MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
Chương I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ CÔNG TÁC KHAI THÁC TRONG BH HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 3
1.1.Tổng quan về BH hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 3
1.1.1.Vai trò của vận chuyển bằng đường biển và các loại rủi ro,tổn thất trong quá trình vận chuyển bằng đường biển. 3
1.1.1.1.Vai trò của vận chuyển bằng đường biển. 3
1.1.1.2.Các loại rủi ro,tổn thất trong vận chuyển bằng đường biển. 4
1.1.2.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 8
1.1.3.Những nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển. 9
1.1.3.1.Đối tượng bảo hiểm và trách nhiệm các bên liên quan 9
1.1.3.2.Giá trị bảo hiểm,Số tiền bảo hiểm và Phí bảo hiểm. 12
1.1.3.3.Các điều kiện bảo hiểm 23
1.1.3.4.Các điều kiện bảo hiểm ở Việt Nam. 27
1.1.3.5.Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá. 32
1.2.Công tác khai thác trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển. 36
1.2.1.Vai trò của công tác khai thác 36
1.2.2.Quy trình khai thác. 37
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác. 39
Chương II- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ HÀ NỘI. 41
2.1.Giới thiệu về công ty bảo hiểm Dầu Khí Hà Nội. 41
2.1.1.Giới thiệu về tổng công ty bảo hiểm Dầu Khí Việt Nam(PVI ) 41
2.1.1.1.Sơ lược về lịch sử công ty. 41
2.1.1.2.Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty. 47
2.1.2.Giới thiệu về công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. 49
2.1.2.1.Thuận lợi: BHảo hiểm DKHN có những thuận lợi cơ bản sau: 50
2.1.2.2.Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên,vì là một công ty mới được thành lập nên kinh nghiệm chưa nhiều,công ty vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn không phải là nhỏ: 50
2.2.Tình hình kinh doanh của công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội 51
2.2.1.Tình hình kinh doanh nói chung. 51
2.2.2.Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm Dầu Khí Hà Nội. 55
2.2.2.1.Vài nét về thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam. 55
2.2.2.2.Vài nét về tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. 58
2.3.Thực trạng công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. 59
2.3.1.Quy trình khai thác. 60
2.3.2.Nội dung các bước khai thác 64
2.3.2.1.Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng 64
2.3.2.2.Đánh giá rủi ro. 65
2.3.2.3.Tính toán hiệu quả,xác định chi phí,điều kiện,chào phí. 65
2.3.2.4.Chuẩn bị hợp đồng/GCN bảo hiểm. 67
2.3.2.5.Ký duyệt hợp đồng. 67
2.3.2.6.Đóng dấu, chuyển hợp đồng, lưu nghiệp vụ. 68
2.3.2.7.Theo dõi thanh toán phí bảo hiểm/quản lý hợp đồng/GCN bảo hiểm. 68
2.3.3.Kết quả và hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. 69
2.3.3.1.Một vài nhận xét sơ bộ về tình hình khai thác tại tổng công ty. 70
2.3.3.2.Thực trạng công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm XNK bằng đường biển tại công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. 76
2.3.3.3.Những vấn đề còn tồn tại trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm DKHN. 83
Chương III-MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ HÀ NỘI 85
3.1.Định hướng phát triển của công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội trong thời gian tới. 85
3.1.1.Định hướng phát triển chung cho giai đoạn 2008-2010. 85
3.1.2. Định hướng phát triển bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển và tình hình khai thác nghiệp vụ này. 90
3.2.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển. 91
3.2.1.Xây dựng chiến lược kinh doanh chung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển. 92
3.2.2.Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo. 93
3.2.3.Làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng. 95
3.2.4.Mở rộng và nâng cao chất lượng mạng lưới đại lý, cộng tác viên khai thác. 97
3.2.5.Nâng cao chất lượng cán bộ, nhân viên khai thác. 98
3.2.6.Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro trước khi kí kết hợp đồng 99
3.2.7.Cải tiến, đa dạng hoá sản phẩm. 100
3.2.8.Kiến nghị của công ty đối với tổng công ty. 101
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 105
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty bảo hiểm dầu khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u phong trào thi đua” .Năm 2004 nhận giải thưởng” Sao vàng Đất Việt” phần thưởng cho thương hiệu mạnh được người tiêu dùng bình chọn và huân chương lao động hạng 3 của chủ tịch nước.
