Với hình thức huy động dự thưởng Ngân hàng đã huy động được một khối lượng đáng kể nguồn vốn có tính ổn định từ dân cư góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nắm được tâm lý của người dân khi gửi tiền vào Ngân hàng ngoài mục đích an toàn còn có nhu cầu sinh lợi và hưởng các hình thức khuyến khích, do vậy hàng năm nhân dịp tết Nguyên đán, ngày thành lập nghành, cúp Agribank. Ngân hàng thường phát hành những đợt tiết kiệm dự thưởng với lãi suất cao, kỳ hạn hợp lý (7 tháng, 13 tháng) cùng với những giải thưởng hấp dẫn. Chỉ với 5 triệu đồng cá nhân khi gửi tiền sẽ được nhận 1 phiếu dự thưởng mỗi đợt quay thưởng nhiều cá nhân đã được nhân những giải thưởng hấp dẫn như: 1 cây vàng 3 chữ A, 1 chỉ vàng 3 chữ A, hoặc những bộ ấm chén có logo của NHNo. Hình thức tiết kiệm dự thưởng với những thủ tục đơn giản và những giải thưởng có giá trị đã thu hút được số lượng đông đảo cá nhân trong toàn tỉnh đến Ngân hàng gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nên đáng kể qua các năm. Đồng thời qua những lần trao thưởng đến tận tay từng cá nhân đã góp phần nâng cao được uy tín của Ngân hàng và lòng tin của người dân đối với Ngân hàng.
72 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng liên xã trải rộng trên toàn huyện để đáp ứng đủ, kịp thời mọi nhu cầu về vốn, thanh toán
Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho CBCNV trong chi nhánh thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, vi tính...Đổi mới phong cách làm việc để đáp ứng nhu cầu về năng lực cán bộ Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới. Toàn thể cán bộ trong chi nhánh NHNo&PTNT Yên Sơn với nhiệm vụ và quyền hạn của mình từng đồng chí luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với ngành, đoàn kết phấn đấu hoàn thành nhiêm vụ được giao
Chi Nhánh NHNo&PTNT Yên Sơn là đơn vị nhận khoán nới NHNo&PTNT tỉnh Tuyên Quang, có Bảng cân đối, quyết toán riêng. Thực hiện điện báo, báo cáo thống kê và các hoạt động theo quy định của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn
Huyện Yên Sơn là tỉnh nằm ở vùng núi phía Nam có diện tích tự nhiên 5800 km2 về mặt địa lý huyện Yên Sơn là huyện nằm sâu trong nội địa, việc thông thương ra nước ngoài hoặc sang các tỉnh khác phải nhờ vào hệ thống đường bộ (chủ yếu quốc lộ 2 và quốc lộ 37) và đường thuỷ, hệ thống đường liên huyện, liên xã, tuy còn có chỗ có nơi chưa hoàn thiện nhưng vẫn đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân trong huyện.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã đem lại cho huyện Yên Sơn nhiều lợi thế: là nơi trao đổi sản phẩm nông, lâm sản trong toàn huyện. Đây chính là điều kiện thuận lợi để huyện Yên Sơn mở mang và phát triển để tạo nguồn thu cho Ngân sách.
Đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn đã biết dựa vào những lợi thế của điều kiện tự nhiên để trồng trọt chăn nuôi cho phù hợp với môi trường của từng vùng sinh thái.
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn
Là một đơn vị của thành viên của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Ngân hàng đề ra, với phương châm: “an toàn, hiệu quả, bền vững” trên cơ sở đó để hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
Bằng nhiều hình thức, biện pháp khách nhau Ngân hàng đã khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn thông qua các kế hoạch, các chiến lược như: Hoàn
thiện các sản phẩm cũ, cung cấp sản phẩm mới, chính sách khách hàng (khách hàng mở tài khoản cá nhân không thu lệ phí, các đơn vị luôn luôn chuyển tiền với
số lượng lớn, được Ngân hàng bố trí và cử cán bộ xuống thu, chi và vận chuyển từ đơn vị về Ngân hàng).
