MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XĐGN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH NIÊN ĐẾN XĐGN 6
I. Một số vấn đề lý luận về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo 6
1.Khái niệm về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo 6
2. Các nguyên nhân của nghèo đói và giải pháp thực hiện XĐGN 12
3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến viếc triển khai các chính sách XĐGN 16
II. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VÀ XĐGN 20
III. ĐẶC ĐIỂM VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG XĐGN 39
1.Đặc điểm 39
2.Vai trò thanh niên nông thôn đối với XĐGN 40
PHẦN II: THỰC TRẠNG XĐGN VÀ PHONG TRÀO 45
THANH NIÊN NÔNG THÔN XĐGN 45
I. Một số kết quả đạt được trong công tác XĐGN 45
1. Dự án đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN 45
2. Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề 46
3. Dự án xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh. 47
4. Dự án xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long. 47
5. Dự án tổ chức các đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi. 47
6. Dự án y bác sĩ trẻ tình nguyện 48
II. Tổng kết đánh giá một số mô hình nông thôn tham gia công tác giảm nghèo 49
• Mô hình kinh tế trang trại thanh niên 49
• Mô hình nhóm tiết kiệm tín dụng tương hỗ 59
• Các mô hình doanh nghiệp, HTX thanh niên. 66
• Mô hình câu lạc bộ thanh niên XĐGN 70
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THANH NIÊN NÔNG THÔN THAM GIA XĐGN. 75
I. Những giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thanh niên nông thôn tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2007- 2012 75
II. Phương hướng các hoạt động của Trung Tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
I. Kết luận 82
II. Kiến nghị 83
87 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả phong trào thanh niên nông thôn tham gia phát triển kinh tế, XĐGN giai đoạn 2007- 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực phẩm, may mặc, ưu tiên mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu.
Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản với các hộ nghèo.
6. Chính sách hỗ trợ về y tế cho người nghèo
6.1 Mục đích: Hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn; Giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho người nghèo.
6.2 Đối tượng và phạm vi: Người nghèo, người mới thoát nghèo trong vòng 2 năm. Chính sách này thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
6.3 Cơ quan quản lý: Bộ Ytế.
6.4 Cơ quan thực hiện: Bộ Ytế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
6.5 Nội dung:
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã, thôn và bản. Đầu tư toàn diện cơ sở vật chất cho các trạm y tế xã, đào tạo đội ngũ y, bác sĩ về làm việc ở y tế cơ sở. Thực hiện nồng ghép với “Đề án nâng cấp trạm y tế và đầu tư cho các trung tâm giáo dục sức khoẻ” để đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng.
Ban hành cơ chế khu vực tư nhân được tham gia cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo. Khuyến khích các tổ chức quốc tế đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phát triển nhân lực cho mạng lưới y tế cơ sở.
Miễn 100% chi phí khám và chữa bệnh cho người nghèo khi đau ốm đến khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú ở các cơ sở y tế công lập và dân lập.
7 Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo.
7.1 Mục đích: Hỗ trợ con em hộ nghèo được tới trường học tập bình đẳng như các trẻ em khác, góp phần nâng cao trình độ văn hoá của người nghèo, giảm nghèo bền vững.
7.2 Đối tượng, phạm vi:
Con hộ nghèo và các thành viên khác của hộ nghèo trong độ tuổu đi học; trong đó, ưu tiên con các hộ nghèo là DTTS và trẻ em tàn tật. Chính sách này thực hiện trên phạm vi cả nước, cả trường công lập và ngoài công lập.
7.3 Cơ quan quản lý: Bộ LĐTB&XH
7.4 Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7.5 Các nội dung:
Miễn toàn bộ học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng học phí) và các khoản đóng góp xây dựng trường cho người học là thành biên các hộ nghèo khác.
Giảm 50% học phí (đối với các cấp học và bậc học phải đóng học phí) và 50% các khoản đóng góp xây dựng trường cho người học là thành viên các hộ nghèo khác.
Giảm 50% học phí cho người học là thành viên hộ nghèo học ở các trường học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
Hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết cho học sinh các cấp học phổ thông là con các hộ nghèo DTTS sống ở các xã khu vực III và các trường dân tộc nội trú.
8.Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt
8.1 Mục đích: Hỗ trợ hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo DTTS về đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt để ổn định đời sống và thoát nghèo bền vững.
