Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai Kaizen trong tập đoàn FPT

MỤC LỤC

 

MỞ BÀI 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KAIZEN VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG KAIZEN TẠI FPT 3

1.1 Tổng quan về Kaizen 3

1.1.1 Nội dung 3

1.1.2 Điều kiện triển khai Kaizen 4

1.2 Giới thiệu chung về FPT 6

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 6

1.2.1.1 Quá trình hình thành 6

1.2.1.2 Các giai đoạn phát triển 7

1.2.3 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới việc áp dụng Kaizen 10

1.2.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 10

2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh. 16

Đào tạo nhân lực chất lượng cao nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang là một trong những nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. 17

3. Đặc điểm về nguồn nhân lực: 17

3.1. Đánh giá về tăng trưởng số lượng lao động 17

3.2.Về cơ cấu trình độ 19

3.3. Về cơ cấu nghiệp vụ 20

3.4. Về thâm niên công tác 22

3.5. Đặc điểm vốn – tài chính. 23

4. Khách hàng của công ty 26

5. Đối tác của công ty. 27

6. Những kết quả đạt được trong công tác chất lượng 29

7. Những hạn chế còn tồn tại 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI KAIZEN TẠI FPT 31

2.1 Công tác triển khai Kaizen tại FPT 31

2.1.1 Sự cần thiết phải triển khai Kaizen tại FPT 31

2.1.2 Thực trạng FPT trước khi triển khai Kaizen 31

2.2 Các bước triển khai Kaizen tại FPT 32

2.2 Các công cụ áp dụng trong công tác triển khai Kaizen 36

2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác triển khai Kaizen 39

2.3.1.1 Phân tích số lượng đề xuất cải tiến 39

2.1.1.2 Phân tích số lượng đề xuất cải tiến trong quý I/2008 ở các đơn vị tại Hà Nội 40

2.3.1.3 Phân tích số lượng cán bộ có đề xuất cải tiến trong quý I/2008 ở các đơn vị tại Hà Nội 42

2.3.1.3 Phân tích tỷ lệ tổng số đề xuất cải tiến/tổng số cán bộ có đề xuất 43

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác triển khai Kaizen tại FPT 43

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI KAIZEN TẠI FPT 44

KẾT LUẬN 45

 

