MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU . 3
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 5
I. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh . 5
1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . 7
3. Phân biệt các loại hiệu quả . 8
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh . 11
1. Nhóm các nhân tố bên trong 11
2. Nhóm các nhân tố bên ngoài 15
III. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh . 19
1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp . 19
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận . 21
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 24
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty .
Các sản phẩm hiện có của công ty
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty .
Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm .
Phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần khí công nghiệp Việt Nam .
Những thành tựu đã đạt được .
Những tồn tại .
Nguyên nhân
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM .
2. Hướng đầu tư phát triển của công ty trong những năm tới .
Phương hướng đầu tư của công ty
Mục tiêu phát triển chủ yếu của công ty .
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ phía công ty
Một số kiến nghị .
Đối với Nhà nước .
Đối với công ty .
KẾT LUẬN .
Danh mục tài liệu tham khảo .
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1558 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần khí công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án quí, 6 tháng, 1 năm theo đúng tiến độ giúp cho giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, biết rõ lợi nhuận để có thể ra các quyết định hợp lý.
Giám đốc kế toán – tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc:
- Theo dõi và hướng dẫn các đơn vị trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch về các loại vốn.
- Theo dõi các đơn vị hạch toán - kế toán, hướng dẫn lập báo cáo về các nguồn vốn.
- Tham mưu cho giám đốc công ty chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ.
- Cùng với các phòng ban khác giúp giám đốc công ty giao kế hoạch xét hoàn thành kế hoạch và quyết toán tài chính của các đơn vị theo định kỳ.
- Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thống kê cho các cán bộ phụ trách các đơn vị thực hiện.
g. Phòng hành chính – lao động - tiền lương
- Tham mưu cho giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất – kinh doanh và bố trí nhân sự.
- Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, khen thưởng…
- Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ, nhân viên và công nhân toàn công ty.
- Quản lý lao động, tiền lương cán bộ nhân viên, cùng với phòng kinh tế xây dựng tổng quỹ lương và xét duyệt phân bổ quỹ lương và kinh phí hành chính.
- Quản lý công văn, giấy tờ sổ sách và con dấu.
- Xây dựng lịch công tác, lịch bàn giao, hội họp, sinh hoạt định kỳ và bất thường.
- Theo dõi công tác pháp chế của công ty, giúp giám đốc hướng dẫn các hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty đúng pháp luật.
h. Phân xưởng khí công nghiệp
Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của công ty, phân xưởng khí công nghiệp có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm của công ty (ôxy, nitơ, acetylene…) theo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được xây dựng, theo sự chỉ đạo trực tiếp của giam đốc, phó giám đốc phụ trách, có mối liên hệ mật thiết với các phòng ban khác trong công ty đảm bảo sản xuất đúng tiến độ kế hoạch.
i. Phòng thương mại
Thực hiện kế hoạch tiếp thị, bán hàng, dịch vụ, thương mại, quản lý tài sản kinh doanh, mua sắm cấp phát vật tư từng tháng, quý, năm theo mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, định giá và xây dựng chính sách giá cả.
Nhiệm vụ cụ thể của phòng thương mại là:
- Hướng dẫn mọi thủ tục lấy hàng cho khách.
- Dự thảo và ký kết các hợp đồng mua bán sản phẩm.
- Theo dõi ký cược - nhập - xuất vỏ chai.
- Nhận đặt hàng và giải quyết tất cả các nhu cầu của khách hàng.
- Lập danh sách khách hàng để theo dõi sự mua và bán sản phẩm đối với công ty.
- Theo dõi nhập - xuất - tồn sản phẩm của các kho.
- Theo dõi hoạt động của các xe dịch vụ phục vụ.
- Nhập xuất vật tư phục vụ sản xuất.
- Cung cấp sản phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Theo dõi biến động của thị trường, quản lý giá cả và chính sách giá.
j. Phòng dự án
Phòng dự án mới được thành lập năm 2003, phòng có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét các dự án cung cấp khí lớn, tính toán xem xét các dự án đổi mới công nghệ trong công ty.
Các sản phẩm hiện có của công ty
Gồm ôxy, Nitơ dạng khí và dạng lỏng. Khí C2H2, C3H8, CO2, SO2, các khí hỗn hợp Ar-He, đất đèn, các téc siêu lạnh, kết cấu thép, van chai ôxy, van công nghiệp. Chế tạo các bồn chứa lỏng: CO2, Nitơ, O2, Ar từ 5m3 đến 30m3 cung cấp trong nước và các nước bạn Lào, Campuchia.