8.2 Đối tượng, phạm vi:
Hộ nghèo DTTS định cư thường trú tại địa phương có khó khăn về đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt (thực hiện theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ).
Hộ nghèo khác chưa có nhà học nhà ở tạm bợ.
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
8.3. Cơ quan quản lý: Uỷ ban dân tộc chủ trì và phối hợp với bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
8.4 Cơ quan thực hiện: UBND các tỉnh thành phố.
8.5 Nội dung:
-Về hỗ trợ đất ở cho hộ nghèo DTTS: Đối với những địa phương còn quỹ đất: Giao cho hộ nghèo DTTS với mức đất ở tối thiểu là 200m2 cho một hộ sống ở nông thôn.
-Về hỗ trợ nhà ở: Đối với các hộ nghèo DTTS tại chỗ hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ thì thực hiện phương châm Nhà nước hỗ trợ một lần (triệu đồng/hộ), phần còn lại huy động cộng đồng giúp đỡ một phần và hộ nghèo tự lực một phần. Đối với hộ nghèo khác không có nhà ở hoặc đang ở nhà tạm, việc hỗ trợ nhà ở theo phương thức Nhà nước tạo cơ chế, ngân sách địa phương hỗ trợ, huy động cộng đồng, dòng họ và tự lực của chính hộ nghèo.
- Về nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nghèo DTTS sống phân tán ở vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt để đào giếng, xây bể dự trữ nước hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt mức 300.000 đồng/hộ.
III. ĐẶC ĐIỂM VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG XĐGN
1.Đặc điểm
Về thế lực: Ngay từ những ngày đầu giải phóng thành phố, thanh niên luôn là lực lượng đi đầu trong công việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước. Hàng chục vạn thanh niên dưới màu áo của thanh niên xung phong, đã tình nguyện đi xây dựng công trường, các vùng kinh tế xa xôi đầy gian khổ, thử thách. Lực lượng thanh niên xung phong có mặt trên khắp mọi miền đất nước, xứng đáng là lực lượng mũi nhọn ở tuyến đầu lao động và chiến đấu khôi phục phát triển kinh tế xã hội. Nhiều thanh niên xung phong đã xuất sắc đã được ứng vào hàng ngũ của Đảng của Đoàn thanh niên.
Trình độ văn hoá trí tiến thủ:
Trong sản xuất công nghiệp, các phong trào tổ chức khởi xướng đã tác động tích cực vào nền sản xuất hàng hóa, tạo thêm nhiều thu nhập cho người lao động trẻ và rèn luyện bản lĩnh, tay nghề trong thanh niên công nhân thành phố.
Thanh niên nông thôn cũng thể hiện vai trò xung kích trên mặt trận nông nghiêp. Từ cánh đồng mẫu, đã phát triển rộng rãi phong trào ứng dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các tổ đội nhóm giúp đỡ nhau trong sản xuất.
Với lòng yêu nước nồng nàn, dũng cảm không ngại khó khăn, tuổi trẻ thành phố đang, sẽ luôn sẵn sàngg lên đường bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trất tự an toàn xã hội cho thành phố.
Thanh niên ngày nay luôn khẳng định mình ở vị trí trung tâm của những vấn đề chính trị xã hội của đất nước và thành phố; có ý thức tự lực, tinh thần vượt khó, lỗ lực trong học tập, quyết chí vươn lên trong cuộc sống, không cam chịu đói nghèo.