- Năm 2005 : PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Hoạt động kinh doanh của công ty phát triển mạnh mẽ, công ty tiếp tục duy trì tốt vị thế trên thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế,đồng thời kiểm soát được thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam và là doanh nghiệp duy nhất xây dựng được hợp đồng năng lượng duy nhất của Việt Nam tại thị trường Lloyd’s London. Từ đó PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2002 đến nay đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
- Năm 2006: PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1.000 tỷ vào ngày 26/9/2006 cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Đây là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí – PVI và là năm thứ 6 liên tiếp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch do Tập đoàn giao với tổng doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 102 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 62 tỷ đồng.
Công ty cũng đã tiến hành quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp theo chủ trương chung của nhà nước và để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả cho doanh nghiệp. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá của bộ công nghiệp và tổng công ty dầu khí Việt Nam tháng 9/2006,lãnh đạo và ban đổi mới doanh nghiệp tổng công ty bảo hiểm đã rất tích cực triển khai các quyết định này và ngày 29/12/2006 công ty đã khép lại năm 2006 bằng việc bán đầu giá thành công 11.729.000 cổ phần của công ty tại trung tâm giao dich chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh .Đánh giá chung lại kết quả cổ phần hoá của công ty, bảo hiểm dầu khí đã đạt được 3 kỉ lục cao nhất từ trước tới nay đó là thời gian tiến hành cổ phần hoá nhanh nhất(hơn 3 tháng),số người đăng kí mua cổ phần lớn nhất(trên 8000 nhà đầu tư),mức giá trúng thầu cao nhất đạt 215000đ/cổ phiếu ,với mức giá trúng thầu trung bình là 160.205đ/cp và mức giá trúng thầu thấp nhất là 142200đ/cổ phiếu.
Đến cuối năm 2007, PVI đã tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng và sẽ lên 2.000 tỷ đồng năm 2010. Thông qua việc tăng vốn, phương án kinh doanh giai đoạn 2007– 2009 cũng có sự điều chỉnh phù hợp với mức lợi nhuận tăng từ 177 tỷ đồng vào năm 2007 lên 271 tỷ đồng năm 2009 và tỷ lệ cổ tức tăng từ 12,52% năm 2007 lên 17,1% năm 2009, tăng cường sức mạnh tài chính, chủ động đầu tư vào các dự án của Ngành Dầu khí cũng như các dự án lớn có khả năng sinh lợi cao và xây dựng Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam theo mô hình công ty mẹ công ty con.
Chiến lược phát triển PVI đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 trở thành Tổng công ty Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu thông qua việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh bảo hiểm và triển khai mạnh các hoạt động đầu tư Tài chính.
Doanh thu và thị phần của PVI ngày càng lớn,tính đến hết năm 2007 thị phần nói chung của PVI chiếm 23.25% thị trường,thể hiện trên biểu đồ sau:
Nguồn : Trang web tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí PVI
2.1.1.2.Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty.
- Thuận lợi.
Trong thời gian qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí vẫn tiếp tục duy trì và phát triển ổn định. Có được những thành quả đó là do Công ty đã gặp những thuận lợi sau:
+ Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao, đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển mạnh, số lượng các dự án lớn ngày càng tăng.
+ Với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành dầu khí nói riêng, nhu cầu về bảo hiểm ngày càng tăng.
+ Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có định hướng và chiến lược phát triển dịch vụ đúng đắn.
+ Môi trường pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm cũng đã được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Là một đơn vị thành viên trong Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, công ty Bảo hiểm Dầu khí có được lợi thế thương hiệu để phát triển thị trường trong và ngoài ngành dầu khí, cũng như trong nước và quốc tế.