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động triển khai Kaizen trong tập đoàn FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhu cầu Các đối tượng Đầu ra: thoả mãn Hệ thống Quản trị FPT Mô hình tổ chức Các đối tượng phục vụ của FPT bao gồm: Cổ đông, Khách hàng, Lãnh đạo, Nhân viên và Cộng đồng. FPT xác định các chính sách và mục tiêu cho từng đối tượng, cũng như đề ra các yêu cầu để thoả mãn các chính sách và mục tiêu đó. b. Sơ đồ tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức của tập đoàn FPT là cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. Theo kiểu này vừa có thể phát huy năng lực chuyên môn của các cán bộ trong các đơn vị/ phòng ban vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. Chủ tịch tập đoàn là người trực tiếp quản lý các tổng giám đốc các công ty thành viên, và giám đốc các chi nhánh. Giám đốc chi nhánh và tổng giám đốc các công ty thành viên sẽ được trao quyền hạn nhất định trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Ngoài ra trên tập đoàn còn có các phòng ban chuyên môn sẽ giúp chủ tịch tập đoàn trong việc quản lý các phòng ban chuyên môn của các công ty thành viên. Nhờ đó mà các công việc được giải quyết dễ dàng hơn, đồng thời thông tin sẽ được chuyển đến các bộ phận một cách nhanh chóng. c. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty ĐH FPT Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Các công ty thành viên Các chi nhánh Các ban chức năng Các trung tâm Ban kiểm soát SƠ ĐỒ BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty theo Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty; thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ quyết định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty. Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Văn phòng công ty: Xây dựng, duy trì, kiểm soát và nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên Công ty FPT theo tiêu chuẩn thống nhất trong toàn bộ hệ thống FPT. Đảm bảo công tác hành chính đối ngoại với các cơ quan chức năng. Kiểm sóat và hỗ trợ các hoạt động hành chính văn phòng của các đơn vị thành viên trực thuộc công ty. Ban kế hoạch tài chính: Kế toán, thống kê, phản ánh đầy đủ chính xác, trung thực kịp thời, liên tục, có hệ thống các hoạt động tài chính, vật tư tiền vốn, lao động của công ty theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận kế toán tài vụ ở văn phòng và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê tài chính, vật tư, đánh giá đúng đắn kịp thời cho cơ quan chức năng. Điều phối chính xác, kịp thời các hoạt động tài chính, vật tư hàng hóa của công ty và các bộ phận. Ban truyền thông: Xây dựng hình ảnh của công ty và quản trị thương hiệu FPT. Tổ chức các họat động PR của công ty, hỗ trợ kịp thời các hoạt động này tại các đơn vị trực thuộc công ty. Xây dựng và duy trì phát triển Website công ty, báo nội san. Ban Nhân sự: Tham mưu cho lãnh đạo trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức và xây dựng chính sách quản lý, sử dụng nguồn nhân lực. Kiểm soát và hỗ trợ công tác quản trị nhân sự của các đơn vị thành viên trực thuộc công ty FPT. Ban Công nghệ thông tin: Đảm bảo vận hành thông suốt, có hiệu quả hạ tầng thông tin và các hệ thông tin của FPT (Email, Solomon, FIFA/MIS, VoIP, e- ISO, PO-man,) trong FPT và các đơn vi thành viên. Tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch, ngân sách tin học hóa FPT. Xây dựng các đề án, tổ chức mua sắm, thuê mướn, phối hợp nội bộ phục vụ công tác triển khai. Ban kinh doanh: Quản lý các hoạt