Một trong những yếu tố tạo điều kiện tốt trong việc thu hồi vốn là mạng lưới hoạt động của Ngân hàng. Với huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi có diện tích khá rộng, địa hình đồi núi, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Để phục vụ cho hoạt động của mình NHNo huyện Yên Sơn đã tạo lập mạng lưới hoạt động như sau:
Tại chi nhánh NHNo huyện Yên Sơn gồm: hội sở huyện, phòng giao dịch 1, số 2 và chi nhánh Ngân hàng cấp III Mỹ Lâm, Xuân Vân, ATK, Trung Môn, Tân Binh An.
Từ mạng lưới hoạt động từ huyện đến các chi nhánh ngân hàng cấp 3 được phân bố rộng khắp tại các điểm giao dịch, các khu đông dân cư, kinh tế phát triển giao lưu hàng hóa thuận lợi. Mạng lưới từ khi được thành lập và đi vào sử dụng đã phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là công tác huy động vốn.
2.2.1 Kết quả hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên sơn
2.2.1.1 Công tác huy động vốn
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên sơn luôn xác định công tác huy động vốn là một chiến lược quan trọng và hết sức cần thiết trong các chiến lược kinh doanh của mình. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và trong cả nước nói chung, Ngân hàng đã sử dụng các hình thức huy động vốn như: huy động tiền gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi
của tổ chức kinh tế, cá nhân bằng VNĐ và ngoại tệ: kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng đã không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 2.2.1.1 Kết quả huy động vốn năm 2005, 2006, 2007 tại chi nhánh
NHNo&PTNT Yên Sơn.
DDDDDDDDDDDDDDDDdĐơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
So sánh
2.005
2.006
2007
2006/2005
2007/2006
(+),(-)
%
(+),(-)
%
1. Tổng nguồn vốn
795.530
977.423
1.279.493
181.893
23
302.070
30,9
Nguồn vốn huy động địa phơng
700.995
812.913
1.096.983
111.918
16
284.070
34,9
* Theo đồng tiền
- Nguồn vốn nội tệ
682.226
782.449
1.059.688
100.223
15
277.239
35,4
- Nguồn vốn ngoại tệ quy VNĐ
18.769
30.464
37.295
11.695
62
6.831
22,4
* Theo kỳ hạn
- Nguồn vốn không kỳ hạn
334.937
319.335
438.138
-15.601
-5
118.803
37,2
- Nguồn vốn có kỳ hạn
366.058
493.578
657.752
127.520
35
164.174
33,2
+ Nguồn vốn có kỳ hạn < 12T
68.628
82.366
107.754
13.738
20
25.388
30,8
+ NVCKH từ 12 T đến dưới 24T
286.172
397.468
537.347
111.296
38
139.879
34,0
+ NVCKH từ 24 T đến dưới 60T
11.258
13.744
13.744
2.486
22
0
* Phân loại nguồn vốn
- Tiền gửi dân cư
363.841
503.943
655.790
140.102
39
151.847
30,1
TĐ: Ngoại tệ quy VNĐ
15.623
25.450
35.835
9.827
63
10.385
40,8
- Tiền gửi TCKT, TCXH
332.406
304.942
434.658
27.464
-8
129.716
42,5
TĐ: Ngoại tệ quy VNĐ
3.146
5.014
1.460
1.868
59
-3.554
-70,9
- Tiền gửi khác
4.264
3.616
5.442
-648
-15
1.826
50,5
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KD các năm 2005,2006,2007 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên sơn liên tục tăng trưởng theo các năm, năm sau cao hơn năm trước.
Đạt được kết quả này là do sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn, sự đổi mới phong cách phục vụ của nhân viên giao dịch trực tiếp với khách gửi tiền bằng các thủ tục huy động nhanh gọn, đơn giản. Đồng thời có những chính sách cụ thể, đúng đắn đa dạng hóa các nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn.
2.2.1.2 Về công tác sử dụng vốn
Với chức năng “Đi vay để cho vay" chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn Tuyên Quang đã xây dựng kế hoạch sử dụng vốn làm sao có hiệu quả nhất.
