Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty TNHH Nam Hoàng

MỤC LỤC

 

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU 8

1.1 Những khái niệm chung 8

1.1.1 Các khái niệm về hiệu quả kinh doanh 8

1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh doanh 9

1.1.3 Phân biệt các loại hiệu quả kinh doanh 10

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 11

1.3 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 14

1.3.1 Khái niệm hàng hoá nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 14

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 15

1.3.3 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 20

1.3.4 Phương hướng và biện pháp thường được sử dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY TNHH NAM HOÀNG 27

2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Nam Hoàng 27

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 28

2.1.3 Mô hình kinh doanh 33

2.2 Hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu 37

2.2.1 Mặt hàng nhập khẩu và thị trường kinh doanh 37

2.2.1.1 Mặt hàng nhập khẩu 37

2.2.1.2 Thị trường kinh doanh 39

2.2.2 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 42

2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp 42

2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận 45

2.2.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu đang được áp dụng tại công ty 49

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 55

2.3.1 Những mặt đạt được 55

2.3.2 Những mặt còn hạn chế 55

2.4 Nguyên nhân 56

2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 56

2.4.2 Nguyên nhân khách quan 57

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH NAM HOÀNG 60

3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển của công ty 60

3.2 Đề xuất giải pháp 61

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu ở công ty TNHH Nam Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng. Nó đòi hỏi mỗi người lao động phải có sự tìm hiểu, phân tích thường xuyên để tránh… Công tác quản trị và tổ chức sản xuất Tổ chức sao cho doanh nghiệp có bộ máy gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước thay đổi của thị trường. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những nội dung này đã được trình bày ở chương tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Một điều cần chú ý là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp (qui mô, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm quá trình tạo ra kết quả,...) thì mới đảm bảo cho việc quản trị doanh nghiệp có hiệu quả được. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, quan hệ giữa các bộ phận với nhau, đưa hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận. Doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì và đảm bảo sự cân đối tăng cường quan hệ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất,... mới có thể nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong sản xuất. Hệ thống thông tin bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau trong việc thu nhập, xử lý, bảo quản và phân phối thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phân tích và đánh giá kiểm tra thực trạng và ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của một tổ chức Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sản xuất của các doanh nghiệp mở rộng theo hướng sản xuất lớn, xã hội hóa và mở cửa làm cho mối quan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết sử dụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Đó là: Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản phẩm, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng có được thỏa mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ. Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phục vụ,... bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường đều phải gây dựng sự tín nhiệm. Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung ứng. Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức quảng cáo, các cơ quan lãnh đạo doanh nghiệp,... thông qua các tổ chức này để mở rộng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, đồng thời bảo vệ uy tín và sự tín nhiệm đối với doanh nghiệp. Phát triển thông tin liên lạc với các tổ chức, khác với thị trường. Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái: bảo vệ rừng đầu nguồn, chống sự ô nhiễm của bầu không khí, nguồn nước, sự bạc mầu của đất đai trong phát triển sản xuất kinh doanh ... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH HÀNG NHẬP KHẨU Ở CÔNG TY TNHH NAM HOÀNG 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Nam Hoàng 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty Nam Hoàng là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực thông tin thư viện. Các sản phẩm ban đầu của công ty là sách và tạp chí ngoại văn, quốc văn thông dụng và chuyên ngành phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của mọi loại đối tượng. Cùng với quá trình phát triển, sản phẩm của công ty cũng có sự thay đổi đáng kể. Ngoài sách và tạp chí dạng in, ngày nay sản phẩm của công ty còn có các loại sách, tạp chí, cơ sở dữ liệu (CSDL) trên đĩa CD-Rom hoặc online, các phần mềm quản lý thư viện, phần mềm an ninh thư viện và nhiều sản phẩm khác phục vụ công tác thư viện. Các sản phẩm ngoại được công ty nhập khẩu chủ yếu qua hợp đồng ủy thác với công ty sách Hà Nội (VIETBOOK). Ngoài ra công ty còn ký các hợp đồng nhập khẩu khác với công ty cổ phần phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh (FAHASA), công ty xuất nhập khẩu văn hoá phẩm (Culturimex), công ty xuất nhập khẩu sách báo (XUNHASABA)… Một số thông tin về công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Hoàng: Tên công ty: Công ty TNHH Nam Hoàng Tên giao dịch: Nam Hoàng Co,. Ltd Địa chỉ: 105/C1C, 36 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: 04.7760956 Fax: 04.7760957 Email: naha@hn.vnn.vn Website: namhoang.com.vn Quá trình phát triển của công ty TNHH Nam Hoàng được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ khi thành lập đến 2002, giai đoạn 2 từ 2002 đến nay. Giai đoạn 1: Trong khoảng thời gian đầu mới thành lập, sản phẩm chủ yếu của công ty TNHH Nam Hoàng là các loại sách, tạp chí quốc văn và ngoại văn. Các sản phẩm này phần lớn được cung cấp cho các thư viện nhỏ của các trường đại học hoặc một số ít các viện nghiên cứu. Các đơn đặt hàng cũng có giá trị kiêm tốn. Các đơn đặt hàng này đều được thực hiện bởi phòng kinh doanh. Đây là giai đoạn Nam Hoàng thăm dò thị trường, tìm kiếm đối tác để tạo các mối làm ăn lâu dài cũng như các hợp đồng lớn tiếp theo. Giai đoạn 2: Từ năm 2002, có sự chuyển biến rõ rệt trong hoạt động của công ty. Các đơn đặt hàng ngày một tăng cả về số lượng và giá trị. Phòng kinh doanh được chia làm hai là phòng kinh doanh và phòng dự án. Phòng kinh doanh vẫn tiếp tục phụ trách các đơn đặt hàng lẻ. Các dự án lớn do phòng dự án phụ trách. Chủng loại sản phẩm có sự thay đổi. Ngoài sách, tạp chí quốc văn và ngoại văn, công ty còn cung cấp các sản phẩm sách, tạp chí trên đĩa CD-Rom hoặc online, các giải pháp phần mềm thư viện. Đặc biệt, các phần mềm thư viện tích hợp, các giải pháp an ninh tự động hóa thư viên trở thành những sản phẩm rất thành công của công ty. Khách hàng của công ty hiện nay không chỉ dừng ở các thư viện trường học mà còn thư viện của các viện, trung tâm nghiên cứu, thư viện của các bệnh viện… 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhân viên dự án Giám đốc Phụ trách dự án Phụ trách kinh doanh Nhân viên dự án Nhân viên dự án Nhân viên kinh doanh Nhân viên kinh doanh Nhân viên kinh doanh Phụ trách kế toán Phụ trách CNTT - bảo hành Thủ quỹ, thủ kho Nhân viên kế toán Nhân viên kế toán Nhân viên kỹ thuật Nhân viên kỹ thuật Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Nguồn: Tổng hợp từ danh sách cán bộ và bảng phân công nhiệm vụ, chức năng các phòng ban, nhân viên) Khái quát nhiệm vụ, chức năng các phòng ban Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chỉ đạo điều hành toàn bộ hệ thống hoạt động và tổ chức nhân sự của công ty. Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án và các chủ trương hợp tác đầu tư, liên doanh của công ty. Quyết định các vấn đề thuộc về bộ máy tổ chức điều hành và công tác nhân sự. Duy trì tốt mối quan hệ nhân sự, đặc biệt đối với các cán bộ quản lý cấp dưới để điều hành và đánh giá đúng cán bộ công nhân viên trong công ty. Quyết định việc hoạch định tài chính, tiền tệ, phân phối lợi nhuận. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và nộp ngân sách cho Nhà nước. Phòng dự án: Phụ trách các dự án lớn và các khách hàng lẻ có dự án Phụ trách dự án: Phụ trách và theo dõi tòan bộ quy trình cung cấp sách , CSDL, thiết bi, phần mềm cho các dự án lớn và các khách lẻ có dự án. Có trách nhiệm cùng phòng kế tóan thường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng Chịu trách nhiệm liên hệ, trao đổi, theo dõi đối với các hợp đồng mua trực tiếp với Nước ngoài Phòng kinh doanh: Phụ trách các khách hàng lẻ Phụ trách kinh doanh: Quản lý và điều hành hoạt động của các nhân viên kinh doanh. Có trách nhiệm phân công cụ thể công việc của từng nhân viên kinh doanh. Phụ trách chủ yếu là khối khách lẻ. Phụ trách sách ngoại, nội và tạp chí.- Phụ trách xuất nhập khẩu, theo dõi và làm thủ tục liên quan đến việc nhập hàng, xuất hàng. Cùng Giám đốc đề ra các phương hướng kinh doanh có hiệu quả. Cùng Kế toán theo dõi và đốc thúc công nợ của khách hàng. Hỗ trợ dự án khi cần thiết. Nhân viên dự án, nhân viên kinh doanh: Nắm nhu cầu thị trường và giá các sản phẩm mà Công ty kinh doanh để triển khai việc cung cấp có hiệu quả. Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ Nắm rõ các chính sách về kinh doanh, xuất nhập khẩu, thuế của các mặt hàng kinh doanh của Công ty Hiểu rõ quy trình kinh doanh và xây dựng giá của từng mặt hàng. Theo dõi chặt chẽ quá trình bán hàng của từng khách hàng. Hiểu rõ thị trường, bạn hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh Cùng thủ kho kiểm tra hàng hóa khi xuất nhập kho. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc gửi và nhập hàng hóa Cùng Ban giám đốc đưa ra các chính sách kinh doanh có hiệu quả nhất Quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan để tạo thuận lợi trong công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh Lập hợp đồng và triển khai thực hiện hợp đồng Cùng Ban giám đốc theo dõi và triển khai các dự án lớn Đề xuất hướng giải quyết hàng tồn đọng lâu ngày, hoặc hàng giảm phẩm chất để hạn chế tối đa ứ đọng vốn, thiệt hại về kinh tế Quản lý các hồ sơ chứng từ và hợp đồng mua bán hàng hóa, thiết bị, các chứng từ liên quan đến kinh doanh và xuất nhập khẩu, báo cáo thường xuyên về tình hình kinh doanh và lên kế hoạch kinh doanh trong thời gian tiếp theo Được quyền tham gia với lãnh đạo Công ty xem xét thay đổi cách kinh doanh để tạo điều kiện cho việc kinh doanh đạt hiệu quả và doanh thu cao Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán, tài vụ, thống kê của công ty Phụ trách kế toán: Thực hiện công tác quyết toán lãi lỗ hàng kỳ trong kinh doanh Theo dõi, phản ánh kế hoạch thu chi, công nợ trong và ngoài nước Rà soát các hợp đồng kinh tế có liên quan đến tài chính, giá cả và đề xuất ý kiến giải quyết Cùng ban giám đốc bàn về công tác quản lý, sử dụng vốn, các hoạt động tài chính Theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ với Ngân hàng, Bảo hiểm và cơ quan thuế Nhân viên kế toán: Theo dõi và nhập chứng từ thu chi nhập xuất Kiểm tra các chứng từ nhập hàng từ nước ngoài Hỗ trợ việc quyết toán thuế Giao dịch ngân hàng Thủ quỹ, thủ kho: Quản lý kho, nhập xuất hàng hoá Quản