Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Chương Dương

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Phương pháp nghiên cứu 3

4. Phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 5

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại 5

1.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 6

1.1.2.1. Huy động vốn 6

1.1.2.2. Sử dụng vốn 9

1.1.2.3. Các hoạt động khác 11

1.2. Tín dụng và vai trò tín dụng 11

1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng 11

1.2.2. Các hình thức tín dụng 12

1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 12

1.2.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng 12

1.2.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn 13

1.2.2.4. Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng 13

1.2.3. Vai trò tín dụng Ngân hàng 15

1.2.3.1. Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế 15

1.2.3.2. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển 15

1.2.3.3. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn 16

1.2.3.4. Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp 16

1.2.3.5. Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài 17

1.2.4. Phương thức cho vay 17

1.2.5. Đảm bảo tín dụng 18

1.2.5.1. Vai trò của việc đảm bảo tín dụng 18

1.2.5.2. Các hình thức đảm bảo tín dụng 19

1.2.6. Rủi ro tín dụng 23

1.2.6.1. Khái niệm 23

1.2.6.2. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 23

1.2.6.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 23

1.2.6.4. Quản lý rủi ro tín dụng 25

1.3. Chỉ tiêu xác định hiêụ quả hoạt động tín dụng Ngân hàng 27

1.3.1. Doanh số cho vay 27

1.3.2. Doanh số thu nợ 27

1.3.3. Dư nợ cho vay 27

1.3.4. Nợ quá hạn 28

1.3.5. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động 28

1.3.6. Hệ số thu nợ 29

1.3.7. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 29

2.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Chương Dương: 30

2.1.1 Quá trình phát triển của ngân hàng: 30

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh: 31

2.1.3 Các hoạt động chủ yếu: 32

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng 36

2.2.1. Doanh số cho vay 38

2.2.2. Doanh số thu nợ 40

2.2.3. Dư nợ 41

2.2.4. Nợ quá hạn 42

2.2.5 Những đánh giá về hoạt động tín dụng tại ngân hàng: 43

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG 47

3.1. Định hướng mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Công thương Chương Dương 47

