MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BH HHXNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGHIỆP VỤ 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BH HHXNK vận chuyển bằng 3
1.1.1. Trên thế giới: 3
1.1.2. ở Việt Nam 3
1.2. Sự cần thiết và vai trò của BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 4
1.2.1. Sự cần thiết của BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 4
1.2.2. Vai trò của BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 5
1.3. Nội dung cơ bản của BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 5
1.3.1. Trách nhiệm của cỏc bờn liên quan trong quá trình XNKHH vận chuyển bằng đường biển 5
1.3.2. Rủi ro hàng hải và tổn thất trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 7
1.3.2.1. Rủi ro hàng hải 7
1.3.2.2. Tổn thất trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 8
1.3.3. Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 9
1.3.3.1. Nội dung cơ bản của ICC 1 - 1 - 1963. 9
1.3.3.2. Nội dung cơ bản của ICC 01/01/1982. 11
1.3.3.3. Điều kiện bảo hiểm ở Việt Nam 13
1.3.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. 16
1.3.4.1. Giá trị bảo hiểm. 16
1.3.4.2. Số tiền bảo hiểm. 17
1.3.4.3. Phí bảo hiểm. 18
1.3.5. Hợp đồng BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 19
1.3.6. Giám định và bồi thường tổn thất trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 21
1.3.6.1. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất. 21
1.3.6.2. Khiếu nại đòi bồi thường 22
1.3.6.3. Giám định và bồi thường tổn thất 23
1.4. Tái bảo hiểm trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 24
1.5. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 25
1.6. Hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển 26
1.6.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 26
1.6.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BH HHXNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005- 2009 30
2.1. Sơ lược về công ty Bảo Việt Hà Nội 30
2.2. Tình hình BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam hiện nay 32
2.3. Thực trạng triển khai nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội 35
2.3.1. Công tác khai thác BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội 35
2.3.1.1. Quá trình khai thác bảo hiểm 35
2.3.2. Quy trình giám định HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội 39
2.3.2.1. Nhận yêu cầu giám định 39
2.3.2.2. Tiến hành giám định. 39
2.3.2.3. Lập biên bản giám định. 40
2.3.2.4. Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định. 40
2.3.3. Công tác giải quyết khiếu nại đòi bồi thường trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội 42
2.3.3.1. Nhận hồ sơ khiếu nại 42
2.3.3.2. Kiểm tra chứng từ 42
2.3.3.3. Giám định tổn thất 42
2.3.3.4. Thanh toán bồi thường 43
2.3.3.5. Lưu trữ hồ sơ 43
2.4. Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội 49
Đồng/đồng 50
CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI 56
3.1. Phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội trong thời gian tới. 56
3.1.1. Phương hướng 56
3.1.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. 57
3.1.2.1. Về công tác khách hàng. 57
3.1.2.2. Công tác giám định 59
3.1.2.3. Công tác bồi thường 59
3.1.2.4. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 60
3.1.2.5. Công tác tổ chức kinh doanh 60
3.1.2.6. Công tác cán bộ 61
3.2. Kiến nghị chung 63
KẾT LUẬN 65
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện ở ngay bản chất mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Chi phí với tư cách là những yếu tố đầu vào của hoạt động kinh doanh rất đa dạng và bao gồm nhiều loại. Ở góc độ kinh tế vi mô, nếu hiểu theo nghĩa rộng, chi phí bao gồm toàn bộ nguồn nhân tài, vật lực huy động vào hoạt động kinh doanh. Còn đại lượng kết quả lại được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu khác nhau. Việc tính toán và xác định mỗi chỉ tiêu, việc lựa chọn chỉ tiêu nào để phản ánh hiệu quả là những vấn đề phức tạp. Vì thế, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNBH phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt, một quá trình kinh tế nào đó.
Nếu ký hiệu một chỉ tiêu chi phí ớnào đó là C và một chỉ tiêu kết quả kinh doanh nào đó là K, thì chỉ tiêu hiệu quả H được tính từ hai chỉ tiêu trên sẽ là:
H = K/C hoặc H= C/K
Như vậy, về nguyên tắc cứ mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so sánh với một chỉ tiêu chi phí nào đó sẽ tạo thành một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tính theo chiều thuận K/C hoặc chiều ngược lại C/K. Nếu có n chỉ tiêu kết quả và m chỉ tiêu chi phí thì số lượng chỉ tiêu hiệu quả sẽ là 2m.n.
a) Đứng trên góc độ kinh tế: Hiệu quả kinh doanh của DNBH được đo bằng tỷ số giữa doanh thu hoặc lợi nhuận với tổng chi phí chi ra trong kỳ:
Hd = D/C ; He = L/C
Trong đó:
Hd, He là hiệu quả kinh doanh của DNBH tính theo doanh thu và lợi nhuận
D: doanh thu trong kỳ;
L: lợi nhuận thu được trong kỳ;
C: tổng chi phí chi ra trong kỳ.