động quan hệ kinh doanh quốc tế. Quản lý các hướng kinh doanh và xử lý những vấn đề phát sinh giữa các hướng kinh doanh nếu có. Tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty FPT trong việc phê duyệt và kiểm soát các dự án đầu tư. Ban xây dựng cơ bản và phát triển hạ tầng. Đảm bảo cơ sở hạ tầng của tập đoàn FPT. Ngiên cứu thị trường, cơ hội kinh doanh bất động sản Ban Đảm bảo chất lượng: Nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, công nghệ, hệ thống chất lượng FPT và đề xuất các chính sách tương ứng. Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức triênt khai, duy trì và nâng cấp hệ thống đảm bảo chất lượng FPT. Tư vấn trong lĩnh vực chất lượng và khoa học công nghệ. Văn phòng đoàn thể FPT: Chịu trách nhiệm tham mưu, điều phối, tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao, sinh hoạt cộng đồng và các hình thức sinh hoạt khác của FPT. Tổ chức các hoạt động truyền thống, các sự kiện mang tính công đồng ở cấp FPT và các hình thức giao lưu của FPT với các đơn vị, cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội khác. Thường trực, điều hành công việc của Tổng hội FPT và thưòng trực giúp việc cho Đảng ủy, Ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên, hỗ trợ giúp việc cho các hội khác của FPT. * Bộ máy quản lý tập đoàn hoạt động với các nguyên tắc: Trách nhiệm các nhân trong việc ra quyết định và dân chủ trong việc đóng góp ý kiên. Phân cấp theo quy mô, loại hình hoạt động và tầm quan trọng của công việc. Quản lý ngành dọc, nhất quán. Do đó, bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả và tác động tích cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn tập đoàn. Các ban chức năng (FHO) của FPT bao gồm: FPF: Ban kế hoạch tài chính. FHR: Ban Nhân sự. (Tổ chức cán bộ cũ) FAD: Văn phòng công ty. FCC: Ban truyền thông. FQA: Ban Đảm bảo chất lượng. FID: Ban xây dựng và phát triển hạ tầng. FIM: Ban công nghệ thông tin. FDB: Ban kinh doanh. FTH: Văn phòng đoàn thể. 2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh. Hiện FPT hoạt động trên 4 lĩnh vực chính: Công nghệ thông tin và viễn thông Công nghệ thông tin và viễn thông là thế mạnh và hướng kinh doanh mũi nhọn của Tập đoàn FPT từ khi ra đời cho đến nay. Các công ty công nghệ thông tin và viễn thông của Tập đoàn đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học, viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đây là những công ty hoạt động hiệu quả, tốc độ phát triển cao, có lợi thế cạnh tranh đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và giữ vững vị thế hàng đầu của Tập đoàn FPT trong bối cảnh hội nhập WTO Bất động sản Tháng 5 năm 2006, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Trương Gia Bình đã kí quyết định về việc thành lập Công ty Bất Động Sản FPT (FPT Land) với chiến lược đầu tư vào thị trường bất động sản, đã mở ra một hướng kinh doanh mới mang một tầm vóc lớn lao hơn và cũng chứa đựng vô vàn thách thức. Và tháng 5- 2007, Công ty TNHH Phát triển khu CNC Hoà Lạc FPT đựơc thành lập. Tài chính ngân hàng Năm 2007, FPT chính thức gia nhập vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, không phải là đổ xô theo xu hướng của thị trường mà nó nằm trong chiến lược đa dạng hóa của Công ty, dựa trên sức mạnh cốt lõi của Công ty là công nghệ thông tin và viễn thông. Và FPT hiểu được giờ đây công nghệ là một yếu tố quyết định trong các chiến lược cạnh tranh, phát triển kinh doanh mới của hệ thống các công ty dịch vụ tài chính ngân hàng. Giáo dục đào tạo Đào tạo nhân lực chất lượng cao nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang là một trong những nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam và cho chính công ty, ngay từ năm 1999, các trung tâm đào tạo CNTT FPT đã ra đời và phát triển mạnh mẽ cho đến nay. 4. Đặc điểm về nguồn nhân lực: 4.1. Đánh giá về tăng trưởng số lượng lao động Bảng 1:Bảng số liệu sự tăng trưởng về nhân sự từ năm 2002 – nay Nguồn: Phòng nhân sự FPT Năm Đơn vị tính 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Số lượng nhân sự Người 1100 1905 2883 4958 7000 9493 Số lượng tăng so với năm trước Người 0 805 978 2075 2042 2493 % Tăng so với năm trước % 0 73.2% 51.3% 71.9% 41% 35.6% Nhận xét: Ta thấy nhân sự FPT tăng đều qua các năm với tốc độ cao, trung bình trong năm năm trở lại đây là 54%/năm. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là tương đối cao. Tuy tỷ lệ tăng trưởng này càng có xu hướng giảm dần. Song thực tế thì số lượng nhân sự hàng năm gia nhập vào trong FPT là rất lớn và có xu hướng ngày càng cao. Điều này thể hiện năm 2002 số lượng lao động mới chỉ là 1100 người thì năm 2003 số lượng tăng lên 1905 ( tăng 805 người), và trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007 con số tăng lần lượt là 978, 2075, 2042, 2493 người. Trong kế hoạch dự kiến thì trong năm 2008 này số lượng nhân lực của FPT sẽ tăng lên con số 16000 người. Do đó có thể thấy FPT đang tạo ra một mội trường làm việc hấp dẫn, cùng với chế độ đãi ngộ hợp lý đối với nhân viên, tạo điều kiện cho mỗi nhân viên có thể phát huy được tài năng, đảm bảo cho họ một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần thì FPT đang thu hút được ngày càng đông số lượng nhân viên muốn cống hiến cho FPT. 4.2.Về cơ cấu trình độ Bảng 2: Bảng số liệu về cơ cấu trình độ nhân sự FPT: Nguồn: Phòng nhân sự FPT Trình độ Đơn vị tính Trên ĐH Trình độ ĐH Dưới ĐH Tổng Số lượng Người 248 6018 3227 9493 % trong tổng số nhân sự % 2.6% 63.4% 34% 100% Nhận xét: - Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy trình độ nhân sự FPT rất cao, số lượng người có trình độ ĐH và trên ĐH là 6266 người, chiếm 66% nhân sự toàn FPT. Trong đó số người có trình độ ĐH chiếm một số lượng lớn là 6018 người, chiếm 63.4%. Ông Hồ Thanh Tùng - Tổng Giám đốc Oracle khu vực Đông Dương phát biểu: "Các chuyên gia Oracle trong nước cũng như quốc tế qua thời gian cộng tác làm việc với đội ngũ kỹ thuật của FPT, đều đánh giá rất cao năng lực cũng như khả năng nắm bắt công nghệ mới như Oracle 10g, Real Application Cluster, Oracle E-business Suites... Và đặc biệt, sự phối hợp giữa FPT và Oracle để chuẩn bị cho một số dự án lớn nhất của Việt Nam đã khiến cho các hãng tư vấn triển khai phần mềm lớn nhất trên thế giới đều phải ngạc nhiên và công nhận về hiệu quả, trình độ chuyên môn và độ chuyên nghiệp của các chuyên gia công nghệ thông tin Việt Nam". - Số người có trình độ dưới ĐH là 34% một tỷ lệ cũng khá cao, song đây cũng là những người có chuyên môn đáp ứng được với công việc. Hoặc làm trong những bộ phận không cần đòi hỏi có chuyên môn cao. - Số người có trình độ trên ĐH là 248 người, chiếm 2.6% số lượng nhân sự toàn tập đoàn. Có thể thấy lực lượng nhân sự của FPT có trình độ tương đối cao. Song cũng có thể thấy số lượng người có trình độ trên ĐH là còn tương đối thấp. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do nhân sự trong FPT chủ yếu là còn trẻ, với độ tuổi trung bình là 27,51 tuổi. Nhân sự đang còn nằm trong thời gian học sau ĐH, dự kiến trong một vài năm tới số lượng người có trình độ trên ĐH sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. 