lý quỹ, theo dõi thu chi, tạm ứng Giao dịch Ngân hàng Thực hiện các công việc hành chính của công ty Quản lý con dấu, công văn, giấy giới thiệu Theo dõi chi tiêu qua thẻ Phòng CNTT- bảo hành: Quản lý hệ thống máy tính của công ty, quản lý công tác bảo hành, bảo trì sản phẩm và quản lý website của công ty Phụ trách CNTT- bảo hành: Phụ trách, quản lý toàn bộ hệ thống mạng của công ty Nghiên cứu, phát triển phần mềm VLAS Hỗ trợ khách hàng trong việc nghiên cứu, bảo hành, bảo trì VLAS Nắm rõ quy trình thực hiện hợp đồng với khách hàng để lên kế hoạch giao hàng và bảo trì, bảo hành Viết và quản lý website của công ty Nhân viên CNTT- bảo hành: Nắm rõ kỹ thuật và quy trình vận hành của các thiết bị là sản phẩm của Công ty Liên hệ thường xuyên với nhà sản xuất để hiểu một cách tối đa các thiết bị và biết cách sửa chữa thay thế khi cần thiết Đủ trình độ để có thể giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của Công ty Tiến hành bàn giao , hướng dẵn khách hàng sử dụng, vận hành sản phẩm Tìm hiểu thị trường và các sản phẩm tương tự để khai thác thêm nguồn hàng khi cần thiết. 2.1.3 Mô hình kinh doanh Ngành nghề kinh doanh Đại lý kinh doanh xuất bản phẩm được phép lưu hành Sản xuất phần mềm tin học Dịch vụ xử lý dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu Xuất bản sách điện tử Khai thác cơ sở dữ liệu Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá Dịch vụ bảo trì, bảo hành, bảo dưỡng thiết bị tin học điện tử Nguồn doanh thu: Doanh thu chủ yếu của công ty đến từ hoạt động chính là bán hàng. Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: Sách ngoại văn, quốc văn khoa học kỹ thuật, tham khảo và chuyên ngành Cơ sở dữ liệu ngoại văn, quốc văn trên đĩa CD-Rom, online Tạp chí ngoại văn, quốc văn chuyên ngành dạng in, online Thiết bị an ninh quản lý thư viện: TAGSYS- công nghệ RFID;3M, DIALOG công nghệ ID, KIOS MEDIA, COIN SLOT… Phần mềm quản lý thư viện tích hợp VLAS, VTLS, ELIB.WEB, SCHOOL.LIB… Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty trong những năm gần đây: Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm (đơn vị: tỷ đồng) Các sản phẩm của công ty có nguồn gốc khá đa dạng. Các đối tác trong nước của công ty bao gồm: Công ty Sách Hà Nội (VIETBOOK) Công ty xuất nhập khẩu sách báo (XUNHASABA) Công ty xuất nhập khẩu văn hóa phẩm (CULTURIMEX) Công ty cổ phần phát hành sách TP Hồ Chí Minh (FAHASA) Công ty Phương Nam Công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoa học kỹ thuật (TECHNIMEX) Công ty phát hành sách Việt Nam (SAVINA) Các nhà xuất bản trong nước Trung tâm thông tin tư liệu – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (ISI) Trung tâm thông tin khoa học công nghệ quốc gia (NACESTI) Công ty cổ phần Vĩnh Sơn (Visco) Công ty SunViet Các sản phẩm ngoại có nguồn gốc từ nhiều nhà xuất bản, nhà cung cấp danh tiếng thế giới Các sản phẩm ngoại hầu hết được công ty nhập khẩu từ công ty Booknet của Thái Lan. Theo quy định của Việt Nam đối với việc nhập văn hoá phẩm, Nam Hoàng đã ký hợp động uỷ thác nhập khẩu với công ty sách Hà Nội (Vietbook). Qua đó, sản phẩm của công ty Nam Hoàng được nhập khẩu từ Booknet của Thái Lan thông qua Vietbook. Các loại chi phí: Các loại chi phí chính của công ty gồm có: giá vốn hàng bán, chí phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó, giá vốn hàng bán thường chiếm từ 80% đến 85% chi phí của công ty. Các yếu tố cấu thành giá vốn hàng bán: Giá hàng hoá theo hoá đơn (giá hàng nhập khẩu và giá hàng hoá trong nước) Các chi phí vận chuyển: Chí phí vận chuyển nội địa: trong nội địa Việt Nam và Thái Lan Chí phí vận chuyển quốc tế Chi phí bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi Chi phí ủy thác nhập khẩu (đối với các mặt hàng nhập khẩu, thông thường là 1% giá trị hợp đồng) Chi phí tài chính bao gồm các chi phí đi vay, mua hàng trả chậm, trả góp. Chí phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí tài sản cố định phục vụ công tác quản lý, chi phí các dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, internet…). Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi phí (đơn vị: tỷ đồng) Vấn đề marketing Nguồn cung cấp sản phẩm của công ty bao gồm các công ty, các nhà xuất bản trong và ngoài nước. Công ty thường xuyên cử nhân viên tham gia các hội thảo, hội chợ, các buổi giới thiệu sản phẩm của các nhà xuất bản. Đây là cơ hội tốt để tìm kiếm các nguồn cung ứng sản phẩm mới cũng như duy trì quan hệ với các bạn hàng cũ. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để công ty tìm kiếm các cơ hội kinh doanh. Với sản phẩm chính là các sản phẩm thông tin tư liệu thư viện, Công ty tập trung vào đối tượng khách hàng là các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các bộ ngành, các bệnh viện…Hàng năm, để quảng bá sản phẩm, Công ty đã tổ chức các cuộc hội thảo để giới thiệu sản phẩm cho các trường đại học cũng như thăm dò ý kiến khách hàng…Đối với các khách hàng quen thuộc, công ty thường gửi những bản báo giá, chào hàng khi có sản phẩm mới. Sản phẩm của công ty cũng được quảng bá trên website namhoang.com.vn. Trang web vừa là nơi giới thiệu quá trình hình thành của công ty, vừa là nơi giới thiệu sản phẩm. Những sản phẩm mới nhất luôn được cập nhật trên trang web này. Khách hàng có thể nghiên cứu về sản phẩm cũng như đặt hàng ngay tại đây. Phòng kỹ thuật - bảo hành có nhiệm vụ theo dõi quá trình lặp đặt, hướng dẫn sử dụng các thiết bị thư viện cho khách hàng. Thường xuyên liên hệ với nhà sản xuất để hoàn thiện hơn kiến thức về sản phẩm. Đồng thời nhân viên phòng kỹ thuật cùng với nhân viên kinh doanh cũng thường xuyên liên hệ với khách hàng để nắm bắt nhu cầu của họ. Vấn đề cơ sở vật chất Với tổng diện tích 105 m2, Công ty bao gồm 4 phòng chức năng, 1 phòng giám đốc và 1 phòng tiếp tân. Các phòng chức năng và phòng giám đốc đều được trang bị đầy đủ các thiết bị văn phòng như: máy vi tính, máy in, điện thoại, điều hoà nhiệt độ và các thiết bị khác phục vụ việc lưu trữ tài liệu, sản phẩm mẫu. Phòng tiếp tân được trang bị các thiết bị cần thiết để phục vụ việc đón tiếp, giao dịch với khách hàng, đối tác… Mỗi nhân viên đều được trang bị một máy vi tính ( tổng số 20 máy vi tính trên 18 nhân viên) để đảm bảo hoàn thành công việc được giao. Hầu hết các tài liệu, công văn, giấy tờ đều được soạn thảo, lưu trữ trên máy vi tính. Máy tính của giám đốc có kết nối với máy tính của các phòng ban khác, phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động toàn công ty của giám đốc. Tất cả trang thiết bị đều được bảo quản đúng tiêu chuẩn và được lau dọn thường xuyên để sử dụng được tốt nhất, tránh hỏng hóc hay gây cản trở quá trình làm việc và ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên. 2.2 Hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu 2.2.1 Mặt hàng nhập khẩu và thị trường kinh doanh 2.2.1.1 Mặt hàng nhập khẩu Mặt hàng nhập khẩu của công ty bao gồm các loại sách, báo, tạp chí ngoại, cơ sở dữ liệu trên đĩa CD-Rom hoặc ở dạng online và các thiết bị thư viện. Bảng 2.1: Danh mục sản phẩm qua các giai đoạn Giai đoạn Sản phẩm Giai đoạn 1 (từ 1999 đến 2002) Sách, tạp chí ngoại văn, quốc văn khoa học kỹ thuật tham khảo chuyên ngành Giai đoạn 2 (từ 2002 đến nay) Sách, ngoại văn, quốc văn khoa học kỹ thuật tham khảo chuyên ngành Cơ sở dữ liệu ngoại văn, quốc văn trên đĩa CD-Rom, online Tạp chí chuyên ngành dạng in, online Phần mềm quản lý thư viên tích hợp Thiết bị an ninh quản lý thư viện (Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của phòng kinh doanh và phòng dự án) Sách ngoại văn: Các loại sách khoa học cơ bản và chuyên ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, y học, kinh tế, pháp luật, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, kiến trúc xây dựng… Với nhiều ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Trung… và các ngôn ngữ khác theo yêu cầu. Tạp chí ngoại văn thông thường và chuyên dụng: Các tạp chí ngoại văn thông thường và chuyên dụng phục vụ công tác giảng dạy, học tập và giải trí. Một số nhà xuất bản nổi tiếng mà công ty có quan hệ đối tác là: SciFinder, Ovid, Future Drug, Siam Online, eBrary, iKnowledge DCMS, Wilson, CSA, IEEE Computer Society… Các loại sách, tạp chí, cơ sở dữ liệu trên đĩa CD-Rom hoặc online: Các nguồn tài liệu lựa chọn là các CSDL tra cứu tổng hợp, tạp chí, sách điện tử, bài giảng điện tử, luận văn luận án… về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, công nghệ và các ngành có liên quan. Các tài liệu này đều có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao, được các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới xuất bản, đã và đang được sử dụng rộng rãi tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Ngôn ngữ dữ liệu điện tử sẽ được bổ sung bằng việc trả phí hằng năm hoặc trả phí trước một lần cho nhiều năm truy cập, bản quyền thông tin cấp phép cho khách hàng không giới hạn thời gian, địa điểm cũng như số lượng người truy cập đồng thời thông qua hình thức chuyển giao trực tuyến (online) hoặc trên đĩa CD/DVD-Rom. Các nhà cung cấp nổi tiếng như: Elsevier, Springer, ProQuest, SIAM, CSA, HIS, Wilson. Biểu đồ 2.3 Cơ cấu doanh thu hàng nhập khẩu (đơn vị: tỷ đồng) Biểu đồ cơ cấu doanh thu hàng nhập khẩu cho thấy, mặt hàng sách báo, tạp chí ngoại văn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống các sản phẩm nhập khẩu của công ty. Doanh thu từ mặt hàng này luôn chiếm trên 90% tổng doanh thu từ hàng nhập khẩu. Chứng tỏ sách, báo, tạp chí ngoại đang là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty trong giai đoạn hiện nay. 2.2.1.2 Thị trường kinh doanh Thị trường cung ứng Công ty có quan hệ hợp tác với nhiều nhà xuất bản và nhà cung cấp lớn trên thế giới. Có thể kể đến những đối tác của công ty như: Các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới: Springer, Academic Press, Wiley, McGrawhill, Pearson Education, AK Peter, World Sciencetific, IWA, Bikhauser, CABI, Elsevier, Taylor&Francis, Science Publisher, Cambridge, Oxford, …. Với các loại sách tham khảo và chuyên ngành chất lượng cao, phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy. Các nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới về sách, tạp chí, CSDL: nTập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp thông tin tư liệu- thư viện iGroup, Hãng TAGSYS với công nghệ RFID ứng dụng trong thư viện, Simplified Technology Pte., LTd, DIALOG ID, VTLS. Inc, The Library of Congress, EBSCO, SciFinder, Ovid, Future Drug,Siam Online, eBrary, iKnowledge DCMS, Wilson, CSA, IEEE Computer Society…, ACM Digital Librar Tuy nhiên, việc nhập khẩu sách, tạp chí trực tiếp từ những nhà xuất bản này còn nhiều khó khăn. Vì vậy, hầu hết sản phẩm đều được nhập khẩu từ công ty Booknet của Thái Lan. Đây là công ty hàng đầu ở Thái Lan trong cung cấp sách, tạp chí, tài liệu về các lĩnh vực khoa học xã hội, nông nghiệp, kinh tế, quản lý, y học…, thành viên của tập đoàn iGroup. Tuy nhiên, do chính sách nhập khẩu đối với những mặt hàng văn hoá phẩm, Nam Hoàng không thể trực tiếp nhập khẩu các sản phẩm sách, tạp chí, tài liệu ngoại văn. Công ty đã ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu với công ty sách Hà Nội (Vietbook). Theo đó, sách sẽ được nhập khẩu về Nam Hoàng từ Booknet thông qua Vietbook. Công ty còn ký một số hợp đồng khác với công ty cổ phần phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh FAHASA, công ty xuất nhập khẩu văn hoá phẩm Culturimex, công ty xuất nhập khẩu sách báo XUNHASABA. Ngoài ra, những với sản phẩm không thể nhập khẩu từ đối tác, công ty tiến hành mua trực tiếp qua mạng amazon. Thị trường tiêu thụ Hiện tại các khách hàng của công ty được chia làm ba khối. Đó là khối các