Hd phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, còn He phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DNBH. Các chỉ tiêu trên càng lớn càng tốt, vì với chi phí nhất định, DNBH sẽ có mức doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng.
b) Xột trờn góc độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh của DNBH được thể hiện ở hai chỉ tiêu:
Hx1 = KTG/CBH; Hx2 = KBT/CBH
Trong đó:
Hx1, Hx2: Hiệu quả xã hội của DNBH;
CBH: Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ:
KTG: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ;
KBT: Số khách hàng được bồi thường trong kỳ.
Chỉ tiêu Hx1 phản ánh cứ một đồng chi phí chi ra trong kỳ đó thu được bao nhiêu khách hàng tham gia bảo hiểm. Chỉ tiêu Hx2 phản ánh cứ một đồng chi phí đú đú gỳp phần giải quyết và khắc phục hậu quả cho bao nhiêu khách hàng gặp rủi ro trong kỳ nghiên cứu. Tất cả các chỉ tiêu trên phản ánh tổng hợp nhất mọi mặt hoạt động kinh doanh của DNBH.
Nếu xem xét ở từng mặt, từng khâu và từng nghiệp vụ bảo hiểm có thể tính được các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau để phục vụ cho quá trình đánh giá và phân tích hoạt động kinh doanh.
c) Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo khâu công việc
Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải trải qua một số khâu công việc: Khâu khai thác, khâu giám định và bồi thường, khâu đề phòng và hạn chế tổn thất,…Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ, thì cần phải nâng cao hiệu quả của từng khâu công việc.
- Khâu khai thác: Là khâu đầu tiên trong quá tŕnh triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm, là khâu đưa sản phẩm đến với khách hàng. Để đánh giá hiệu quả của khâu khai thác, phải xác định các chỉ tiêu:
Hiệu quả khai thác bảo hiểm
=
Kết quả khai thác trong kỳ
Chi phí khai thác trong kỳ
Kết quả khai thác trong kỳ có thể là doanh thu phí bảo hiểm (DTP BH), hoặc cũng có thể là số lượng hợp đồng, số đơn bảo hiểm đó được cấp trong kỳ, còn chi phí khai thác có thể là tổng chi phí mà DNBH phải chi ra trong khâu khai thác hoặc cũng có thể là số đại lý tham gia khai thác trong kỳ của nghiệp vụ.
- Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất
Hiệu quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất được phản ánh ở chỉ tiêu:
Hiệu quả công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
=
Lợi nhuận nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ
Chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ
Kết quả của chỉ tiêu nói lên cứ một đồng chi phí chi ra để tiến hành đề phòng và hạn chế tổn thất trong kỳ tham gia thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho nghiệp vụ bảo hiểm.