2.Vai trò thanh niên nông thôn đối với XĐGN
Vai trò trong hoạt động chung XĐGN
Là lực lượng xung kích trong mọi phong trào do Đoàn thanh niên tổ chức với khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Phong trào thanh niên tình nguyện - sự trưởng thành của thanh niên Việt Nam, đó là lời khen ngợi của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm dành cho thanh niên trong lễ tổng kết 5 năm phong trào thanh niên tình nguyện, Thủ tướng còn nhấn mạnh: “Các hoạt động thanh niên, phong trào thanh niên phải tập trung hướng vào trí tuệ và sức sáng tạo của thanh niên để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”
Tự hào với kết quả to lớn, thiết thực mà phong trào thanh niên tình nguyện 5 năm qua đã đạt được. Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Hơàng Bình Quân khẳng định: “5 năm qua, phong trào thanh niên tình nguyện đã không ngừng phát triển, thu hút sự tham gia đông đảo thanh niên, với nhiều nội dung thiết thực hiệu quả, hình thức ngày càng phong phú, đa dạng, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Phong trào chẳng những ngày càng đông đảo thanh niên mà còn lôi cuốn các tầng lớp khác”
Ngoài những việc làm, hành động thiết thực giúp dân XĐGN xoá nạn mù chữ, tiếp cận với KHKT tiên tiến trong sản xuấtthanh niên tình nguyện của chúng ta còn làm lợi hàng chục ngàn tỷ đồng cho đất nước thông qua các công trình, phần việc của thanh niên, tiêu biểu là công trình thanh niên tình nguyện mở đường vào xã Tào Xi Láng, huyện Trạm Tấu, Yên Bái với giá trị hơn 7 tỷ đồng, công trường thanh niên mở đường vào 30 bản khó khăn của tỉnh Đoàn Thanh hoá với giá trị 11 tỷ đồng “Phong trào thanh niên tình nguyện là bài ca lớp trẻ hôm nay trong cuộc xây dựng đất nước, vừa động viên lực lượng thanh niên tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn của cộng đồng. Đây không chỉ là lời khen ngời của thủ lĩnh thanh niên mà còn là sự đánh giá, nhìn nhận của toàn xã hội vói những việc làm, những hành dộng thiết thực thông qua phong trào thanh niên tình nguyện của gần 20 triêu thanh niên, học sinh, sinh viên cả nước”
Kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn sinh động của phong trào thanh niên tình nguyện là phải luôn tin tưởng, kỳ vọng ở thanh niên và cổ vũ mạnh mẽ kịp thời hiệu quả, mong muốn làm việc là khao khát cống hiến luốn tiềm ẩn trong mỗi thanh niên, vấn đề tìm ra cách thức phù hợp để tác động trong điều kiện mới để thanh niên phát huy được khả năng vốn có của mình sẵn sàng hiến dâng trí tuệ, tuổi xuân cho đất nước.
Vai trò với tư cách là người thuộc diện đói nghèo
Thanh niên là lực lượng to lớn, chiếm gần 40% dân số cả nước và 55% lực lượng lao động xã hội. Với trình độ học vấn và kĩ năng nghề nghiệp ngày càng cao, ý thức vai trò trách nhiệm ngày càng cao, ý thức vai trò trách nhiệm đối với đất nước, đối với cộng đồng ngày càng lớn, thanh niên đã đang gớp phần hiệu quả vào các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trước yêu cầu mới của đất nước thời kì hội nhập, để thực hiện nhiệm vụ “Phát triển kinh tế là trung tâm”, đẩy mạnh toàn diện hiệu quả phong trào “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ĐTN đã chủ trương tăng cường, vận động và hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, xung kích XĐGN, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội là coi một chủ trương lớn.
Một trong kết quả nổi bật những năm qua, đó là phong trào thi đua học tập lao động sáng tạo làm chủ KHKT mà thanh niên tham gia rất nhiệt tình có hiệu quả. Bới vì thanh niên chính là những hạt nhân góp phần cải tổ lại nền kinh tế ở nông thôn. Muốn XĐGN phải từng bước tác động vào tầng lớp thanh niên - lực lượng quan trọng của xã hội.
Dưới đây là một câu chuuyện có thật được đăng trên tạp chí Khuyến nông mà em được đọc qua đây ta có thể thấy được vai trò của họ trong XĐGN bẰng chính bản thân họ. Không những thế họ còn truyền cho nhau cùng nhau phát triển, XĐGN.
Thoát nghèo nhờ cây nấm
Một ngày đầu mùa đông, trời se lạnh chúng tôi theo chân anh cán bộ về Trung tâm Công nghệ sinh học Thực vật - Viện di truyền nông nghiêp về thăm anh Quang - một gương mặt điển hình về phát triển kinh tế hộ từ cây nấm tại thôn Cấm xã An Khánh (Ninh Bình).