3.2. Một số giải pháp 51

3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn 51

3.2.2. Giải pháp về lãi suất 51

3.2.3. Giải pháp về marketing 52

3.2.4. Giải pháp về nhân sự 54

3.2.5. Chính sách tín dụng 55

3.2.6. Hoàn thiện quy trình tín dụng 55

3.2.7. Hiện đại hoá công nghệ 56

3.2.8. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn 56

3.3. Một số kiến nghị 58

C. KẾT LUẬN 61

Phụ lục: 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 65

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời ký giấy tờ bảo lãnh phải là người đại diện hợp pháp của pháp nhân. - Xem người đứng ra ký giấy bảo lãnh có đủ khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không? Nếu là pháp nhân người đứng ra ký có quyền chi phối khả năng tài chính của tổ chức vào việc bảo lãnh?... Xem xét uy tín và khả năng tài chính của người bảo lãnh. Uy tín của người bảo lãnh thể hiện ở trách nhiệm cao và sự sòng phẳng trong thanh toán của người bảo lãnh trong suốt quá trình kinh doanh từ trước đến nay. Tuy nhiên, có uy tín mà thiếu khả năng tài chính cũng có thể dẫn đến muốn gĩư uy tín cũng không được, cho nên trong bảo lãnh không có tài sản đảm bảo, cần xem xét điều tra để biết khả năng tài chính thực tế của người bảo lãnh và chỉ chấp nhận bảo lãnh cho những khoản vốn vay nhỏ hơn nhiều so với khả năng tài chính của người bảo lãnh. Rủi ro tín dụng Khái niệm Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất cho Ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra Đối với Ngân hàng Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như: thiếu tiền chi trả cho khách hàng, lợi nhuận ngày càng giảm dẫn đến lỗ và mất khả năng thanh toán. Đối với xã hội Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài Ngân hàng, có khả năng lây lan các Ngân hàng khác tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi nên đưa nhau đến Ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể đưa đến phá sản hàng loạt các Ngân hàng và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế, rủi ro tín dụng là vấn đề chính phủ phải quan tâm, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương phải khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác kiểm tra, thanh tra, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng tài trợ cho các Ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng * Nguyên nhân chủ quan + Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn. Trình độ yếu kém cuả người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ Ngân hàng, chây ìlà nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. - Đối với khách hàng là cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm cho khách hàng vay vốn không thể trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi: thu nhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử dụng vốn vay sai mục đích , - Đối với khách hàng là các doanh nghiệp: thường không trả được nợ là do: khả năng tài chính của doanh nghiệp bị suy giảm và lỗ trong kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích, thị trường cung cấp vật tư bị đột biến, bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ, sự thay đổi trong chính sách của nhà nước, + Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sailà một trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng * Nguyên nhân khách quan - Bảo, lụt, hạn hán, dịch bệnh. - Nếu nền kinh tế suy thoái thì thường xuất hiện những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và phá sản. Từ đó các khoản tiền vay của Ngân hàng không trả được hoặc nếu lạm phát ngày càng gia tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi Ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và muốn kéo dài thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động Ngân hàng Những nguyên nhân này tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng. những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Tuy nhiên khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm. * Rủi ro tín dụng liên quan đến phần đảm bảo tín dụng. - Đảm bảo đối vật: do đánh giá không chính xác giá trị tài sản thế chấp, tài sản thế chấp không chuyển nhượng hoặc cấm lưu hành. - Đảm bảo đối nhân: người bảo lãnh vay vốn gặp những trường hợp sau: chết, tai nạn, đau ốm, hỏa hoạn, Quản lý rủi ro tín dụng - Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi - Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của Ngân hàng Nhà nước. - Xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau. + Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan tới khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh, tài chính của người vay. Ngân hàng cần phải thu thập thông tin cả trong quá khứ lẫn tương lai. Rủi ro trong cho vay thương mại chủ yếu là do những tác động của thị trường đối với người vay. + Cho vay đối với người tiêu dung: Rủi ro liên quan tới thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay. + Cho vay đối với các trung gian tài chính khác như các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Phần lớn các khoản cho vay này là không có đảm bảo, do vậy, nếu các tổ chức đi vay bị phá sản thì Ngân hàng cho vay sẽ bị mất.Vì vậy, rủi ro liên quan đến vị thế của tổ chức tài chính đi vay. + Cho vay đối với Nhà nước: Độ an toàn cao. Tuy nhiên, trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực, thì các khoản cho vay đối với Nhà nước cũng bị ảnh hưởng. - Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: Chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ Quy trình phân tích tín dụng do ban giám đốc Ngân hàng quyết định, được xây dựng một cách chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh Ngân hàng, từng cán bộ Ngân hàng. Bên cạnh chính sách và quy trình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên tín dụng. - Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hoá. + Xác định các khoản cho vay có vấn đề + Xác định tỉ trọng cho các khoản cho vay khác nhau; + Xây dựng chiến lược đa dạng hoá. Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề - Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. Phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết. - Trong trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn có khả năng và ý chí trả nợ, Ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi - Trong trường hợp người vay lừa đảo, chây ì, không có khả năng trả, Ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong toả tiền gửi trên tài khoản. - Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, Ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để chống đỡ cho vốn của chủ khi tổn thất xảy ra. Chỉ tiêu xác định hiêụ quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm. Doanh số thu nợ Là toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Dư nợ cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà Ngân hàng cần phải thu về. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu Ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được Ta có công thức: Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng nguồn vốn, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của Ngân hàng. Ta có công thức sau: Hệ số thu nợ Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ta có công thức sau: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Ta có công thức: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG Khái quát về Ngân hàng Công thương Chương Dương: 2.1.1 Quá trình phát triển của ngân hàng: Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương và chi nhánh Công thương Chương Dương. Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một trong năm Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, NHCT VN có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của NHCT VN luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/1năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 2 Sở Giao dịch, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch. Có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. Cùng với yêu cầu đối với kinh tế, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã đặt chi nhánh ở hầu hết các tỉnh (thành phố) trên cả nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương. Các văn bản: Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCT Việt Nam được Thống Đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y tại quyết định số 13/QĐ-NHNN ngày 28/11/2002. Căn cứ quyết định số 063/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 29/3/2006 về việc “Phê duyệt chuyển mới mô hình tổ chức tại chi nhánh NHCT VN”. Theo đề nghị của Trưởng Phòng TCCB&ĐT Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh: Bộ máy tổ chức của chi nhánh gồm: - Ban Giám đốc. - Các phòng, ban, tổ chuyên môn nghiệp vụ. - Các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Số lượng các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm, tổ tín dụng của chi nhánh được mở tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng chi nhánh trong từng thời kì. Giám đốc chi nhánh là người điều hành cao nhất của chi nhánh theo ủy quyền của tổng Giám đốc. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc. Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh NHCT Việt Nam. Trưởng các phòng, ban là người quản lý lao động trực tiếp điều hành hoạt động của phòng, ban theo chức năng nhiệm vụ được giao. 2.1.3 Các hoạt động chủ yếu: Huy động vốn: Một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là hoạt động huy động vốn. Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua các năm (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn huy động 4768 4.591 6377 177 96,3 1786 138 Về cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 75%, tiền gửi dân cư và tiền gửi không kỳ hạn chiếm trên 9% qua các năm. Tiền gửi VND luôn ở mức 94%, 93%, 87% còn tiền gửi ngoại tệ chiếm từ 6% đến 16%. Điều đó cho thấy, Chi nhánh đã có chiến lược về nguồn vốn huy động đúng hướng và phù hợp với định hướng kinh doanh ‘Ổn định – An toàn – Hiệu quả’ của NHCT Việt Nam. Với tỷ trọng trên 75% về tiền gửi các tổ chức kinh tế và tiền gửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động cho phép Chi nhánh có một lượng vốn ổn định, chi phí đầu vào ổn định để cho vay các thành phần kinh tế và có thể gửi vốn về NHCT Việt Nam để điều hoà từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn hoặc tham gia trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế để thu phí, giảm thiểu những rủi ro phát sinh khi đơn thuần thực hiện nghiệp vụ cho vay khách hàng. Hoạt động cho vay và đầu tư: Các hình thức cho vay tại chi nhánh gồm: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài; Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung. Thấu chi, cho vay tiêu dùng. Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Biểu 1: tình hình doanh số cho vay bằng USD: Biểu 2: tình hình doanh số cho vay bằng VND: Bảo lãnh : Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại của Ngân hàng gồm : Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả kiều hối Hoạt động ngân quỹ : Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap). Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu). Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. Thẻ và Ngân hàng điện tử và các hoạt động khác: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. Tư vấn đầu tư và tài chính. Cho thuê tài chính. Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán. Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, phát triển kênh phân phối Thực trạng hoạt động tín dụng - Thực trạng hoạt động Trong những năm qua hoạt động tín dụng Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương (NHCT) nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, bằng nhiều chế tài tín dụng thích hợp, cụ thể hơn đã làm cho diện mạo của công tác đầu tư, cho vay thêm phần sinh động và hiệu quả. Mặc dù vậy, trong quá trình vận hành vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét và trao đổi. Bảng 2: Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ cho vay ngắn hạn (%) 46.30% 38.30% 42.82% Dư nợ cho vay trung & dài hạn (%) 53.70% 61.52% 57.15% Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2007 đạt 3.069 tỷ đồng, tăng 1.406 tỷ đồng so với năm 2006, tăng 84%; tăng dư nợ bình quân đạt 1.823 tỷ đồng. Từ đầu năm 2007, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược hoạt động và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng; đối với khách hàng mới, phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định. Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khác hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chin lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, thường xuyên phát sinh gia hạn nợ, không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng. Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dư nợ NHCT VN giao, chi nhánh tập trung tăng trưởng dư nợ, nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Năm 2007 dư nợ bình quân đạt 1.823 tỷ đồng, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao; đồng thời tổng số vốn cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh. Cho vay ngắn hạn: dư nợ đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 677 tỷ so với năm 2006, tỷ trọng chiếm 42.8% trên tổng dư nợ. Cho vay trung và dài hạn: dư nợ đạt 1.754 tỷ đồng, tăng 731 tỷ đồng so với năm 2006, tỷ trọng 57.2% trên tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ đã có chuyển dịch tích cực, năm 2007 là năm thành công nhất trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt thể hiện nợ xấu = 0, nợ nhóm 2 còn duy nhất một công ty là Công ty Cầu 12 dư nợ 28.9 tỷ. Đơn vị này luôn được Chi nhánh quan tâm giám sát, tư vấn nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính và phát triển ổn định, mục tiêu đặt ra đến hết năm 2008 sẽ đưa lên nợ nhóm 1. Nợ nhóm 3,4,5 không còn. Về chất lượng tín dụng: Cơ cấu tín dụng được cải thiện và đổi mới theo hướng đảm bảo các tỷ lệ an toan vốn, hiệu quả hơn: - Tỷ lệ nợ tồn đọng và nợ nhóm 3,4,5: 0% - Tỷ lệ nợ cho vay không có tài sản đảm bảo: 40% so với 69% năm 2006. Trong năm 2007, một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định và rà soát các khoản cho vay đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế, mặt khác Chi nhánh luôn tích cực và có nhiều biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ đã xử lý rủi ro cụ thể thu được: Giảm nợ nhóm 2: 4,1 tỷ (thu hết nợ công ty CP đá mài Đông Đô). Thu hồi nợ tồn đọng: 93 triệu Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng là 22.472 triệu đồng. Thu hồi nợ đã được Chính phủ cấp nguồn xử lý là:561,3 triệu đồng. Điều này chúng ta có thể nhìn thấy một cách rõ ràng trong phân tích số liệu dưới đây: Doanh số cho vay Từ những số liệu trên ta thấy Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương chủ yếu cho vay bằng USD trong thời gian ngắn hạn (dưới 1 năm) do: Ngân hàng cho vay USD chủ yếu để đầu tư cho những dự án có yếu tố nước ngoài hay để nhập khẩu, do đó món vay sẽ khó quản lý, nên rủi ro tín dụng sẽ lớn. Chủ yếu Ngân hàng sử dụng nguồn vốn lưu động để cho vay USD, không sử dụng nguồn trung và dài hạn. Hơn nữa qui mô chi nhánh lại nhỏ, để đảm bảo an toàn trong hoạt động nên chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn bằng USD. Bảng 3; Doanh số cho vay bằng USD và VND năm 2007 QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV Doanh số cho vay USD 6448577 8655837 7898305 55312997 Doanh số cho vay VND (triệu đồng) 6448577 8655837 7898305 55312997 Trong đó Ngân hàng chủ yếu cho các tổ chức, cá nhân trong nước vay bằng VNĐ. Vì những khoản cho vay bằng VNĐ sẽ dễ theo dõi hơn. Biểu 3 : Tỷ trọng doanh số cho vay bằng VND theo kỳ hạn: Biến động trong hoạt động cho vay Trong quý 1 (thời điểm đầu năm) các hoạt động sản xuất trên