Với những thuận lợi về thị trường kết hợp với nỗ lực phấn đấu của tập thể Lãnh đạo và CBCNV nên Công ty luôn duy trì được vị trí dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm xây dựng lắp đặt. Đây cũng là giai đoạn Công ty đã tập trung vận động các nhà thầu phụ dầu khí mua bảo hiểm và đã thành công trong lĩnh vực này.
- Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản,Công ty cũng phải đối mặt với một số khó khăn như sau:
+ Ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm mới tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là sự xuất hiện một số công ty bảo hiểm lớn của nước ngoài, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm gốc.
+ Đối với các dự án lớn, đặc biệt là các dự án về dầu khí năng lượng, năng lực bảo hiểm của thị trường trong nước còn hạn chế, trong khi năng lực nhận tái bảo hiểm của thị trường quốc tế bị co hẹp do thời gian vừa qua có nhiều biến động, nhiều thiên tai, thảm hoạ lớn trên thế giới.
+ Môi trường pháp lý và các chính sách thuế tuy đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn nhiều bất cập cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
+ Ý thức xây dựng một tập đoàn kinh tế mạnh, mà lợi nhuận tập trung về công ty mẹ chưa được hiểu thông suốt từ Tổng Công ty tới các đơn vị thành viên thông qua việc tạo điều kiện sử dụng dịch vụ của nhau trong toàn ngành.
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên,dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tổng Công ty, Đảng ủy, Ban Tổng Giám đốc Công ty cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn bộ CBNV, Công ty đã tận dụng được thời cơ, khai thác tốt cơ sở vật chất hiện có, khắc phục khó khăn, thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế xã hội được Tổng Công ty giao.
2.1.2.Giới thiệu về công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị,văn hoá và khoa học lớn nhất của cả nước.PVI Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ cuối tháng 8 năm 2006 và là một trong 12 chi nhánh của tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Đặc điểm lớn nhất của PVI Hà Nội là công ty đóng ở địa bàn là trung tâm thủ đô, nơi có các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động vì vậy công ty có rất nhiều thuận lợi để phát triển.Qua hơn 1 năm triển khai xây dựng, với rất nhiều thuận lợi cộng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể CBNV, PVI Hà Nội đã đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ và đang tiếp tục có những chiến lược và mục tiêu kinh doanh trong tương lai phù hợp để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí nói chung và của bản thân công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội nói riêng.
Đánh giá chung về tình hình của công ty ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn cơ bản như sau :
2.1.2.1.Thuận lợi: BHảo hiểm DKHN có những thuận lợi cơ bản sau:
- Được Đảng Uỷ,chủ tịch HĐQT,Ban tổng giám đốc thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao,tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của PVI Hà Nội .
- Thương hiệu của Bảo hiểm Dầu khí gắn liền với Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN là thương hiệu mạnh đã được khẳng định trên thị trường.
- Thị trường BH Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có tốc độ tăng trưởng cao và còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác.Nhà nước cũng có chính sách mở cửa rộng hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính-bảo hiểm nên các công ty bảo hiểm đang có những cơ hội rất lớn nếu biết tận dụng triệt để.
- Định hướng kinh doanh của tổng công ty và PVI Hà Nội là rõ ràng và đúng đắn.
- PVI Hà Nội có nhiều cán bộ giỏi,nhiều kinh nghiệm,giàu nhiệt huyết,quyết tâm xây dựng PVI Hà Nội thành một đơn vị giỏi về kinh doanh,vững về chuyên môn và hoàn thành tốt kế hoạch được giao.
2.1.2.2.Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên,vì là một công ty mới được thành lập nên kinh nghiệm chưa nhiều,công ty vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn không phải là nhỏ:
- Hà Nội là một thị trường lớn vì vậy các công ty bảo hiểm cũng dành nhiều công sức đầu tư cho thị trường này điều đó làm cho cạnh tranh trở nên rất gay gắt dẫn đến việc tuyển chọn ,bổ sung lực lượng CBNV và đại lý giỏi gặp nhiều khó khăn do chính sách tăng cường giữ lại và lôi kéo của các công ty bảo hiểm khác.Bản thân các cán bộ của PVI Hà Nội cũng là đối tượng thu hút của các công ty BH khác và cũng đã có hiện tượng rò rỉ nguồn nhân lực.