4.3. Về cơ cấu nghiệp vụ Bảng 3: Bảng số liệu về cơ cấu nghiệp vụ nhân sự FPT: Nguồn: Phòng nhân sự FPT Nghiệp vụ Đơn vị tính Quản lý Kinh doanh Kỹ thuật Chức năng Phần mềm Tổng Số lượng Người 880 1853 2144 2486 2130 9493 % trong tổng số nhân sụ % 9.3% 19.5% 22.6% 26.2% 22.4% 100% Nhận xét: - Số lượng nhân sự có nghiệp vụ về phần mềm, chức năng, kỹ thuật và kinh doanh ở FPT là tương đối đồng đều với lượng nhân sự lần lượt là 2130, 2486, 2144, 1853 người. Chiếm các tỷ lệ tương ứng là 22.4%, 26.2%, 22.6%, và 19.5%. Điều này là do FPT là tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin và viễn thông, Bất động sản, Ngân hàng và tài chính, và giáo dục và đào tạo. Vì vậy số lượng nhân lực nằm đồng đều ở các mảng hoạt động. Và có thể thấy FPT hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, đó là lĩnh vực hoạt động truyền thống của FPT. Vì vậy lượng nhân lực có nghiệp vụ về phần mềm và kĩ thuật chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Các lĩnh vực như tài chính và ngân hàng, bất động sản là những lĩnh vực mới nhưng cũng đang được tập đoàn quan tâm và đầu tư để phát triển trong những năm tới đây. 4.4. Về thâm niên công tác Bảng 4: Bảng số liệu về thâm niên công tác của nhân sự FPT Nguồn: Phòng nhân sự FPT Thâm niên công tác Đơn vị tính Trên 3 năm Từ 1 đến 3 năm Dưới 1 năm Tổng Số lượng Người 3755 5538 200 9493 % trong tổng số nhân sự % 39.6% 58.3% 2.1% 100% Nhận xét: Có thể thấy thâm niên công tác của nhân sự trong FPT là chưa cao, tỷ lệ nhân sự có thâm niên công tác từ 1 đến 3 năm chiếm một tỷ lệ rất lớn là 58.3% trong tổng số nhân sự của toàn tập đoàn FPT. Tỷ lệ nhân sự có thâm niên công tác trên 3 năm chiếm tỷ lệ 39.6 % trong tổng số nhân sự tập đoàn FPT, và tỷ lệ thâm niên công tác dưới 1 năm là 2.1%. Nếu nhìn qua thì có thể thấy thâm niên công tác của nhân sự FPT là chưa cao, song điều này phản ánh đúng thực tế là lực lượng nhân sự của FPT có tuổi trung bình toàn tập đoàn là 27.51 tuổi. Đây là một độ tuổi khá trẻ so với các doanh nghiệp khác. Hơn nữa FPT mới mở rộng quy mô trong một vài năm trở lại đây, thu hút một lực lượng khá đông nhân sự mới. Nhưng với chính sách đãi ngộ, trọng dụng người tài của FPT thì trong thời gian tới thâm niên công tác này sẽ tăng lên một cách nhanh chóng. 4.5. Đặc điểm vốn – tài chính. a) Bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Bảng 3 : Bảng cân đối kế toán tóm tắt. STT Đơn vị: Triệu đồng 2003 2004 2005 2006 2007 TÀI SẢN I TÀI SẢN NGẮN HẠN 917.138 1.495.173 2.020.707 3.072.816 4.336.815 1 Tiền 79.956 372.681 415.058 669.452 895.515 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - 3 Các khoản phải thu 619.655 745.832 1.197.395 1.761.782 1.927.074 4 Hàng tồn kho 206.909 355.824 384.296 583.961 1.377.900 5 Tài sản ngắn hạn khác 10.618 20.835 23.958 57.621 166.326 II TÀI SẢN DÀI HẠN 62.095 88.531 198.770 335.050 979.465 1 Phải thu dài hạn - - 194 100 5.894 2 Tài sản cố định 55.808 77.399 165.718 299.524 606.404 3 Bất động sản đầu tư - - - - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.906 5.464 1.296 13.328 329.696 5 Tài sản dài hạn khác 2.381 5.669 31.562 22.098 37.471 TỔNG TÀI SẢN 979.233 1.583.705 2.219.477 3.407.866 5.346.280 NGUỒN VỐN I NỢ PHẢI TRẢ 806.762 1.271.656 1.533.043 1.717.222 3.365.814 1 Nợ ngắn hạn 716.761 1.108.979 1.408.120 1.591.048 3.010.172 2 Nợ dài hạn 84.532 162.677 - 126.174 66.546 3 Nợ khác 5.469 - - - - II NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 172.471 312.049 646.790 1.567.390 1.980.466 1 Vốn chủ sở hữu 169.700 297.440 569.136 1567.356 1.985.659 2 Nguồn kinh phí,quỹ khác 2.771 14.609 77.654 35 (5.193) III Phần hùn thiểu số - - 39.644 123.254 289.096 TỔNG NGUỒN VỐN 979.233 1.583.705 2.219.477 3.407.866 5.346.280 (Nguồn: Công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn thương tín) Bảng 4 : Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 TB HOSE 1. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Hệ số Nợ phải trả/ Tổng tài sản 0.82 0.8 0.69 0.504 0.63 0.4 Hệ số Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu. 4.68 4.08 2.37 1.095 1.69 0.78 2. Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản Tài sản lưu động/ Tổng tài sản % 93.6 94.4 91.04 90.18 90.66 _ Tài sản cố định/ Tổng tài sản % 6.4 5.6 8.96 9.82 9.34 _ 3. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán chung Lần 1.28 1.36 1.45 1.93 1.44 2.7 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.99 1.04 1.17 1.56 0.98 2.1 4. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Vòng 17.59 16.21 19.7 41.4 25.46 106.9 Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 3.24 3.22 3.7 4.15 3.17 0.5 5. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỷ suất LNST/ Doanh thu thuần % 1.38 3.43 3.67 4.6 6.3 Tỷ suất LNST / Tổng tài sản % 3.05 11.04 13.58 19.03 20.03 12.7 Tỷ suất LN từ HĐKD/ Doanh thu thuần. % 1.38 6.76 4.08 4.23 6.46 _ Tỷ suất LNST của cổ đông công ty mẹ/ Vốn cổ đông BQ % 49.75 73.20 78.80 77.9 94.7 _ b) Phân tích đặc điểm vốn - tài chính. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được quy mô vốn và tài sản của FPT không ngừng mở rộng qua các năm với tốc tăng trung bình 58% điều đó đã một góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng trong kinh doanh của Công ty. Tính đến cuối năm 2007 tổng tài sản là 5.346.280 triệu đồng tăng 56,9 % so với năm 2006. Các chỉ số tài chính cũng rất khả quan theo thời gian cũng như so với các doanh nghiệp trong ngành nhất là các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi và chỉ tiêu về năng lực hoạt động, khả năng thanh toán chung tăng đều qua các năm. Nợ phải trả chiếm một phần khá lớn trong cơ cấu vốn cho thấy khả năng chiếm dụng vốn khá tốt của FPT. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty từ năm 2003 đến nay tăng liên tục. Năm 2003, cứ trong 100 đồng doanh thu thì có 1,38 đồng lợi nhuận, năm 2004 là 3,43, năm 2005 là 3,67, năm 2006 là 4,6 và đến năm 2007 trong 100 đồng doanh thu có tới 6,3 đồng lợi nhuận. Tỷ suất LNST của cổ đông công ty mẹ trên vốn cổ đông bình quân cũng nằm trong xu thế đó. Năm 2007 tỷ lệ này là 94,7% tăng 21,56 % so với năm 2006, cho thấy công ty đã sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn vốn cổ đông. 5. Khách hàng của công ty Từ khi đi vào hoạt động đến nay, với quan điểm hướng tới khách hàng FPT luôn luôn cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng. Hiện nay khách hàng của FPT gồm các công ty, tổ chức thuộc các lĩnh vực: tài chính và ngân hàng; bưu chính viễn thông; chứng khoán, bảo hiểm; khối chính phủ; các tổ chức quốc tế; các doanh nghiệp. Lĩnh vực tài chính và ngân hàng: Đây là một lĩnh vực mới mà FPT mới đầu tư. Tuy nhiên FPT đã xây dựng được quan hệ với các khách hàng như: ANZ Bank; Citibank, Deutsche Bank, HSBC, Ngân hàng công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải, Các trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.. Lĩnh vực bưu chính viễn thông: đây là lĩnh vực truyền thống mà FPT đi vào hoạt động rất lâu đời. Hiện khách hàng của FPT trong lĩnh vực này gồm có: Công ty Thông