Chuyên đề Nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Hoạt động chủ yếu của NHTM 4

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 4

1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn 6

1.1.2.3 Hoạt động trung gian 8

1.2. HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

1.2.1 Nguồn vốn và phương thức huy động vốn của NHTM 9

1.2.1.1 Vốn chủ sở hữu 10

1.2.1.2 Nguồn tiền gửi 12

1.2.1.3 Vốn vay 14

1.2.1.4 Các nguồn khác 15

1.2.2 Vai trò của hoạt động huy động đối với NHTM 16

1.2.3 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 19

1.2.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn 19

1.2.3.2 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả huy động vốn 20

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 22

1.3.1 Nhân tố chủ quan 22

1.3.2 Nhân tố khách quan 27

CHƯƠNG 2 32

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 32

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 36

2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ 38

2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 38

2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn 39

2.1.4.3 Kết quả tài chính của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 41

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 42

2.2.1 Thực trạng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Quân đội 42

2.2.2 Chi phí huy động vốn 45

2.2.3 Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn 45

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHI NHÁNH MB ĐIỆN BIÊN PHỦ 45

2.3.1. Những kết quả đạt được 45

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 45

2.3.2.1 Những hạn chế 45

2.3.2.2 Nguyên nhân của các hạn chế 45

CHƯƠNG 3 45

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI 45

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 45

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội 45

3.1.2 Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ 45

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 45

3.3 KIẾN NGHỊ 45

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 45

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 45

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3741 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần Quân đội chi nhánh Điện Biên Phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. Là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng. Trải qua hơn 14 năm hoạt động, Ngân hàng Quân Đội từ một ngân hàng chưa có tên tuổi trên địa bàn Hà Nội cũng như trong cả nước với số vốn điều lệ nhỏ 20 tỷ đồng, với 25 nhân viên với 4 phòng ban chức năng: tín dụng, kế toán, kho quỹ và văn phòng đến nay Ngân hàng Quân Đội trở thành một hệ thống, tập trung tại các thành phố, trọng điểm kinh tế của Việt Nam như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà nẵng, Biên Hoà, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang... Với số lượng cán bộ nhân viên gần 3000 người, vốn điều lệ là 2.363 tỷ đồng (đến 31/5/2008). Song cùng với quá trình phát triển đất nước, chính sách kinh tế đúng đắn ngân hàng đã gặt hái nhiều thành công, không chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội mà Ngân hàng Quân Đội không ngừng mở rộng cung cấp các sản phẩm dịch vụ đến mọi đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế và góp phần vào nhiều công trình lớn của đất nước như nhà máy thủy điện Hàm Thuận- Đa Mi, cảng Hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất Hiệu quả hoạt động của MB luôn được các cơ quan quản lý và các đối tác đánh giá cao. Liên tục được NHNN xếp hạng A với số điểm từ 92-98/100 điểm và trao tặng nhiều bằng khen cho những thành tích xuất sắc; nhiều năm liền giành các giải thưởng thanh toán quốc tế do các ngân hàng uy tín quốc tế trao tặng như: HSBC, Standard Chatered Bank, UBOC; được người tiêu dùng bình chọn là Thương hiệu mạnh liên tục trong 2 năm liền 2005, 2006; đạt cúp Top ten thương hiệu Việt, ngành ngân hàngvà nhiều giải thưởng có uy tín và giá trị khác. Các sản phẩm dịch vụ của MB không ngừng được đa dạng theo hướng hoàn thiện và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với phát triển các dịch vụ hiện đại như hệ thống thanh toán qua thẻ, Mobile Banking, Internet Banking. Đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, MB đặc biệt chú trọng mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại các khu vực trọng điểm của cả nước. Hiện nay, MB có hơn 80 điểm giao dịch trên cả nước, đặt quan hệ đại lý với hơn 700 ngân hàng trên thế giới để hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng toàn cầu. Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, hàng năm, hàng ngàn lượt cán bộ, nhân viên chủ chốt của MB được cử đi đào tạo trong và ngoài nước. Từ năm 2005 tới nay, gần 800 cán bộ nhân viên mới được tuyển dụng vào làm việc tại ngân hàng. Hiện nay, gần 3000 cán bộ nhân viên đang cống hiến và làm việc tại ngân hàng với những chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Kế thừa bản lĩnh và đạo đức của người lính, mỗi nhân viên Ngân hàng Quân Đội đang quyết tâm và đồng lòng hướng tới mục tiêu phát triển ngân hàng trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, đa dịch vụ tài chính- ngân hàng- bảo hiểm, trở thành một đối tác tin cậy, an toàn và trung thực, đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện ích và ưu việt, cung cấp các sản phẩm đa dạng, luôn cải tiến phù hợp theo xu thế thị trường và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng Quân đội hiện đang được tổ chức theo hình thức ngân hàng đa cấp. Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Quân Đội được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. Hội sở chính của ngân hàng đặt tại Hà Nội, trước đây là chi nhánh 28A- Điện Biên Phủ- Ba Đình, từ năm 2005 hội sở chính được chuyển về toà nhà Ngân hàng Quân Đội tại số 3- Liễu Giai- Ba Đình, khi đó ngân hàng gồm 18 phòng giao dịch và chi nhánh trực thuộc. Chi nhánh 28A – Điện Biên Phủ là chi nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống Ngân hàng Quân Đội. Địa bàn Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ giao dịch là quận Ba Đình. Từ năm 2005 đến nay, Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ đã không ngừng hoàn thiện, hoạt động hiệu quả. Là một trong những chi nhánh có kết quả hoạt động cao của hệ thống Ngân hàng Quân Đội, được tặng nhiều danh hiệu thi đua của hệ thống. Chi nhánh MB Điện Biên Phủ đã đóng góp không nhỏ vào kết quả hoạt động của hệ thống. 2.1.2 Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta. Chúng ta đang phải đối mặt với những với những vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàng cao, những cơn sốt giá, lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục sụt giảm Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, hệ thống kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Kinh tế thế giới bước sang năm 2009 với nhiều lo âu và thấp thỏm. Nền kinh tế Mỹ, đầu tàu kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Mặc dù đã có nhiều chính sách cứu trợ được đưa ra nhưng chưa hề ngăn chặn được hậu quả của nó. Và với sự tụt dốc này, đã kéo theo nền kinh tế các nước trên thế giới tụt dốc, trong đó có Việt Nam. Lạm phát, giá hàng hóa, vật tư tăng cao. Giá dầu, giá vàng và giá các loại ngoại tệ (đặc biệt là USD) liên tục biến động cùng với sự biến động của nền kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ trở thành vấn nạn của năm 2009, kéo theo hiệu ứng này là các tệ nạn tiêu cực xã hội. Hiện nay có hàng ngàn công ty đang có kế hoạch cắt giảm nhân viên, tức là có hàng ngàn gia đình mất đi nguồn thu nhập. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chi tiêu và tích lũy của người dân. Tạo đủ công ăn việc làm là thách thức đối với Việt Nam. Chịu sự tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới, Ngân hàng Quân Đội nói chung và chi nhánh MB Điện Biên Phủ nói riêng cũng gặp không ít khó khăn bên cạnh những thuận lợi. Với mục tiêu và bằng quyết tâm trên tinh thần của người lính Ngân hàng Quân Đội đang chung tay vượt khó. Chi nhánh MB Điện Biên Phủ còn chịu tác động của cơ chế hoạt động phương hướng mục tiêu chung của hệ thống Ngân hàng Quân Đội. Địa bàn hoạt động là quận Ba Đình, nơi đây là trung tâm chính trị ngoại giao của cả nước, nơi hội tụ các cơ quan cao nhất của Đảng và Chính phủ. Do đó tình hình an ninh luôn được giữ vững. Chi nhánh MB Điện Biên Phủ còn có thuận lợi là được nhiều người biết đến do từ lúc hình thành là trụ sở chính của Ngân hàng Quân Đội, có một khối lượng lớn khách hàng truyền thống. Cùng với sự phát triển chung của cả nước và thủ đô Hà Nội, quận Ba Đình không có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lớn kinh tế ngoài quốc doanh và một số ngành nghề truyền thống chậm phát triển chưa có năng lực cạnh tranh. Điều này vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho Ngân hàng phải giải đáp câu hỏi làm thế nào để tạo lập mối quan hệ khách hàng thiết lập đoạn thị trường mục tiêu trên chính địa bàn? 