Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 8 Thăng Long

- Một số tai nạn khá nghiêm trọng trong sản xuất kinh doanh mà Công ty phải khắc phục giải quyết,.

Sau năm 1998, với những khó khăn, thách thức trên, Công ty đã tiến hành thay đổi, cải tổ cơ cấu bộ máy tổ chức. Cụ thể là, thay đổi giám đốc Công ty và thay đổi kế toán trưởng Công ty, sắp xếp lại cơ cấu, phân công lại trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các phòng ban, bổ sung thêm phó giám đốc,. Do vậy, sang năm 1999 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự thay đổi, doanh thu thuần tăng 3.876 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.072 triệu đồng tăng 676 triệu đồng so với năm 1998, đây là năm Công ty đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nếu xét theo các chỉ tiêu định lượng.

Trong năm 2000 doanh thu thuần bị giảm 776 triệu đồng giảm 3% so với năm 1999 là kết quả xấu trong việc đạt mục tiêu tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận năm 2000 giảm là do:

- Năm 2000 là năm áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế thu nhập doanh nghiệp (32%).

- Đối với ngành xây dựng có sự thay đổi về chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (NĐ52/CP, NĐ88/CP) về quy chế đấu thầu, đơn giá xây dựng số 24/1999, định mức xây dựng.) đã gây chút bỡ ngỡ ban đầu trong công tác dầu tư xây dựng.

 

doc76 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng số 8 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 19 Lái cẩu tháp 2 2 20 Lái gầu xúc 2 2 21 Điện nước + Máy 4 4 22 Bốc dỡ 5 5 23 N.viên du lịch khách sạn 93 24 Lao động phổ thông 119 Tổng cộng 622 Qua các bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học - kỹ thuật là 180 người, trong đó có 106 người có trình độ đại học chiếm 58,89%, 3 người có trình độ cao đẳng chiếm 1,67% và 71 gnười có trình độ trung cấp chiếm 39,44%. Đây là một tỷ lệ cao, thể hiện số cán bộ quản lý có trình độ cao trong công ty là rất lớn. Điều này tạo điều kiện tốt cho công ty trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động gián tiếp = 180/1231 = 14,62% >10% Điều này thể hiện bộ máy quản lý của công ty còn chưa được tinh giảm tối ưu, bộ máy quản lý của Công ty vẫn còn chồng chéo, nhiều phòng ban làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo biểu 3, số lượng công nhân kỹ thuật thì thợ bậc cao từ bậc 5 đến bậc 7 là 138 người chiếm 22,18% tổng số công nhân của Công ty. Thợ bậc 4 trở xuống là 272 người chiếm 43,73%. Lao động phổ thông như: Bảo vệ, tiếp liệu là 119 người chiếm 19,13%. Đối với khối dịch vụ thì tổng số công nhân là 93 người chiếm 14,95%. Đây là một tỷ lệ khá cao, góp phần rất quan trọng vào việc tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Với số lượng 1231 lao động, lại trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc bố trí công ăn việc làm cho 802 lao động là việc làm rất khó tuy nhiên Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã làm được trong những năm qua, đây là một thành công lớn của Công ty và chiến lược trong thời gian tới của Công ty là đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để tạo ổn định công ăn việc làm cho lao động thời vụ nói riêng và của công nhân toàn công ty nói chung. 