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên sơn luôn quan tâm đến việc đầu tư tín dụng, từ việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường đến công tác điều tra khảo sát khách hàng, thẩm định các dự án, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay; tiến hành kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; luôn sàng lọc và phân loại khách hàng, phân loại dư nợ trước hạn, xử lý tài sản đảm bảo... Kết quả đạt được là dư nợ và các khoản đầu tư khác tiếp tục tăng so với các năm trước.
Bên cạnh nhiệm vụ trong yếu đầu tư cho thành phần kinh tế quốc doanh, Ngân hàng còn đầu tư cho thành phần kinh tế quốc doanh, Ngân hàng còn đầu tư cho thành phần kinh tế ngoại quốc doanh. Mặc dù đầu tư cho lĩnh vực ngoại quốc doanh thường có tỷ lệ rủi ro cao nhưng Ngân hàng không loại bỏ mà tìm cách để đầu tư cho lĩnh vực này làm sao có hiệu quả và kinh tế nhất
Bảng 2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn năm 2005, 2006, 2007 của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên sơn
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện
Thực hiện
Thực hiện
So sánh
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
2006/2005
2007/2006
(+),(-)
%
(+),(-)
%
TỔNG D NỢ
639,222
794,741
1,080,470
155,519
24
285,729
36,0%
- D nợ nội tệ
639,222
794,741
1,080,470
155,519
24
285,729
36,0%
- D nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ
0
0
0
0
0
0
0
1. D nợ theo thời hạn cho vay
- D nợ ngắn hạn
327,838
373,639
523,053
45,801
14
149,414
40,0%
- D nợ trung hạn
296,353
384,040
496,742
87,687
30
112,702
29,3%
- D nợ dài hạn
15,031
37,062
60,675
22,031
147
23,613
63,7%
Tỷ trọng d nợ /Tổng d nợ
49%
53%
51,6%
4
-1,4%
2.D nợ theo thành phần kinh tế
- D nợ DNNN
52,426
7,868
7,018
-44558
-85%
-813%
-10.3%
- D nợ DN ngoài quốc doanh
65,606
178,295
278,185
112,689
172%
99,890
56%
- D nợ HTX
1,803
2,032
2,291
229
13%
259
12.7%
- D nợ t nhân, hộ gia đình
519,387
606,546
792,976
87,159
17%
186,430
30.7%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt đông KD của năm 2005, 2006, 2007)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ tại NHNo&PTNT huyện Yên Sơn tăng năm sau cao hơn năm trước.
Ngoài dư nợ tăng trưởng liên tục thì chất lượng tín dụng cũng được tăng lên, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống,
2.2.1.3 Hoạt động quốc tế và kinh doanh đối ngoại:
+ Thanh toán quốc tế:
Tuyên Quang là 1 tỉnh miền núi nên hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT huyện Yên Sơn chưa phải là điểm mạnh. Do vậy, doanh số thanh toán còn ít nhưng cũng đã tăng dần qua các năm.
Bảng 2.2.1.3 Doanh số thanh toán xuất khẩu
Đơn vị: ngàn USD
Năm
Doanh thu
Tăng, giảm
Số tiền
Tỷ lệ
2005
1.361
2006
1.572
+ 211
15.5%
2007
1.676
+104
6.62%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KD các năm 2005,2006,2007)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu số thanh toán xuất khẩu tăng dần đều
Bảng 2.2.1.3 Doanh số thanh toán nhập khẩu
Năm
Doanh số
Tăng, giảm
Số tiền
Tỷ lệ
2005
2.639
2006
2.794
+ 155
5.78%
2007
2.900
+106
3,79%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KD các năm 2005,2006,2007)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu số thanh toán xuất khẩu tăng dần năm sau cao hơn năm trước.
* Mua bán ngoại tệ.
Doanh số mua ngoại tệ năm 2006 đạt 9.849 ngàn USD, so với năm 2005 tăng 4.571 ngàn USD. Tốc độ tăng 86,6%. Năm 2007 đạt 11.634 ngàn USD, so với năm 2005 tăng 1.785 ngàn USD. Tốc độ tăng 18%.
Doanh số bán ngoại tệ năm 2006 đạt 12.234 ngàn USD, so với năm 2005 tăng 5.722 ngàn USD. Tốc độ tăng 95,5%. Năm 2007 đạt 11.392 ngàn USD giảm 843 ngàn so với năm 2006.