nhiều hơn nữa lại có kì nghỉ tết dài nên doanh số cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương trong thời gian này không lớn. Tuy nhiên bước vào quý 2 và quý 3, các công ty bắt đầu tập trung sản xuất, bán hàng. Để đáp ứng nhu cầu này Ngân hàng Công thương Chương Dương đã tăng tỉ lệ cho vay. Cụ thể, trong quý 2, Ngân hàng đã cho vay được 419969 triệu đồng tăng lên rất nhiều so với quý 1 (386094 triệu đồng). Nhưng đến quý 4, doanh số cho vay lại bắt đầu giảm mạnh do hầu hết các hoạt động sản xuất của các công ty đang đi vào giai đoạn kết thúc của một năm, bước vào thời kì đánh giá kế hoạch và đưa ra định hướng cho thời gian hoạt động tới. Hơn nữa, vào cuối năm 2007 theo quyết định 03 của nhà nước: Giảm tỉ lệ cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản (chỉ còn khoảng 3% tổng dư nợ). Do đó Ngân hàng chỉ còn hai phương án: hoặc yêu cầu khách hàng trả nợ để đáp ứng chỉ tiêu này hoặc tăng tổng số dư nợ. Do đó tỉ lệ tín dụng tại Ngân hàng Công thương Chương Dương trong quý 4 đã giảm xuống đáng kể. Doanh số thu nợ Vào quý 1 năm 2007 doanh số thu nợ của chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương đạt 37724613 USD và 386094 triệu đồng (thu nợ cao do quý 1 năm 2006 Ngân hàng cho vay nhiều). Bảng 4: Doanh số thu nợ bằng USD Đơn vị: USD QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV B. Doanh số thu nợ 37724613 8792427 9555409 9047761 I. Ngắn hạn 37524613 8392427 9355409 8577761 II Trung hạn - - - III Dài hạn 200000 400000 200000 470000 Bảng 5: Doanh số thu nợ bằng VND Đơn vị: triệu đồng QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV B Doanh số thu nợ 386094 419969 377460 2157775 I. Ngắn hạn 306715 366174 316506 2096438 II Trung hạn 6499 7518 11968 18964 III Dài hạn 72880 46277 48986 42373 Trong quý 2 và quý 3 năm 2007, doanh số thu nợ của chi nhánh ổn định hơn chứng tỏ Ngân hàng đã lựa chọn đối tượng cho vay khá tốt, có được những khách hàng có khả năng trả nợ cao. Nhờ quá trình thẩm định và phê duyệt các khoản vay chu đáo cẩn thận chính xác nên ít trường hợp khách hàng không trả được nợ. Từ bảng số liệu doanh số thu nợ bằng USD và doanh số thu nợ bằng VNĐ, ta thấy có sự khác nhau khá lớn. Với các khoản cho vay bằng USD, Ngân hàng thu nợ được nhiều nhất vào quý 1 đầu năm trong khi các khoản vay bằng VNĐ lại thu hồi được nhiều nhất vào quý 4 cuối năm. Một phần lý do là do tập quán kinh doanh của các nước khác nhau. Dư nợ Do tính chất cho vay dài hạn (các dự án trên 5 năm) nên số dư nợ duy trì cao. Phần dư nợ dài hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu (chiếm tới 96% tổng dư nợ). Tóm lại, như ta có thể nhận thấy rõ ràng, doanh số cho vay của Ngân hàng Công thương ngày một tăng lên ở mọi thời hạn. Tuy nhiên số thu nợ lại giảm đi, ví dụ như ở mức ngắn hạn, quí I là 144,340 thì đến cuối năm là 229,382; tăng gần 30% chứng tỏ, chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã tăng lên rõ rệt Bảng 6: Dự nợ USD Đơn vị: USD QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV C. Dư nợ 539209194 40539033 41175382 137395278 I. Ngắn hạn 19889623 22159462 23845811 30137966 II Trung hạn - - - - III Dài hạn  519319571 18379571 17329571 107257312 Bảng 7: Dự nợ VNĐ Đơn vị: triệu đồng QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV C. Dư nợ 4215126 4259268 4341908 5156342 I. Ngắn hạn 1443407 1483364 1505964 2293824 II Trung hạn 169313 180122 205563 245752 III Dài hạn 2602406 2595782 2630381 2616766 Nợ quá hạn Nợ tồn đọng nhóm 1 là những khoản nợ trả chậm trong vòng từ 10 tới 90 ngày. Nợ tồn đọng nhóm 2 là những khoản nợ trả chậm trong vòng từ 90 tới 180 ngày và các khoản nợ nhóm 3 là từ 180 tới 360 ngày. Các khoản nợ nhóm 4 là trên 360 ngày. Bảng 8: Tình hình nợ tồn đọng Đơn vị triệu đồng QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV Nợ tồn đọng nhóm 1 492 473 354 315 Nợ tồn đọng nhóm 2 Nợ tồn đọng nhóm 3 102 102 102 34 Tổng (1+2+3) 594 575 456 349 Mặc dù có qui trình và chính sách tín dụng tốt nhưng chi nhánh Ngân hàng Công thương Chương Dương cũng không tránh khỏi việc khó thu hồi một số khoản nợ. Tuy nhiên, phần này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ có nợ nhóm 1 và nhóm 3 không có nợ nhóm 4. 2.2.5 Những đánh giá về hoạt động tín dụng tại ngân hàng: Như chúng ta đã biết, tín dụng Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, không rập khuôn, không máy móc, nhưng cũng cần phải đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án cụ thể nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho chủ phương án, dự án... đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay để hoạt động kinh doanh Ngân hàng có hiệu quả, chúng ta cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, coi đây là vấn đề sống còn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. - Kết quả đạt được Một thế mạnh nổi bật của Ngân hàng Công thương trong thời gian qua là Ngân hàng có khối lượng nguồn vốn lớn, tăng trưởng không ngừng, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vay mượn của khách hàng, nhất là khách hàng lớn, dự án lớn. Ngoài ra còn “dư dật” đầu tư vào các thị trường tài chính Ngân hàng. Và như vậy, khả năng thanh khoản của Ngân hàng Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7570.doc
Tài liệu liên quan