Chuyên đề Nâng cao hiệu quả nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng tại Công ty TNHH Đức Cường

Mục Lục

 

Mục Lục 1

Lời Mở Đầu 3

Chương I: 5

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG 5

I.NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG 5

1. Khái niệm nhập khẩu và hiệu quả nhập khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu 5

1.1.Khái niệm nhập khẩu. 5

1.2.Khái niệm hiệu quả nhập khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. 6

2. Ý nghĩa và vai trò nâng cao hiệu quả nhập khẩu đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu. 8

2.1.Ý nghĩa 9

2.2. Vai trò 9

II. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẬP KHẨU. 10

1. Tiêu chuẩn hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 10

2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 11

2.1.Các chỉ tiêu doanh lợi của hoạt động nhập khẩu. 11

2.2.Hiệu quả kinh doanh theo chi phí. 12

2.3.Hiệu quả sử dụng vốn. 12

2.4.Hiệu quả sử dụng lao động. 13

2.5Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương. 14

III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH NHẬP KHẨU ÔTÔ VIỆT NAM. 14

1. Các nhân tố bên trong. 15

1.1.Nhân tố lao động. 15

1.2.Cơ sở vật chất kĩ thuật. 16

1.3.Tính chất và đặc điểm của nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng. 16

1.4.Trình độ quản lý và sử dụng vốn. 16

1.5.Hệ thống trao đổi và sử lý thông tin. 17

2. Các nhân tố khách quan bên ngoài. 18

2.1.Các chính sách về kinh tế của nhà nước. 18

2.2.Sự phát triển của nền sản xuất trong nước. 20

2.3.Nhân tố giá cả. 20

2.4.Nhân tố luật pháp. 21

Chương II: 22

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ÔTÔ CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC CƯỜNG 22

1. Môi trường kinh doanh. 22

2. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Đức Cường trong những năm gần đây 23

II.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC CƯỜNG TRONG THỜI GIAN QUA 26

1. Quy trình nhập khẩu 26

1.1.Nghiên cứu thị trường. 27

1.2. Xác định mức giá nhập khẩu 28

1.3.Lập phương án kinh doanh. 29

1.4.Đàm phán và kí kết hợp đồng 30

1.5.Thực hiện hợp đồng 30

1.6.Tổ chức bán hàng hoá nhập khẩu 32

2. Phương thức nhập khẩu 32

2.1.Phương thức nhập khẩu uỷ thác 32

2.2.Phương thức nhập khẩu tự doanh 33

3. Mặt hàng nhập khẩu 34

4. Thị trường nhập khẩu 35

5. Đối thủ cạnh tranh 36

III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC CƯỜNG 36

1. Chỉ tiêu doanh lợi. 36

1.1.Doanh lợi trên doanh thu. 37

1.2.Doanh lợi trên chi phí. 38

2. Hiệu quả kinh doanh theo chi phí 39

3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương 40

IV. NHỮNG MẶT MẠNH VÀ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC CƯỜNG 41

1. Mặt mạnh 41

2. Vấn đề còn tồn tại 43

Chương III: 44

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC CƯỜNG 44

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG 44

1. Mục tiêu, phương hướng kinh doanh của Công ty TNHH Đức Cường 44

1.1.Mục tiêu của công ty TNHH Đức Cường 44

1.2.Phương hướng hoạt động của Công ty TNHH Đức Cường. 45

2. Xu hướng nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng trong những năm tới 47

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG 49

1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 49

2. Xây dựng cơ cấu mặt hàng phù hợp 51

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 52

4. Tổ chức tốt công tác bán hàng nhập khẩu 54

5. Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu và nghiệp vụ nhập khẩu 54

6. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên 55

Kết Luận 57

Tài Liệu Tham Khảo 58

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng tại Công ty TNHH Đức Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài, là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước nói chung các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nói riêng tìm kiếm được nhiều đối tác và bạn hàng ký kết các hợp đồng kinh doanh. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước ta luôn luôn bổ sung kịp thời các chính sách và biện pháp hỗ trợ nhằm điều chỉnh hệ thống pháp lý Việt Nam cho phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế như việc thực hiện một số luật thuế mới: Luật thương mại, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp, luật hải quan… Điều này tác động tích cực đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khó khăn: Mặc dù các chế độ chính sách của Nhà nước và các ngành liên quan đã có nhiều thay đổi nhưng chưa được đầy đủ và hoàn thiện, làm cho các doanh nghiệp có nhiều lung túng và bỡ ngỡ. Trong điều kiên chung như vậy Công ty TNHH Đức Cường cũng không tránh khỏi những vướng mắc trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh. Với những chế định mới đã làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp, đồng thời do đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện với thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao đã khiến cho cầu về các mặt hàng xa xỉ tăng lên mạnh mẽ. Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh hàng xa xỉ phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tuy nhiên đó cũng là cơ sở để các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực này. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xa xỉ sẽ gặp khó khăn khi có những đối thủ cạnh tranh mới. Công ty TNHH Đức Cường cũng gặp khó khăn khi trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu ôtô để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Những đối thủ cạnh tranh mới với những chiến lược kinh doanh hoàn toàn mới mẻ sẽ tạo ra không ít những vướng mắc cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Đức Cường trong những năm gần đây Từ khi bắt đầu thành lập năm 2002 cho đến nay Công ty TNHH Đức Cường đã gặp phải rất nhiều khó khăn vướng mắc từ thị trường bên ngoài, và có những hạn chế yếu kém bên trong của công ty. Nhận thức được những khó khăn đó ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách, chiến lược hợp lý từng bước tháo gỡ từng khó khăn, khắc phục mỗi hạn chế của công ty đưa công ty phát triển ổn định và đạt được những kết quả khả quan. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Công ty TNHH Đức Cường được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đức Cường giai đoạn 2003 – 2007 (Đơn vị: triệu đồng) 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % NK 38594,2 82,3 39927,4 82,4 42977,9 82,7 46480,8 83,4 51586,2 84 VT 8290,6 17,7 8530,4 17,6 8969,96 17,3 9268,3 16,6 9742,8 16 Tổng 46884,8 100 48457,8 100 51947,86 100 55749,1 100 61329 100 NK: Nhập khẩu VT: Vận tải Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đức Cường phát triển ổn định qua mỗi năm. Điều đó khẳng định ban lãnh đạo công ty luôn có những quyết sách, chiến lược hợp lý thúc đẩy sự phát triển của công ty đưa công ty ngày một phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bảng 1 cho thấy Công ty TNHH Đức Cường có hai hoạt động kinh doanh chính đó là hoạt động kinh doanh nhập khẩu và kinh doanh vận tải. Trong đó kinh doanh nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chủ lực của công ty, cụ thể giá trị hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty qua các năm luôn chiếm