- Khâu giám định và bồi thường tổn thất: Là khâu trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, là cơ hội để DNBH thực hiện các cam kết của mình đối với khách hàng. Một DNBH muốn tạo niềm tin cho khách hàng của mình thì phải làm tốt khâu này. Hiệu quả của khâu này được tính như sau:
Hiệu quả giám định bảo hiểm
=
Kết quả giám định trong kỳ
Chi phí giám định trong kỳ
Kết quả giám định trong kỳ là số vụ tai nạn rủi ro đã được doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định hoặc số khách hàng đã được bồi thường trong kỳ. Còn chi phí giám định là tổng chi phí chi ra để tiến hành giám định trong kỳ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BH HHXNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005- 2009
2.1. Sơ lược về công ty Bảo Việt Hà Nội
Năm 1989, chi nhánh Bảo Việt tại Hà Nội được chuyển thành công ty Bảo Việt Hà Nội (Bảo Việt Hà Nội) theo quyết định số 27/TC-QĐ-TCCB, ngày 17/2/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có trụ sở đặt tại 15C, Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trải qua 30 năm hoạt động liên tục, Bảo Việt Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ. Hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng tăng trưởng, doanh thu năm sau luôn tăng hơn năm trước, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty giao, nhiều năm đạt danh hiệu thi đua xuất săc toàn ngành. Từ lúc đầu thành lập chỉ có 10 cán bộ với một phòng nhỏ làm trụ sở, đến cuối 12/2009, Bảo Việt Hà Nội đú cỳ hơn 220 lao động có trình độ cao, được đào tạo từ nhiều ngành nghề phân bổ trong 28 văn phòng thường trực, thành lập các văn phòng trực thuộc tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn thành phố cùng mạng lưới cộng tác viên, đại lý phủ kín các địa bàn dân cư của thành phố, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nhân dân. Theo cơ cấu tổ chức văn phòng hiện nay, song song với nhiệm vụ khai thác khách hàng, văn phòng công ty có chức năng quản lý và giám sát hoạt động của các văn phòng địa phương trực thuộc. Bởi vậy, ngoài cỏc phũng ban phụ trách các vấn đề tổ chức nhân sự, kế toán,..., những phòng nghiệp vụ ngoài nhiệm vụ trực tiếp tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ trên địa bàn mà công ty phân cấp còn có chức năng giúp đỡ các văn phòng tại các quận, huyện trong việc quan hệ với khách hàng, xem xét chấp nhận bảo hiểm, phát hành hợp đồng bảo hiểm, xử lý khiếu nại, giám định và bồi thường.
Cơ cấu tổ chức hiện nay của Bảo Việt Hà Nội bao gồm: 1giám đốc, 2 phó giám đốc, cùng với 8 phòng ban: Phòng kiểm tra nội bộ, phòng tổng hợp, phòng bảo hiểm phi hàng hải, phòng bảo hiểm hàng hải, phòng bảo hiểm kỹ thuật, phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp, phòng bảo hiểm quốc phòng và phòng giám định bồi thường. Bên cạnh đó là 9 phòng đặt tại các khu vực quận trên địa bàn thành phố: Phòng BH Hoàn Kiếm, phòng BH Ba Đỡnh, phũng BH Đống Đa, phòng BH Hai Bà Trưng, phòng BH Thanh Xuân, phòng BH Gia Lõm, phũng BH Đông Anh và phòng BH Hà Đông.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội những năm qua:
Bảo Việt Hà Nội là công ty bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm thuộc hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu tham gia của mọi tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế. Sản phẩm của Bảo Việt Hà Nội được chia làm 3 nhúm chớnh, với hơn 60 sản phẩm bảo hiểm cụ thể:
- Bảo hiểm tài sản và kỹ thuật: bảo hiểm thân tàu (tàu biển, tàu sông, tàu cá); bảo hiểm xây dựng lắp đặt; bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt;…
- Bảo hiểm trách nhiệm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động; bảo hiểm trách nhiệm công cộng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;…
- Bảo hiểm con người: bảo hiểm con người hỗn hợp; bảo hiểm khách du lịch; …
Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2005-2009 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu thực hiện
(Triệu VNĐ)
Doanh thu
kế hoạch
(Triệu VNĐ)
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%)
Số nghiệp vụ khai thác
(vụ )
2005
178.926
175.125
102,17
57
2006
201.421
195.043
103,27
57
2007
238.617
227.994
104,66
59
2008
286.608
266.915
107,38
62
2009
335.451
311.000
107,86
69
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bảo Việt Hà Nội)
Trong 5 năm từ năm 2005 đến 2009, doanh thu của Bảo Việt Hà Nội không ngừng tăng qua các năm với tốc độ tăng từ 12% đến hơn 20%. Riêng trong năm 2008, doanh thu của công ty đạt 286.608 triệu đồng, tăng hơn 20% so với năm 2007. Đặc biệt năm 2009 do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng doanh thu của Bảo Việt Hà Nội vẫn duy trì ở mức cao, doanh thu năm 2009 đạt 335.401 triệu đồng, tăng hơn 17% so với năm 2008, hoàn thành kế hoạch đề ra. Số nghiệp vụ mới ngày một tăng, từ 57 nghiệp vụ năm 2005, đến năm 2009 đú cú 69 nghiệp vụ. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo từ phía Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban thuộc Bảo hiểm Bảo Việt với Bảo Việt Hà Nội và sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên công ty Bảo Việt Hà Nội.
