hàng như đơn giản thủ tục, giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng truyền thống…
Nhờ thế, dư nợ tại chi nhanh tăng đều qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng ngày một cao, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Nam Hà Nội, dư nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ chiếm 93,7% năm 2007, tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn năm 2006-2007 là 41,4% tăng năm 2006-2007 là 55,4%.
Xét về
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại CN NHNN Nam Hà Nội.DOC