tỉ trọng lớn hằng năm đều chiếm trên 80% tổng giá trị kinh doanh của công ty. Năm 2003 giá trị các hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Đức Cường mới đạt 38594,2 triệu đồng đã tăng lên 39927,4 triệu đồng ( 2004 ); 42977,9 triệu đồng (2005); 46480,8 triệu đồng (2006); 5186,2 triệu đồng vào năm 2007. Tốc độ tăng trưởng tương ứng qua các năm như sau: 3,4%; 7,6%; 8,1%; 11%. Lợi nhuận của công ty tăng đều đặn qua các nămvới tốc độ tăng khá cao, qua các năm 2005, 2006 và 2007 ta thấy lợi nhuận của công ty tăng hàng năm là 16,1% và 22,4%. Điều này được thể hiện rõ qua bảng 2: Bảng 2: Lợi nhuận của Công ty TNHH Đức Cường từ năm 2005 – 2007 (Đơn vị: triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Lợi nhuận NK 223,607 81,5 261,51 82,1 323,79 83 VT 50,65 18,5 56,98 17,9 65,9 17 Tổng 274,257 100 318,49 100 389,69 100 NK: Nhập khẩu VT: Vận tải Như vậy bảng 2 đã một lần nữa khẳng định kinh doanh nhập khẩu là lĩnh vực chính trong hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đức Cường với lợi nhuận thu được từ lĩnh vực này qua các năm chiếm khoảng trên 80% tổng lợi nhuận. Lợi nhuận tăng góp phần nâng cao thu nhập bình quân của nhân viên công ty từ 985000 đ/người/tháng vào năm 2002 đã tăng lên 2 triệu đ/người/tháng năm 2007. Với hướng đi đúng đắn, chiến lược hợp lý Công ty đã từng bước phát triển, ngày càng nâng cao vị thế của mình trên thị trường và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nâng dần doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua từng năm, đóng góp một phần vào GDP của cả nước. Qua 5 năm hoạt động Công ty đã mở rộng quan hệ bạn hàng với 12 nước trên thế giới tạo ra những điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực mới và phát triển công ty trở thành một công ty xuất nhập khẩu lớn, đa dạng về ngành nghề kinh doanh, thị trường tiêu thụ đa quốc gia. II.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC CƯỜNG TRONG THỜI GIAN QUA Quy trình nhập khẩu Kinh doanh nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng là hoạt động kinh doanh đem lại doanh thu cao cho công ty. Hoạt động này phải được tổ chức thực hiện qua rất nhiều nghiệp vụ khác nhau từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường trong nước để xác định nhu cầu mà lựa chọn đối tượng nhập khẩu. Tiếp đến phải lựa chọn thị trường cung ứng nước ngoài, tìm đối tác giao dịch, các bước tiến hành giao dịch, đàm phán ký kết, thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hóa được chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp mình tại cảng quy định, hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán, hơn nữa còn phải tiếp nhận hàng hoá về kho sau khi tiến hành các thủ tục hải quan, tổ chức các nghiệp vụ bán hàng và thanh quyết toán trong lưu thông nội địa… Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và thận trọng. Chúng phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì chỉ cần một trong các khâu này gặp sai sót thì toàn bộ dây chuyền hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng theo. Điều này đã được chứng minh qua thực tế, đó là sự thua lỗ lớn thậm chí là phá sản một doanh nghiệp có khi chỉ ở khâu hàng nhập về không bán được do chưa nghiên cứu thị trường hoặc một cơn sốt bất thường của giá cả hàng hoá đã gây nên sự lầm tưởng về nhu cầu. Để thực hiện tốt các khâu nghiệp vụ, các thành viên tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty phải nắm được đầy đủ chính xác các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu tập quán tiêu dùng, giá cả, xu hướng biến động, chu kì sống của sản phẩm hàng hoá. Mặt khác các cán bộ công ty luôn học tập, nghiên cứu nâng cao kĩ thuật, các văn bản cũng như các chính