2.2. Tình hình BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam hiện nay
Cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta phát triển nhanh chóng với sự tăng lên vượt bậc của cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Đây là điều kiện tiền đề quan trọng cho sự phát triển của hoạt động BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển. Lịch sử BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam đã có từ lâu. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển do các DNBH ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng không cao. Thị trường bảo hiểm hàng hóa vẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các DNBH bằng cách giảm phí, giảm mức khấu trừ, và các thỏa thuận ưu đãi riêng để nhận dịch vụ, mà không cần tính đến hiệu quả kinh doanh, thậm chí mức phí giảm tới 60-70% phí. Với mức phí thấp như vậy các DNBH không thể đem tái để phân tán rủi ro.
Tỷ trọng mua BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam còn rất thấp chưa tương xứng với kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Đến cuối năm 2009, ước tính có khoảng 10% kim ngạch hàng xuất khẩu và 30% kim ngạch hàng nhập khẩu được mua bảo hiểm. Đây là con số cũn khỏ khiêm tốn so với thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu. Để thấy rõ hơn tình hình BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ta phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kim ngạch hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển trong nước giai đoạn 2005-2009
Năm
Hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đường biển
Hàng nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Kim ngạch hàng hóa
(tỷ USD)
Kim ngạch HH XNK VCBĐB tham gia bảo hiểm trong nước
(tỷ USD)
Tỷ trọng (%)
Kim ngạch hàng hóa
(tỷ USD)
Kim ngạch HH XNK VCBĐB tham gia bảo hiểm trong nước(tỷ USD)
Tỷ trọng (%)
2005
32.5
1.63
5.02
37.0
10.37
28.03
2006
39.6
3.96
10.0
44.4
13.32
30.0
2007
48.3
3.76
7.8
60.83
19.22
31.6
2008
62.91
6.26
9.95
79.9
25.57
32.0
2009
56.6
3.84
6.79
68.8
23.19
33.7
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Nhìn chung, tỷ lệ HHXNK vận chuyển bằng đường biển tăng lên trong vòng 5 năm qua, đây là tín hiệu đáng mừng cho nghiệp vụ bảo hiểm này. Trong thời gian qua tỷ trọng kim ngạch hàng xuất khẩu mua bảo hiểm trong nước không có gì thay đổi đáng kể, chỉ chiếm khoảng 5.02%– 10 % so với giá trị hàng xuất khẩu. Hàng nhập khẩu có phần khả quan hơn, tỷ trọng kim ngạch hàng nhập mua bảo hiểm trong nước có tăng qua các năm và đạt con số cao hơn nhiều so với hàng xuất khẩu, chiếm khoảng 28,03% đến 33,7% so với tổng giá trị hàng nhập khẩu, đạt mức trung bình trong nhúm cỏc nước cùng khu vực và triển vọng sẽ còn cao hơn nữa trong những năm tới đây, bởi tỷ trọng này còn thấp so với các nước có ngành bảo hiểm phát triển và nhu cầu mua BH HHXNK ngày một lớn. Tuy tỷ lệ mua BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn còn ở mức hạn chế, nhưng doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa của thị trường vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tốt.
Bảng 2.3: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển toàn thị trường giai đoạn 2005-2009.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm
Doanh thu phí
Bồi thường
2005
479
358
2006
498
498
2007
642
642
2008
721
721
2009
492
300
(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu phí toàn thị trường là khá cao, tăng dần qua các năm. BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển là nghiệp vụ có doanh thu lớn trên thị trường. Năm 2008, doanh thu phí BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển chiếm 721 tỷ đồng, chiếm khoảng 7,2% so với cả thị trường phi nhân thọ, nhưng đến năm 2009 tổng doanh thu phí lại giảm mạnh chỉ còn 492 tỷ đồng, giảm 31,8% so với năm 2008. Bên cạnh doanh thu tăng thì mức bồi thường cũng tăng theo từ 479 tỷ đồng năm 2005 lên đến 539 tỷ đồng năm 2008, duy chỉ có năm 2009 mức chi bồi thường giảm còn 300 tỷ đồng, đó là do ảnh hưởng của doanh thu phí năm 2009, đạt tỷ lệ bồi thường bình quân khoảng 72,7%/năm. Tỷ lệ bồi thường này cao rất nhiều so với mức tăng của doanh thu. Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cần phải có biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất hiệu quả hơn.