tin di động VMS, Trung tâm Điện thoại di động CDMA (S Telecom), Công ty Điện tử viễn thông quân đội, Công ty Viễn thông quốc tế Lĩnh vực khối chính phủ: Hiện khách hàng thuộc khối chính phủ gồm có: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng quốc hội, Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Kho bạc nhà nước, Cục hồ sơ cảnh sát (C27) - Bộ công an, Cục Hồ sơ an ninh (A27) - Bộ Công an -Lĩnh vực các doanh nghiệp: Hiện nay FPT có rất nhiều khách hàng, trong khối doanh nghiệp này có rất nhiều các khách hàng mà FPT đã và đang xây dựng nên một mối quan hệ tốt đẹp như: Metropole Sofitel Hanoi, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty dệt may Việt Nam, Tổng công ty thép, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngoài ra khách hàng của FPT còn có các tổ chức quốc tế như: World Bank, EU, ILO, SIDA, JICA, G Các tổ chức bảo hiểm như: Công ty Cổ phần bảo hiểm(PIJICO), National Life, AIG (Canada). 6. Đối tác của công ty. FPT là tập đoàn lớn hiện nay đang hoạt động trên 4 lĩnh vực là: Công nghệ thông tin và viễn thông, Tài chính và ngân hàng, Bất động sản, và lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cho nên hiện các đối tác của FPT cũng được FPT xây dựng trên 4 lĩnh vực: Lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông: Đây là lĩnh vực truyền thống của FPT, nó được bắt đầu từ khi FPT ra đời và đi vào hoạt động. Chính vì vậy FPT đã xây dựng được một mối quan hệ rất tốt đẹp với các đối tác lớn cả trong và ngoài nước: + Đối tác cung cấp giải pháp: gồm các nhà cung cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ mạng, thiết bị bảo mật, thiết bị viễn thông, cung cấp các sản phẩm thiết bị bảo mật, thiết bị truy cập hay trao đổi thông tin như: Cissco, Thales, RSA, Hewlell Packard (HP), APC,. + Đối tác cung cấp các sản phẩm công nghệ viễn thông: FPT đang là nhà phân phối lớn cho các hãng điện thoại hàng đầu thế giới như SAMSUNG (tháng 6/1999), MOTOROLA (tháng 2/1996), NOKIA (8/1/2004). Và năm 1996 FPT đã thiết lập quan hệ hợp tác với Alcatel. Hiện nay FPT đang là đại lý cung cấp và trung tâm bảo hành các sản phẩm viễn thông như tổng đài, điện thoại của Alcatel tại Việt Nam. + Đối tác cung cấp thiết bị tin học: FPT đang là nhà phân phối hàng đầu các thiết bị tin học tại Việt nam của các hãng lớn trên thế giới như Intel, Toshiba, Apple, IBM, HP, đó đều là những hãng cung cấp thiết bị tin học có thương hiệu nổi tiếng thế giới. + Đối tác về phần mềm: FPT đamg là đối tác hàng đầu của các hãng phần mềm lớn nhất nhì thế giới như Microsoft (28/2/1996), Oracle(28/5/1997), Esri, SAP(1997). Lĩnh vực tài chính và ngân hàng: Một lĩnh vực mà FPT mới đưa và hoạt động nhưng FPT cũng đã xây dựng thành công mối quan hệ với các đối tác lớn như FPT đang là đơn vị tư vấn nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp, tư vấn niêm yết, tư vấn triển khai về huy động vốn cho Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh. Ngoài ra FPT còn hợp tác chiến lược với tập đoàn SBI Holdings về việc thành lập quỹ đầu tư Việt - Nhật Lĩnh vực Bất động sản: Đây là lĩnh vực mới mà FPT mới tham gia vào thị trường nên hiện nay đối tác lớn trong lĩnh vực này là chưa có. Nhưng với sự bùng nổ về thị trường bất động sản như hiện nay thì việc FPT có các đối tác lớn sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: FPT đang là đối tách hàng đầu của tập đoàn APTECH là tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu của Ấn Độ. Bên cạnh đó FPT còn xây dựng mối quan hệ với các trường ĐH như RMIT University, Southern Cross University là các trường ĐH hàng đầu của Australia. 