- Là đơn vị mới thành lập,các cán bộ nhân viên được chuyển đến từ nhiều đơn vị khác nhau,các bộ phận kinh doanh còn yếu và thiếu cán bộ có năng lực,đặc biệt là kĩ năng khai thác chưa cao.Bên cạnh đó,hệ thống bán lẻ mà công ty lập ra chưa thực sự sâu và rộng nên kết quả kinh doanh chưa cao.
- Các phòng kinh doanh của công ty chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế vì tính chuyên môn hoá chưa cao,định hướng kinh doanh chưa rõ ràng và số lượng còn ít,chưa đủ sức bao phủ thị trường nên hiệu quả kinh doanh còn thấp.
2.2.Tình hình kinh doanh của công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội
2.2.1.Tình hình kinh doanh nói chung.
Trước thực tế những thuận lợi và khó khăn đó,tập thể ban lãnh đạo và nhân viên PVI Hà Nội đã đoàn kết,quyết tâm cố gắng đến mức tối đa để hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh đã đặt ra. Năm 2007 công ty đã hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh đặt ra một cách xuất sắc:
Bảng 3:Tổng hợp kết quả kinh doanh của PVI Hà Nội tính đến hết 31/12/2007 (Đơn vị : tỷ đồng)
Tổng doanh thu
31,7
Trong đó:
Bảo hiểm xe cơ giới
9,5
Bảo hiểm con người
4,6
Bảo hiểm hàng hải
11,6
Bảo hiểm khác
6
Phí bảo hiểm thực thu
29,7
Bồi thường
3,3
Nguồn: Tổng kết tình hình kinh doanh công ty bảo hiểm Hà Nội cuối năm 2007
Qua bảng trên ta có thể thấy được tình hình kinh doanh của công ty rất khả quan: Tổng doanh thu đạt 31,7 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, doanh thu các nghiệp vụ nói riêng cũng tăng nhanh và khá đồng đều trong đó bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm hàng hải vẫn đóng vai trò chủ chốt trong các nghiệp vụ kinh doanh của công ty. Bồi thường đạt 3,3 tỷ đồng bằng 11% tổng phí bảo hiểm thực thu được,đây là mức trung bình có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có lãi.
Với lợi thế đóng ở địa bàn thủ đô, bảo hiểm Dầu khí Hà Nội đã đóng góp ngày càng nhiều cho tổng công ty và có vai trò ngày càng lớn trong sự phát triển của tổng công ty.Để thấy được PVI Hà Nội đang ở vị trí nào trong số các chi nhánh của tổng công ty, ta đi phân tích bảng sau:
Bảng 4: Tổng kết hoạt động kinh doanh các chi nhánh của PVI đến tháng 12/2007
Đơn vị
Doanh thu khai thác(tr.đ)
Tình hình thực hiện kế hoạch năm(%)
Bồi Thường Phải Trả/Phí TT(%)
Tỉ lệ doanh thu khai thác so với tổng cty(%)
Hà Nội
31704
100.02
14.17
1.66
Vũng Tàu
106743
122.69
22.76
5.61
Hồ Chí Minh
133054
105.6
20.97
6.99
Duyên Hải
66222
110.33
83.96
3.48
Thăng Long
36893
92.23
27.58
1.94
Tây Nam
41074
103
15.75
2.16
Nam T Bộ
286465
101.66
17.04
15.04
Đông Bắc
17874
49.58
197.25
0.94
Đà Nẵng
18336
73.34
9.106
0.96
Đồng Nai
23098
76.99
22.5
1.21
Bắc Trung Bộ
11155
55.04
42.73
0.59
Khánh Hoà
5771
52.44
31.24
0.30
Nam Sông Hồng
10137
93.1
7.77
0.53
Sài Gòn
22379
10172
10.91
1.18
Đông Đô
14802
74.01
6.33
0.78
Bình Dương
3242
40.52
-
0.17
Bắc Sông Hồng
506
-
-
0.03
Sông Tiền
2401
-
-
0.13
Tổng cộng
1904284
101.77
27.64
100.00
Nguồn:Tổng hợp hoạt động kinh doanh PVI năm 2007.