Một sản phẩm vô giá nữa là chất sám chuyên ngành kỹ thuật lạnh phục vụ thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, duy tu, bảo dưỡng các thiết bị, dây truyền sản xuất ôxy, Nitơ, Ar kèm theo dịch vụ đào tạo kỹ thuật chuyên ngành, luyện tay nghề công nhân cho các đơn vị có nhu cầu trong toàn quốc và các nước bạn Lào, Campuchia.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Ngành khí công nghiệp là một ngành chuyên sản xuất các loại khí khác nhau mà nguyên liệu chủ yếu là không khí, đất đèn.
Khí công nghiệp bao gồm các sản phẩm: ôxy, nitơ, hydro, argon, heli, dioxyt cacbon, axêtylen... và có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, hầm mỏ, hàng không, hàng hải, chế biến bảo quản rau, hoa quả thực phẩm, chế biến dược liệu, y tế, hoá dầu, công nghiệp luyện kim, hoá chất, xử lý môi trường, xử lý nước....
Trên thế giới, ngành khí công nghiệp được phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp kỹ thuật cao. Sự phát triển của ngành khí công nghiệp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển đa dạng trên mọi phương diện của các ngành công nghiệp, khoa học và ứng dụng công nghệ, các ngành y dược và các ngành kinh tế quốc dân khác. Do đó, có thể coi khí công nghiệp là ngành công nghiệp cơ bản, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Trong nhiều lĩnh vực sản xuất, việc sử dụng và ứng dụng khí công nghiệp vào sản xuất không những đảm bảo và nâng cao được chất lượng sản phẩm, mà còn nâng cao được hiệu quả sản xuất rất lớn. Đầu tư xây dựng và phát triển ngành khí công nghiệp là đầu tư xây dựng “cơ sở hạ tầng” cho các ngành công nghiệp sản xuất vật chất khác phát triển. Vì lẽ đó, khí công nghiệp trong công nghiệp được coi như là gạo đối với con người.
Nền kinh tế xã hội mà đặc biệt là ngành công nghiệp càng phát triển, nhu cầu sử dụng khí công nghiệp càng lớn. Ngoài các loại khí Oxy, Nitơ, Acetylene và các loại khí khác như Argon, Helium, Hydro, các hỗn hợp khí có chất lượng cao cũng rất cần thiết phục vụ cho các ngành sản xuất. Do đó quan tâm đến vấn đề phát triển ngành khí công nghiệp hiện đại sẽ là nguồn động lực cho việc đầu tư, chuyển giao công nghệ hiện đại của các ngành sản xuất vào Việt Nam.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢM XUẤT KINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm
Tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian qua
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh qua các năm
STT
Chỉ tiêu
Đvt
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
01
Doanh thu bán hàng
Trđ
40.891
48.805
71.169
02
Sản lượng hiện vật
a. Sản phẩm sản xuất
Ôxy khí
Ôxy lỏng
Nitơ khí
Nitơ lỏng
Acetylene
Khí hỗn hợp
Cacbonic
Ar
SO2
He
Đất đèn
b. Dịch vụ kỹ thuật
c. Dịch vụ vận chuyển
Chai
Kg
Chai
Kg
Kg
Chai
Kg
Chai
Chai
Chai
Kg
Trđ
Trđ
363.416
1.959.784
8.316.480
473.609
53.458
7.620
164.724
5.635
86
-
9.875
1.864
726
457.076
3.107.737
11.421.700
600.000
81.620
9.350
183.156
9.489
105
8
12.000
2.300
950
434.000
8.900.000
18.200.000
1.900.000
81.000
8.900
307.000
3.690
150
10
17.000
4.000
1.100
03
Lợi nhuận
Trđ
1.857
2.385
5.103
( Nguồn: Biểu tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh các năm – Phòng kinh tế)
Từ bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm vừa qua ta thấy công ty đang trên đà phát triển. Thật vậy, tổng doanh thu bán hàng và lợi nhuận đều tăng qua các năm và ở mức khá cao. Đặc biệt năm 2007 công ty tăng cường đầu tư thêm vốn vào sản xuất kinh doanh nên doanh thu cũng như lợi nhuận đã tăng nhanh hơn các năm trước.