2.3. Thực trạng triển khai nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội
2.3.1. Công tác khai thác BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội
2.3.1.1. Quá trình khai thác bảo hiểm
Quy trình khai thác bảo hiểm tại công ty Bảo Việt Hà Nội được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tìm kiếm, nhận thông tin
Đánh giá rủi ro
Chấp nhận bảo hiểm và cấp đơn bảo hiểm
Đàm phán chào phí
Thu phí và theo dõi sau cấp đơn
Tìm kiếm, nhận thông tin.
Cán bộ khai thác chủ động tìm kiếm thông tin từ khách hàng hoặc thông qua môi giới, đại lý, tìm cách gặp gỡ trực tiếp với những người chịu trách nhiệm chính trong doanh nghiệp về việc mua bảo hiểm, đánh giá rủi ro có thể nhận bảo hiểm để tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp.
Nhận yêu cầu bảo hiểm trực tiếp từ khách hàng hoặc thông qua đại lý, môi giới.
Đánh giá rủi ro
Sau khi thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng và đối tượng bảo hiểm thông qua Giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan, cán bộ khai thác cần phõn tớch cỏc thông tin về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm. Nhằm đánh giá rủi ro của đối tượng yêu cầu được bảo hiểm.
Đàm phán chào phí bảo hiểm.
Sau khi đánh giá rủi ro của đối tượng được yêu cầu bảo hiểm. Nếu đủ điều kiện và được phê duyệt, cán bộ khai thác thực hiện việc đàm phán điều kiện, điều khoản cũng như phí bảo hiểm với khách hàng. Việc đàm phán này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi khách hàng xem xét chấp thuận hoặc từ chối.
Chấp nhận bảo hiểm và cấp đơn
Khi khách hàng chấp thuận phớ đú đàm phán, cán bộ khai thác nhận yêu cầu bảo hiểm chính thức bằng văn bản của khách hàng. Cán bộ khai thác kiểm tra lại các nội dung trên Giấy yêu cầu bảo hiểm, yêu cầu chỉnh sửa hoặc bổ sung (nếu có). Giấy yêu cầu bảo hiểm phải có chữ ký của người có thẩm quyền, trong trường hợp là pháp nhân phải đóng dấu. Sau đó, cán bộ khai thác tiến hành soạn thảo, phát hành hợp đồng bảo hiểm, chuyển hợp đồng, quy tắc bảo hiểm cho khách hàng.
Thu phí và theo dõi sau khi cấp đơn
- Theo dõi thu phí và đôn đốc đóng phí bảo hiểm.
- Lưu hồ sơ, thống kê, báo cáo theo quy định của công ty.
Kết quả khai thác BH HHXNK giai đoạn 2005- 2009
Bảng2.3: Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2005 – 2009
Chỉ tiêu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng doanh thu phí
BH toàn công ty
Triệu đồng
178.926
201.421
238.617
286.608
335.451
Tốc độ tăng doanh thu
phí BH toàn công ty
%
_
12,57
18,47
20,11
17,04
Doanh thu phí BH
HHXNK vận chuyển
bằng đường biển
Triệu đồng
4.320
5.770
10.540
11.300
8.500
Tốc độ tăng doanh thu
phí BHHHXNK vận
chuyển bằng đường biển
%
_
33.56
82.67
7.21
(-24.78)
Tỷ trọng doanh thu phí
BHHHXNK vận
chuyển bằng đường biển
%
2.41
2.86
4.42
3.94
2.53
(Phòng kinh doanh Bảo Việt Hà Nội)
Bảng trên cho thấy qua 4 năm từ 2005 đến 2008, doanh thu phí bảo hiểm toàn công ty cũng như doanh thu phí nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tăng lên đáng kể. Chỉ riêng năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm có tăng, nhưng doanh thu phí BH HHXNK lại giảm. Doanh thu phí bảo hiểm toàn công ty tăng từ 178.926 triệu đồng (năm 2005) lên 335.451 triệu đồng (năm 2008), lượng tăng tuyệt đối qua 4 năm là 156.525 triệu đồng. Trong đó năm 2006, 2007 nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển có tốc độ tăng trưởng doanh thu phớ cũn cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn công ty. Năm 2006 doanh thu phí nghiệp vụ này tăng 33.56% so với năm 2005, ứng với lượng tăng tuyệt đối là 1.450 triệu đồng, năm 2007 doanh thu phí tăng 82.67%, ứng với lượng tăng tuyệt đối là 4.770 triệu đồng, điều này giúp cho tỷ trọng doanh thu phí của nghiệp vụ trên tổng doanh thu phí toàn công ty tăng từ 2.41% năm 2005 lên 4.42% năm 2007. Còn tốc độ tăng trưởng năm 2008 so với 2007 chỉ là 7.21%, ứng với lượng doanh thu tuyệt đối là 760 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so tốc độ tăng doanh thu phí toàn công ty là 20.11%. Vì vậy khiến tỷ trọng doanh thu phí của nghiệp vụ này trên tổng doanh thu phí của công ty giảm xuống còn 3.94% năm 2008. Đặc biệt năm 2009 doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng âm so với năm 2008 giảm 24.78%, vì vậy tỷ trọng doanh thu phí giảm và chỉ chiếm 2.53%. Có thể tính được tốc độ tăng trưởng trung bình phí nghiệp vụ BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển giai đoạn này là 24.7%, vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu phí toàn công ty là 17%.