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Điện Biên Phủ là chi nhánh cấp 1 thuộc hệ thống Ngân hàng Quân đội. Chi nhánh có cơ cấu tổ chức như sau: - Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc - Phòng nghiệp vụ: 6 phòng + Phòng kế toán dịch vụ: thực hiện hạch toán, theo dõi các quỹ, vốn của chi nhánh và thanh toán. Ngoài ra, còn tổ chức lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và phân tích tổng hợp tài chính. + Phòng hành chính tổng hợp: thực hiện các công việc hành chính tổng hợp kế hoạch như: lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự, thực hiện công tác bảo vệ an ninh an toàn cho con người, tài sản, tiền bạc + Phòng thanh toán quốc tế: thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ như: thanh toán L/C, chuyển séc, thanh toán ra nước ngoài + Phòng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hai đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, xây dựng chiến lược chăm sóc từng khách hàng + Phòng quản lý tín dụng: thực hiện các nghiệp vụ tín dụng như: chiết khấu, bảo lãnh, cho vay đối với khách hàng. Ngoài ra chi nhánh còn có một chi nhánh cấp dưới là chi nhánh Lý Nam Đế và 5 phòng giao dịch đặt trên địa bàn quận Ba Đình. Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ Ban Giám Đốc Các phòng nghiệp vụ Kế toán dịch vụ Thanh toán quốc tế Khách hàng cá nhân Quản lý tín dụng Khách hàng doanh nghiệp Hành chính tổng hợp Các phòng giao dịch Chi nhánh Lý Nam Đế Đống Đa Thái Nguyên Thành Công Đào Duy anh Giảng Võ 2.1.4 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ 2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào hoạt động huy động vốn. Tức là kết quả hoạt động sử dụng vốn và đầu tư phụ thuộc phần lớn vào hoạt động huy động vốn. Nhận thức được vai trò của nguồn vốn đối với nền kinh tế, Ngân hàng Quân đội nói chung và chi nhánh Điện Biên Phủ nói riêng rất chú trọng hoạt động huy động vốn. Chi nhánh Điện Biên Phủ đã có nhiều chính sách thu hút tiền gửi của các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Hoạt động của đó đã đạt được nhiều thành công nhất định. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ từ năm 2006-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động 5.252,40 7.620,13 11.867,99 Số tuyệt đối 2.367,73 4.247,86 Số tương đối 45,08% 55,75% (Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Quân Đội chi nhánh ĐBP năm 2006-2008) Như vây, tính đến năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của MB chi nhánh Điện Biên Phủ đạt 7.620,13 tỷ đồng, tăng 2.367,73 tỷ đồng tương đương với 45,08% so với năm 2006. Và đến năm 2008, thị trường tiền tệ có nhiều biến động, thị trường bất động sản trầm lắng, thị trường chứng khoán tụt dốc gây khó khăn trong huy động vốn cho ngân hàng. Đặc biệt là sự biến động tăng của lãi suất tiết kiệm, các chính sách lãi suất của NHNN (thay đổi lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc...) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, hiệu quả huy động vốn của MB chi nhánh Điện Biên Phủ vẫn tăng trưởng mạnh, năm 2008 tăng 4.247,86 tỷ đồng so với năm 2007 tức là tăng 55,75% so với năm 2007. Thành công của MB chi nhánh Điện Biên Phủ là nhờ sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Ngân hàng, các chính sách huy động tích cực, tiết kiệm tích lũy, chương trình khuyến mãi, phát hành kỳ phiếu mà nổi bật là chương trình khuyến mãi “Tiết kiệm MB, lì xì tiền tỷ” với giải đặc biệt là một sổ tiết kiệm kim cương trị giá 1 tỷ VND, chương trình tiết kiệm dự thưởng định kỳ 2.1.4.2 Hoạt động sử dụng vốn Nếu hoạt động huy động vốn được xem là khâu mở đường cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động sử dụng vốn là khâu tiếp theo, đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn có quan hệ biện chứng, tác động qua lại bổ trợ cho nhau. Hiệu quả hoạt động huy động vốn còn được đánh giá qua sự thỏa mãn nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng vào các hoạt động tín dụng (cho vay, bảo lãnh, chiết khấu) Trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh giới hạn tín dụng được hội sở chính phê duyệt, phù hợp với yêu cầu của NHNN, đảm bảo an toàn kiểm soát chất lượng tín dụng. MB Điện Biên Phủ luôn coi trọng chất lượng tín dụng, tổ chức thực hiện phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp làm công tác phân loại khách hàng từ đó định hướng cho vay phù hợp, tránh rủi ro. Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ từ năm 2006-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng tài sản 6.346,70 8.694,12 13.167,43 Dư nợ tín dụng 3.617,19 3.496,16 6.361,03 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,73 1,30 0,28 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 3 năm gần đây) Qua bảng số liệu trên ta thấy: năm 2006, dư nợ tín dụng trên tổng tài sản chiếm 56,99%, năm 2007 chiếm 40,21% và năm 2008 chiếm 48,31%. Điều này cho thấy, nhìn chung chi nhánh đã đạt được yêu cầu về tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản theo quyết định QĐ 457/2005- NHNN về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng. Cũng theo thông lệ quốc tế và mục tiêu chung mà các ngân hàng thương mại đang hướng đến là duy trì tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản dưới 50%, hạn chế rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Dư nợ tín dụng năm 2007 giảm 121,03 tỷ đồng so với năm 2006, nhưng dư nợ năm 2008 lại tăng mạnh, tăng 2.864,87 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2008 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng. Tuy dư nợ tín dụng tăng mạnh trong năm 2008 nhưng tổng tài sản năm 2008 cũng tăng khá cao nên tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản thấp hơn so với năm 2007. Tuy tỷ trọng dư nợ tín dụng năm 2007 và 2008 giảm so với năm 2006 tuy nhiên thu nhập từ lãi cho vay lại tăng và tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm, đặc biệt năm 2008 nợ quá hạn là 17,62 tỷ đồng chiếm 0,28% tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng là hiệu quả và chất lượng tín dụng được đảm bảo trong năm 2008. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn được thể hiện ở sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Bảng 2.4: Thu nhập từ các hoạt động sử dụng vốn của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ từ năm 2006-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 07/06 (%) 2008 08/07 (%) Doanh số tín dụng 15.073,41 12.212,40 -18,98 15.265,50 25 Doanh số thu nợ 14.482,35 12.364,67 -14,62 17.681,47 43 Dư nợ tín dụng 3.617,19 3.496,16 -3,35 6.361,03 81,94 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 3 năm gần đây) Năm 2007, hoạt động cho vay không mấy hiệu quả, doanh số cho vay giảm 18,98% so với năm 2006 và doanh số thu nợ cũng giảm 14,62% so với năm 2006. Năm 2008, tuy nền kinh tế có nhiều biến động nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh có nhiều khởi sắc, doanh số cho vay tăng 25% so với năm 2007, doanh số thu nợ tăng mạnh ở mức 43% so với năm 2007. Xét hiệu quả huy động vốn, chi nhánh MB Điện Biên Phủ đã có hoạt động khá tốt. Song xét về tình hình cho vay chậm hơn so với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. 2.1.4.3 Kết quả tài chính của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ Bằng nỗ lực hết mình của người lính hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, Ngân hàng Quân Đội nói chung và chi nhánh MB Điện Biên Phủ nói riêng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong những năm gần đây. Bảng 2.5: Tình hình tài chính của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 07/06 (±%) 2008 08/07 (±%) Tổng thu nhập 370,89 544,66 46,85 981,39 80,18 Thu từ hoạt động cho vay 271,20 298,85 10,20 465,11 55,63 Thu từ dịch vụ 74,18 163,40 120,28 294,42 80,18 Thu từ kinh doanh ngoại tệ 2,26 24,37 978,32 11,22 -53,96 Thu từ lãi tiền gửi 14,61 5,98 -59,07 59,41 893,48 Thu từ chứng khoán - - - Thu từ hoạt động khác 8,64 52,06 502,55 151,24 190,51 Chi phí 274,73 436,10 58,74 818,33 87,65 Lãi trước thuế 96,16 108,56 12,90 163,07 50,21 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 3 năm gần đây) Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây đều thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí còn khá nhanh và nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì vậy, mặc dù có tốc độ tăng doanh thu khá cao nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế còn chậm. Cụ thể là, năm 2007 tốc độ tăng của tổng thu là 46,85% ứng với tăng 173,77 tỷ đồng so với năm 2006, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí cũng tăng tương ứng và có phần cao hơn ở mức 58,74% tương đương 161,37 tỷ đồng so với năm 2006. Còn năm 2008, do biến động tăng của lãi suất tiết kiệm trên thị trường tiền tệ làm cho chi phí của các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Quân Đội nói riêng tăng lên đáng kể. Tổng chi phí năm 2008 tăng 382,23 tỷ đồng ứng với 87,65% so với năm 2007. Ứng với mức tăng của chi phí là mức tăng của doanh thu, doanh thu tăng 80,18% tức là tăng 436,73 tỷ đồng so với năm 2007. Tuy doanh thu tăng khá ngang bằng với mức tăng của chi phí nhưng vẫn tăng