sách của nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan về hàng hoá nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở công ty gồm các nghiệp vụ sau: 1.1.Nghiên cứu thị trường Công việc nghiên cứu thị trường được tiến hành như sau: Nghiên cứu thị trường nhập khẩu Đối với các đơn vị kinh doanh nhập khẩu việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có một ý nghĩa cực kì quan trọng. Trong việc nghiên cứu đó, những nội dung cần nắm vững về một thị trường nước ngoài là: Những điều kiện chính trị,thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh những điểm trên đây, đơn vị kinh doanh còn cần nắm vững những điều có liên quan đến mặt hàng kinh doanh của minh trên thị trườngài nước ngoài đó như: Dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng, những kênh tiêu thụ (các phương thức tiêu thụ), sự biến động giá cả. Trong công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài công ty thông qua nhiều nguồn thông tin tìm hiểu đối tác là các nhà cung cấp máy móc thiết bị ở các nước đó. Sau đó liên lạc với họ xin báo giá về các loại máy móc thiết bị yêu cầu. Bước tiếp theo công ty tiến hành xem xét, so sánh giữa các báo giá, phân tích lựa chọn đối tác có các loại máy móc thiết bị phù hợp nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Để nghiên cứu thị trường nước ngoài, Công ty áp dụng hai phương pháp chủ yếu là: Điều tra qua tài liệu sách báo: phương pháp này còn gọi là nghiên cứu tại văn phòng làm việc. Đây là phương pháp phổ biến nhất ít tốn kém.Tài liệu thường dùng để nghiên cứu là các bản tin giá cả của các trung tâm thông tin kinh tế đối ngoại, các báo cáo của cơ quan thương vụ Việt nam ở nước ngoài, các báo và tạp chí nước ngoài. Điều tra tại chỗ: Theo phương pháp này công ty cử người đến tận thị trường để tìm hiểu tình hình, tiếp xúc với các thương nhân. Phương pháp này tuy tốn kém nhưng giúp cho công ty mau chóng nắm bắt được thông tin chắc chắn và an toàn. Đối với thị trường tiêu thụ: Một mặt công ty xem xét doanh số bán hàng theo tháng hoặc quý của các salon, đánh giá sự tăng giảm giá của các loại ôtô, xe chuyêm dùng của mình. Mặt khác công ty thông qua Bộ thương mại, các nguồn như báo chí để lấy thông tin về sự biến động của các mặt hàng ôtô, xe chuyên dùng. Sau cùng dựa trên các kết quả có được Công ty thay đổi và bổ sung các sản phẩm kinh doanh của mình cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường là công tác rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, tuy nhiên Công ty chưa chú trọng lắm, chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức nhất là đối với thị trường nhập khẩu. Các hoạt động marketing, tìm hiểu thị trường, tìm bạn hàng … đều do nhân viên của phòng kinh doanh trực tiếp đảm nhận và tiến hành các nghiệp vụ nhập khẩu, do công ty không có phòng Marketing riêng. Đây là điểm bất cập mà công ty cần khắc phục. 1.2. Xác định mức giá nhập khẩu Xác định mức giá nhập khẩu là điều kiện tối quan trọng trong quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Công ty thường sử dụng đồng USD hay EUR làm đồng tiền tính giá ôtô và xe chuyên dùng nhập khẩu. Tuỳ theo điều kiện giao hàng trong hợp đồng mua bán mà giá cả có thể được tính theo các mức khác nhau cho từng trường hợp. Tuy nhiên Công ty thường sử dụng giá CIF tại cảng Hải phòng để nhập khẩu ôtô, xe chuyên dùng. 1.3.Lập phương án kinh doanh Theo quy định của công ty thì mọi hoạt động nhập khảu dưới mọi hình thức đều phải lập phương án kinh doanh để các bộ phận có chức năng xem xét tính toán có nên thực hiện hay không. Phương án kinh doanh phải được sự phê duyệt của giám đốc căn cứ vào những đánh giá nhận xét của các phòng chức năng. Phương án kinh doanh nhập