Có được kết quả trên là do nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hơn nữa là do sự cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên của công ty. Nền kinh tế nước ta luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 7%. Vì vậy, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngàu càng tăng mạnh, nhu cầu bảo hiểm ngày một lớn. Riêng năm 2009 tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm toàn công ty có giảm so với năm 2008, đặc biệt là BH HHXNK giảm 24.78% so với năm 2008. Để thấy rõ hơn hiệu quả khai thác nghiệp vụ này, có số liệu bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội từ năm 2005 – 2009
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Doanh thu Phí bảo hiểm (Tr.đ)
4.320
5.770
10.540
11.300
8.500
Chi phí khai thác (Tr.đ)
1.011
1.067
1.754
1.747
1.441
Hiệu quả Khai thác (đồng/đồng)
4,27
5,41
6,01
6,47
5,90
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Bảo Việt Hà Nội )
Hiệu quả khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm được tính bằng thương số của doanh thu phí bảo hiểm gốc với chi phí bỏ ra khai thác, có ý nghĩa là một đồng chi phí khai thác bỏ ra thì đem lại bảo nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2005, một đồng chi phí bỏ ra thu được 4,27 đồng doanh thu; năm 2006 con số này là 5.41; năm 2007 là 6,01 và năm 2008 là 6,47 còn năm 2009 là 5,90. Sở dĩ hiệu quả khai thác tăng dần từ năm 2005 đến năm 2008, là do kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao.
- Đó là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn thế giới cuối năm 2008 làm cho nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa bị ngưng trệ, tình trạng mất cân đối trong quan hệ cung cầu, giá cả một số mặt hàng chiến lược tăng giảm thất thường đó ảnh hưởng đến tình hình đầu tư, chi tiêu của các thành phần kinh tế. Các đơn đặt hàng giảm sút mạnh, kéo theo đó là ít hợp đồng bảo hiểm được ký kết, cũng như tình trạng hạ phí để cạnh tranh thu hút khách hàng giữa các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, một số công ty bảo hiểm mới ra đời do đó thu hẹp thị phần của công ty, làm gia tăng chi phí khai thác. Vì vậy hiệu quả khai thác năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008.
2.3.2. Quy trình giám định HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội
2.3.2.1. Nhận yêu cầu giám định
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có tổn thất, người được bảo hiểm phải gửi yêu cầu giám định ngay đến công ty Bảo Việt Hà Nội. Sau khi nhận yêu cầu giám định, nhân viên giám định yêu cầu người được bảo hiểm cung cấp các giấy tờ sau:
- Hợp đồng bảo hiểm
- Vận đơn bảo hiểm
- Hoá đơn thương mại
- Quy cách đóng gói
- Các chứng từ giao nhận hàng hóa giữa tàu với cảng, biên bản hư hỏng đổ vỡ, chứng từ kết toán nhận hàng với tàu hoặc biên bản giao nhận của người chuyên chở.
2.3.2.2. Tiến hành giám định.
Công việc này được tiến hành ngay tại nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cảng đến lúc dỡ hàng và phát hiện có tổn thất. Nhân viên giám định phải:
- Giám định bên ngoài kiện hàng.
- Giám định bên trong kiện hàng.
- Xác định mức độ tổn thất.
- Xác định nguyên nhân gây ra tổn thất.