4. Đặc điểm về chế độ tiền lương Trong sản xuất, tiền lương là một yếu tố chi phí, là một bộ phận của kế hoạch lao động nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. Đối với người lao động, tiền lương cải thiện đời sống, khuyến khích nâng cao tay nghề chuyên môn. Tiền lương mang ý nghĩa đòn bẩy, thúc đẩy kích thích sản xuất phát triển. Hiện nay, Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương gắn với kết quả lao động của từng người lao động, từng bộ phận: - Hình thức trả lương theo thời gian: Được áp dụng cho bộ máy quản lý của các xí nghiệp và Công ty, cho các đối tượng công nhân không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán như:công nhân tiếp liệu, bảo vệ. Với hình thức trả lương này, tiền lương căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ lao động và kết quả công việc. Tuy nhiên, người lao động sẽ được nhận một khoản tiền nếu trong quá trình làm việc người lao động tăng được năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu hay hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Đối với bộ máy quản lý ở các xí nghiệp thì tiền lương gắn liền với hiệu quả công việc công trình thi công còn đối với bộ máy quản lý của Công ty thì tiền lương được gắn với giá trị sản lượng của toàn Công ty hoàn thành trong tháng. Mặc dù vậy hình thức này làm suy yếu vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương bởi thời gian làm việc của mọi người được phân bổ bằng nhau tức là người làm không đủ thời gian quy định cũng sẽ nhận được một khoản tiền lương bằng người làm vượt mức thời gian quy định. - Hình thức trả lương theo sản phẩm: Được trả căn cứ vào đơn giá tiền lương, số lượng sản phẩm hoàn thành.Với hình thức này sẽ kích thích mạnh mẽ người lao động làm việc bởi tiền lương của người lao động nhiều hay ít phụ thuộc vào kết quả hoàn thành công việc, do vậy mỗi người trong công ty đều cố gắng hoàn thành vượt mức để có tiền lương cao. Biểu 4: Bảng kết quả phân phối quỹ lương Năm Bộ phận Lao động (người) Bình quân Thu nhập (1000đ) Tổng số Trong đó Tổng số tiền lương Trong đó Nữ Thời vụ Tổng lương thực tế BHXH thay lương Thu nhập BQ 1998 Tổngsố LĐ 858 358 357 754 4.625.722 4.609.799 15.923 512 Công nhân 701 279 357 607 3.446.256 3.431.997 14.259 473,2 Gián tiếp 157 79 0 147 1.177.802 1.177.802 1.664 668,6 1999 Tổngsố LĐ 851 350 128 551 3.577.326 3.556.014 21.312 541 Công nhân 680 268 128 426 2.585.781 2.567.921 17.860 505,820 Gián tiếp 171 82 0 125 991.545 988.093 3.452 661 2000 Tổngsố LĐ 823 336 353 688 4.995.000 4.981.032 13.968 605,014 Công nhân 649 254 353 552 3.981.024 3.971.289 9.735 601 Gián tiếp 174 82 0 132 1.013.976 1.009.743 4.233 621,308 2001 Tổngsố LĐ 802 316 222 854 7.380.567 7.361.500 19.067 720,2 Công nhân 625 248 222 719 5.990.223 5.974.353 15.870 694,28 Gián tiếp 177 68 0 135 1.390.344 1.387.147 3.197 858,24 Qua biểu 4 ta thấy mức thu nhập bình quân 1 người / tháng đã dần tăng lên qua các năm từ 1999 đến 2001. Năm 1998 thu nhập bình quân là 512 nghìn đồng / người / tháng tháng năm 1999 đã tăng lên 541 nghìn đồng / người / tháng đạt 105,6% so với năm 1998. Sang năm 2000 thu nhập bình quân của toàn Công ty tăng lên 11,8% so với năm 1999 đạt 605nghìn đồng / người / tháng mặc dù năm 2000 tổng doanh thu của Công ty giảm. Đến năm 2001 tổng doanh thu của công ty tăng mạnh do đó tổng quỹ lương tăng dẫn đến thu nhập bình quân của Công ty tăng lên 720 nghìn đồng / người / tháng đạt 119% so với năm 2000. 5. Đặc điểm nguyên vật liệu và sản phẩm Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành sản phẩm và quyết định đến chất lượng sản phẩm. Trong lĩnh vực xây dựng, nguyên vật liệu có tính chất quyết định đối với chất lượng của công trình. Hay nói cách khác là chất lượng của công trình được quyết định phần lớn bởi chất lượng nguyên vật liệu. Công ty xây dựng số 8 Thăng Long với đặc thù về sản phẩm là đơn chiếc do vậy mà nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là những nguyên vật liệu phục vụ cho ngành xây dựng như: xi măng, sắt, thép, đá, sỏi, cát,... Mặc dù Công ty luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu nhưng không có nghĩa là phải sử dụng nguyên vật liệu đắt tiền để thi công mà còn phải xét đến yêu cầu, tính chất công trình