Qua bảng số liệu có thể thấy rằng mặc dù mới thành lập hơn 1 năm-là khoảng thời gian còn rất nhỏ so với sự phát triển của một công ty nhưng bảo hiểm Dầu khí Hà Nội đã đạt được những thành quả bước đầu rất đáng khích lệ và vượt hẳn các đơn vị như Sài Gòn, Bình Dương, Bắc Sông Hồng… mặc dù có thời gian hoạt động ngắn hơn nhiều so với các đơn vị này.Có được điều này có lẽ là do PVI Hà Nội hoạt động ở địa bàn thủ đô nên có rất nhiều cơ hội để phát triển, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ của công ty cũng nhận được sự quan tâm của tổng công ty nên không những họ rất nhiệt tình với công việc bên cạnh đó họ được đào tạo bài bản,khả năng chuyên môn và trình độ nghiệp vụ khá tốt, đây là những yếu tố then chốt khiến cho PVI Hà Nội dù là đơn vị đi sau nhưng vẫn không hề bị tụt hậu so với các đơn vị khác trong tổng công ty thậm chí còn có tiềm năng phát triển hơn so với một số đơn vị này.Bên cạnh đó, để có được những kết quả này thì nhìn nhận một cách khách quan còn do PVI Hà Nội đã có những chiến lược kinh doanh khôn ngoan như:
- Công ty đã đặt được quan hệ chặt chẽ với các sở, ban ngành thành phố Hà Nội và các tổ chức tài chính, ngân hàng tại thủ đô Hà Nội.
- Công ty đã chủ động tiếp xúc với các doanh nghiệp lớn tại địa bàn Hà Nội cũng như các khu vực lân cận và tiến hành cấp các đơn bảo hiểm lón như: Công ty vận tải Biển Đông,Nhà máy giấy An Hoà, Tổng công ty thép Việt Nam, Công ty Hàng Hải Vinashin,Ban Tài chính Trung Ương,…
- Công ty đã tích cực thực hiện chủ trương, mở rộng phát triển kinh doanh BH xe cơ giới,con người, cháy nổ,qua mạng lưới đại lý. Tổng doanh thu nghiệp vụ BH xe cơ giới,con người chiếm tỉ trọng 45% doanh thu. Đến nay PVI Hà Nội đã thành lập được 4 phòng kinh doanh khu vực để phát triển hệ thống bán lẻ trên địa bàn thủ đô nhằm khai thác có chiều sâu các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới,con người.
Đây là những chiến lược kinh doanh khôn ngoan hứa hẹn đem lại thành công hơn nữa cho công ty trong tương lai.
2.2.2.Tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm Dầu Khí Hà Nội.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội là một nghiệp vụ mạnh và có vai trò khá chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty,mặc dù vậy hiện nay nghiệp vụ này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía lãnh đạo của công ty và bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề khó khăn khác đã làm hạn chế mất khả năng phát triển của nghiệp vụ này, đặc biệt là ở khâu khai thác. Các phần sau đây của bài viết sẽ tập trung vào phân tích làm rõ tình hình thực hiện nói chung và tình hình khai thác nói riêng của nghiệp vụ này và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị phù hợp với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả công tác khai thác của nghiệp vụ.