- Phân tích dạng tổn thất. Hàng hoá vận chuyển đường biển có thể gặp phải nhiều dạng tổn thất như: Mất mát, hao hụt, hỏng do nước ngấm, bẹp méo, mốc, nấm bẩn, han rỉ…
2.3.2.3. Lập biên bản giám định.
Sau khi hoàn tất giám định, giám định viên chọn lọc những chi tiết cơ bản để phản ánh vào biên bản giám định. Nội dung của biên bản phải đảm bảo các yêu cầu trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể, các số liệu trên biên bản phải đúng tổn thất thực tế và thống nhất với các tài liệu khác có liên quan. Đây là kết quả của quá trình giám định và cũng là cơ sở pháp lý để khiếu nại đòi người có trách nhiệm đối với tổn thất đó.
2.3.2.4. Cung cấp biên bản giám định và thu phí giám định.
Sau khi lập biên bản giám định, cán bộ giám định của Bảo Việt sẽ cung cấp cho người hoặc tổ chức yêu cầu giám định một biên bản. Đối với các chi phí và công lao động đó thực hiện trong quá trình giám định, theo yêu cầu của người nhận hàng, giám định viên có thể ghi thêm vào biên bản giám định và phải kèm theo chứng từ, hoá đơn đầy đủ về các chi phí đó. Về nguyên tắc, chi phí giám định chỉ được thu trực tiếp từ người yêu cầu giám định nếu lô hàng không tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt. Nếu bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội thỡ phớ giám định được tính vào số tiền bồi thường hoặc công ty tự chịu trong trường hợp tổn thất không thuộc trách nhiệm của mình. Ngoài ra, trong trường hợp Bảo Việt Hà Nội giám định hộ các đơn vị thỡ phớ giám định sẽ được trả cho công ty. Trong một số trường hợp, tuỳ theo điều kiện thoả thuận trong đơn bảo hiểm mà khi xảy ra tổn thất công ty có thể phối hợp với một tổ chức giám định khác. Để hiểu được tình hình chi cho giám định trong thời gian qua ta phân tích bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Chi phí giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Bảo Việt Hà Nội từ 2005- 2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Phí giám định tự làm
Phí giám định thuê ngoài
Phí giám định được ủy thác
2005
738,64
213,00
160,23
2006
819,16
198,55
236,17
2007
879,20
189,60
243,95
2008
969,45
205,79
230,00
2009
1.029,30
180,63
241,57
(Phòng giám định bồi thường Bảo Việt Hà Nội)
Bảng số liờu trờn cho thấy, chi phí giám định tự làm của nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở Bảo Việt Hà nội đã không ngừng tăng lên, năm 2005 là 738,64 triệu đồng lên 1.029,30 năm 2009. Mặc dù công tác giám định HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở Bảo Việt Hà Nội đạt được kết quả rất khả quan thể hiện phí giám định tự làm, phí giám định được uỷ thỏc luụn có xu hướng tăng dần qua các năm và phí giám định thuê ngoài có xu hướng giảm dần. Đó là do Bảo Việt Hà Nội đã tổ chức các chương trình đào tạo, huấn luyện thực tế cho cán bộ, nhân viên do các chuyên viên nước ngoài trực tiếp hướng dẫn, và mua các trang thiết bị kỹ thuật giám định hiện đại.
Hoạt động kinh doanh BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác tại Bảo Việt Hà Nội thường được tiến hành theo cỏc khõu: khai thác, giám định, đề phòng và hạn chế tổn thất, bồi thường, đòi người thứ ba. Mỗi khõu đúng một vai trò nhất định trong toàn bộ quá trình kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng khâu có ảnh hưởng trực tiếp đến cỏc khõu còn lại cũng như ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, những tác động tích cực hay ảnh của công tác giám định HHXNK vận chuyển bằng đường biển đến cỏc khõu còn lại của quá trình kinh doanh nghiệp vụ cũng như đối với kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển ở Bảo Việt Hà Nội trong thời gian qua là rất lớn. Với kết quả đã đạt được, công tác giám định đang ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của nó trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nói chung và hoạt động BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của công việc nên cho đến nay công tác giám định HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải tích cực hoàn thiện hơn nữa.
2.3.3. Công tác giải quyết khiếu nại đòi bồi thường trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển tại Bảo Việt Hà Nội
2.3.3.1. Nhận hồ sơ khiếu nại
Hồ sơ khiếu nại bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm và giấy điều khoản bổ sung
- Xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra trên đường hành trình ở ngoài khơi.
- Vận đơn đường biển
- Hoá đơn mu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 0 32.doc