Lớn lên tại vùng quê thuần nông trồng lúa, trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Quang một thanh niên có nghị lực vươn lên số phận của mình. Để thoát nghèo anh đã lăn lộn kiếm sống, trăn trở với nhiều nghề kiếm sống từ thợ xây, vác than, đạp xích lô anh đến vói cây nấm. Qua lớp tập huấn của Trung tâm, anh bắt đầu trồng thử cây nấm với tổng vốn đầu tư 4 triệu nấm mỡ, 600 bịch nấm sò cuối năm đã cho thu hoạch 5 tấn nấm sò, trừ chi phí anh thu lãi 5 triệu. Từ thành công bước đầu, nhờ nắm vững kỹ thuật cùng hỗ trợ về giống, năm 2003 anh mạnh dạn mở rộng quy mô với diện tích nhà xưởng 2 sào và 35 tấn nguyên liệu: nấm sò 8 tấn, nấm mỡ 12 tấn, nấm rơm 3 tấn, và 2000 bịch mộc nhĩ và 3000 bịch nấm linh chi, cuối năm trừ chi phí gia đình anh thu được 35 triệu đồng tiền lãi. Sang năm 2004 riêng mộc nhĩ anh đã phát triển thêm 10.000 bịch, phấn đấu cuối năm thu 50 triệu đồng. Hiện nay, anh phải thuê 3 đến 4 lao động/ ngày với thu nhập bình quân 600 ngàn đồng/ tháng.
Trò chuyện vói chúng tôi về hiệu quả kinh tế trồng nấm, anh cho biết: Trồng nấm hiệu quả gấp 4 lần trồng lúa, cứ bỏ 1 triệu đồng tiền vốn thì sẽ thu được hơn 1 triệu đồng tiền lãi. Sang năm anh dự tình sẽ mở rộng quy mô nhà xưởng, tăng số lượng sản phẩm. Mong muốn của anh thành lập công ty riêng về nấm góp phần nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho bà con.
Theo gương anh nhiều bà con trong xã đã phát triển và quyết tâm đi theo nghề trồng nấm - một nghề giúp nông dân ở đây thoát nghèo ở xã Khánh An.
PHẦN II: THỰC TRẠNG XĐGN VÀ PHONG TRÀO
THANH NIÊN NÔNG THÔN XĐGN
I. Một số kết quả đạt được trong công tác XĐGN
Trong 5 năm qua Trung ương Đoàn đã tham gia các Chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, XĐGN:
Tham gia CTMTQGXĐGN và việc làm, chương trình 135:
ĐTN tham gia có hiệu quả các vấn đề mang tính cấp thiết của thanh niên đó là việc làm và thu nhập. Từ năm 1994 đến năm 2004 đã triển khai thực hiện 15.000 dự án nhỏ với số vốn vay trên 500 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập cho trên 40.000 thanh niên. Tín chấp nhận uỷ thác trên 700 tỷ đồng cho gần 150.000 hộ nghèo vay XĐGN.Dự án hướng dẫn người nghèo làm ăn thông qua xây dựng mô hình thanh niên XĐGN
Trong giai đoạn 2001 – 2005,Trung ương Đoàn đã triển khai mô hình tại 20 xã nghèo, xã 135. Dự án đã trực tiếp hỗ trợ cho 3300 hộ nghèo tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, hỗ trợ cây giống và vật tư trồng mới 427 ha cây ăn quả, cây công nghiệp, lâm nghệp dài ngày, hỗ trợ giống, vật tư gieo trồng 245 ha cây lương thực, thực phẩm ngằn ngày, cung cấp trên 40.000 tờ rơi phổ biến kỹ thuật, trên 12.000 cuốn sách KHKT, pháp luật và nghiệp vụ công tác Đoàn. Xây dựng 20 câu lạc bộ khuyến nông trẻ với 40 thành viên nòng cốt ở thôn bản.
1. Dự án đào tạo cán bộ làm công tác XĐGN
Trong 5 năm, bằng nguồn vốn kinh phí hỗ trợ của chương trình Mục tiêu Quốc gia Trung ương Đoàn đã tập huấn, đào tạo được 1.800 cán bộ đoàn cơ sở xã nghèo trong cả nước về chương trình này trong thời gian 4 – 5 ngày. Ngoài những nội dung bài giảng bắt buộc của Ban chỉ đạo chương trình, các cán bộ đoàn còn trang bị thêm những kỹ năng tổ chức thực hiện, tham gia quản lý, giám sát chương trình, xây dựng chương trình hành động giúp các hộ nghèo là thanh niên thoát nghèo; kỹ năng phối hợp các chuyên môn kỹ thuật giúp người nghèo làm ăn có hiệu quả.
2. Dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề
Dự án Hỗ trợ sản xuất và Phát triển ngành nghề trong 5 năm tập trung tập huấn cho 2.750 thanh niên nông thôn nghèo tại xã nghèo của tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn..và đầu tư trang thiết bị mô hình xây dựng 10 mô hình, với 310 hộ thanh niên nghèo tham gia.