* Kết quả tài chính :
Năm 2007, Chi nhánh đảm bảo thu thập ổn định cho cán bộ công nhân viên chức, tăng thu tiết kiệm chi phí, tích cực thu hồi nợ sau xử lý rủi ro. Đảm bảo lãi suất chênh lệch đầu ra và vào thực tế theo kế hoạch.
- Tổng thu : 178.800 triệu đồng, tăng 44.400 triệu đồng so với năm 2006.
+ Thu lãi từ hoạt động tín dụng : 134.800 triệu đồng, chiếm 79% trong tổng thu.
+ Thu dịch vụ : 3.500 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 900 triệu đồng, chiếm 6% trong tổng thu. Tỷ lệ dịch vụ có tăng nhưng còn thấp.
- Tổng chi: 126.900 triệu đồng, tăng 24.600 triệu đồng so với năm 2006.
Trong đó:
+ Chi về hoạt động tín dụng: 77.700 triệu đồng, chiếm 61% trong tổng chi.
Nhìn chung, công tác quốc tế và kinh doanh ngoại tệ trong năm qua đã có nhiều cố gắng, đáp ứng đủ nhu cầu xuất nhập khẩu và thanh toán của các doanh nghiệp, tạo được niềm tin với khách hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng còn có các hoạt động khác như: Chi trả kiều hối, thanh toán thẻ tín dụng, Séc, dịch vụ ngoại hối, dịch vụ thanh toán điện tử...
Để tạo được tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và giao dịch, cùng với mạng lưới huy động thuận tiện luôn tạo cho mình phương thức huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập chung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của mọi tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn.
Kết quả là:
Năm 2005 nguồn vốn huy động đạt 795.530 triệu đồng.
Năm 2006 nguồn vốn huy động đạt 977.423 triệu đồng.
Năm 2007 nguồn vốn huy động đạt 1.279.493 triệu đồng.
2.2.2 Thực trạng huy động vốn của chi nhánh
2.2.2.1 Nhận tiền gửi
* Tiền gửi cá nhân
Đây là hình thức huy động truyền thống của các NHTM. Vốn huy động của các tài khoản tiền gửi thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động. Chính vì vậy, sự biến động của nguồn vốn này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Yên Sơn nói riêng. Là huyện thuộc tỉnh miền núi nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đại bộ phận là nông dân và công nhân viên chức nhà nước hưởng lương ngân sách có thu nhập bằng tiền còn thấp nên tiền nhàn rỗi, tích lũy để dành của các cá nhân chưa nhiều do vậy việc huy động tiền gửi cá nhân của NHNo&PTNT huện Yên sơn chưa cao (năm 2005).Khi nền kinh tế thị trường ngày
càng phát triển, các cá nhân đã có thu nhập, nhất là những hộ kinh doanh đã có thu nhập khá cao nên tiền nhàn rỗi, tích lũy để dành của họ chưa sử dụng gửi vào Ngân
hàng tăng lên (năm 2006,2007), góp phần tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng, đây là nguồn vốn tương đối ổn định và vững chắc.
Bảng 2.2.2.1 Tình hình huy động tiền gửi cá nhân.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
Tỷ Trọng
Số tiền
Tỷ Trọng
Số tiền
Tỷ Trọng
Tiền gửi của cá nhân
363.841
45,7%
503.943
52%
655.790
51%
Tổng nguồn VHĐ
795.530
100%
977.423
100%
1.279.493
100%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KD các năm 2005,2006,2007)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước.
Đạt được kết quả trên là do thủ tục gửi tiền và rút tiền của Ngân hàng đối với khách hàng rất đơn giản. Khách hàng chỉ cần dùng chứng minh nhân dân và giấy nộp tiền khi gửi, và khi rút cũng chỉ cần CMND và giấy lĩnh tiền người gửi có thể ủy quyền cho người khác lĩnh thay và có thể gửi cho người khác hưởng. Người gửi có thể chuyển tiền tiết kiệm của mình sang tài khoản tiền gửi cá nhân hoặc sang các hình thức huy động vốn khác mà đang có huy động.