2.2.2.1.Vài nét về thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại Việt Nam.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua
Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế khác nhau,đặc biệt là những chính sách lớn khuyến khích sự phát triển của các hoạt động xuất nhập khẩu nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế kinh tế của đất nước. Nhiều cá nhân, tổ chức nắm bắt được xu thế phát triển này đã mạnh dạn đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này và đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.Nhờ đó, nhiều sản phẩm vốn là thế mạnh của nước ta đã được xuất đi các nước,trở thành sản phẩm được yêu thích ở các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, Châu Âu…Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ trung bình khoảng 20%/năm và kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 là 180 USD/năm.Tính chung 4 năm từ năm 2001 đến năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ đô, đạt tốc độ tăng trung bình là 14,6%/năm,kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đã tăng lên mức 305 USD/người. Những năm sau đó từ năm 2005-2007, khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, chúng ta được dỡ bỏ bớt những rào cản kinh tế trước đó và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động XNK có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn này đạt mức cao nhất là 28% vào năm 2007. Cụ thể:
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2001-2007
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tốc độ tăng(%)
4,1
11,2
20,8
24
24,2
25,1
28
Nguồn: Mạng internet:www.thoibaokinhtevn.com.vn
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng sôi động không kém, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện chính sách kinh tế ngày càng mở cửa,các rào cản đối với hàng nhập được dỡ bỏ dần thì hàng hoá nước ngoài được nhập vào trong nước ngày càng tăng lên nhanh chóng và còn vượt xa cả xuất khẩu.
Bảng 6 : Kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn (2001-2007)( tỷ USD)
Năm
XK
NK
Tổng kim ngạch XNK
2001
15,10
16,00
31,10
2002
16,50
28,00
44,50
2003
19,87
25,00
44,87
2004
26,00
31,50
57,50
2005
31,80
36,40
68,20
2006
32,12
40,12
72,24
2007
41,10
48,00
89,1
Tổng
182,49
255,02
407,51
(Nguồn: Tạp chí TGTM – tháng 11/2005, thời báo kinh tế Việt Nam –số 45- 9/3/2008)
Ta có thể thấy rõ sự gia tăng của kim ngạch xuất nhập khẩu qua từng năm.Bên cạnh đó, vì là một nước nhập siêu, thị trường bảo hiểm cho hàng hoá nhập khẩu ở Việt Nam là rất tiềm năng.
Thực trạng thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK của Việt Nam
Mặc dù tiềm năng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là rất lớn nhưng có một thực tế đáng buồn là nhìn chung thị trường bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu lại tăng lên không đáng kể và vẫn có một lượng lớn các hợp đồng bảo hiểm do các công ty bảo hiểm ở nước ngoài đảm nhận.Tính đến cuối năm 2007, các nhà bảo hiểm trong nước mới chỉ bảo hiểm cho 5,2% kim ngạch hàng xuất khẩu và 25,46% kim ngạch hàng nhập khẩu.Đây là một tỉ lệ còn rất nhỏ, và còn có thể tiếp tục khai thác được rất nhiều.Vậy tại sao lại có sự bỏ lỡ đáng tiếc này và đâu sẽ là giải pháp ?Có thể dễ dàng thấy được ngyên nhân chủ yếu nhất là do hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu áp dụng phương thức xuất theo điều kiện FOB và nhập theo điều kiện CIF, có nghĩa là nếu nhập khẩu thì bên bán hàng toàn quyền thuê tàu chở và mua bảo hiểm cho hàng hoá,khi đó họ hầu như đều mua bảo hiểm ở nước họ, ngược lại khi xuất khẩu chúng ta chỉ xuất hàng còn quyền thuê tàu và mua bảo hiểm lại thuộc về bên mua và họ lại tiếp tục mua bảo hiểm cho hàng hoá tại các công ty trong nước của mình.Như vậy là cả khi xuất khẩu và khi nhập khẩu chúng ta đều để lỡ cơ hội mua bảo hiểm trong nước. Đây là một tập quán đã tồn tại từ lâu mà nguyên nhân sâu xa là do chất lượng bảo hiểm trong nước chưa tốt nên các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài không thật sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ bảo hiểm của chúng ta nên thường chọn biện pháp mua bảo hiểm trong nước họ để yên tâm hơn.Đồng thời các doanh nghiệp xuất khẩu của mình cũng chưa thật sự năng động giành quyền mua bảo hiểm về mình mà không biết rằng không những quyền lợi của đất nước bị tổn thất mà chính họ cũng phải chịu một lượng tổn thất này do không nhận được sự ưu đãi từ các công ty bảo hiểm.