Các mặt hàng truyền thống của công ty là ôxy và nitơ ở dạng lỏng và khí cũng có mức sản lượng liên tục tăng qua các năm. Nhưng năm 2007 có một chút thay đổi khi công ty đầu tư sản xuất nhiều ôxy lỏng và giảm lượng ôxy khí so với năm 2006.
Cụ thể là: - Sản lượng ôxy khí năm 2006 tăng 25,77% so với năm 2005 nhưng năm 2007 sản lượng ôxy khí lại giảm 5,05% so với năm 2006.
- Sản lượng ôxy lỏng năm 2006 tăng 58,57%, năm 2007 tăng 186,38% so với năm 2006.
- Sản lượng nitơ khí năm 2006 tăng 37,34% so với năm 2005, năm 2007 tăng 59,35% so với năm 2006.
- Sản lượng nitơ lỏng năm 2006 tăng 26,69% so với năm 2005, năm 2007 tăng 216,67% so với năm 2006.
Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như đã nói ở trên thì công ty đã tiến hành sản xuất thêm các loại sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng phóng phú và đa dạng của thị trường như: Actylene, Cacbonic, Ar,…. Đặc biệt từ năm 2006 công ty đã bắt đầu đi vào sản xuất thêm một sản phẩm khác để cung cấp ra thị trường là khí He. Các sản phẩm này cũng liên tục tăng qua các năm, trong đó thì các năm công ty cũng có sự điều chỉnh cơ cấu sản lượng các loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Qua đó có thể thấy công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Chính vì công ty ngày càng tăng cường vốn để đầu tư mở rộng nên vấn đề mà công ty cần quan tâm hàng đầu đó là làm sao để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
So sánh
Chỉ tiêu
Năm
2006 - 2005
2007 - 2006
2005
2006
2007
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Tổng doanh thu
40.891
48.805
71.169
7.914
19,4
22.364
45,8
Lợi nhuận sau thuế
1.857
2.385
5.103
528
28,4
2.718
113,9
Nộp ngân sách
701
852
1.569
151
21,54
717
84,15
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế )
Từ những năm đầu mới thành lập cho đến nay, công ty đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển, đến nay công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong kinh doanh. Đặc biệt là từ sau khi tiến hành cổ phần hoá thì công ty ngày càng lớn mạnh với việc đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị và sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Cụ thể trong một số năm gần đây thì doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước liên tục tăng. Điều đó được thể hiện qua bảng 2 như sau:
Doanh thu: Năm 2005 doanh thu của công ty đạt 40.891 trđ. Năm 2006 doanh thu đạt 48.805 trđ tăng 7.914 trđ so với năm 2005 và tương ứng với tốc độ tăng là 19,4%. Năm 2007 doanh thu của công ty là 71.169 trđ tăng 22.364 trđ so với năm 2006 và tương ứng với tốc độ tăng là 45,8%. Qua đó cho thấy công ty đã đạt được tốc độ tăng cao và không ngừng tăng qua các năm thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của công ty.
Lợi nhuận: Năm 2005 lợi nhuận của công ty đạt 1.857 trđ. Năm 2006 lợi nhuận đạt 2.385 trđ tăng 528 trđ so với năm 2005, tương ứng với tốc độ tăng là 28,4%. Năm 2007 lợi nhuận của công ty là 5.103 trđ tăng 2.718 trđ so với năm 2006, tương ứng tốc độ tăng là 113,9%.
Nộp ngân sách: Năm 2005 công ty đã nộp ngân sách là 701 trđ. Năm 2006 nộp ngân sách là 852 trđ tăng 151 trđ so với năm 2005, tương ứng tốc độ tăng là 21,54%. Năm 2007 công ty nộp là 1.569 trđ tăng 717 trđ so với năm 2006 và tương ứng là 84,15%. Tốc độ tăng là khá cao chứng tỏ công ty đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước là rất tốt.
Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh
Bảng 3: Hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí kinh doanh
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh
2007 – 2005
2007 - 2006
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Doanh thu bán hàng thuần
TR
40.891
48.805
71.169
30.278
74,1
22.364
45,8
Chi phí kinh doanh
TC
38.312
44.612
65.081
26.769
69,9
20.469
45,9
Hiệu quả theo chi phí
H=
1,0673
1,094
1,0935
0,0262
2,5
-0,0005
( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của công ty – Phòng kinh tế)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy hiệu quả theo chi phí kinh doanh năm 2005 đạt 1,0673, năm 2006 đạt 1,094, năm 2007 đạt 1,0935. Như vậy hiệu quả theo chi phí kinh doanh của năm 2007 tăng 0,0262 so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng là 2,5% nhưng hiệu quả so với năm 2006 lại giảm 0,0005 về số tuyệt đối.
Nhìn vào tổng kết về tổng doanh thu và chi phí ở trên có thể biết được phần nào lý do vì sao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí của năm 2007 lại thấp hơn so với hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2006. Đó là do doanh thu bán hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 22.364 trđ tương ứng với tốc độ tăng doanh thu là 45,8%, còn chi phí kinh doanh năm 2007 lại tăng 20.469 trđ so với năm 2006 ứng với tốc độ tăng là 45,9%. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng chi phí của năm 2007 so với năm 2006 tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Chính vì tốc độ tăng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nên đã dẫn đến hiệu quả kinh doanh năm 2007 không cao bằng năm 2006.
Tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm đều lớn hơn 1 đã chứng tỏ công ty luôn có lợi nhuận dương. Nhưng để có thể tăng được hiệu quả sản xuất kinh doanh theo chi phí thì công ty cần có kế hoạch để kiểm soát chi phí của mình tốt hơn và sử dụng đầu vào có hiệu quả hơn.
Các chỉ tiêu doanh lợi
Bảng 4: Hiệu quả kinh doanh theo chỉ tiêu doanh lợi
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận sau thuế
LN
1.857
2.385
5.103
Vốn kinh doanh
V
71.720
100.789
160.155
Vốn chủ sở hữu
V
21.455
25.169
41.276
Doanh thu bán hàng
TR
40.891
48.805
71.169
Doanh lợi của VKD
D= LN/V
0,0259
0,0237
0,0319
Doanh lợi của vốn chủ sở hữu
D= LN/V
0,0866
0,0948
0,1236
Doanh lợi của DTBH
D= LN/TR
0,0454
0,0489
0,0717
( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của công ty – Phòng kinh tế)
a. Doanh lợi của vốn kinh doanh
Qua việc tính toán ở trên ta thấy: Chỉ số doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2005 là 0,0259, năm 2006 là 0,0237, năm 2007 là 0,0319.
Doanh lợi của vốn kinh doanh năm 2006 giảm 0,0022 so với năm 2005. Mặc dù đến năm 2007 doanh lợi vốn kinh doanh đã tăng lên so với năm 2006 là 0,0082 và so với năm 2005 là 0,0006 nhưng điều đó cũng đã chứng tỏ rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa ổn định, vốn kinh doanh vẫn chưa được sử dụng hợp lý để có thể tạo ra lợi nhuận liên tục tăng qua các năm.
Doanh lợi của vốn chủ sở hữu
Năm 2005 doanh lợi của vốn chủ sở hữu của công ty là 0,0866
Năm 2006 doanh lợi vốn chủ sở hữu là 0,0948 tăng 9,47% so với năm 2005
Năm 2007 doanh lợi vốn chủ sở hữu đạt 0,1236 tăng 42,73% so với năm 2005 và tăng 30,38 so với năm 2006.
Qua đó ta thấy doanh lợi của vốn chủ sở hữu liên tục tăng trong 3 năm gần đây. Đặc biệt là năm 2007 tốc độ tăng là rất lớn so với năm 2005 và năm 2006. Chứng tỏ sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng qua các năm, công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả.
Doanh lợi của doanh thu bán hàng
Năm 2005: Công ty có chỉ số doanh lợi của doanh thu bán hàng là 0,0454.
Năm 2006: doanh lợi của doanh thu bán hàng là 0,0489 tăng 7,7% so với năm 2005.
Năm 2007: doanh lợi của doanh thu bán hàng đạt 0,0717 tăng 46,63% so với năm 2006.