Nguồn vốn huy động từ dân cư là nguồn vốn huy động thường xuyên và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động. Hình thức huy động vốn từ dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, hiện nay NHNo huyện Yên Sơn áp dụng các loại hình tiền gửi tiết kiệm như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,
tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng với mức lãi suất linh hoạt và chi phí thấp.
Với hình thức huy động dự thưởng Ngân hàng đã huy động được một khối lượng đáng kể nguồn vốn có tính ổn định từ dân cư góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Nắm được tâm lý của người dân khi gửi tiền vào Ngân hàng ngoài mục đích an toàn còn có nhu cầu sinh lợi và hưởng các hình thức khuyến khích, do vậy hàng năm nhân dịp tết Nguyên đán, ngày thành lập nghành, cúp Agribank... Ngân hàng thường phát hành những đợt tiết kiệm dự thưởng với lãi suất cao, kỳ hạn hợp lý (7 tháng, 13 tháng) cùng với những giải thưởng hấp dẫn. Chỉ với 5 triệu đồng cá nhân khi gửi tiền sẽ được nhận 1 phiếu dự thưởng mỗi đợt quay thưởng nhiều cá nhân đã được nhân những giải thưởng hấp dẫn như: 1 cây vàng 3 chữ A, 1 chỉ vàng 3 chữ A, hoặc những bộ ấm chén có logo của NHNo... Hình thức tiết kiệm dự thưởng với những thủ tục đơn giản và những giải thưởng có giá trị đã thu hút được số lượng đông đảo cá nhân trong toàn tỉnh đến Ngân hàng gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng nên đáng kể qua các năm. Đồng thời qua những lần trao thưởng đến tận tay từng cá nhân đã góp phần nâng cao được uy tín của Ngân hàng và lòng tin của người dân đối với Ngân hàng.
Tiền gửi cá nhân chiếm phần lớn do đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, Ngân hàng có thể chủ động trong kinh doanh. Đồng bào các dân tộc huyện Yên Sơn đã biết dự vào lợi thế của điều kiện tự nhiên để trồng trọt và chăn nuôi đem lại kết quả tốt, tạo nguồn thu nhập ổn định. Với điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay người dân trong toàn huyện hầu như có nguồn thu nhập khá cao nên họ cũng có một lượng tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến sẽ mang gửi vào Ngân hàng để đổi lấy sự an toàn và hưởng mức lãi suất. NHNo huyện Yên Sơn với lợi thế mạng lưới rộng lại không có nhiều Ngân hàng cạnh tranh trên cùng địa bàn đó là điều kiện
rất tốt phục vụ cho công tác huy động vốn, chiếm lĩnh thị trường trong dân cư, kết hợp với công tác Marketting đến cùng cơ quan đơn vị, khu dân cư. Chi nhánh NHNo huyện Yên Sơn đã quảng bá được thuơng hiệu của ngành Ngân hàng với những lợi ích của việc gửi tiền vào Ngân hàng. Do vậy NHNo huyện Yên Sơn luôn có nguồn vốn huy động khá cao từ cá nhân và nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động.
Đạt được kết quả như trên là một con số đáng mừng trong công tác huy động vốn của NHNo huyện Yên Sơn. Nhưng để khai thác triệt để nguồn vốn này với mật độ dân cư còn phân bố rải rác, đường xá giao thông đi lại đến từng xã trong huyện còn khó khăn, Ngân hàng cần có những biện pháp để khai thác hơn nữa, thu hút loại nguồn vốn nay.
* Nhận tiền gửi theo kỳ hạn
Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn huy động vốn tiền gửi cả VNĐ và ngoại tệ dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng...
Đối với loại tiền gửi không kỳ hạn: Người gửi được hưởng lãi hàng tháng. Nếu cuối tháng khách hàng không đến lĩnh lãi Ngân hàng sẽ tính lãi để nhập tiền lãi vào vốn cho người gửi.
- Đối với loại tiền gửi có kỳ hạn: Người gửi được tự do lựa chọn phương thức trả lãi, phù hợp với hình thức huy động vốn của chi nhánh NHNo huyện Yên Sơn Tuyên Quang trong từng thời gian (loại trả lãi trước, trả lãi sau, trả theo kỳ ).