1.3.4 Thực trạng công tác chất lượng và quản lý chất lượng tại công ty Sơ đồ : Hệ thống quản lý chất lượng tại FPT Thành lập từ 13/9 năm 1988 nhưng mãi đến năm 1999 FPT mới quyết định tăng cường công tác chất lượng. Trong năm 1999 TGĐ Trương Gia Bình quyết định xây dựng quy trình chất lượng ISO9001 với mục tiêu lấy được chứng chỉ ISO và đầu năm 2000 Sau một năm vất vả để xây dựng, vận hành và thử nghiệm cuối cùng vào ngày 12/01/2000 FPT chính thức được công nhận đạt chứng chỉ ISO 9001. Và FPT là công ty tin học VN đầu tiên lấy chứng chỉ ISO. 7. Những kết quả đạt được trong công tác chất lượng Khởi đầu gian nan, nhưng hiện nay hoạt động chất lượng tại công ty đã lớn mạnh cả về quy mô và về chất lượng thực tế. Hiện tại FPT đã có một ban đảm bảo chất lượng - FQA trên tập đoàn. Ban được chia thành hai bộ phận: Phòng Đảm bảo nhằm kiểm soát duy trì mức chất lượng đã đạt được và dần dần đưa các hoạt động đến mức độ thành thạo; Phòng Cải tiến sẽ nghiên cứu và triển khai các dự án nhằm cải tiến liên tục chất lượng của FPT. Các hoạt động quản lý chất lưọng của FPT cũng được quản lý theo ngành dọc và đi theo hai khu vực địa lý miền Bắc do FQA Hà Nội quản lý, miền Nam do FQA TP Hồ Chí Minh quản lý.. Các dự án, hoạt động chất lượng được triển khai thống nhất từ cấp công ty đến các đơn vị thành viên. Hoạt động chất lượng trong TP Hồ Chí Minh diễn ra mạnh mẽ hơn và luôn là đi tiên phong trong các hoạt động, phong trào chất lượng. QA TP Hồ Chí Minh triển khai thí điểm các dự án chất lượng trước sau đó QA Hà Nội mới triển khai, điều này giúp cho QA HN đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm đi trước trong việc triển khai. Ngoài ra, trong các công ty chi nhánh của FPT cũng có một bộ phận chất lượng QA. Bộ phận này có trách nhiệm triển khai, đánh giá chất lượng tại các công ty thành viên. Ngày nay cùng với sự lớn mạnh của tập đoàn FPT, hoạt động chất lượng tại tập đoàn đang rất được chú trọng và quan tâm. 8. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những thành công trong công tác chất lượng còn bộc lộ ra những hạn chế đó là - Đội ngũ cán bộ chất lượng của 2 miền còn đang thiếu sự hỗ trợ cần thiết cho nhau, điều này một phần do khoảng cách về địa lý giữa 2 miền quá xa nhau, một phần nữa cũng do lối sống phong tục tập quán giữa 2 miền cũng khác xa nhau. Trong TP Hồ Chí Minh công tác chất lượng thực sự được chú trọng hơn so với công tác chất lượng ngoài Hà Nội - Đội ngũ cán bộ chất lượng chủ yếu là những người trẻ, mặc dù đã hoạt động trong lĩnh vực chất lượng một vài năm tuy nhiên vẫn còn đang thiếu các chuyên gia giàu kinh nghiệm về hoạt động chất lượng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI KAIZEN TẠI FPT 2.1 Công tác triển khai Kaizen tại FPT 2.1.1 Sự cần thiết phải triển khai Kaizen tại FPT 2.1.1.1 Những thuận lợi khi triển khai áp dụng Kaizen 2.1.1.2 Xuất phát từ thực tế môi trường làm việc tại FPT 2.1.2 Thực trạng FPT trước khi triển khai Kaizen Có rất ít các sáng kiến/cải tiến được ghi nhận. Các chương trình/dự án hệ thống quản lý từ trên xuống. Nhân viên tham gia một cách bị động vào các chương trình/dự án cải tiến một cách bị động. Không hiểu hết về công tác chất lượng, về các lợi ích mà công tác chất lượng mang lại và không hưởng ứng cao. Hiện nay FPT chưa có cơ chế thi đua phát huy sáng kiến/cải tiến. Chưa khai thác khả năng cắt giảm các lãng phí, tăng tiết kiệm. 2.2 Cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7741.doc
Tài liệu liên quan