Doanh lợi của doanh thu bán hàng không những liên tục tăng qua các năm mà tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006 cũng lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của năm 2006/2005. Đây là điều đáng mừng đối với công ty vì lợi nhuận trong 1 đồng doanh thu bán hàng ngay càng tăng.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận
Hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng quay của vốn kinh doanh
Bảng 5: Số vòng quay của vốn lưu động
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh thu bán hàng
TR
40.891
48.805
71.169
Vốn lưu động
V
25.456
22.718
36.579
Số vòng quay của VLĐ
SV= TR/V
1,606
2,148
1,946
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế)
Qua bảng 5 ta thấy: Năm 2005 số vòng quay của vốn lưu động là 1,606 vòng, năm 2006 số vòng quay tăng lên là 2,148 vòng, nhưng đến năm 2007 thì số vòng quay của vốn lưu động lại giảm xuống chỉ đạt 1,946 vòng. Tuy số vòng quay năm 2007 có cao hơn năm 2005 nhưng so với năm 2006 thì lại giảm 9,4%. Qua đó có thể thấy số vòng quay của vốn lưu động là không ổn định. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định (TSCĐ)
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận sau thuế(trđ)
LN
1.857
2.385
5.103
Vốn cố định (TSCĐ)(trđ)
TSCD
45.841
75.281
106.483
Mức sinh lời của VCĐ
H= LN/TSCD
0,0405
0,0317
0,0479
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế)
Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn cố định cho biết cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì có thể đem lại cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào những số liệu tính toán ở trên có thể thấy năm 2005 công ty cứ bỏ ra 1 đồng vốn cố định thì có thể thu về 0,0405 đồng lợi nhuận. Năm 2006 mức sinh lời của vốn cố định giảm xuống chỉ còn 0,0317 tức là giảm so với năm 2005 là 21,7%. Nhưng đến năm 2007 thì mức sinh lời lại tăng và đạt 0,0479. Mặc dù đã có sự điều chỉnh nên mức sinh lời của vốn cố định đã tăng trở lại nhưng để có được hiệu quả sử dụng vốn cố định ổn định và tăng lên theo từng năm thì công ty cần chú ý để kế hoạch sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn. Vì vốn cố định (TSCĐ) chiếm tỷ trọng lớn và rất quan trọng trong cơ cấu vốn của công ty.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (TSLĐ)
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận sau thuế(trđ)
LN
1.857
2.385
5.103
Vốn lưu động (TSLĐ)(trđ)
V
25.456
22.718
36.579
Mức sinh lời của VLĐ
H= LN/V
0,0729
0.105
0,1395
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty – Phòng kinh tế)
Qua những số liệu ở bảng 7 có thể thấy mức sinh lời của vốn lưu động tăng qua các năm: Năm 2005 mức sinh lời của vốn lưu động là 0,0729, năm 2006 mức sinh lời này tăng lên 0,105 tăng 44% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì mức sinh lời của vốn lưu động đạt 0,1395 tăng 32,8% so với năm 2006. Tuy mức sinh lời này có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là chưa cao.
Hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 8: Hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu
Ký hiệu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Lợi nhuận sau thuế (trđ)
LN
1.857
2.385
5.103
Doanh thu bán hàng (trđ)
TR
40.891
48.805
71.169
Số lao động bình quân (người)
L
220
252
290
Mức sinh lời bình quân của lao động (trđ/người)
H= LN/L
8,44
9,46
17,6
Năng suất lao động bình quân (trđ/người)
AP= TR/L
185,87
193,67
245,41
( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty – Phòng kinh tế và Hồ sơ quản lý lao động – Phòng hành chính lao động tiền lương)
Nhìn vào bảng 8 ta thấy mức sinh lời bình quân lao động và năng suất lao động bình quân đều tăng qua các năm.
Về mức sinh lời bình quân lao động: năm 2005 đạt 8,44 trđ/người, năm 2006 là 9,46 trđ/người tăng 12,1% so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 17,6 trđ/người tăng 86% so với năm 2006. Mặc dù tốc độ tăng của mức sinh lời bình quân lao động lên đến 86% ( năm 2007 so với năm 2006) nhưng mức sinh lời như vậy vẫn là chưa cao.