Nội dung tập huấn tập trung phổ biến quy trình công nghệ, kỹ thuật bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch vói quy mô hộ và nhóm hộ gia đình. Giới thiệu một số công nghệ vừa và nhỏ về kỹ thuật sấy lúa, chè; bảo quản và chế biến ngô, đậu, sắn, điều..; bảo quản và chế biến một số loại hoa quả phù hợp điều kiện đặc thù của địa phương; giới thiệu kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển một số ngành nghề truyền thống và nghề mới tại nơi tổ chức tập huấn như nghề dệt thổ cẩm, sản xuất nấm, làm chiếu cói, sản xuất mây tre đan xuất khẩu
3. Dự án xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh.
Triển khai thí điểm 4 làng thanh niên lập nghiệp, nhiều gia đình trẻ sản xuất kinh doanh giỏi đã có thu nhập từ 20 – 50 triệu đồng/ năm. Trung ương Đoàn ký với Bộ Quốc Phòng chương trình phối hợp tham gia phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh vùng sâu, xa biên giới hải đảo giai đoạn 2005- 2010. Trung ương Đoàn chủ trì xây dựng đề án xây dựng 30 làng thanh niên lập nghiệp tuyến biên giới và các xã đặc biệt khó khăn
4. Dự án xoá cầu khỉ, xây dựng cầu nông thôn mới ở đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả dự án thí diểm 542 cầu, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho Trung ương Đoàn mỏ rộng dự án xây dựng 1.000 chiếc cầu. Cùng với quá trình triển khai dự án, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã lập 3.411 đội thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng được 7.573 cầu mới thay thế cẩu khỉ, tạo điều kiện phát triển giao thông, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
5. Dự án tổ chức các đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi.
Được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, năm 2007 Trung ương Đoàn đã thí điểm triển khai tuyển chọn 500 đoàn viên thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tham gia đội tri thức trẻ tình nguyện về 125 xã đặc biệt khó khăn của 10 tỉnh (Lạng Sơn, Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng, Cà Mau) trong thời gian 24 tháng. Hoạt động chủ yếu tập trung vào công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tham gia xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tham gia bảo vệ môi trường. Kết quả đã có 538 lượt đội viên được tiếp nhận, sau 24 tháng có 459 đội viên có nguyện vọng ở lại địa phương công tác lâu dài và đã có 286 đội viên được tiếp nhận. Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Trung ương Đoàn mở rộng dự án với 1000 tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn miền núi.
6. Dự án y bác sĩ trẻ tình nguyện
Cùng với Bộ Y tế, TW Đoàn đã tuyển chọn 545 y, bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại 300 xã đặc biệt khó khăn của 27 tỉnh và huyện đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ. Trong 2004 các y, bác sĩ trẻ tổ chức 271 lớp tập huấn cho 5287 cán bộ y tế thôn bản; khám chữa bệnh cho 862.875 lượt người.
Triển khai chương trình liên tịch giữa Trung ương Đoàn và NHCSXH về việc tổ chức nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Xác định một trong những nguyên nhân nghèo đói của thanh niên là thiếu vốn và không biết cách làm ăn, TW Đoàn đã chỉ đạo các tỉnh Đoàn triển khai tốt việc tạo vốn cho thanh niên vay lập nghiệp. Ngoài nguồn vốn giúp nhau lập nghiệp của thanh niên mỗi năm có gần 190 tỷ đồng, vốn vay từ các ngân hàng thương mại, cần chú ý khai thác và sử dụng nguồn vốn của NHCSXH. Đến nay các tổ chức Đoàn nhận uỷ thác trên 850 tỷ đồng vốn vay hộ nghèo cho trên 185 nghìn hộ nghèo thanh niên vay vốn XĐGN. Quản lý trên 50 tỷ đồng vốn quỹ Quốc gia hỗ trợ giải quyết việc làm (vốn 120 tỷ đồng), tạo điều kiện giúp thanh niên có thêm việc làm, thu nhập ổn định.
Phong trào hành động thanh niên nông thôn.