Đến hạn nếu người gửi không đến rút vốn và lĩnh lãi thì tiền lãi được nhập vào vốn và coi như người gửi gửi kỳ hạn tiếp theo. Người gửi rút vốn trước kỳ hạn được hưởng lãi suất không kỳ hạn của Ngân hàng quy định tại thời điểm rút vốn.
Bảng 2.2.2.1 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tổng tiền gửi
700.995
88,1%
812.913
83,2%
1.096.983
85,74%
Không kỳ hạn
334.937
42,1%
319.355
32,67%
438.138
34,2%
Có kỳ hạn
366.058
46%
493.578
50,5%
657.752
51,4%
Tổng Nguồn VHĐ
795.530
100%
977.423
100%
1.279.493
100%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KD các năm 2005,2006,2007)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng tiền gửi tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, nếu xét về thời hạn gửi tiền tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số trong tổng nguồn vốn tiền gửi, còn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn.
Tiền gửi cá nhân chiếm phần lớn do đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, Ngân hàng có thể chủ động trong kinh doanh, về lâu dài nguồn này có thể tăng hơn nữa khi có các hình thức huy động phù hợp. Tuy nhiên khi nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu thanh toán và giao dịch của các cá nhân và tổ chức kinh tế tăng thì tỷ trọng tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng, khi đó tiền gửi tiết kiệm giảm là điều không tránh khỏi. Mặc dù vậy tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng không cao so với tổng tiền gửi, trong khi nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn hơn mà loại tiền gửi có kỳ hạn Ngân hàng phải trả lãi rất cao, còn tiền gửi không kỳ hạn Ngân hàng chỉ phải trả lãi suất thấp, hơn thể nữa Ngân hàng có thể thu được phí dịch vụ
khi khách hàng thực hiện thanh toán qua Ngân hàng. Vì vậy,Ngân hàng cần phải có biện pháp khai thác hơn nữa phần tiền gửi không kỳ hạn.
* Nhận tiền gửi theo loại tiền gửi
Bên cạnh huy động bằng nội tệ, Ngân hàng còn chú trọng đến huy động vốn bằng ngoại tệ trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguồn ngoại tệ tăng theo các năm.
Bảng 2.2.2.1 Nguồn vốn phân theo VNĐ và ngoại tệ
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
1. Nguồn nội tệ
682.226
97%
782.449
96%
1.059.688
96%
2. Nguồn ngoại tệ quy đổi VNĐ
18.769
3%
30.464
4%
37.295
4%
Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương
700.995
100%
812.913
100%
1.096.983
100%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KD các năm 2005,2006,2007)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Sở dĩ như vậy là do Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, nền kinh tế còn chưa phát triển mạnh, đời sống của nhân dân còn nghèo nên chỉ có chút ít của cải dư thừa VNĐ mang gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất, vì thế nên nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động.
Do đặc điểm địa phương có ít doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên việc huy động bằng ngoại tệ các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng chưa cao nhiều, chủ yếu tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của cá nhân góp phần đa dạng tiền gửi để có nguồn hoạt động kinh doanh phù hợp thị trường trong thời gian tiếp theo.
Nguồn vốn huy động được của Ngân hàng đa đạt được những kết quả đáng mừng nhưng thực tế ta thấy nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Ngân hàng cần có những biện pháp huy động vốn bằng ngoại tệ để phục vụ những hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhất là việc sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Với đặc điểm của tỉnh miền núi nền kinh tế còn chậm phát triển, trình độ dân trí còn thấp, tình hình kinh tế thị trường còn nhiều biến động, giá cả các mặt hàng chủ yếu như: giá xăng dầu tăng, giá vàng tăng, giảm phức tạp, đồng đôla giảm mạnh.... ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế nói chung của Ngân hàng nói riêng trong đó có công tác huy động vốn.