Về năng suất lao động: năm 2005 là 185,87 trđ/người. năm 2006 đạt 193,67 trđ/người tăng 4,2% so với năm 2005, năm 2007 là 245,41 trđ/người tăng 26,7% so với năm 2006.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Nhân tố bên trong
Nhân tố lao động
B¶ng 9: C¬ cÊu lao ®éng cña ®éng cña c«ng ty qua c¸c n¨m
STT
C¬ cÊu lao ®éng
N¨m
2005
2006
2007
Tæng sè c¸n bé c«ng nh©n viªn
220
252
290
Trong ®ã:
1
Theo tr×nh ®é
Trªn ®¹i häc
2
3
5
§¹i häc
42
57
63
C«ng nh©n kü thuËt
160
172
202
Lao ®éng phæ th«ng
16
19
20
2
Theo c¬ cÊu nghÒ nghiÖp
Nh©n viªn qu¶n lý
30
35
37
Nh©n viªn kü thuËt
40
49
56
C«ng nh©n
150
166
197
3
Theo giíi tÝnh
Nam
162
176
203
N÷
58
74
87
(Nguồn: Hồ sơ quản lý lao động – Phòng hành chính lao động tiền lương)
Về tổng số cán bộ công nhân viên của công ty qua các năm
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ 1 có thể thấy, lực lượng lao động của công ty luôn tăng nhanh qua các năm. Nếu năm 2005 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 220 người thì đến năm 2006 đã tăng lên 32 người tương ứng với tốc độ tăng là 14,55%, năm 2007 số lao động tiếp tục tăng lên 38 người so với năm 2006 tương ứng tốc độ tăng là 15,08%. Qua đó cho thấy tốc độ tăng lao động cũng tăng qua các năm, điều đó thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của công ty. Đây vừa là lợi thế rất lớn tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty vì số lượng lao động tăng thì công ty có lợi thế về nguồn lực lao động để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng đó cũng sẽ là kho khăn nếu công ty không có khả năng quản lý tốt lao động, không có những chính sách phù hợp để tạo động lực cho người lao động làm việc thì sẽ không thể đạt được hiệu quả trong sản xuât kinh doanh cho dù số lao động có lớn đến mấy.
Về cơ cấu lao động theo trình độ:
Do đặc điểm chủ yếu của công ty là hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại khí nên cơ cấu lao động của công ty có số lao động là công nhân kỹ thuật chiếm đa số. Qua các năm thì số lượng công nhân kỹ thuật liên tục tăng nhưng tỷ trọng nó trong tổng số lao động lại giảm: năm 2005 số công nhân kỹ thuật chiếm 72,73% tổng số lao động, năm 2006 chiếm 68,25%, năm 2007 chiếm 67,93%. Đó là do công ty muốn tăng chất lượng lao động nên số lao động có trình độ trên đại học và đại học có tỷ trọng tăng trong các năm vừa qua: năm 2005 số lao động trên đại học chiếm 0,9%, đại học chiếm 19,09%, năm 2006 trên đại học chiếm 1,19%, đại học chiếm 22,62%, trong khi đó năm 2007 trên đại học chiếm 1,72%, đại học chiếm 21,72%. Bên cạnh đó thì công ty cũng có thêm một số lao động phổ thông để đảm nhiệm các công việc đơn giản như: bốc dỡ hàng, di chuyển hàng hoá và nguyên vật liệu,…. Qua đó có thể thấy cơ cấu lao động của công ty theo trình độ là khá phức tạp, đòi hỏi phải quản lý lao động thật tốt, phải bố trí đúng người đúng việc phù hợp với trình độ. Vì điều đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nêu lao động sử dụng hợp lý, không phát huy được hết tài năng.
Về cơ cấu lao động theo giới tính:
Xét về giới tính ta thấy cũng do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty nên số lao động là nam giới chiếm đa số. Số lao động là nữ giới trong công ty chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu là các nhân viên quản lý và công nhân làm các việc nhẹ nhàng. Nhưng qua các số liệu trên ta thấy số lượng cũng như ty trọng lao động nữ của công ty tăng nhanh qua các năm: năm 2005 số lao động nữ là 58 người chiếm 26,36% tổng số lao động, năm 2006 lao động nữ là 74 chiếm 29,37%, đến năm 2007 số lao động nữ đã là 87 người chiếm 30% tổng số. Vì công ty đang mở rộng việc kinh doanh nên lao động nữ tăng là một hiện tượng tốt do lao động nữ có những đặc tính phù hợp với công việc kinh doanh mà họ đảm nhận, góp phần không nhỏ vào tăng doanh thu của công ty.