như thế nào để từ đó sử dụng nguyên vật liệu nào cho phù hợp vừa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, vừa đảm bảo chất lượng và chi phí sản phẩm thấp làm tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty. Do trên thị trường hiện nay có vật liệu xây dựng với chủng loại rất phong phú và đa dạng, vì thế đối với mỗi một công trình Công ty phải lựa chọn sử dụng các loại nguyên vật liệu với các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật, số lượng khác nhau sao cho phù hợp. Để có được các loại nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, Công ty luôn có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng như: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, công ty TNHH Hưng Thịnh,... Bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện công tác quản lý, giám sát nguyên vật liệu từ khâu chuẩn bị cho đến thi công công trình nhằm tránh hao hụt, mất mát hay giảm chất lượng nguyên vật liệu nhờ đó hạn chế tối đa những nguyên vật liệu kém chất lượng đưa vào quá trình sản xuất làm cho sản phẩm của Công ty chất lượng thấp dẫn đến năng lực cạnh tranh thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. III. Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng số 8 thăng long 1. Kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty 1.1. Doanh thu của Công ty Doanh thu của doanh nghiệp xây dựng bao gồm: - Doanh thu từ hoạt động xây lắp: Là toàn bộ số tiền thu được từ bên chủ đầu tư giao cho bên nhận thầu khi bàn giao công trình. - Doanh thu từ hoạt động tài chính: Là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm: Thu nhập từ hoạt động góp vốn kinh doanh, thu nhập tù hoạt động mua bán chứng khoán, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản,... - Doanh thu hoạt động bất thường: Là toàn bộ các khoản thu nhập bất thường đã trừ đi các khoản giảm trừ, nó bao gồm: Thu nhập do thanh lý nhượng bán tài sản, tiền thu được do phạt vi phạm hợp đồng,... - Tuy nhiên đối với Công ty xây dựng số 8 Thăng Long, do đang thực hiện chiến lược đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh vì vậy doanh thu của Công ty bao gồm cả doanh thu từ khối dịch vụ khác. Vậy ta có công thức tính toán sau: Doanh thu = D.thu xây lắp + D.thu tài chính + D.thu bất thường + D.thu dịch vụ Biểu 5: Bảng doanh thu của công ty xây dựng số 8 Thăng Long Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Doanh thu xây lắp 16.325.579.036 20.857.303.718 21.970.061.472 24.472.902.465 2. Doanh thu dịch vụ 7.010.453.000 6.324.595.000 4.894.430.000 5.569.835.000 3. Doanh thu HĐTC 45.107.630 49.327.989 4. Doanh thu HĐBT 297.556.094 475.874.964 328.548.181 459.560.945 Tổng doanh thu 23.633.588.130 27.657.773.682 27.238.147.283 30.551.626.399 Qua biểu số 5 ở trên, ta có thể thấy rằng: Tổng doanh thu của Công ty qua các năm từ 1998 đến 2001 nhìn chung đều tăng đáng kể. Riêng Tổng doanh thu năm 2000 lại giảm so với năm 1999 một lượng là 419,6 triệu đồng tương đương với 1,52%. Nguyên nhân của sự giảm Tổng doanh thu năm 2000 so với năm 1999 có thể được giải thích như sau: - Do sự tăng giảm của doanh thu từ hoạt động xây lắp - Do sự tăng giảm của doanh thu từ hoạt động tài chính - Do sự tăng giảm của doanh thu từ hoạt động bất thường - Do sự tăng giảm của doanh thu từ các khối dịch vụ khác - Riêng năm 2000, Tổng doanh thu giảm so với năm 1999 thì ngoài các nguyên nhân nêu trên, sự giảm đi của Tổng doanh thu còn do ảnh hưởng tàn dư của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ ở khu vực Đông Nam á từ năm 1998. Ngoài ra, Tổng doanh thu năm 2000 giảm so với năm 1999 còn do tác động của các yếu tố thiên tai, bão lũ gây thiệt hại nặng nề trên hầu khắp cả nước. Tuy Tổng doanh thu năm 2000 có giảm đi chút ít ( chỉ có 1,52%) so với năm 1999, song đến năm 2001 thì Tổng doanh thu lại có dấu hiệu phục hồi và đã tăng một lượng 3.313,5 triệu đồng tương đương tăng 12,17% so với năm 2000. Đây là dấu hiệu tốt và đáng mừng, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển tốt và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cũng được nâng cao. 1.2. Lợi nhuận và nộp ngân sách 1.2.1. Lợi nhuận của Công ty Sau quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường hay quan tâm cái gì thu được và thu được bao nhiêu. Do đó mà chỉ tiêu lợi nhuận được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nó vào mục tiêu quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Còn đối với các nhà quản trị thì lợi nhuận vừa coi là mục tiêu cần đạt được vừa được coi là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Do vậy, lợi nhuận được xác định bởi công thức sau: P = TR - TC Trong đó: P: là lợi nhuận (trước thuế lợi tức) TR: là tổng doanh thu TC: là tổng chi phí Đối với thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long, ta có các biểu sau: Biểu 6: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 23.633.588.130 27.657.773.682 27.238147.283 30.551.626.399 Các khoản giảm trừ 1.407.813.690 1.555.551.967 1.912.252.239 1.614.773.82i7 Doanh thu thuần 22.225.774.440 26.102.221.715 25.325.895.044 28.936.852.572 Giá vốn hàng bán 18.510.832.662 23.022.935.351 22.148.936.386 24.986.540.320 Lợi tức gộp 3.714.941.778 3.079.286.364 3.176.958.658 3.950.312.252 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 Chi phí QLDN 3.171.650.838 1.908.870.836 1.886.450.888 2.361.450.888 Lợi tức thuần từ HĐKD 561.863.940 1.170.415.528 1.290.507.770 1.588.861.364 Thu nhập từ HĐKD 0 0 45.107.630 49.327.989 Chi phí từ HĐTC 0 0 216.966.500 220.107.912 Lợi tức từ HĐTC 0 0 -171.858.870 -170.779.923 Thu nhập bất thường 297.556.094 475.874.964 328.548.181 459.560.945 Chi phí bất thường 138.735.380 185.148.835 243.621.544 260.472.709 Lợi tức bất thường 158.820.714 290.726.079 84.926.637 199.088.236 Tổng lợi nhuận trước thuế 720.684.654 1.461.141.607 1.203.575.537 1.617.169.677 Thuế lợi tức phải nộp 324.308.094 388.438.403 385.148.858 384.697.840 Lợi nhuận sau thuế 396.376.560 1.072.703.204 818.426.679 1.232.471.837 Biểu 7: Sự tăng, giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Đơn vị: Đồng / % Chỉ tiêu Năm 1999 /1998 Năm 2000/1999 Năm 2001/2000 Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng Tổng doanh thu 4.024.185.552 117 - 419.626.399 98.5 3.313.479.116 112.2 Các khoản giảm trừ 147.738.277 110.5 356.700.272 122.9 - 297.478.412 84.4 Doanh thu thuần 3.876.447.275 117.4 - 776.326.671 97 3.610.957.528 114.3 Giá vốn hàng bán 4.512..102..689 124.4 - 873.998.965 96.2 2.837.603.934 112.8 Lợi tức gộp - 635.655.414 82.9 97.672.294 103.2 773.353.594 124.3 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 Chi phí QLDN -1.262.780.002 60.2 - 22.419.948 98.8 475.000.000 125.2 L.tức thuần từ HĐKD 608.551.588 208.3 120.092.242 110.3 298.353.594 123.1 Thu nhập từ HĐKD 0 0 45.107.630 0 4.220.359 109.4 Chi phí từ HĐTC 0 0 216.966.500 0 3.141.412 101.4 Lợi tức từ HĐTC 0 0 - 171.858.870 0 1.078.947 99.4 Thu nhập bất thường 178.318.870 159.9 - 147.326.783 69 131.012.764 139.9 Chi phí bất thường 46.413.455 133.5 58.472.709 131.6 16.851.165 106.9 Lợi tức bất thường 131.905.365 183.1 - 205.799.442 29.2 114.161.599 234.4 Lợi nhuận trước thuế 740.456.953 202.7 - 257.566.070 82.4 4135.94.140 134.4 Thuế lợi tức phải nộp 64.130.309 119.8 -3.289.545 99.2 - 451.018 99.9 Lợi nhuận sau thuế 676.326.644 270.6 - 254.276.525 76.3 414.045.158 150.6 Qua bảng số liệu trên ta thấy: doanh thu thuần năm 1999 tăng 17,4% hay 3.876 triệu đồng so với năm 1998 thể hiện kết quả của