khẩu đề cập đến các vấn đề sau: Đối tác kinh doanh: Tên điạ chỉ, tư cách pháp nhân Thời gian dự kiến thực hiện: Thời gian bắt đầu kết thúc Phương thức, điạ điểm, giao nhận. Xuất xứ hàng hoá, tên, số lượng, chất lượng quy cách Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh doanh: Giá bán, giá vốn ( gồm giá mua+ thuế nhập khẩu+ thuế VAT hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có), chi phí trực tiếp( phí làm thủ tục lưu kho lưu bãi, lãi ngân hàng…) Phương án nhập khẩu uỷ thác đề cập đến những vấn đề:Ngoài 4 vấn đề đầu giống nhập khẩu kinh doanh, nhập khẩu uỷ thác còn phải xét đến: Hiệu quả: các khoản công ty thu được và các khoản công ty phải chi( chi phí thanh toán, vận chuyển, giám định, giao nhận… t Diễn giải: Điều kiện thanh toán( khách hàng nào tự thanh toán hay chuyển qua công ty thanh toán ), hình thức thanh toán ( L/C, TTR…), thuế nhập khẩu, chi phí giao nhận vận chuyển giám định… do công ty nộp hay bên uỷ thác nộp 1.4.Đàm phán và kí kết hợp đồng Việc đàm phán và kí kết hợp đồng của công ty được thực hiện như các doanh nghiệp khác. Trong công ty thường thì trưởng phòng kinh doanh được Giám đốc uỷ quyền có tư cách pháp nhân để đàm phán và kí kết hợp đồng. Các hình thức đàm phán được sử dụng linh hoạt trong mỗi trường hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Theo quy định của pháp luật Việt nam công ty thực hiện kí kết hợp đồng dưới hình thức văn bản và có thể được kí theo hai cách: Các bên chủ động gặp nhau cùng bàn bạc và đi đến kí kết Hoặc một trong hai bên soạn thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia kí sau. Đôi khi có những hợp đồng phức tạp thì một trong các bên dự thảo hợp đồng rồi gửi cho bên kia xem xét thống nhất ngày gặp gỡ bàn bạc trực tiếp để đi đến kí kết. 1.5.Thực hiện hợp đồng Giống như các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu khác Công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục thì mới nhận được hàng: Nếu hợp đồng yêu cầu mở L/C thì Công ty phải mở L/C tại ngân hàng của minh theo yêu cầu của hợp đồng. Nội dung của L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng. Nếu thanh toán bằng TTR, công ty phải chuyển tiền cho ngân hàng để ngân hàng chuyển tiền cho người bán. Sau khi nhận được thông báo giao hàng, công ty ra ngân hàng để nhận bộ chứng từ giao hàng. Công ty có trách nhiệm kiểm tra nếu thấy hợp lệ thì chuyển tiền cho ngân hàng và được ngân hàng kí xác nhận để đi nhận hàng. Trường hợp khách hàng là người tin tưởng làm ăn với nhau lâu năm thanh toán bằng TTR, người bán sẽ gửi bộ chứng từ và công ty chuyển tiền ngay cho họ. Công ty cầm bộ chứng từ này ra nhận hàng tại cảng, kiểm tra hàng hoá vê số lượng, chất lượng. Làm thủ tục thanh toán cho bên xuất khẩu nếu không có vướng mắc gì về lô hàng đó. Khác với các doanh nghiệp khác, trong phần thực hiện hợp đồng, việc giao nhận hàng hoá nhập khẩu của công ty được chia làm 2 loại: Giao nhận hàng hoá nhập khẩu kinh doanh và giao nhận hàng hoá nhập khẩu uỷ thác. Đối với giao nhận hàng hoá nhập khẩu kinh doanh: Khi nhận được thông báo tàu đã nhập cảng, công ty nhanh chóng thực hiện mọi thủ tục liên quan đến giao nhận hàng hoá nhằm giảm chi phí lưu kho, lưu bãi. Việc giao nhận hàng hoá nhập khẩu với ga cảng được công ty thực hiện trực tiếp hoặc uỷ thác cho các chi nhánh của công ty tại Hải phòng thực hiện. Đối với giao nhận hàng hoá uỷ thác: Khi hàng hoá về đến cảng thì công ty lập lệnh giao hàng đồng thời chuyển bộ chứng từ hàng hoá cho khách hàng uỷ thác để họ thực hiện việc giao nhận hang hoá với ga cảng. Khi giao nhận nếu có sự tổn thất, tranh chấp về hàng hoá thì công ty có trách nhiệm đứng ra thay mặt khách hàng uỷ thác yêu cầu giám định, khiếu nại các bên có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên uỷ thác. Sau khi giao nhận xong thì hàng hoá thuộc toàn quyền quyết định của bên uỷ thác. Có trường hợp bên uỷ thác nhập khẩu yêu cầu công ty thực hiện giao nhận hàng hoá với cảng rồi mới giao hàng cho mình ngay tại cảng hoặc vận chuyển tới một địa điểm nào đó để bàn giao. Khi đó công ty đứng ra thực hiện giao nhận rồi mới giao cho khách hàng hoặc vận chuyển tới điạc điểm đã thoả thuận. 