chậm hơn so với chi phí. Điều này đặt ra câu hỏi cho chi nhánh là làm sao cắt giảm chi phí một cách hợp lý? Một trong các tác động đầu tiên có thể nghĩ đến đó là ấn định mức lãi suất huy động hợp lý, vừa có sức cạnh tranh vừa đảm bảo chỉ tiêu chi phí thấp. Ngoài ra, do áp lực của lạm phát tăng cao trong những năm gần đây, tiền lương lao động tăng cao, chi phí mặt bằng, điện nước cũng tăng cao. Trong khi NHNN lại giới hạn mức lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản khiến chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động, lợi nhuận ít co giãn. Năm 2007 so với năm 2006, nhìn vào bảng trên tất cả các hoạt động đều diễn ra rất hiệu quả. Thu nhập từ các hoạt động của chi nhánh đều có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ (tăng 978,32%) và các hoạt động khác (tăng 502,55%). Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2007 khởi sắc vượt bậc là do quá trình phát triển, mở cửa hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, đặc biệt là trước thềm Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên thu nhập từ lãi gửi tiền giảm mạnh, giảm 59,07% tương đương giảm 8,63 tỷ đồng. Thu từ các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán cũng có mức tăng trưởng ổn định hàng năm, năm 2007 đạt 163,4 tỷ đồng tăng 120,28% so với năm 2006, năm 2008 đạt 294,42 tăng 80,18% so với năm 2007. Sang năm 2008, hoạt động kinh doanh vẫn trên đà tăng trưởng, tuy có nhiều biến động, hoạt động cho vay và thu lãi tiền gửi có tốc độ tăng trưởng cao so với năm 2007. Còn nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ sụt giảm nghiêm trọng do biến động của ngoại tệ. Trong 3 năm gần đây, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục tăng và đạt mức cao. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế chi nhánh đạt 108,56 tỷ đồng tăng 12,9% so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuận trước thuế của hệ thống đạt vượt chỉ tiêu 28%, cùng với kết quả đó của hệ thống, lợi nhuận trước thuế chi nhánh Điện Biên Phủ đạt 163,07 tỷ đồng tăng 50,21% so với năm 2007. Kết quả kinh doanh tương đối hiệu quả, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ 2.2.1 Thực trạng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng Quân đội Vốn có tầm quan trọng rất lớn trong các ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng Quân Đội, công tác huy động vốn rất được ngân hàng chú trọng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển, Ngân hàng cần có cơ sở vốn vững mạnh. Bởi muốn hoạt động kinh doanh, cho vay và đầu tư, Ngân hàng chủ yếu lấy từ hoạt động huy động vốn. Phương châm của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, đa dạng nguồn vốn bằng cách đa dạng hình thức huy động, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội. Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Điện Biên Phủ đã thực hiện tốt phương hướng hoạt động, liên tục đạt kết quả cao. Chi nhánh thực hiện hoạt động huy động vốn thông qua các hình thức sau: Huy động từ các tổ chức kinh tế Huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư Phát hành kỳ phiếu Các nguồn vốn huy động khác Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong những năm gần đây của chi nhánh Ngân hàng Quân đội Điện Biên Phủ Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng nguồn vốn huy động 5.252,40 100 7.620,13 100 11.867,99 100 1. Theo loại tiền VNĐ 3.154,91 60,07 5.061,23 66,42 7.946,41 66,96 Ngoại tệ 2.097,49 39,94 2.774,90 36,42 3.921,58 33,04 2. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 3.148,86 59,95 5.085,17 66,73 8.284,16 69,80 - Có kỳ hạn 2.103,54 40,05 2.750,96 36,10 3.583,83 30,20 3. Theo đối tượng Tổ chức kinh tế 3.520,44 67,03 4.630,75 60,77% 7.481,58 63,04 Dân cư 1.194,84 22,75 2.267,75 29,76% 3.299,30 27,80 Khác 537,12 10,23 721,63 9,47% 1.088,11 9,17 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 3 năm gần đây) Qua bảng số liệu về cơ cấu vốn huy động ta thấy: Huy động vốn theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi VNĐ thường chiếm tỷ lệ lớn hơn ngoại tệ và có mức tăng trưởng tốt. Hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ chịu tác động của lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi, ký quỹ đảm bảo thanh toán LC, chuyển tiền thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế và một phần tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Ngoại tệ huy động được chủ yếu là USD. Tiền gửi VND có thể đa dạng các hình thức huy động hơn, ngân hàng có thể chủ động khai thác không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền có xu hướng tiền gửi VND cao hơn tiền gửi USD. Tại chi nhánh biến động tăng chủ yếu thuộc về tiền gửi VND còn loại ngoại tệ huy động chủ yếu là USD thi tăng chậm hơn. Biểu đồ 2.1: Vốn huy động theo loại tiền từ năm 2006-2008 Năm 2006 VND USD Năm 2007 VND USD Năm 2008 VND USD Huy động theo kỳ hạn: Lợi thế của Ngân hàng là lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp hơn sẽ giảm chi phí cho hoạt động huy động vốn tăng tính hiệu quả. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ vào khoảng 2-3%. Do tính chất không ổn định của tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào. Trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh tế có nhiều biến động chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Diễn biến lãi suất thay đổi có tác động xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng phải huy động có kỳ hạn với mức lãi suất đến 16-18%/ năm, trong khi đó lãi suất đầu ra bị NHNN khống chế ở mức tối đa là 18-21%/năm. Đây là khó khăn cho các ngân hàng làm giảm hiệu quả của vốn. Vấn đề hiện nay, trong tình trạng thị trường tiền tệ biến đổi mạnh, lãi suất luôn thay đổi Ngân hàng cần có hướng điều chỉnh huy động kỳ hạn linh hoạt với lãi suất thấp. Biểu đồ 2.2: Vốn huy động theo hình thức huy động năm 2006- 2008 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 3 năm gần đây) Nhìn chung cơ cấu vốn huy động của ngân hàng biến động theo hướng tăng dần của vốn không kỳ hạn và hướng giảm dần với vốn có kỳ hạn. Vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động là một dấu hiệu tốt cho ngân hàng, giảm được chi phí tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, với yêu cầu đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càng tăng và yêu cầu của NHNN về an toàn vốn (không dùng quá 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn). Cần có biện pháp thu hút vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp. Huy động theo đối tượng: Tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ lệ lớn (hơn 65%) và tăng trưởng ở mức cao. Do phối hợp với các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế có nguồn tiền gửi dồi dào để huy động. Và đặc điểm của địa bàn kinh doanh của chi nhánh chủ yếu là các cơ quan đầu não và một số doanh nghiệp nên có khả năng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế nhiều hơn. Lãi suất của tiền gửi từ các tổ chức kinh tế thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm. Tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm cũng đạt tăng trưởng khá qua các năm. Nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm khoảng 20-30% trong tổng nguồn vốn huy động. Do nguồn vốn này rất chịu tác động của nhiều yếu tố, lãi suất tiết kiệm, tâm lý người gửi. Hiện nay các ngân hàng đang cạnh tranh rất khốc liệt để đưa ra mức lãi suất hiệu quả, vừa huy động được vốn và đảm bảo giảm chi phí. Biểu đồ 2.3: Vốn huy động theo đối tượng từ năm 2006-2008 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 3 năm gần đây) Vốn huy động của chi nhánh bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành giấy tờ có giá (Kỳ phiếu) là chủ yếu. Kết quả huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm thể hiện: Bảng 2.7: Kết quả nguồn vốn huy động từ năm 2006-2008 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động 5.252,40 7.620,13 11.867,99 Mức tăng giảm so với năm trước 2.368,53 4.247,86 Tỷ lệ tăng giảm so với năm trước 45,08% 55,75% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHQĐ chi nhánh Điện Biên Phủ 3 năm gần đây) Như đã phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao hàng năm. Qua đó có thể đánh giá hiệu quả huy động vốn là khá tốt. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động huy động vốn không chỉ thể hiện ở mức độ tăng giảm của đồng vốn huy động mà còn ở nhiều yếu tố khác mà chúng ta cần xem xét như cơ cấu vốn, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Biểu đồ 2.4: Biểu diễn nguồn vốn huy động qua 3 năm 2006-2008 2.2.2 Chi phí huy động vốn Nguồn vốn huy động hiệu quả không những đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của ngân hàng mà còn phải là nguồn vốn có chi phí huy động thấp. Chi phí huy động bao gồm: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi tiền vay, chi phí phát hành giấy tờ có giá, chi phí quản lý trong đó chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Trong đó lãi suất trực tiếp ảnh hưởng đến sự biến động của ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2688.doc
Tài liệu liên quan