Công ty đạt được trong năm, tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (24,4%) làm lợi tức gộp giảm 17,1%, đây là xu hướng không tốt ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nguyên nhân là do: - Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản từ Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long bị cắt giảm đáng kể. - Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động chưa thực sự hiệu quả. - Một số tai nạn khá nghiêm trọng trong sản xuất kinh doanh mà Công ty phải khắc phục giải quyết,... Sau năm 1998, với những khó khăn, thách thức trên, Công ty đã tiến hành thay đổi, cải tổ cơ cấu bộ máy tổ chức. Cụ thể là, thay đổi giám đốc Công ty và thay đổi kế toán trưởng Công ty, sắp xếp lại cơ cấu, phân công lại trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các phòng ban, bổ sung thêm phó giám đốc,... Do vậy, sang năm 1999 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có sự thay đổi, doanh thu thuần tăng 3.876 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.072 triệu đồng tăng 676 triệu đồng so với năm 1998, đây là năm Công ty đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nếu xét theo các chỉ tiêu định lượng. Trong năm 2000 doanh thu thuần bị giảm 776 triệu đồng giảm 3% so với năm 1999 là kết quả xấu trong việc đạt mục tiêu tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận năm 2000 giảm là do: - Năm 2000 là năm áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế thu nhập doanh nghiệp (32%). - Đối với ngành xây dựng có sự thay đổi về chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (NĐ52/CP, NĐ88/CP) về quy chế đấu thầu, đơn giá xây dựng số 24/1999, định mức xây dựng...) đã gây chút bỡ ngỡ ban đầu trong công tác dầu tư xây dựng. - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bị giảm mạnh. Tuy nhiên, năm 2000, giá vốn hàng bán giảm 3,8% hay giảm 873 triệu đồng, tốc độ giảm giá vốn hàng bán lớn hơn tốc độ giảm doanh thu thuần thể hiện một kết quả tốt, một nỗ lực của Công ty trong việc sử dụng chi phí trực tiếp có hiệu quả hơn góp phần nâng cao lợi nhuận. Cũng như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý cũng giảm 22 triệu đồng hay giảm 1,2%so với năm 1999 ảnh hưởng tốt đến Công ty. Mặc dù năm 2000 lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 818 triệu đồng, giảm 254 triệu đồng hay giảm 23,7% so với năm 1999 nhưng tốc độ giảm các khoản chi phí lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu do đó Công ty vẫn đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh mặc dù thấp hơn năm 1999. Sang năm 2001, do doanh thu thuần tăng 3610 triệu đồng hay tăng 14,3% và giá vốn hàng bán tăng 2.837 triệu đồng tương ứng tăng 12,8% đã làm cho lợi tức gộp năm 2001 là cao nhất trong 4 năm và tăng 14,3% so với năm 2000. Tuy nhiên, các khoản chi phí cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm và ở mức thấp do đó đã làm lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh, tăng 4.140 triệu đồng hay tăng 50,6% so với năm 2000. Nguyên nhân chính là do: - Được sự quan tâm thích đáng của Tổng Công ty - Năm 2001 vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh tăng 1.2.2. Nộp ngân sách Nhà nước Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng Công ty xây dựng số 8 Thăng Long luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Biểu 8: Tình hình thực hiện nộp nhân sách Nhà nước của Công ty Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Thuế d.thu (VAT) 1.017.036.090 1.230.566.720 1.096.645.372 1.370.899.568 2. Thuế lợi tức (TNDN) 324.308.094 335.610.479 388.438.403 392.727.656 3. Thu trên vốn 109.770.530 109.552.787 109.063.530 109.675.879 4. Tiền thuê đất 141.387.000 141.387.000 143.172.000 177.249.051 