1.6.Tổ chức bán hàng hoá nhập khẩu Đây là khâu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá. Với mục tiêu là thu được lợi nhuận, công ty cần phải tiêu thụ được hàng hoá và càng bán được nhiều thì mới có khả năng thu lợi nhuận cao, đứng vững và phát triển trên thị trường. Hàng hoá không bán được sẽ dẫn đến thua lỗ phá sản. Sau khi nhập hàng về, đối với những hợp đồng uỷ thác và các đơn đặt hàng thì công ty chuyển thẳng hàng cho nhà uỷ thác và khách hàng, còn đối với hàng hoá tự doanh thì công ty tập trung phân phối thông qua bộ phận bán hàng của công ty. Nhận thức được tính chất đặc biệt của hàng hoá nhập khẩu, công ty đã đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng. Đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty đã thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bán phụ tùng thay thế. Phương thức nhập khẩu Trong kinh doanh nhập khẩu có nhiều hình thức hay phương thức để hoạt động trên thị trường. Công ty TNHH Đức Cường sử dụng 2 loại phương thức nhập khẩu sau: Phương thức nhập khẩu uỷ thác Phương thức nhập khẩu tự doanh 2.1.Phương thức nhập khẩu uỷ thác Theo phương thức nhập khẩu uỷ thác thì công ty TNHH Đức Cường đứng ra đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu cho người uỷ thác trong nước. Theo phương thức này Công ty là người trung gian và được hưởng phí uỷ thác sau khi hoàn thành hết các nghĩa vụ theo hợp đồng uỷ thác. Công ty chủ yếu đứng ra nhập khẩu uỷ thác các loại xe chuyên dùng, đầu kéo… cho cá nhân và doanh nghiệp trong nước. Thực hiện theo phương thức nhập khẩu uỷ thác này thì công ty phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như về mặt hàng, thuế, quy định về chủ thể pháp nhân. Để hoạt động thì công ty luôn phải tìm các nhu cầu từ nền kinh tế, cũng như năng động và sáng tạo để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Theo phương thức này thì chủ yếu thu được phí uỷ thác có lợi nhất mà vẫn đảm bảo của yêu cầu của hoạt động uỷ thác trong nước. 2.2.Phương thức nhập khẩu tự doanh Phương thức nhập khẩu tự doanh tức là phương thức nhập khẩu phục vụ cho mục đích kinh doanh chính của Công ty. Dựa trên những nhu cầu của thị trường nước (đang bị thiếu hụt hay đang có tiềm năng ). Công ty TNHH Đức Cường tự đứng ra kí kết hợp đồng ngoại và mua hàng về sau đó tổ chức bán hàng và tự hạch toán lỗ lãi. Theo hình thức nhập khẩu tự doanh này thì công ty vẫn tuân thủ quy định của pháp luật đối với hoạt động nhập khẩu, chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nhu cầu từ nền kinh tế. Các mặt hàng nhập khẩu này phải phù hợp và đáp ứng được, nếu không sẽ không đem lại hiệu quả và gây ra thua lỗ. Mặt hàng nhập khẩu mà công ty nhập khẩu theo phương thức này thường là ôtô nguyên chiếc cũ và mới (4 đến 9 chỗ), xe chuyên dùng để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước. Đây là thế mạnh của Công ty, bởi phương thức nhập khẩu giúp cho Công ty chủ động trong việc xác định thị trường khách hàng và tìm kiếm bạn hàng. Nếu quá phụ thuộc vào phương thức nhập khẩu uỷ thác thì công ty sẽ kém năng động hơn. Trên thực tế hiện nay khi nước nhà đã là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO với nền kinh tế thị trường thì phương thức nhập khẩu uỷ thác được các doanh