trường đại học và cao đẳng, khối các viện, các trung tâm nghiên cứu, khối các bệnh viện Bảng 2.2: Khách hàng chính của công ty qua các năm STT Tên khách hàng Hợp đồng cung cấp Thời gian thực hiện I Khối các trường ĐH, CĐ 1 ĐH Kinh tế Quốc Dân Sách và CSDL Từ 2001 đến nay 2 ĐH Bách Khoa Hà Nội Sách Từ 2003 đến nay 3 ĐH Hàng Y Hải Phòng Sách và thiết bị an ninh thư viện 2004 đến nay 4 ĐH Quốc Gia Hà Nội Sách 2003 đến nay 5 ĐH Quốc Gia Tp HCM Sách, CSDL, phần mềm, thiết bị an ninh thư viện công nghệ RFID, quản lý máy photocopy tự động sử dụng tiền xu … 2004 đến nay 6 Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội Sách 2005 đến nay 7 Trường Cao Đẳng Điện Lực Hà Nội Sách 2003 8 Đại học Thái Nguyên Sách 2005 đến nay 9 Đại học Đà Lạt CSDL 2002 đến nay 10 Đại học Huế Sách 2004 đến nay 11 Đại học Cần Thơ Sách, CSDL 2005 đến nay II Khối các trung tâm, viện nghiên cứu 1 Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Nacesti Sách và CSDL 2002 đến nay 2 Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sách và CSDL 2002 đến nay 3 Thư viện Quốc Gia Sách và thiết bị an ninh thư viện 2003 4 Viện Toán học Sách 2001 đến nay 5 Viện Khoa học hàng không Sách 2001 đến nay 6 Viện Kỹ thuật Mật Mã Sách 2002 đến nay 7 TT Khí tượng thủy văn Quốc gia Sách 2001 đến nay 8 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ưng Sách, tạp chí và phần mềm quản lý thư viện 2001 đến nay 9 Viện Dược Liệu Sách và tạp chí 2001 đến nay 10 Thư viện Bộ Tư pháp Sách 2001 đến nay 11 Thư viện Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Sách 2005 đến nay 12 Thư viện Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sách 2005 đến nay 13 Thư viện Bộ Quốc Phòng Sách 2001-2004 14 Viện Chiến lược & Chương trình GD Sách 2003 đến nay 15 Ban Cơ yếu Chính Phủ Sách 2001 đến nay 16 Viện Công nghệ môi trường Sách 2004 đến nay III Khối Bệnh viện 1 Bệnh viện Bạch Mai Sách 2001-2004 2 Bệnh viện Quân Y 108 Sách 2002-2004 3 Học viện – Bệnh viện Quân Y 103 Sách 2002 đến nay 4 Bệnh viện Việt Đức Sách 2002-2003 5 Bệnh viện Việt Xô Sách 2003 (Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu của phòng kinh doanh và phòng dự án) Khách hàng của công ty ở nhiều ngành khác nhau, từ trường học, bệnh viện đến các trung tâm, các viện nghiên cứu. Chứng tỏ công ty có khả năng cung cấp sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Hầu hết các khách hàng đều có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty. Trong quá trình hoạt động công ty đã tạo được những uy tín nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, lượng khách hàng này chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía bắc. Các tỉnh miền trung và miền nam còn nhiều cơ hội để công ty phát triển. Đồng thời công ty cũng cần giữ vững lượng khách hàng hiện tại. Biểu đồ 2.4 Cơ cấu doanhthu hàng nhập khẩu theo khối khách hàng (đơn vị: tỷ đồng) Qua bảng cơ cấu doanh thu hàng nhập khẩu theo khối khách hàng cũng có thể thấy khu vực tiêu thu chính của công ty là các trường đại học, cao đẳng. Doanh thu hàng nhập khẩu ở khối khách hàng này thường chiếm trên 60% tổng doanh thu hàng nhập khẩu. Đây là nơi tiêu thụ một lượng lớn các loại sách, báo, tạp chí ngoại để phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy và giải trí., bổ sung kiến thức của nước ngoài mà chúng ta còn chưa có. Trong thời gian tới công ty có thể tiếp tục phát triển thêm lượng khách hàng ở khu vực này bằng những kinh nghiệm hiện có. Đồng thời cũng cần mở rộng kinh doanh sang các khối khách hàng khác, để nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. 2.2.2 Hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu 2.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 ± % ± % Doanh thu hàng nhập khẩu 6,56 8,2 9,89 1,64 25 1,69 20,6 Chi phí hàng nhập khẩu 5,92 7,02 8,95 1,05

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26438.doc
Tài liệu liên quan