Để đảm bảo đủ cho hoạt động kinh doanh, góp phần xây dựng lền kinh tế địa phương, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn luôn xác định huy động vốn là vấn đề trọng tâm để mở rộng tín dụng vì vậy hàng năm chi nhánh đều đề ra các giải pháp hưu hiệu để thu hút nguồn vốn. Bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn, nắm bắt thời cơ để huy động vốn. Triển khai kịp thời các sản phẩm mới của NHNo&PTNT Việt Nam. Đưa ra các sản phẩm mới ở địa phương như: đợt huy đông vốn Tiết kiệm có kỳ hạn, nội tệ có khuyến mại.... Mặt khác kiên trì khoán huy động vốn đến phòng, tổ, cán bộ công nhân viên chức toàn chi nhánh. Điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo quy định, có chính sách khách hàng hợp lý, đảm bảo quyền lợi của khách hàng gửi tiền. Duy trì tốt các mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế trên địa bàn. Tiếp cận với người có người nhà đi lao động ở nước
ngoài nhằm thu hút thêm tiền gửi ngoại tệ. Thực hiện tốt công tác thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán quốc tế...
2.2.2.2 Vay các tổ chức kinh tế
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền giao dịch, để thanh toán chi trả cho nhau qua Ngân hàng, trong nền kinh tế miền núi khó khăn, sản xuất kinh doanh phát triển còn chậm, các doanh nghiệp (doanh nghiệp NN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần,... ) còn ít, vốn tự có của doanh nghiệp còn nhỏ nên việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh nghiệp còn hạn chế, vốn cho sản xuất chủ yếu là vốn đi vay nên vốn gửi tại Ngân hàng chưa nhiều, chủ yếu là tiền gửi của các đơn vị ngân sách nhà nước, đây là nguồn vốn tạm thời có tính ổn định nhưng chiếm tỷ trọng ngày càng thấp trên tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Yên Sơn .Bảng 2.2.2.2 Tình hình huy động vốn của các tổ chức kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2005
31/12/2005
Số tiền
Tỷ Trọng
Số tiền
Tỷ Trọng
Số tiền
Tỷ Trọng
Tiền gửi của TCKT
332.406
42%
304.942
31.2%
434.658
34%
Tổng nguồn VHĐ
795.530
100%
977.423
100%
1.279.493
100%
(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động KD các năm 2005,2006,2007)
Trong tổng nguồn vốn huy huy động, nguồn tiền gửi cá nhân chiếm phần lớn. Nhưng về xu hướng thì nền kinh tế càng phát triển nhu cầu an toàn, chính xác nhanh chóng, thuân lợi cho mỗi giao dịch càng được quan tâm đúng mức. Khiến các doanh nghiệp, Kho bạc Nhà nước, Bưu điện, Điện lực... ngày càng giao dịch
nhiều hơn với Ngân hàng thông qua hoạt động dịch vụ, tài khoản tiền gửi thanh toán,... Việc tăng cường thu hút nguồn tiền gửi tạm thời từ các tổ chức kinh tế được lãnh đạo Ngân hàng rất quan tâm và đặt ra kế hoạch cụ thể cho việc huy động trong từng thời kỳ.
Trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế ( WTO) , kinh tế thị trường có bước sôi động mới. Huyện Yên sơn với số lượng Cty TNHH, Cty cổ phần DNTN... chưa nhiều nhưng để tiến kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, góp phần phát triển nền kinh tế địa phương các tổ chức kinh tế này đang ngày một nỗ lực hoạt động, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Hơn nữa số lượng các doanh nghiệp mới thành lập ngày một nhiều thêm. Xuất phát từ thực tế, Chi nhánh NHNo & PTNT Yên Sơn luôn có những biện pháp đi sát với hoạt động của các tổ chức kinh tế, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị này, tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh sử dụng dịch vụ Ngân hàng một cách tốt nhất. Qua đó Ngân hàng thu hút được lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế này góp phần đẩy mạnh nguồn vốn huy động của Ngân hàng nên cao, đồng thời nâng cao được uy tín của Ngân hàng.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền giao dịch, để thanh toán chi trả cho nhau qua Ngân hàng, loại tiền gửi này Ngân hàng có chi phí trả lãi thấp trong tời gian tới chủ yếu Ngân hàng biết khai thác tốt nguồn tiền gửi này thì sẽ có cơ hội tăng vốn kinh doanh.
2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Sơn
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, công tác huy đông vốn của NHNo&PTNT huyện Yên Sơn đã đạt được kết quả đáng mừng,
Nguồn vốn huy động liên tục gia tăng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn góp phần tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7879.doc