5. Bảo hiểm xã hội 447.705.044 358.809.799 375.680.991 499.156.260 6. Bảo hiểm Y tế 91.836.000 89.752.002 80.696.500 103.323.250 7. Kinh phí công đoàn 45.105.000 48.405.918 49792.286 53.635.306 Tổng: 2.177.147.758 2.314.084.705 2.243.489.082 2.884.342.849 Các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng hiện nay thường nộp ngân sách thông qua thuế doanh thu với tỷ lệ 6% doanh thu và 2,5% phần lợi tức còn lại sau khi đã trừ đi chi phí, thuế doanh thu và các thuế khác do đó khi doanh thu tăng, lợi nhuận tăng thì nộp ngân sách sẽ tăng . Mức nộp ngân sách của Công ty biến động qua từng năm. Năm 1998, do doanh thu chỉ đạt 23.633 triệu đồng nên mức nộp ngân sách Nhà nước của Công ty chỉ đạt 2.177 triệu đồng. Năm 1999, tổng doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế tăng đã làm cho thuế doanh thu tăng 20,99% và làm tổng nộp ngân sách tăng 6,28%. Sang năm 2000, tổng doanh thu giảm nên thuế doanh thu giảm nhưng do năm 2000 Công ty áp dụng thuế VAT 10% thay cho thuế doanh thu 6% nên Công ty phải đóng thuế với tỷ lệ lớn hơn các năm trước mặc dù giảm 70.595.623 đồng những vẫn phải nộp 2.240 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2001 thì tổng doanh thu tăng 12,16% so với năm 2000 đã làm thuế doanh thu tăng 25% so với năm 2000 do đó tổng thuế nộp ngân sách tăng 28,5%. Như vậy, trong những năm qua Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước về nộp thuế góp phần cùng cả nước thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước. 1.3. Nguồn vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động, là hình thái giá trị của mọi tài sản máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Để phân tích và đánh giá vốn kinh doanh của Công ty, ta sử dụng bảng sau: Biểu 9: Phân tích nguồn vốn kinh doanh Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 A. Vốn lưu động 14.173.103.544 14.525.823.639 14.115.928.196 14.453.488.558 1. Tiền mặt 609.252.207 934.792.939 920.638.728 1.805.813.391 2. Phải thu 7.309.016.689 8.933.629.254 7.066.307.445 7.540.685.479 3. Hàng tồn kho 5.058.010.342 3.654.023.353 5.010.937.979 3.780.456.742 4. TSLĐ khác 1.196.824.306 1.003.378.093 1.118.044.044 1.326.532.976 B. Vốn cố định 10.505.317.959 8.549.506.233 9.888.870.366 10.217.407.999 1. TSCĐ 10.505.317.959 8.549.506.233 9.888.870.366 10.217.407.999 Tổng nguồn vốn 24.678.421.503 23.075.329.872 24.004.798.562 24.670.896.557 Theo bảng trên ta thấy năm 1998 vốn kinh doanh của Công ty là 24.678 triệu đồng đến năm 1999 nguồn vốn kinh doanh đã bị giảm 6,49% trong đó vốn cố định giảm 18,61% và vốn lưu động tăng 2,48%. Năm 2000, lượng vốn cố định tăng 15,66% và vốn lưu động giảm 2,82% do đó tổng vốn tăng 929 triệu đồng tương ứng tăng 4,02%. Sang năm 2001, tổng vốn kinh doanh tăng 666 triệu đồng hay tăng 2,77% trong đó vốn cố định tăng 328 triệu đồng hay 3,3% và vốn lưu động tăng 2,39%. Sự tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các bảng so sánh sau: Biểu 10: Tốc độ tăng, giảm nguồn vốn qua các năm Đơn vị: triệu đồng / % Năm Tốc độ tăng giảm vốn lưu động Tốc độ tăng giảm vốn cố định Chênh lệch % Chênh lệch % 1999/1998 352 102,5 -1.955 81,38 2000/1998 -409 97,17 1.339 115,66 2001/2000 337 102,39 328 103,3 Biểu 11: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Vốn lưu động/Tổng vốn(%) 57,4 62,94 58,8 58,58 Vốn cố định/Tổng vốn(%) 42,6 37,06 41,2 41,42 Như vậy, vốn cố định năm 1998 là 14.143 triệu (chiếm 57,4% vốn kinh doanh) đã tăng 352 triệu đồng lên thành 14.525 triệu đồng (chiếm 62,94% vốn kinh doanh) vào năm 1999 và năm 2000 thì vốn lưu động bị giảm 409 triệu đồng hay giảm 2,3% (chiếm 58,8% vốn kinh doanh) so với năm 1999, nhưng đến năm 2001 thì vốn kưu động tăng 337 triệu đồng hay tăng 2,39% so với năm 