Giải quyết vấn đề này cần có một sự nỗ lực lớn của các công ty bảo hiểm trong nước để không chỉ nâng cao uy tín mà còn mang lại lợi ích nhiều hơn cho người mua từ đó lôi kéo khách hàng về cho mình.
2.2.2.2.Vài nét về tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển của công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển là một nghiệp vụ mạnh ở công ty bảo hiểm Dầu Khí Hà Nội. Sau đây là bảng thống kê số liệu về tình hình khai thác và bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá nói chung tại công ty như sau :
Bảng 7: Tình hình khai thác và bồi thường nghiệp vụ BH hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Dầu Khí Hà Nội.
Doanh thu
Phí Bh thực thu
Bồi thường phải trả
Bồi thường đã trả
4 tháng cuối 2006
Năm 2007
4 tháng cuối 2006
Năm 2007
4 tháng cuối 2006
Năm 2007
4 tháng cuối 2006
Năm 2007
BH hàng hoá
0,381
4,531
0,236
4,531
0,012
0,116
0,012
0,116
Tổng
7,508
31,991
6,976
29,756
0,158
3,597
0,158
3,597
Tỉ lệ(%)
5,07
14,16
3,38
15,23
7,59
3,22
7,59
3,22
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình khai thác-bồi thường công ty bảo hiểm DKHN .
Phân tích bảng trên ta thấy nghiệp vụ bảo hiểm hàng hiểm hàng hoá nói chung đã có những bước phát triển đáng mừng: tỉ lệ doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá nói chung năm 2007 so với tổng phí tất cả các nghiệp vụ là 14,16% trong khi đó tỉ lệ này của những tháng cuối năm 2006 chỉ là 5,07%, tỉ lệ phí bảo hiểm thực thu so với tổng phí bảo hiểm thu được của năm 2007 là 15,23% trong đó tỉ lệ này ở năm 2006 chỉ là 3,38%.Đây là sự tăng lên đáng kể chứng tỏ bảo hiểm hàng hoá đang có vai trò ngày càng lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Điều đáng mừng hơn nữa là tỉ lệ bồi thường dành cho bảo hiểm hàng hoá so với tổng bồi thường của công ty đã giảm nhanh từ 7,59% vào những tháng cuối năm 2006 xuống còn 3,22% vào năm 2007. Nó cho thấy chất lượng khai thác đã được tăng lên đáng kể đồng thời công tác đề phòng hạn chế tổn thất đã được chú trọng nên số tiền bồi thường đã giảm xuống so với tổng số các nghiệp vụ khác được triển khai.Qua phân tích sơ bộ có thể thấy bảo hiểm hàng hoá có vai trò chủ đạo và tăng trưởng ngày càng tích cực.
2.3.Thực trạng công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại công ty bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
Phần trên đây đã phân tích sơ lược về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá tại công ty bảo hiềm Dầu khí Hà Nội thuộc tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam.Trong đó bảo hiểm cho hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển đóng một vai trò chủ đạo và là một nghiệp vụ chủ chốt, đóng góp phần lớn vào doanh thu và lợi nhuận của công ty. Các phần sau đây của bài viết xin được đề cập một cách chi tiết hơn về tình tình tổ chức khai thác nghiệp vụ này, những thành quả và khó khăn tồn tại của nó để từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác khai thác nghiệp vụ này tại bảo hiểm Dầu khí Hà Nội.
2.3.1.Quy trình khai thác.
Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển được ban lãnh đạo tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ban hành và được thống nhất từ tổng công ty cho đến các chi nhánh thành viên nhằm đảm bảo sự đồng bộ cao độ trong toàn tổng công ty. Quy trình này được coi như là bộ khung chỉ đạo cho quá trình khai thác, nó là cơ sở để các bộ phận tiến hành hoạt động khai thác theo một chuẩn mực chung nhất. Bảo hiêm Dầu khí Hà Nội cũng áp dụng quy trình khai thác này trong quá trình khai thác của công ty. Do tính đa dạng của các trường hợp phát sinh của nghiệp vụ nên quy trình này được phân chia thành các loại khác nhau nhằm phù hợp với tính chất của từng trường hợp như sau:
- Đối với dịch vụ trong phân cấp : Do trưởng phòng kinh doanh(KD) hoặc Lãnh đạo chi nhánh (CN) kí Hợp đồng(HĐ) hay Giấy chứng nhận bảo hiểm(GCNBH).