Hàng năm ĐTN các cấp đã tổ chức tập huấn KHKT cho trên 600 nghìn lượt người, xây dựng và duy trì hoạt động 5500 câu lạc bộ khuyến nông với 226.900 hội viên; xây dựng trên 60.000 công trình thanh niên
II. Tổng kết đánh giá một số mô hình nông thôn tham gia công tác giảm nghèo
Có rất nhiều loại hình hoạt động của thanh niên nông thôn tham gia phát triển kinh tế xã hội góp phần XĐGN trong thời gian qua, dưới đây là một số mô hình thanh niên XĐGN có hiệu quả cần được tổng kết và nhân rộng trong cả nước.
Mô hình kinh tế trang trại thanh niên
– Khái quát chung:
Có rất nhiều khái niệm về kinh tế trang trại ở đây chúng tôi đưa ra một khái niệm đã được thống nhất “Kinh tế trang trại là 1 hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hôn gia đình, nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông lâm thuỷ sản.”
(NQ số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000)
-Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá nông nghiệp trên cơ sở tập trung vốn, đất đai để mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
-Kinh tế trang trại cần thuê thêm lao động (thường xuyên hoặc thời vụ)
-Kinh tế trang trại chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá nên chủ yếu được hình thành từ kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế trang trại có một số đặc trưng chủ yếu:
-Về mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn theo yêu cẩu của thị trường hoặc lấy sản xuất hàng hoá làm mục đích chủ yếu là đặc trưng quan trọng nhất.
-Về yếu tố sản xuất: Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành trên cơ sở các yếu tố sản xuất: đất đai, tiền vốn được tập trung ở một quy mô nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
-Về tổ chức sản xuất: kinh tế trang trại có phương thức sản xuất tiến bộ, quản lý sản xuất, kinh doanh tiên tiến có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-Về chủ kinh tế trang trại có ý chí khát vọng làm giàu, cần cù lao động, có kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trang trại gia đình còn có đặc trưng lao động gia đình là chủ yếu do đó có thể nói các chủ trang trại gia đình sử dụng lao động có hiệu quả.
Tiêu chí cơ bản để phân biệt trang trại thanh niên với các trang trại khác chủ yếu là chủ trang trại là thanh niên, có quyền độc lập, tự chủ về tài chính, được chủ động quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh.
-Sự phát triển của kinh tế trang trại thanh niên:
Sau khi có Chỉ thị số 100, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, Luật Đất đai 1993 và sửa đổi, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, sự chỉ đạo kịp thời của Ban Chấp hành TW Đoàn đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại thanh niên ra đời và phát triển.
Dưới tác động của có chế thị trường, nhiều thanh niên đã mạnh dạn tách hộ, độc lập, quyết đoán, sáng tạo, tìm tòi hướng sản xuất kinh doanh và nhiều người trẻ đã vươn lên thoát nghèo, vượt nghèo và trở lên giàu có. Mô hình kinh tế trang trại thanh niên phát triển rẩt đa dạng trong địa bàn cả nước với nhiều quy mô (lớn vừa và nhỏ), nhiều loại hình phương hướng sản xuất kinh doanh bên cạnh các trang trại kinh doanh tổng hợp, kết hợp đã xuất hiện một số trang trại chuyên môn hoá với quy mô lớn như chăn nuôi lợn, nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.
Theo báo cáo tổng hợp tại hội nghị chuyên đề về trang trại trẻ và làng thanh niên toàn quốc tại Hoà Bình, hiện nay cả nước hiện có mười lăm nghìn trang trại trẻ, một trăm mười ba nghìn trang trại toàn quốc và 400 làng thanh niên tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du. Tổng hợp báo cáo của mười lăm tỉnh, thành đoàn phía Bắc số lượng trang trại trẻ phát triển như Bắc Giang (3.024), Sơn la (1.000), Yên Bái (815), Hà Giang (582), Quảng Ninh (395)
Báo cáo đánh giá hiệu quả trang trại trẻ của TW Đoàn đã khẳng định:
Các trang trại trẻ đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế trang trại của cả nước, tích tụ vốn, lao động, đất đai. khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh nhất là kinh nghiệm thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần đưa nông nghiệp nước ta phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nhờ đó mà nâng cao thu nhập cho người lao động, do vậy có tác động tích cực tới xoá đói giảm nghèo. Trang trại trẻ cũng góp phần cải thiện môi trường sống ở nước ta như việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
-Kết quả một số mô hình cụ thể:
Khung số 2:
Trang trại trẻ của Nguyễn Văn Hưng tại Hương Đồng xã Lộc Yên huyện Hương Khê Hà Tĩnh.