Cở sở vật chất và trang thiết bị
Công ty được xây dựng từ năm 1991 trên mặt bằng 1100m2 với các khu vực nhà xưởng, văn phòng, khu vực bán hàng và căngtin.
Hiện nay, công ty đang có hai hệ thống sản xuất ôxy, nitơ cũ và hai hệ thống mới được đầu tư là: LOX500 được mua năm 2004 và KDON – 1000Y được mua về năm 2007.
Hệ thống máy OG250
Hệ thống này do Đức sản xuất. Đây là công nghệ của những năm 70 và được trang bị cho nhà máy vào năm 1978. Theo đánh giá, hiện nay hệ thống này vẫn giữ nguyên công suất thiết kế. Chất lượng còn lại khoảng 70 – 80%.
Hệ thống máy M200 (KKA 0,25) sản xuất ôxy lỏng
Hệ thống này do Liên Xô sản xuất. Đây là công nghệ của những năm 50. Hiện nay hệ thống này đã bị hư hỏng nhiều, chất lượng còn lại chỉ khoảng 40%.
Hệ thống máy LOX500
Cuối năm 2003, Công ty tiến hành lắp đặt hệ thống LOX500 nhập của hãng LINDE của Đức. Hệ thống này đến cuối năm 2004 đã được vận hành.
LOX500 có tổng giá trị đầu tư là 43.837.000.000 đồng
Các hạng mục công trình phải đầu tư ban đầu:
- Nhà xưởng: 500.000.000 đồng
- Thiết bị máy móc: 39.899.000.000 đồng
- Phụ tùng dự phòng và bình chứa sản phẩm: 2.257.145.000 đồng
Khi vận hành, LOX sẽ cho sản phẩm ôxy lỏng, nitơ lỏng với công suất cao và chất lượng tốt, độ tinh khiết có thể lên tới 99,999%.
Hệ thống LOX500 được tính khấu hao đều trong 10 năm với mức khấu hao là 3.778.384.000 đồng/năm.
Hệ thống KDON – 1000Y
- Căn cứ vào kết quả khảo sát thị trường cung cấp thiết bị tách khí của Mỹ, Anh, Pháp, Nhật bản, Đức, Trung quốc và các nước SNG (về thiết bị, công nghệ, giá cả và thời gian cung cấp thiết bị).
- Căn cứ vào các bản chào hàng của các đối tác.
- Căn cứ vào tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn hiện nay.
Công ty quyết định chọn đầu tư thiết bị của Trung quốc thiết bị KDON – 1000Y với công suất thiết kế 1000 m3/h sản xuất Oxy, Nitơ lỏng. Đây là một dây chuyền thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến, ứng dụng sử dụng nguồn năng lượng sinh học (cùng công nghệ của Linde và các hãng tiên tiến trên thế giới), đó là:
Dùng máy nén, máy dãn kiểu tuabin, áp suất thấp 8 at thay vì 30 at hoặc 200 at, như vậy an toàn hơn, tốn ít điện năng hơn.
Dùng tháp tách với tấm đĩa phẳng và các trao đổi nhiệt tấm phẳng cho hiệu suất tách cao nên chất lượng sản phẩm đạt cao (Oxy ³ 99,6% và Nitơ ³ 99,9999%), đáp ứng được cho Y tế và các ngành đỏi hỏi kỹ thuật công nghệ cao.
Máy nén khí là thiết bị động, khi vận hành dễ xảy ra sự cố thì bên bán đã cung cấp máy nén của hãng Atlas Copco (Đức) và động cơ máy nén của hãng Siemens (Đức). Máy này dư công suất cấp khí 20% (đạt 14500 Nm3/h) cùng kiểu máy nén của dây chuyền LOX 500 mà Công ty đang sử dụng (thực tế đã vận hành liên tục gần 3 năm mà không hề xảy ra sự cố nào). Còn lại tất cả các thiết bị khác đều được chế tạo bởi các hãng chế tạo thiết bị nổi tiếng của Trung Quốc như: Tập đoàn Xuyên không Hằng Châu, Nhà máy Bơm Thương Hải và tất cả đều ứng dụng phần mềm của NASTRAN ANALYSIS.
Các thiết bị tĩnh, làm việc trong điều kiện lạnh sâu đều được sử dụng vật liệu hợp kim nhôm chống Oxy hoá, tuổi t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20297.doc