nghiệp sử dụng rất ít. Công ty TNHH Đức Cường chỉ còn nhập khẩu theo phương thức này khi có đơn đặt hàng của khách hàng. Tình hình nhập khẩu của của Công ty TNHH Đức Cường theo các phương thức được thể hiện qua bảng 3. Bảng 3: Giá trị nhập khẩu theo các phương thức của Công ty TNHH Đức Cường giai đoạn 2003-2007 (Đơn vị: triệu đồng) 2003 2004 2005 2006 2007 Nhập khẩu tự doanh 27334,2 29186,4 34292,9 39668,2 46263,2 Nhập khẩu uỷ thác 11260 10741 8685 6812 5323 Tổng 38594,2 39927,4 42977,9 46480,8 51586,2 Theo bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu chung của Công ty tăng đều đặn hàng năm, tuy nhiên xét từng khía cạnh thì giá trị nhập khẩu theo phương thức uỷ thác đang ngày một giảm xuống trong khi nhập khẩu theo phương thức tự doanh thì ngày càng tăng và tăng rất nhanh theo đà phát triển của công ty. Điều đó phản ánh xu hướng ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu, nên hoạt động nhập khẩu uỷ thác ở nước ta có xu hướng giảm rất nhanh kể từ khi ngày nước ta mở cửa nền kinh tế và cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế đều có thể tham gia vào nhập khẩu hàng hoá trực tiếp. Mặt hàng nhập khẩu Cùng đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Đức Cường tập trung vào nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (4 đến 9 chỗ) và xe chuyên dùng, đầu kéo cả cũ và mới phục vụ nhu cầu khách hàng trong nước. Chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là ôtô nguyên chiếc bình quân hàng năm chiếm khoảng 70%. Đây là mặt hàng xa xỉ phục vụ nhu cầu của đi lại của bộ phận khách hàng có mức thu nhập cao và các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Thị trường nhập khẩu Thị trường nhập khẩu chính của công ty TNHH Đức Cường là từ Đức, Mỹ, Đài loan…Hàng năm Công ty nhập khẩu từ các thị trường này các loại xe cao cấp như MER, BMW, AUDI, LEXUS… và các loại xe tầm trung như HuynDai, Hon Da, Toyota… Tuỳ từng thời điểm trong năm, hoặc theo yêu cầu của khách hàng hay theo đơn đặt hàng mà lượng xe nhập về của Công ty có những thay đổi. Tuy nhiên trung bình mỗi tháng Công ty nhập khẩu khoảng 20 xe ôtô các loại, và hơn 10 xe chuyên dùng, đầu kéo. Trong đó lượng ôtô, xe chuyên dùng và đầu kéo mới luôn chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Bảng 4 thể hiện tình hình nhập khẩu từ các thị trường này. Bảng 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Đức Cường giai đoạn 2005 - 2007 (Đơn vị: triệu đồng) Nước 2005 2006 2007 Giá Trị Tỉ Trọng (%) Giá Trị Tỉ Trọng (%) Giá Trị Tỉ Trọng (%) Đức 15042,27 35 18592,32 40 17539,31 34 Mỹ 12033,81 28 12085 26 15991,72 31 Đài Loan 9455,14 22 8366,54 18 11864,83 23 Nước khác 6446,68 15 7436,94 16 6190,34 12 Tổng 42977,9 100 46480,8 100 51586,2 100 Đức là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty, hàng năm công ty nhập khẩu từ thị trường này số lượng ôtô, xe chuyên dùng chiếm tỉ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty khoảng 34% đến 40% với nhiều hãng xe cao cấp. Đứng sau thị trường Đức là thị trường Mỹ với các loại ôtô và xe chuyên dùng, đầu kéo mới hoặc đã qua sử dụng chiếm tỉ trọng từ 26% - 31% trong kim ngạch nhập khẩu của Công ty TNHH Đức Cường. Đối thủ cạnh tranh Trong cơ chế thị trường, theo cơ chế mới thì có rất nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu nên sức ép cạnh tranh trên thị trường là rất lớn. Sự mở rộng thông thoáng hơn trong chính sách tạo điều kiện cho nhiều chủ thể dễ dàng tham gia quan hệ thương mại quốc tế nên số lượng chủ thể tham gia vào ngày càng lớn, càng năng động với tiềm lực khác nhau tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến Công ty phải đối phó với sức ép ngày càng lớn. Đối với mỗi mặt hàng khác nhau