Với 5 triệu đồng vốn trong tay do bố mẹ vay hộ Nguyễn Văn Hưng đã mạnh dạn mua lại 1ha đất, số tiền còn lại mua gạo ăn và dụng cụ lao động, sau đó với nỗ lực của bản thân Nguyễn Văn Hưng đã khai hoang thêm được 4 sào đất, tự mình góp nhặt. Đầu tư lấy ngắn nuôi dài đầu tiên là trồng dưa hấu, sau đó trồng thêm cam, gió trầm, keo lai; có tích luỹ những năm sau Nguyễn Văn Hưng đã mua thêm đất, tiếp tục sản xuất cây giống các loại đem bán cho các hộ sản xuất kinh tế trang trại người dân trong và ngoài huyện. Thu nhập năm sau cao hơn năm trước doanh thu năm 2004 là 420 triệu đồng giải quyết lao động thương xuyên cho 6 lao động có thu nhập ổn định và hàng nghìn ngày công lao động cho thanh niên nông thôn. Hiện nay quy mô trang trại của Nguyễn Văn Hưng là 20 ha, trong đó đã trồng được 1.500 cây ăn quả đang bắt đầu đến thời kỳ cho thu hoạch, gần 10.000 cây gió trầm và trên 30.000 cây keo nguyên liệu, duy trì vườn ươm cây giống 0,5 ha; chăn nuôi bò nái 8 con, 30 con lợn, diện tích ao cá 1ha, số lao động thường xuyên là 12 người với thu nhập từ 700.000đ đến 1.500.000đ/người trên tháng. Hiện nay trang trại đang có chiều hướng phát triển rất tốt và hứa hẹn có thu nhập cao trong những năm tới và có xu hướng mở rộng thêm thu hút thêm nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo cho thanh niên nông thôn.
Từ chỗ năm 2002 mới có 12 thành viên tham gia thành lập trang trại trẻ, đến nay trong xã đã phát triển được 26 mô hình trang trại của thanh niên và thu nhập bình quân từ 20 triệu đồng/ năm trở lên giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động là thanh niên nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo và tạo động lực cho thanh niên nông thôn vươn lên làm giàu.(Báo cáo xã Lộc Yên-Hương Khê-hà tĩnh)
Khung số 3:
Mô hình làm kinh tế trang trại trồng cây ăn quả của Ma Văn Thời bí thư đoàn xã Dương Phong huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn cho thu nhập trên 50 triệu đồng trên năm.
Mô hình của Ngọc Văn Huỳ, Bí thư chi đoàn thôn Nà Vịt, xã Nông Thượng, thĩ xã Bắc Kạn cho thu nhập 60 triệu đồng/ năm.
Khung số 4:
Mô hình trang trại tập thể chăn nuôi bò sinh sản của ông Nguyễn Đình Lai tại xã Lương Hạ, huyện Na Rì đã tạo việc làm cho 22 thanh niên, sau 3 năm triển khai dự án chăn nuôi bò đã phát triển thêm được 70 con bò, thu nhập của lao dộng bình quân 250.000 đến 300.000đ/tháng.
Mô hình trang trại trể được triển khai và nhân rộng.thông qua mô hình này thanh niên xung kích đi dầu trong các hoạt động thực hiện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, tích cực tham gia cuộc vân động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động. Hiện nay, tỉnh đoàn đang tích cực chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình này trong toàn tỉnh. (Báo cáo số 370BC/ĐTN ngày 19/7/2006 của tỉnh Bắc Kạn)
Khung số 5:
Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của cá nhân Nguyễn Hữu Thành xã Hà Long huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích sản xuất 7 ha chủ trang trại đã tập trung theo mô hình tổng hợp
+Đất bằng canh tác trồng mía
+Đất đồi trồng keo, lát
+Có diện tích trồng cỏ nuôi bò và cấy lúa.
+Chăn nuôi bò thịt, bò đẻ có nguồn phân bón phục vụ trồng trọt.
Kết quả tổng thu nhập một năm là: 225.840.000đ
Trừ chi phí sản xuất 100.000.000đ
Lãi 125.840.000đ/năm tạo điều kiện việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập bình quân 700.000 đến 1.000.000đ/tháng, giúp đỡ 5 hộ còn nhiều khó khăn về vốn, đất đai đến nay 5 hộ này đã thoát nghèo. (Báo cáo của tỉnh đoang Thanh Hoá).
Khung số 6:
Mô hình kinh t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7712.doc