2000 và chiếm 58,58% vốn kinh doanh. Tỷ lệ vốn lưu động/tổng vốn từ năm 1999 đến năm 2001 đã ngày càng giảm và vốn cố định ngày càng tăng, điều đó là do: Tỷ lệ vốn lưu động ngày càng giảm do các khoản phải thu năm 2000 đã giảm mạnh so với năm 1999 tức là số vốn của công ty đã bị chiếm dụng ít hơn nhưng năm 2001 các khoản phải thu đã tăng lên chứng tỏ trong năm 2001 số vốn của công ty đã bị chiếm dụng nhiều hơn. Tuy nhiên do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty thì việc bị chiếm dụng vốn là không tránh khỏi. Năm 1998 TSCĐ của Công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị, nhà xưởng cũ kỹ do đó năm 1999 Công ty đã thanh lý bớt các thiết bị máy móc đã khấu hao hết hoặc còn khấu hao ít nên vốn cố định bị giảm mạnh. Năm 2000 do nhu cầu cấp thiết và sự đòi hỏi của thị trường, Công ty đã mua thêm một số TSCĐ phục vụ cho thi công công trình và đến năm 2001 thì Công ty lại mua thêm một số thiết bị máy móc chuyên dụng phục vụ thi công do đó vốn cố định tăng. Do có thiết bị máy móc mới, Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường về chất lượng và tiến độ thi công công trình do đó cả doanh thu xây lắp và doanh thu từ khối dịch vụ khác đều tăng dẫn đến tổng doanh thu năm 2001 tăng 3.313 triệu đồng hay tăng 12,1%. 1.4. Chi phí của Công ty Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, trả lương,... đó là các khoản chi phí mà Công ty phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, có thể nói chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về vật chất, về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Tư đó cho thấy, chi phí là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Biểu 12: Chi phí của công ty xây dựng số 8 Thăng Long Năm Tổng chi phí Mức thay đổi Chênh lệch Tỷ lệ % so với năm trước 1998 23.237.211.570 1999 26.585.070.478 3.347.858.908 114,4 % 2000 26.419.720.604 -165.349.874 99,3 % 2001 29.319.154.562 2.889.433.959 110,9 % - Năm 1998 có tổng chi là nhỏ nhất mặc dù đây là năm có tổng nguồn vốn khá lớn nhưng lợi nhuận thấp. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á đã làm cho đầu tư trong nước bị giảm đồng thời bộ máy quản trị cồng kềnh, kém hiệu quả làm cho các công trình trúng thầu của Công ty ít dẫn đến vốn sản xuất kinh doanh nhiều nhưng sử dụng vốn không có hiệu quả. - Năm 1999 tổng chi phí tăng 3.347 triệu đồng đạt 114,4% so với năm 1998 và tổng doanh thu tăng 4.024 triệu đồng hay tăng 17,02%. Như vậy năm 1999 tỷ lệ tăng doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng chi phí thể hiện sản xuất kinh doanh của công ty năm 1999 có hiệu quả hơn năm 1998. - Đến năm 2000, mặc dù tổng chi phí giảm 165 triệu đồng hay giảm 0,7% nhưng tổng doanh thu cũng giảm 1,5% so với năm 1999, mức giảm của doanh thu lớn hơn mức giảm của chi phí do đó hiệu quả kinh doanh năm 2000 thấp hơn năm 1999. - Sang năm 2001, tổng chi phí tăng 10,9% và tổng doanh thu tăng 12,1%,như vậy mức tăng doanh thu lớn hơn mức tăng chi phí đã làm lợi nhuận của công ty đạt 1.073 triệu đồng và đây cũng là năm cho lợi nhuận cao nhất trong 4 năm gần đây của công ty. 2. Phân tích các chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu qủa sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1. Phân tích các chỉ tiêu doanh lợi 2.1.1. Doanh lợi của doanh thu Chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu phản ánh một đồng doanh thu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. DTR = P / TTR Trong đó: DTR : Doanh lợi của doanh thu P : Lợi nhuận TTR: Doanh thu thuần Biểu 13: Phân tích doanh lợi của doanh thu Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1. Lợi nhuận sau thuế 396.376.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4607.doc
Tài liệu liên quan