Cá nhân thực hiện
Sơ đồ quy trình
Các bộ phận có liên quan
CBKT,ĐL,MG
CBKT
LĐ phòng KD/CN
CBKT,LĐ phòng KD/CN
CBKT
LĐ phòng KD/CN
CBKT,CB thống kê.
Thu nhận thông tin
Phân tích thông tin,đánh giá rủi ro
Chào phí/Đàm phán
Ký HĐ/GCNBH
Quản lý HĐ/GCNBH
Chuẩn bị HĐ/GCNBH
Chấp nhận chào phí
Từ chối
KT/KTCN
KT/KTCN,KTKH
-Dịch vụ trên phân cấp: Do phòng KD hoặc chi nhánh(CN) ký hợp đồng hoặc GCNBH(theo uỷ quyền của giám đốc công ty).
Người/đơn vị thực hiện
Sơ đồ quy trình
Các bộ phận liên quan
CBKT,ĐL,MG
CBKT
LĐ phòng KD/CN
TBH/BHHH
TBH/BHHH
CBKT,LĐ phòng KD/CN
Phòng KD/CN
LĐ Phòng KD/CN
CBKT,CB thống kê.
Quản lý HĐ/GCNBH
Ký HĐ/GCNBH
Xác định phí, tính toán hiệu quả.
Chào phí/Đàm phán
Chuẩn bị HĐ/GCNBH
Xem xét
Chấp nhận chào phí
Phân tích thông tin,đánh giá rủi ro.
Thu nhận thông tin
KT(GTBH >5 tr.USD)
KT phòng KD/CN
TBH/BHHH
-Dịch vụ bảo hiểm trên phân cấp: Do lãnh đạo công ty ký hợp đồng/GCNBH.
Người /đơn vị thực hiện
Sơ đồ quy trình
Các bộ phận liên quan
CBKT,ĐL,MG
CBKT
LĐ phòng KD/CN
CBKT,LĐ phòng KD/CN
TBH/BHHH
TBH/BHHH
Phòng KD/CN,LĐ cty.
Phòng KD/CN
LĐ cty
CBKT,CB thống
Thu nhận thông tin
Quản lý HĐ/GCNBH
Ký HĐ /GCNBH
Chuẩn bị HĐ/GCNBH
Chào phí/đàm phán
Xác định phí, tính toán hiệu quả.
Phân tích thông tin, đánh giá rủi ro.
Chấp nhận chào phí
Xem xét
Từ chối
KTKH(GTBH <5tr USD)
KTKH phòng KD/CN
TBH/BHHH
TBH/BHHH
TBH/BHHH,KT,
Phòng KD/CN
KT/KTCN,KTKH
2.3.2.Nội dung các bước khai thác
2.3.2.1.Tiếp thị, nhận yêu cầu bảo hiểm từ khách hàng
- CBKT có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng,gửi hoặc trao đổi các thông tin về các sản phẩm của BHDK nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.Kịp thời nắm bắt những thay đổi và biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để tư vấn,giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hoặc có thay đổi phù hợp.Đây là giai đoạn khởi đầu và không hề dễ dàng, nó đòi hỏi cán bộ khai thác không chỉ cần phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm mà còn phải có khả năng giao tiếp và tiếp cận khách hàng tốt.
- CBKT chủ động khai thác nguồn tin từ khách hàng(hoặc qua các cơ quan quản lý,đại lý,cộng tác viên,môi giới,cơ quan thông tin đại chúng) thông báo các vấn đề liên quan đến các tài sản,hàng hoá cần được bảo hiểm.
- Xử lý ban đầu của CBKT khi nhận được thông tin từ khách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ BH hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty bảo hiểm dầu khí Hà Nội.DOC