thì công ty gặp phải sự cạnh tranh của khác nhau của các đối thủ khác nhau. Đối thủ cạnh tranh chính của công ty là các Salon bán sản phẩm của Toyota, Hon Da, Ford… và các công ty nhập khẩu ôtô khác. Các doanh nghiệp này đều có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm, nhân lực… III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU ÔTÔ, XE CHUYÊN DÙNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC CƯỜNG Chỉ tiêu doanh lợi Muốn phân tích chỉ tiêu doanh lợi của hoạt động nhập khẩu tại Công ty TNHH Đức Cường trước hết ta phải đi vào xem xét lợi nhuận thu được từ hoạt động nhập khẩu của Công ty. Có thể khẳng định lợi nhuận là mục tiêu bao trùm của Công ty trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩi nói riêng. Lợi nhuận được tính theo công thức sau: Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí. Tổng doanh thu ở đây là các kết quả thu được từ việc bán hàng(ôtô, xe chuyên dùng) nhập khẩu, còn tổng chi phí là tổng các khoản chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Đức Cường: chi phí mua hàng(ôtô, xe chuyên dùng), chi phí nhân công, chi phí vận tải, bảo hiểm, thuế nhập khẩu, chi phí quản lý và các chi phí khác… 1.1.Doanh lợi trên doanh thu DTR%=TLR*100TR Trong đó: DTR: Doanh lợi trên doanh thu TLR: Lợi nhuận ròng của thời kì tính toán TR: Tổng doanh thu Đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu hay doanh lợi cho ta biết cứ một đồng doanh thu từ việc bán ôtô, xe chuyên dùng nhập khẩu có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh lợi trên doanh thu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở Công ty TNHH Đức Cường được phản ánh qua bảng sau: Bảng 5: Doanh lợi trên doanh thu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu ở Công ty TNHH Đức Cường(2005-2007) Chỉ tiêu Năm Doanh thu nhập khẩu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Doanh lợi trên doanh thu (%) 2005 42977,9 274,257 0,638 2006 46480,8 318,49 0,685 2007 51586,2 389,69 0,755 Qua bảng ta thấy doanh lợi trên doanh thu cao nhất là năm 2007, theo đó cứ 1 đồng doanh thu mang lại 0,00755 đồng lợi nhuận, còn các năm 2005, 2006 chỉ đạt tương ứng là 0,00638 và 0,00685 đồng lợi nhuận. Nhìn chung lợi nhuận do một đồng doanh thu mang lại qua các năm tăng ổn định. Nhưng với số liệu trên chưa thể kết luận là năm 2007 hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH Đức Cường là tốt nhất, vì hiệu quả của hoạt động nhập khẩu còn được đánh giá trên nhiều chỉ tiêu khác. Vì vậy để xác định năm nào đạt hiệu quả cao nhất ta phải đánh giá tổng hợp tất cả các chỉ tiêu cho từng năm, sau đó so sánh giữa các năm mới có thể kết luận được. Tuy nhiên nếu cố định các chỉ tiêu khác và đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu qua chỉ tiêu doanh lợi trên doanh thu thì năm 2007 là năm đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.Doanh lợi trên chi phí. DCP=TLR*100TC Trong đó: DCP: Doanh lợi của chi phí TC: Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết bất cứ một đồng chi phí nào bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Để tăng hiệu quả kinh doanh thì phải giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Và doanh lợi trên chi phí của hoạt động nhập khẩu ở Công ty TNHH Đức Cường được phản ánh qua bảng sau: Bảng 6: Doanh lợi trên chi phí của hoạt động nhập khẩu ở Công ty TNHH Đức Cường giai đoạn 2005 - 2007 Chỉ tiêu Năm Chi phí nhập khẩu (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Doanh lợi trên chi phí (%) 2005 42754,293 274,257 0,641 2006 46219,29 318,49 0,689 2007 51262,41 389,69 0,76 Qua bảng 6 ta thấy năm 2005 có chỉ tiêu do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20309.doc
Tài liệu liên quan